Theo bản tin của thông tấn xã Asia News ngày 9 tháng 05, Hội đồng Giám mục Ấn độ đã mạnh mẽ lên án vụ cưỡng hiếp và sát hại một nữ sinh viên luật khoa 28 tuổi, thuộc tầng lớp cùng đinh của Ấn độ, tại quận Ernakulam, bang Kerala, vào ngày 28 tháng 4 năm 2016.
Ủy ban Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Ấn đã ra một tuyên ngôn nói rằng: “Chúng tôi lên án hành động dã man và khủng khiếp chống lại một phụ nữ, và bày tỏ sự quan ngại sâu xa về cuộc sống và phẩm giá của phụ nữ ở đất nước này. Có vẻ mỉa mai là phụ nữ bị khinh bỉ, quấy nhiễu và lạm dụng tình dục trên mọi nẻo đường của cuộc sống, và không có sự an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình; và như thế khơi lên những câu hỏi về mức độ an toàn của phụ nữ trong xã hội Ấn độ ngày nay. Các phụ nữ ở trong các hoàn cảnh kinh tế và xã hội lạc hậu lại càng dễ bị tổn thương hơn”.
Các Giám mục Ấn độ đã tham gia vào cuộc phản kháng của xã hội dân sự lên án vụ tấn công tàn bạo chống lại một nữ sinh tên Jisha bị hiếp dâm và giết chết vào chiều tối ngày 28 tháng Tư. Các bác sĩ cho biết tìm thấy 38 nhát đâm trên người cô.
Báo chí Ấn đã gọi trường hợp này là “Nirbhaya tại Kerala”, vì trường hợp này rất giống với một trường hợp bạo lực khác khét tiếng thế giới của Nirbhaya, một sinh viên điều dưỡng bị cưỡng hiếp trên xe bus ở Delhi vào năm 2012. Cô đã qua đời trong một bệnh viện ở Singapore vài ngày sau sự đau khổ kinh hoàng.
Tiến sĩ Pascoal Carvalho, một thành viên của Học viện Giáo hoàng về sự sống, nói với hãng tin Asia: “Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ là ví dụ phổ biến nhất về sự vi phạm nhân quyền. Việc chọn giới tính thai nhi, nghĩa là chỉ giữ lại bé trai, và phá thai nếu là bé gái, cũng rất phổ biến ở Ấn Ðộ, gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho sự an toàn của phụ nữ ở nước này. Cuộc tấn công khủng khiếp và tàn bạo này trên người phụ nữ trẻ là một sự xấu hổ về sự an toàn của phụ nữ của chúng ta và cũng là một vết nhơ về cách chúng ta đối xử với phụ nữ tại Ấn Ðộ”.
Theo tiến sĩ Pascoal Carvalho, xã hội và não trạng gia trưởng của người dân là nguồn gốc liên quan đến các tội ác ghê tởm đối với phụ nữ cả trong gia đình cũng như bên ngoài, và cả tại nơi làm việc. Ông cho biết trong các vụ lạm dụng bạo hành trong gia đình, nạn nhân của bạo lực, những cái chết vì của hồi môn và vì bị quấy rối sách nhiễu, không phải là hiếm ở Ấn độ.
Tiến sĩ Carvalho, cũng là thành viên của Ủy ban sự sống của giáo phận, nhận xét rằng: sự tấn công chống lại phụ nữ bắt đầu ngay cả trước khi họ được sinh ra, não trạng chống sự sống chống lại các bé gái - việc thực hành phá thai theo chọn lựa giới tính là hậu quả của những quy định văn hóa trọng nam khinh nữ. Thêm vào đó, việc giết các bào thai nữ tấn công vào chính ngay từ đầu cuộc sống của bé gái sơ sinh. Theo Cục Thống Kê Tội Phạm Ấn Độ, cứ mỗi 3 phút là có một tội ác đối với phụ nữ.
Tiến sĩ Carvalho kết luận: “ngay cả việc đẻ thuê cũng là một hình thức khác của việc khai thác; đó là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Ấn Ðộ, được ước tính là cả hơn tỷ đồng. Ngành kinh doanh đẻ thuê không chỉ củng cố thành kiến giới tính trong đó phụ nữ chỉ là thứ cấp, mà còn dẫn đến việc khai thác những người đẻ thuê, những người thường không hiểu những điều họ đang làm.”
Ủy ban Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Ấn đã ra một tuyên ngôn nói rằng: “Chúng tôi lên án hành động dã man và khủng khiếp chống lại một phụ nữ, và bày tỏ sự quan ngại sâu xa về cuộc sống và phẩm giá của phụ nữ ở đất nước này. Có vẻ mỉa mai là phụ nữ bị khinh bỉ, quấy nhiễu và lạm dụng tình dục trên mọi nẻo đường của cuộc sống, và không có sự an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình; và như thế khơi lên những câu hỏi về mức độ an toàn của phụ nữ trong xã hội Ấn độ ngày nay. Các phụ nữ ở trong các hoàn cảnh kinh tế và xã hội lạc hậu lại càng dễ bị tổn thương hơn”.
Các Giám mục Ấn độ đã tham gia vào cuộc phản kháng của xã hội dân sự lên án vụ tấn công tàn bạo chống lại một nữ sinh tên Jisha bị hiếp dâm và giết chết vào chiều tối ngày 28 tháng Tư. Các bác sĩ cho biết tìm thấy 38 nhát đâm trên người cô.
Báo chí Ấn đã gọi trường hợp này là “Nirbhaya tại Kerala”, vì trường hợp này rất giống với một trường hợp bạo lực khác khét tiếng thế giới của Nirbhaya, một sinh viên điều dưỡng bị cưỡng hiếp trên xe bus ở Delhi vào năm 2012. Cô đã qua đời trong một bệnh viện ở Singapore vài ngày sau sự đau khổ kinh hoàng.
Tiến sĩ Pascoal Carvalho, một thành viên của Học viện Giáo hoàng về sự sống, nói với hãng tin Asia: “Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ là ví dụ phổ biến nhất về sự vi phạm nhân quyền. Việc chọn giới tính thai nhi, nghĩa là chỉ giữ lại bé trai, và phá thai nếu là bé gái, cũng rất phổ biến ở Ấn Ðộ, gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho sự an toàn của phụ nữ ở nước này. Cuộc tấn công khủng khiếp và tàn bạo này trên người phụ nữ trẻ là một sự xấu hổ về sự an toàn của phụ nữ của chúng ta và cũng là một vết nhơ về cách chúng ta đối xử với phụ nữ tại Ấn Ðộ”.
Theo tiến sĩ Pascoal Carvalho, xã hội và não trạng gia trưởng của người dân là nguồn gốc liên quan đến các tội ác ghê tởm đối với phụ nữ cả trong gia đình cũng như bên ngoài, và cả tại nơi làm việc. Ông cho biết trong các vụ lạm dụng bạo hành trong gia đình, nạn nhân của bạo lực, những cái chết vì của hồi môn và vì bị quấy rối sách nhiễu, không phải là hiếm ở Ấn độ.
Tiến sĩ Carvalho, cũng là thành viên của Ủy ban sự sống của giáo phận, nhận xét rằng: sự tấn công chống lại phụ nữ bắt đầu ngay cả trước khi họ được sinh ra, não trạng chống sự sống chống lại các bé gái - việc thực hành phá thai theo chọn lựa giới tính là hậu quả của những quy định văn hóa trọng nam khinh nữ. Thêm vào đó, việc giết các bào thai nữ tấn công vào chính ngay từ đầu cuộc sống của bé gái sơ sinh. Theo Cục Thống Kê Tội Phạm Ấn Độ, cứ mỗi 3 phút là có một tội ác đối với phụ nữ.
Tiến sĩ Carvalho kết luận: “ngay cả việc đẻ thuê cũng là một hình thức khác của việc khai thác; đó là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Ấn Ðộ, được ước tính là cả hơn tỷ đồng. Ngành kinh doanh đẻ thuê không chỉ củng cố thành kiến giới tính trong đó phụ nữ chỉ là thứ cấp, mà còn dẫn đến việc khai thác những người đẻ thuê, những người thường không hiểu những điều họ đang làm.”