Vatican: Tờ báo Quan Sát Viên Roma (LOsservatore Romano) lên tiếng binh sĩ Hoa Kỳ ngược đãi tù nhân Iraq đã đưa ra một "sự trái ngược rõ rệt và không thể chấp nhận được đối với những nguyên tắc của một nền dân chủ cao quý".
Số báo Vatican ra ngày thứ Sáu 6/5 được đưa lên trang đầu dưới tựa đề "Con người bị biến dạng" là bài bình luận đầu tiên sau khi những hình ảnh tra tấn tù nhân Iraq tại trại tù Abu Ghraib ở Baghdad được tiết lộ ra bên ngoài.
Tờ báo nói "Những phát giác chi tiết về sự tra tấn giáng trên những tù nhân do lực lượng tham chiến tại Iraq và Afghanistan đang ảnh hưởng đến công luận quần chúng và nhất là đối với dư luận tại Hoa Kỳ".
Vượt xa những chỉ trích trên thế giới, "thật là chính xác mà nói cư dân Hoa Kỳ là những người chịu thương tổn nhiều nhất khi hay tin đến hình dạng kỳ quái của con người do sự tra tấn, có thể làm tồi tệ cho đất nước họ".
Tờ báo nói đến những hình ảnh tù nhân Iraq, "bị nhục mạ về thể lý và luân lý để làm nhụt đi sự đối kháng đối với những người thẩm vấn" đã khơi động sự phẩn nộ đang lan tràn.
Sự xúc phạm được bộc phát sau khi đài truyền hình CBS đã chiếu lên những hình ảnh binh sĩ Hoa Kỳ cười toe toét trước những tù nhân bị lột quần áo trần trồng bịt mặt tại trại tù ở Iraq. Một hình ảnh khác cho thấy một tù nhân bị đứng trên bục tay được truyền dây điện và nói rằng nếu hắn ta bước xuống thì sẽ bị điện giật.
Những cuộc điều tra hình sự đã bắt đầu và Tổng Thống George W Bush đã xuất hiện trên đài tuyền hình Ả Rập vào ngày thứ Năm 5/5, cũng như tuyên bố lời xin lỗi tại Hoa Kỳ và ông hứa sẽ trừng phạt quân kỷ đến những binh sĩ liên can đến vụ này. Trong lúc đó những binh sĩ có mặt trong các tấm hình kể cả binh sĩ gái Lyndie R England 21 tuổi hiện đang có thai thì đổ lỗi do sự thừa hành từ cấp trên. Cách đây đúng nửa tiếng đồng hồ, Vietcatholic đã nhận được tin cô England đã bị đưa ra tòa tại Miami bị cáo 4 tội và đang chờ phán quyết có bị đưa ra tòa án quân sự hay không.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng đang điều tra vai trò của các quân báo CIA liên quan đến cái chết của 3 tù nhân tại Iraq và Afghanistan.
Phát biểu với đài phát thanh Vatican, Đức Hồng Y Roberto Tucci, nguyên là Giám Đốc đài phát thanh Vatican, lên án sự ngược đãi đối với tù nhân Iraq và khuyến khích Hoa Kỳ đang điều tra cho vấn đề này.
"Đây là một vấn đề hình sự, thật sự là những tội phạm, bởi vì ngay cả trong chiến tranh cũng có những luật lệ phải được tôn trọng".
Ngài nói chính quyền Iraq vừa qua đã không ngần ngại tra tấn như là thủ tục thường lệ để kiềm chế về mặt chính trị. "Nhưng điều này không thể bào chữa cho những ai đến Iraq để mang lại nền dân chủ mà lại có thể dùng y một thể thống như thế, cho dù trong một giới hạn nào đó".
"Chúng ta cần cầu nguyện cho những nạn nhận trong những hành vi tra tấn này và cho những ai đã phạm tội để họ thừa nhận trước nền luật pháp Hoa Kỳ, mà tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ đang điều tra".
Linh Mục Dòng Tên Justo Lacunza, giám đốc Học Viện Giáo Hoàng nghiên cứu đến Ả Rập và Hồi Giáo tại Roma đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Ý SIR rằng những tường trình đến sự ngược đãi có thể gây nhiều công phẩn đến nhiều người Iraq về sự đóng quân tại quốc gia họ.
"Có lẽ lúc này hơn bao giờ hết, tôi thiết nghĩ rằng cư dân Iraq đang cảm thấy như muốn nói với Hoa Kỳ rằng: 'chúng tôi vẫn nghèo, không có trường ốc và không có thuốc men, thế nhưng chúng tôi sẽ không sẵn lòng chịu đựng những vết thương thể lý và tra tấn nữa '".
Linh Mục Lacunza nói rằng những lời hối tiếc của Tổng Thống Bush đối với cư dân Ả Rập vẫn chưa đủ. Cha nói Tổng Thống Bush phải thực hiện những bước tiến cả thể để hàn gắn vến thương và tẩy trừ sự oán thù do chiến tranh gây ra.
"Đã đến lúc để thứa nhận cho thấy chiến tranh là một sự thất bại".
Cư dân Iraq đã chịu đựng sự ngược đãi và tra tấn dưới thời Saddam Hussein "thấy rằng họ cũng bị xử y như vậy trong cùng một nhà tù do những người đến đây để mang lại nền dân chủ".
"Đối với người dân Iraq, tình tiết này là một vết dao đâm sau lưng họ".
Số báo Vatican ra ngày thứ Sáu 6/5 được đưa lên trang đầu dưới tựa đề "Con người bị biến dạng" là bài bình luận đầu tiên sau khi những hình ảnh tra tấn tù nhân Iraq tại trại tù Abu Ghraib ở Baghdad được tiết lộ ra bên ngoài.
Tờ báo nói "Những phát giác chi tiết về sự tra tấn giáng trên những tù nhân do lực lượng tham chiến tại Iraq và Afghanistan đang ảnh hưởng đến công luận quần chúng và nhất là đối với dư luận tại Hoa Kỳ".
Vượt xa những chỉ trích trên thế giới, "thật là chính xác mà nói cư dân Hoa Kỳ là những người chịu thương tổn nhiều nhất khi hay tin đến hình dạng kỳ quái của con người do sự tra tấn, có thể làm tồi tệ cho đất nước họ".
Tờ báo nói đến những hình ảnh tù nhân Iraq, "bị nhục mạ về thể lý và luân lý để làm nhụt đi sự đối kháng đối với những người thẩm vấn" đã khơi động sự phẩn nộ đang lan tràn.
Sự xúc phạm được bộc phát sau khi đài truyền hình CBS đã chiếu lên những hình ảnh binh sĩ Hoa Kỳ cười toe toét trước những tù nhân bị lột quần áo trần trồng bịt mặt tại trại tù ở Iraq. Một hình ảnh khác cho thấy một tù nhân bị đứng trên bục tay được truyền dây điện và nói rằng nếu hắn ta bước xuống thì sẽ bị điện giật.
Những cuộc điều tra hình sự đã bắt đầu và Tổng Thống George W Bush đã xuất hiện trên đài tuyền hình Ả Rập vào ngày thứ Năm 5/5, cũng như tuyên bố lời xin lỗi tại Hoa Kỳ và ông hứa sẽ trừng phạt quân kỷ đến những binh sĩ liên can đến vụ này. Trong lúc đó những binh sĩ có mặt trong các tấm hình kể cả binh sĩ gái Lyndie R England 21 tuổi hiện đang có thai thì đổ lỗi do sự thừa hành từ cấp trên. Cách đây đúng nửa tiếng đồng hồ, Vietcatholic đã nhận được tin cô England đã bị đưa ra tòa tại Miami bị cáo 4 tội và đang chờ phán quyết có bị đưa ra tòa án quân sự hay không.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cũng đang điều tra vai trò của các quân báo CIA liên quan đến cái chết của 3 tù nhân tại Iraq và Afghanistan.
Phát biểu với đài phát thanh Vatican, Đức Hồng Y Roberto Tucci, nguyên là Giám Đốc đài phát thanh Vatican, lên án sự ngược đãi đối với tù nhân Iraq và khuyến khích Hoa Kỳ đang điều tra cho vấn đề này.
"Đây là một vấn đề hình sự, thật sự là những tội phạm, bởi vì ngay cả trong chiến tranh cũng có những luật lệ phải được tôn trọng".
Ngài nói chính quyền Iraq vừa qua đã không ngần ngại tra tấn như là thủ tục thường lệ để kiềm chế về mặt chính trị. "Nhưng điều này không thể bào chữa cho những ai đến Iraq để mang lại nền dân chủ mà lại có thể dùng y một thể thống như thế, cho dù trong một giới hạn nào đó".
"Chúng ta cần cầu nguyện cho những nạn nhận trong những hành vi tra tấn này và cho những ai đã phạm tội để họ thừa nhận trước nền luật pháp Hoa Kỳ, mà tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ đang điều tra".
Linh Mục Dòng Tên Justo Lacunza, giám đốc Học Viện Giáo Hoàng nghiên cứu đến Ả Rập và Hồi Giáo tại Roma đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Ý SIR rằng những tường trình đến sự ngược đãi có thể gây nhiều công phẩn đến nhiều người Iraq về sự đóng quân tại quốc gia họ.
"Có lẽ lúc này hơn bao giờ hết, tôi thiết nghĩ rằng cư dân Iraq đang cảm thấy như muốn nói với Hoa Kỳ rằng: 'chúng tôi vẫn nghèo, không có trường ốc và không có thuốc men, thế nhưng chúng tôi sẽ không sẵn lòng chịu đựng những vết thương thể lý và tra tấn nữa '".
Linh Mục Lacunza nói rằng những lời hối tiếc của Tổng Thống Bush đối với cư dân Ả Rập vẫn chưa đủ. Cha nói Tổng Thống Bush phải thực hiện những bước tiến cả thể để hàn gắn vến thương và tẩy trừ sự oán thù do chiến tranh gây ra.
"Đã đến lúc để thứa nhận cho thấy chiến tranh là một sự thất bại".
Cư dân Iraq đã chịu đựng sự ngược đãi và tra tấn dưới thời Saddam Hussein "thấy rằng họ cũng bị xử y như vậy trong cùng một nhà tù do những người đến đây để mang lại nền dân chủ".
"Đối với người dân Iraq, tình tiết này là một vết dao đâm sau lưng họ".