Ngày 10 tháng Ba hôm qua, trước hạn kỳ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tìm hiểu xem liệu có nên áp dụng hạn từ “diệt chủng” vào các nạn nhân của ISIS không, một phúc trình của hai tổ chức Kitô Giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ quả quyết cần phải kể các Kitô hữu Iraq, Syria và Libya vào số các nạn nhân của nạn diệt chủng do ISIS chủ trương.
Dù các nhà chuyên môn cho rằng tìm ra tội diệt chủng cũng không tức khắc khiến Hoa Kỳ thay đổi chính sách ngoại giao hay tiếp nhận thêm người tỵ nạn hay tạm trú, nhưng đây vẫn là điều quan trọng vì cả luật pháp trong nước lẫn luật pháp quốc tế đều đòi phải điều tra các hành vi diệt chủng và kết tội cùng truy tố những kẻ có trách nhiệm.
Phúc trình dầy 278 trang của Hội Hiệp Sĩ Columbus hợp tác với cơ sở “Để Bảo Vệ Các Kitô Hữu”, một cơ quan nghiên cứu và vận động nhằm bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông.
Tháng Mười năm ngoái, các viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gợi ý cho rằng hạn từ “diệt chủng” có thể qui cho ISIS, nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp thiểu số Yazidi, chứ không phải các Kitô hữu, khiến nhiều nhóm tôn giáo, vận động nhân quyền, và nhiều lực lượng chính trị khác lên tiếng phản đối.
Vì cuộc tranh cãi lên cao, Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu yêu cầu Bộ Ngoại Giao công bố kết quả tìm hiểu vào giữa tháng Ba.
Phúc trình vừa công bố yêu cầu phải bao gồm các Kitô hữu vào loại bị “diệt chủng”. Bản phúc trình này có kèm bản tóm tắt của luật sư và các lời phát biểu của nhân chứng cho thấy các đối xử tàn ác đối với các Kitô hữu.
Phúc trình tựa là “Cuộc Diệt Chủng Chống Các Kitô Hữu ở Trung Đông” này ghi nhận rằng các nhân vật và cơ chế hoàn cầu khác từng đã áp dụng hạn từ “diệt chủng” vào các cuộc tấn công của ISIS đối với các Kitô hữu, trong đó, có Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Hội Âu Châu, Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo, và cả các chính phủ Iraq và Kurd nữa. Bản phúc trình này viết: “ISIS đang phạm tội diệt chủng, một thứ tội ác của các tội ác, chống lại các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác ở Syria, Iraq, và Libya. Đã đến lúc Hiệp Chúng Quốc tham gia cùng cả thế giới nêu đích danh và đưa ra hành động chống lại việc này như luật lệ đòi hỏi”.
Dựa vào việc tái duyệt luật pháp quốc tế, bản phúc trình lý luận rằng việc tìm ra tội “diệt chủng” không đòi phải có việc sát hại toàn bộ một nhóm, mà đúng hơn là một chiến dịch nhằm tiêu diệt nhóm này “toàn bộ hay từng phần”, và có thể coi việc tống xuất cưỡng bức là một hành vi diệt chủng.
Bản phúc trình nhấn mạnh rằng ý định chống Kitô Giáo của các lực lượng ISIS là điều không thể nào lầm lẫn được nữa, vì ngoài những điều khác ra, tạp chí Dabiq, một tạp chí hào nhoáng của ISIS, còn đăng bức hình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở ngoài bìa cùng với hàng chữ lớn “Ông Giáo Hoàng Thập Tự Quân”.
Tờ báo này huênh hoang viết rằng: “Chúng tao sẽ chinh phục Rôma, đập phá các thánh giá của các ngươi, và bắt phụ nữ của các ngươi làm nô lệ, nếu được Allah, Đấng Vinh Hiển, cho phép. Đây là lời hứa của Người với chúng tao; Người đầy vinh quang và Người không bao giờ lỡ lời đã hứa. Nếu lúc đó chúng tao chưa tới, thì còn cháu chúng tao sẽ tới, và chúng sẽ bán các con trai của các ngươi làm nô lệ ở chợ nô lệ”.
Cho rằng đây không phải là lời đe dọa xuông, tờ báo ghi nhận các điển hình trong đó, phụ nữ Kitô Giáo và phụ nữ Yazidi đã bị bán làm nô lệ tình dục và một “thực đơn” đầy ô nhục đăng trên trực tuyến còn liệt kê giá cả mua những phụ nữ này theo loại tuổi.
Bản phúc trình cũng quả quyết rằng sát hại các Kitô hữu là chuyện bình thường trong các lãnh thổ do ISIS kiểm soát; Đức Tổng Giám Mục Công Giáo theo Nghi Lễ Melkite của Aleppo ở Syria, là Jean-Clément Jeanbart, ước lượng "hàng ngàn người” đã bị giết khắp nước, kể cả “hàng trăm” người bị bắt cóc và bị giết ngay trong thành phố của họ.
Điểm chính của bản phúc trình là thách thức điều người ta vẫn cho rằng các Kitô hữu ít nguy hiểm đối với ISIS hơn các nhóm khác vì họ còn được phép đóng thuế để được khoan dung, một điều, trong lịch sử, đã là thành phần của luật Hồi Giáo có tên là jizya.
Trích dẫn các chuyên viên như học giả chuyên về Trung Đông Alberto Fernandez, phúc trình cho rằng trên thực tế, sắc thuế mà ISIS đòi đóng không phải chỉ là “một trò quảng cáo giât gân” mà đúng thật là một hình thức bảo vệ của luật pháp, và việc thu thứ thuế này thường là khúc dạo đầu cho nhiều hình thức “tống tiền và bạo lực” khác.
Bản tóm tắt của luật sư gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao John F. Kerry yêu cầu ông này áp dụng hạn từ “diệt chủng” vào các hành động của ISIS. Nó viết: “Nếu Syria và các phần khác của Iraq rơi vào tay ISIS, các thế hệ tương lai sẽ thắc mắc tại sao đáng lý ra ông có thể gọi các hành động này bằng tên riêng của chúng là ‘diệt chủng’, nhưng ông đã không làm thế”.
Được soạn bởi luật sư L. Martin Nussbaum ở Colorado Spring, bản tóm tắt này dựa vào Luật Thi Hành Công Ước Diệt Chủng năm 1987, là luật buộc Hiệp Chúng Quốc phải tuân giữ các điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Ác Diệt Chủng.
(Công Ước trên được Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1948, nhưng không được Hiệp Chúng Quốc phê chuẩn trước năm 1986, một phần vì các cố gắng của Thượng Nghị Sĩ quá cố William Proxmire của Wisconsin, người, mà năm 1967 thề sẽ đọc một bài diễn văn tại Thượng Viện mỗi ngày cho tới khi công ước được phê chuẩn. Cuối cùng ông đã đọc 3,211 bài diễn văn trong 19 năm).
Lý luận rằng các tiêu chuẩn đặt ra cho việc tìm ra nạn diệt chủng chống lại các Kitô hữu rõ ràng đã được thỏa mãn, bản tóm tắt của luật sư Nussbaum nhấn mạnh rằng “các đình hoãn do ảnh hưởng của cả chính trị nội bộ lẫn địa chính trị của Trung Đông là điều không thể chấp nhận được, xét về cả luật pháp lẫn luân lý”.
Ngoài việc thu lượm bằng cớ và khuyến cáo truy tố, các nhà chuyên môn nói rằng người ta chưa biết rõ đâu là hậu quả nếu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kết luận rằng ISIS có can dự vào việc diệt chủng.
Nói về mặt chính thức, Hiệp Chúng Quốc chỉ thừa nhận rất ít các hoàn cảnh cho là “diệt chủng”, như các trường hợp tàn sát (Holocaust) tại Bosnia năm 1995, tại Rwanda năm1994, tại Burundi nằm 1972 và 1993, và tại Darfur năm 2003.
Greg Stanton, Chủ Tịch Vọng Quan Sát Diệt Chủng và là cựu chủ tịch của Hiệp Hội Quốc Tế Các Học Giả Về Diệt Chủng, đã nói với tờ The Washington Post vào tháng Hai rằng gọi các hành động của ISIS là “diệt chủng” sẽ giúp cho việc những kẻ phạm tội bị truy tố trước Tòa Hình Sự Quốc Tế. Ông bảo: “ISIS hiện bất cần, nhưng chúng sẽ cần nếu người của bắt đầu trở lại và bị xử vì tội ác chiến tranh”.
Nhưng Cameron Hudson, giám đốc một trung tâm ngăn ngừa diệt chủng tại Viện Bảo Tàng Kỷ Niệm Diệt Chủng Hoa Kỳ lại cảnh cáo rằng cuộc tranh luận về tên gọi (nomenclature) có nguy cơ trở thành điều làm sao lãng. Ông nói: “chúng ta dành thì giờ nói về việc liệu có phải là diệt chủng hay không mà không có lúc nào tự hỏi: chúng ta sẽ làm gì về việc này? Mọi không gian của chính sách đã bị cuộc tranh luận giành mất, một cuộc tranh luận mà cuối cùng không thay đổi được điều gì”.
Được thành lập tại New Haven, Connecticut, năm 1882, Hội Hiệp Sĩ Columbus là hội huynh đệ Công Giáo lớn nhất. Từ năm 2014, Hội này đã quyên được hơn 8 triệu dollars giúp người tỵ nạn ở Trung Đông, phân chia cho cả người Yazidi, người Hồi Giáo cũng như người Kitô Giáo.
Dù các nhà chuyên môn cho rằng tìm ra tội diệt chủng cũng không tức khắc khiến Hoa Kỳ thay đổi chính sách ngoại giao hay tiếp nhận thêm người tỵ nạn hay tạm trú, nhưng đây vẫn là điều quan trọng vì cả luật pháp trong nước lẫn luật pháp quốc tế đều đòi phải điều tra các hành vi diệt chủng và kết tội cùng truy tố những kẻ có trách nhiệm.
Phúc trình dầy 278 trang của Hội Hiệp Sĩ Columbus hợp tác với cơ sở “Để Bảo Vệ Các Kitô Hữu”, một cơ quan nghiên cứu và vận động nhằm bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông.
Tháng Mười năm ngoái, các viên chức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gợi ý cho rằng hạn từ “diệt chủng” có thể qui cho ISIS, nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp thiểu số Yazidi, chứ không phải các Kitô hữu, khiến nhiều nhóm tôn giáo, vận động nhân quyền, và nhiều lực lượng chính trị khác lên tiếng phản đối.
Vì cuộc tranh cãi lên cao, Quốc Hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu yêu cầu Bộ Ngoại Giao công bố kết quả tìm hiểu vào giữa tháng Ba.
Phúc trình vừa công bố yêu cầu phải bao gồm các Kitô hữu vào loại bị “diệt chủng”. Bản phúc trình này có kèm bản tóm tắt của luật sư và các lời phát biểu của nhân chứng cho thấy các đối xử tàn ác đối với các Kitô hữu.
Phúc trình tựa là “Cuộc Diệt Chủng Chống Các Kitô Hữu ở Trung Đông” này ghi nhận rằng các nhân vật và cơ chế hoàn cầu khác từng đã áp dụng hạn từ “diệt chủng” vào các cuộc tấn công của ISIS đối với các Kitô hữu, trong đó, có Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Quốc Hội Âu Châu, Văn Phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo, và cả các chính phủ Iraq và Kurd nữa. Bản phúc trình này viết: “ISIS đang phạm tội diệt chủng, một thứ tội ác của các tội ác, chống lại các Kitô hữu và các nhóm tôn giáo khác ở Syria, Iraq, và Libya. Đã đến lúc Hiệp Chúng Quốc tham gia cùng cả thế giới nêu đích danh và đưa ra hành động chống lại việc này như luật lệ đòi hỏi”.
Dựa vào việc tái duyệt luật pháp quốc tế, bản phúc trình lý luận rằng việc tìm ra tội “diệt chủng” không đòi phải có việc sát hại toàn bộ một nhóm, mà đúng hơn là một chiến dịch nhằm tiêu diệt nhóm này “toàn bộ hay từng phần”, và có thể coi việc tống xuất cưỡng bức là một hành vi diệt chủng.
Bản phúc trình nhấn mạnh rằng ý định chống Kitô Giáo của các lực lượng ISIS là điều không thể nào lầm lẫn được nữa, vì ngoài những điều khác ra, tạp chí Dabiq, một tạp chí hào nhoáng của ISIS, còn đăng bức hình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô ở ngoài bìa cùng với hàng chữ lớn “Ông Giáo Hoàng Thập Tự Quân”.
Tờ báo này huênh hoang viết rằng: “Chúng tao sẽ chinh phục Rôma, đập phá các thánh giá của các ngươi, và bắt phụ nữ của các ngươi làm nô lệ, nếu được Allah, Đấng Vinh Hiển, cho phép. Đây là lời hứa của Người với chúng tao; Người đầy vinh quang và Người không bao giờ lỡ lời đã hứa. Nếu lúc đó chúng tao chưa tới, thì còn cháu chúng tao sẽ tới, và chúng sẽ bán các con trai của các ngươi làm nô lệ ở chợ nô lệ”.
Cho rằng đây không phải là lời đe dọa xuông, tờ báo ghi nhận các điển hình trong đó, phụ nữ Kitô Giáo và phụ nữ Yazidi đã bị bán làm nô lệ tình dục và một “thực đơn” đầy ô nhục đăng trên trực tuyến còn liệt kê giá cả mua những phụ nữ này theo loại tuổi.
Bản phúc trình cũng quả quyết rằng sát hại các Kitô hữu là chuyện bình thường trong các lãnh thổ do ISIS kiểm soát; Đức Tổng Giám Mục Công Giáo theo Nghi Lễ Melkite của Aleppo ở Syria, là Jean-Clément Jeanbart, ước lượng "hàng ngàn người” đã bị giết khắp nước, kể cả “hàng trăm” người bị bắt cóc và bị giết ngay trong thành phố của họ.
Điểm chính của bản phúc trình là thách thức điều người ta vẫn cho rằng các Kitô hữu ít nguy hiểm đối với ISIS hơn các nhóm khác vì họ còn được phép đóng thuế để được khoan dung, một điều, trong lịch sử, đã là thành phần của luật Hồi Giáo có tên là jizya.
Trích dẫn các chuyên viên như học giả chuyên về Trung Đông Alberto Fernandez, phúc trình cho rằng trên thực tế, sắc thuế mà ISIS đòi đóng không phải chỉ là “một trò quảng cáo giât gân” mà đúng thật là một hình thức bảo vệ của luật pháp, và việc thu thứ thuế này thường là khúc dạo đầu cho nhiều hình thức “tống tiền và bạo lực” khác.
Bản tóm tắt của luật sư gửi cho Bộ Trưởng Ngoại Giao John F. Kerry yêu cầu ông này áp dụng hạn từ “diệt chủng” vào các hành động của ISIS. Nó viết: “Nếu Syria và các phần khác của Iraq rơi vào tay ISIS, các thế hệ tương lai sẽ thắc mắc tại sao đáng lý ra ông có thể gọi các hành động này bằng tên riêng của chúng là ‘diệt chủng’, nhưng ông đã không làm thế”.
Được soạn bởi luật sư L. Martin Nussbaum ở Colorado Spring, bản tóm tắt này dựa vào Luật Thi Hành Công Ước Diệt Chủng năm 1987, là luật buộc Hiệp Chúng Quốc phải tuân giữ các điều khoản của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Ác Diệt Chủng.
(Công Ước trên được Liên Hiệp Quốc chấp thuận năm 1948, nhưng không được Hiệp Chúng Quốc phê chuẩn trước năm 1986, một phần vì các cố gắng của Thượng Nghị Sĩ quá cố William Proxmire của Wisconsin, người, mà năm 1967 thề sẽ đọc một bài diễn văn tại Thượng Viện mỗi ngày cho tới khi công ước được phê chuẩn. Cuối cùng ông đã đọc 3,211 bài diễn văn trong 19 năm).
Lý luận rằng các tiêu chuẩn đặt ra cho việc tìm ra nạn diệt chủng chống lại các Kitô hữu rõ ràng đã được thỏa mãn, bản tóm tắt của luật sư Nussbaum nhấn mạnh rằng “các đình hoãn do ảnh hưởng của cả chính trị nội bộ lẫn địa chính trị của Trung Đông là điều không thể chấp nhận được, xét về cả luật pháp lẫn luân lý”.
Ngoài việc thu lượm bằng cớ và khuyến cáo truy tố, các nhà chuyên môn nói rằng người ta chưa biết rõ đâu là hậu quả nếu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ kết luận rằng ISIS có can dự vào việc diệt chủng.
Nói về mặt chính thức, Hiệp Chúng Quốc chỉ thừa nhận rất ít các hoàn cảnh cho là “diệt chủng”, như các trường hợp tàn sát (Holocaust) tại Bosnia năm 1995, tại Rwanda năm1994, tại Burundi nằm 1972 và 1993, và tại Darfur năm 2003.
Greg Stanton, Chủ Tịch Vọng Quan Sát Diệt Chủng và là cựu chủ tịch của Hiệp Hội Quốc Tế Các Học Giả Về Diệt Chủng, đã nói với tờ The Washington Post vào tháng Hai rằng gọi các hành động của ISIS là “diệt chủng” sẽ giúp cho việc những kẻ phạm tội bị truy tố trước Tòa Hình Sự Quốc Tế. Ông bảo: “ISIS hiện bất cần, nhưng chúng sẽ cần nếu người của bắt đầu trở lại và bị xử vì tội ác chiến tranh”.
Nhưng Cameron Hudson, giám đốc một trung tâm ngăn ngừa diệt chủng tại Viện Bảo Tàng Kỷ Niệm Diệt Chủng Hoa Kỳ lại cảnh cáo rằng cuộc tranh luận về tên gọi (nomenclature) có nguy cơ trở thành điều làm sao lãng. Ông nói: “chúng ta dành thì giờ nói về việc liệu có phải là diệt chủng hay không mà không có lúc nào tự hỏi: chúng ta sẽ làm gì về việc này? Mọi không gian của chính sách đã bị cuộc tranh luận giành mất, một cuộc tranh luận mà cuối cùng không thay đổi được điều gì”.
Được thành lập tại New Haven, Connecticut, năm 1882, Hội Hiệp Sĩ Columbus là hội huynh đệ Công Giáo lớn nhất. Từ năm 2014, Hội này đã quyên được hơn 8 triệu dollars giúp người tỵ nạn ở Trung Đông, phân chia cho cả người Yazidi, người Hồi Giáo cũng như người Kitô Giáo.