Hội đồng Thế giới các Giáo hội chiến đấu trong hai mặt trận: Tài chánh và Thần học

GENEVA, 17-9-2002 (Zenit. org). - Hội đồng Thế giới các Giáo hội không già cách tốt.

Tại buổi hợp cuối cùng kết thúc ngày 3 Sept, Ủy ban Trung Ương WCC tìm cách chấm dứt hai khủng hoảng, một khủng hoảng về tài chánh và khủng hoảng kia về vai trò các giáo hội Chính thống hội viên.

WCC, được thành lập năm 1948, là một hội ái hữu những tôn giáo, bây giờ lên tới 342, gần như phát sinh từ những truyền thống Kitô hữu. Giáo hội Công giáo không phải là thành viên, mặc dầu vẫn giữ những tương quan đối thoại và hợp tác.

Một báo cáo kinh tế WCC tiết lộ một khoảng thiếu hụt ước chừng 4 triệu euro năm 2001, do sự thiếu tài trợ bởi hơn một nữa những cơ chế thành viên.

Lúc đầu, WCC gợi ý rằng các thành viên đóng góp theo khả năng, mà không bao giờ ấn định một cô-ta. Sự kiện đó cho phép nhiều tôn giáo Thế giới thứ Ba trở thành hội viên.

Thật vậy, từ đầu, gần 96% ngân sách WCC bị tiêu pha cho 13 giáo phái Tin lành Bắc Âu. Nhưng 13 giáo phái này thấy nguồn lợi riêng của mình giảm xuống trong những năm gần đây, điều này lại có nghĩa là có ít những dâng cúng hơn cho WCC.

Sự khủng hoảng tài chánh đã ảnh hưởng đến những sinh hoạt WCC. Đang khi trong năm 1990 cần 359 nhân viên làm việc, bây giờ có 183--và con số này sẽ xuống tới 162 năm tới, làm nguy hại cho những dự án mới.

Ủy ban Trung ương gòm 158-nhân viên công bố "đã chấp nhận những đề nghị một chương trình giảm đáng kể những chi tiêu ngân sách năm 2003," và kêu gọi các tín ngưỡng của mình phải biết về "tình trạng khẩn cấp của hoàn cảnh".

Sự khủng hoảng tài chánh là một triệu chứng của những vấn đề sâu xa hơn nhiều.

Một mặt, nhiều giáo phái Tin lành có khuynh hướng tới trào lưu chính thống. Họ không tham dự WCC và tỏ ra không quan tâm tới chủ nghĩa đại kết.

Mặt khác, các giao hội chính thống, trưng ra những khác biệt với các giáo phái Tin lành, đã dọa bỏ WCC nếu không có thay đổi gì trước mắt.

Trong hoàn cảnh này, một bước quan trọng được thực hiện hôm 2 Sept. khi Ủy ban Trung ương tuyên bố đổi mới "cấu trúc, kiểu mẫu và bản chất, " của WCC, để đáp ứng với những yêu sách Chính thống giáo.

Sự đổi mới ảnh hưởng đến những việc thờ phượng đại kết cũng như quá trình lấy quyết định WCC.

Bản báo cáo 35 trang của ủy ban, đề nghị WCC bắt đầu quyết định những vấn đề lớn hơn bằng sự đồng thuận, hơn là theo cách bỏ phiếu truyền thống mà đa số thắng.

Các đại biểu Chính thống giáo than phiền rằng quyền lực bỏ phiếu của họ mất đi một cách nghiêm trọng trong những năm có thêm một số giáo phái nhỏ Tin lành trong hội đồng. Địa vị hội viên Chính thống giáo vẫn thật sự giữ nguyên--lối 21 giáo hội.

Ủy ban cũng thúc giục WCC bỏ từ ngữ "sự thờ phượng đại kết "khi các thành viên tập hợp cầu nguyện. Từ ngữ đó bao gòm toàn bộ những việc thờ phượng, có thể gây ra những vấn đề thần học cho một số tôn giáo, hội đồng ghi nhận. Ngược lại hội đồng khuyên các thành phần WCC kết hợp nhau trong sự "cầu nguyện chung."

Những thay đổi được đề nghị cho đời sống thờ phượng tương lai của WCC gây ra những phản ứng mạnh.

Giám mục Margot Kessmann của Giáo hội Tin lành Đức bày tỏ hối tiếc rằng những đề nghị về sự cầu nguyện chung có thể chia cắt sự thờ phượng thành những kinh nghiệm "tín ngưỡng và liên tín ngưỡng".

Nhưng Giám mục Christoph Klein của Giáo hội Tin lành thuộc tín ngưỡng Augsburg tại Romania nói kinh nghiệm của mình về Ủy ban đã là "một quá trình học tập" qua đó ông đã am hiểu những nhạy cảm chung quanh sự thờ phượng đại kết.

"Điều này không cần thiết là một lùi bước vì sợ, " ông giải thích. "Nó đến từ một sự đối thoại tình yêu, chuyển tới một sự đối thoại chân lý và tính chính thống".

Cha Leonid Kishkovsky thuộc Giáo hội Chính thống America, về phần mình, không chịu tham dự vào những việc thờ phượng có thể gây ấn tượng rằng những tín ngưỡng Chính thông và Tin lành đã hợp nhất với nhau rồi.

Đề nghị cầu nguyện chung được trình lên Uy ban Thường trực để được sự Nhất trí và Hợp tác trong việc nghiên cứu sâu rộng hơn nữa.