THƯƠNG TIẾC CHA VŨ KHỞI PHỤNG
Cha đáng kính,
Sáng sớm hôm nay, điện thư mang tựa ‘Cha tôi – chứng nhân của thời đại’ đã báo cho con tin buồn ‘Cha Matthew Vũ Khởi Phụng đã trở về bên Chúa’. Buồn nhưng con không ngạc nhiên vì biết Cha bịnh từ năm qua. Từ nay, những nạn nhân của chế độ cộng sản thiếu vắng một người Cha nhân hậu và thương mến mọi người. Cha đã từng ôm trọn trong vòng tay mình Luật sư Lê Quốc Quân khi từ trại tạm giam B14 về nhà thờ Thái Hà. Cha cũng có những lời vui mừng khi tiếp đón sinh viên Nguyễn Phương Uyên từ nhà tù Long An về nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp Sài gòn.
Năm 2000, con đã đọc và cất giữ làm tài liệu bài ‘Người Công Giáo hoạt động thế nào ở Việt Nam ngày nay’ được đăng trong tuyển tập ’40 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam’ do Định hướng Tùng thư’ xuất bản. Từ đó, những bài do Cha viết đều được con đặc biệt quan tâm. Thế rồi…
… Ngày 13.08.2008, một cơ hội duy nhất, con được hội kiến với Cha để cập nhật hóa vài biến chuyển Đất Nước và việc Sống Đạo tại Việt Nam. Dù biết ‘Ngày 05.01.2008, giáo dân phản đối Công ty Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp nên Ủõy ban Nhân dân Hà Nội quyết định lập Đoàn Thanh tra Liên ngành. Ngày 11.04.2008, Đoàn Thanh tra mời đại diện Giáo xứ ra Sở Tài nguyên-Môi trường để thông báo kết luận tạm thời. Tại đây, họ đưa ra những giấy được nói là do Cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký bàn giao, nhưng đầy mâu thuẫn và không có tính cách thuyết phục’, nhưng thời gian không cho phép con đi sâu vào vấn đề.
Rạng sáng ngày 14.08.2008, giáo dân trong Giáo xứ Thái Hà kiệu tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào khu đất của giáo xứ mà Công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng và bỏ hoang. Ngày 14.08, đại diện chính quyền đã đến nơi xem xét và đo vẽ bức tượng cao khoảng 1,2 mét, nhưng không ngăn cản giáo dân đang tham gia cầu nguyện quanh tượng. Ngày 15.08.2008, lúc hơn 11 giờ, giáo dân phá đổ một đoạn tường giữa hai lều tạm trên phố Đức Bà, một cách dễ dàng vì những tuần qua Hà Nội mưa lớn, phố bị ngập nước, tường rệu rã và một số đoạn tường đã đổ hoặc gần đổ. Lối 12 giờ 30 ngày 15.08.2008, giáo dân đã kiệu tượng Đức Mẹ Ban Ơn, khá lớn, cao gần 2 mét, vào trong khu đất. Ngày 27.08.2008, chính quyền quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng và đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân để điều tra. Ngày 28.08.2008, không theo trình tự luật pháp, Cơ quan Điều tra Quận Đống đa tiến hành bắt tạm giam một số giáo dân ngay tại tư gia; lực lượng công an cơ động sử dụng sức mạnh đàn áp, đánh đập gây đổ máu và bắt đi một số giáo dân.
Ngày 22.09.2008, giảng trong Thánh Lễ kính Thánh Matthêu, Bổn mạng của mình, Cha cho biết đáng lẽ ra đây là một ngày lễ... buồn ! Vì anh chị em có những người bị đánh, bị đánh bằng roi điện hay dùi cui. Rồi sau đó, còn thấy anh chị em bị xịt hơi cay nằm la nằm liệt. Không buồn sao được khi thấy Đức Tổng Giám Mục, suốt mấy ngày nay bị lăng mạ, bị phỉ báng. Mới tối qua, các cha các thầy ở đây bị bao nhiêu người chửi bới bằng những lời lẽ vô cùng tục tằn. Có những cha bị đánh hay bị nhổ nước miếng vào mặt. Cha ở trong nhà cũng bị người ta kêu tên ra, họ bảo ‘Mày là cái đồ đáng nhốt !’ và bảo ‘Giết đi !’. Nhưng khi nghĩ lại, Cha mới thấy rằng năm nay Chúa đã ban cho mình nhiều món quà để mừng lễ, Cha xin kể lại một vài món Chúa đã ban cho.
Bổng nhiên, Cha nhận ra điều Chúa Giêsu nói: « Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị sỉ vả, bị lăng mạ, bị vu khống. Hãy vui lên vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời rất lớn lao ». Khi đó Cha mới nghĩ, trong Tám Mối Phúc, hình như Cha không muốn nhận, cũng không muốn chúc cho anh chị em khác được cái mối phúc này, nhưng mà Chúa lại cho, hóa ra mình nghĩ: thôi, cái mối phúc này thì nhường cho người khác đi, cả đời mình không nhận nữa đâu, cuối cùng thì Chúa lại vẫn cứ cho. Đấy là món quà số 1!
Món quà thứ hai, là Cha nhận biết đã nhiều đau khổ rồi : những sự đánh đấm, những chiến dịch lăng mạ trên báo đài suốt cả tháng như thế, chắc là mình tan tác mất rồi. Thế Chúa lại cho chứng kiến một cảnh tượng rất là bất ngờ. Lúc Cha được mọi người ca tụng, khen mình là thế này thế kia, thì người đến lại không đông; nhưng bắt đầu từ cái lúc mình bị đả kích, bị bêu xấu thì không biết người ở đâu, từ những rừng núi nào, từ mọi miền Đất nước, không biết người ở đâu mà về đây đông thế ? Đây không chỉ là anh chị em Giáo dân, mà gồm cả người bên lương nữa, đã tìm đến với mình. Nhiều người bên lương, từ ngày đọc báo, nghe đài đã đồng cảm với các bạn bè ở Thái Hà trong công cuộc đi tìm Công Lý và cầu chúc Thái Hà thành công.
Ngày 03.12.2008, Đức Tổng Giám mục Hà nội đã gởi thư mời tín hữu Giáo phận Hà nội hiệp thông cầu nguyện cho 8 giáo dân Giáo xứ Thái Hà can đảm làm chứng cho Công Lý và Sự Thật vì bị gán cho tội ‘phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa’ và ‘gây rối trật tự công cộng’ trong khi cầu nguyện tại Giáo xứ, đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho phiên toà được xét xử cách công bằng vào ngày 08.12.2008. Lời mời này đã được đáp ứng bởi các Kitô hữu người Việt trong và ngoài nước cùng những người thiện chí khắp nơi.
Lúc 5 giờ ngày 08.12.2008, tại nhà thờ Giáo xứ Thái hà, các Linh mục đã đồng tế Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho tám giáo dân sẽ bị đưa xét xử ở phiên tòa tại Ủy ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa Hà nội. Họ bị cáo buộc là gây mất trật tự nơi công cộng và phá hoại tài sản công gồm các ông bà: Nguyễn thị Nhi (46 tuổi) bị truy tố vì tội ‘Gây rối trật tự công cộng’. Bảy người còn lại bị truy tố cả hai tội ‘Gây rối trật tự công cộng và Hủy hoại tài sản’ gồm: Ngô thị Dung (54 tuổi), Nguyễn thị Việt (59 tuổi), Lê quang Kiện (63 tuổi), Lê thị Hợi (62 tuổi), Phạm chí Năng (50 tuổi), Nguyễn đắc Hùng (31 tuổi), Thái thanh Hải (20 tuổi).
Sau Thánh Lễ, lối 500 giáo sĩ và giáo dân cùng người thân của tám bịỉ cáo bắt đầu đi bộ tới nơi xét xử. Giáo đoàn hiên ngang tiến về nơi ‘xử án’ với cành thiên tuế trên tay cùng với Thánh giá và ảnh Đức Mẹ mang nơi ngực tạo một vẽ thật linh thiêng, trang nghiêm và đầy sức mạnh. Sức mạnh đó không có một thứ cường quyền hay vũ khí nào có thể đương đầu được. Hình ảnh rừng lá thiên tuế đưa cao đã làm cho dùi cui, roi diện, súng ống, hàng rào kẽm gai của lực lượng vũ trang trở nên trơ trẻn và phản cảm đến lạ. Những người ‘công dân hạng hai’ đang lên tiếng cho chính mình, cho Giáo Hội, cho Đồng bào đang trăn trở trong nỗi bất công triền miên.
Tại nơi xử án, tất cả đều bị chặn lại phía ngoài bởi đông đảo công an và cảnh sát cơ động được trang bị rất hùng hậu, chỉ có bị cáo được vào thôi. Ở bên ngoài nơi xử án, tất cả tham dự viên giữ một tinh thần thật trật tự, kỷ luật và vui vẽ khiến nhà cầm quyền phải thận trọng, e dè. Các biểu ngữ viết bằng tay trên giấy cứng ‘mẹ tôi vô tội’, ‘chồng tôi vô tội’, ‘chúng tôi yêu mến anh chị em’, ‘phúc thay anh em khi vì danh Thầy mà bị người ta bắt bớ, xét xử’, ‘chúng tôi đồng trách nhiệm’, ‘chớ gì anh chị em được xét xử công bằng’, v.v..: ý nghĩa nhẹ nhàng nhưng thật thuyết phục. Các mục tử trong chiếc áo dòng đen luôn bên cạnh giáo dân trong bất cứ trạng huống nào.
Bên trong tòa, phiên xử bắt đầu bằng việc công tố viên đọc cáo trạng với nội dung chứa đựng những điều phi lý và xuyên tạc sự thật. Sau đó, cảnh sát đưa các bị cáo sang phòng khác và Toà xét hỏi riêng từng bị cáo. Các giáo dân đã trả lời rất thẳng thắn và can đảm: Thừa nhận có đập bức tường của kẻ khác xây trên đất Giáo xứ Thái hà và quả quyết mình vô tội. Thẩm phán hỏi: ‘Ai giao nhiệm vụ cho bị cáo? Do đâu mà bị cáo lại đến cầu nguyện? Có phải Giáo xứ Thái Hà kêu gọi không?’ Các giáo dân đều nói không ai giao nhiệm vụ, không ai kêu gọi mà do chính mình tự nguyện tham gia. Chị Nhi còn nói: ‘Do tâm linh và tâm nguyện’, ‘Do ti vi đài báo đưa tin và tôi muốn đến để tìm hiểu sự thật. Người Công Giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu và bảo vệ danh dự và tài sản của Giáo Hội’. Thẩm phán hỏi: ‘Đập tường để làm gì và bị cáo có nhận thức hành vi bị cáo đập bức tường không phải của mình là sai không?’ Các giáo dân đều trả lời là ‘đập tường để mở lối vào cầu nguyện trong khu đất’, ‘đập tường không sai’. Anh Hải nói: ‘Mở lối đi là đúng. Cháu biết đấy là đất nhà thờ cho nên không vi phạm pháp luật’.
Sau khi thẩm phán xét hỏi thì đến lượt các công tố viên. Những người này chỉ xoay quanh một vài chi tiết các bị cáo vừa nói khác với biên bản điều tra. Giải thích điều này, anh Hải nói: ‘Lúc đi lên công an, tinh thần hoảng loạn nên cháu không nhận thức được!’. Anh Hùng nói: ‘Lúc đấy công an viết và đọc cho tôi chứ tôi không viết vậy!’. Ông Kiện nói: ‘Lúc ấy tinh thần tôi căng thẳng cho nên tôi khai thế. Nay trước toà tôi nói đúng’. Người hỏi các bị cáo sau cùng là luật sư Lê trần Luật chỉ một câu có cùng nội dung: ‘Ông/bà/anh chị đập tường và cầu nguyện ở khu đất có sai không? Có phạm pháp luật không? Tất cả các giáo dân đều nói: ‘Không sai!’ hoặc ‘Không vi phạm pháp luật’.
Sau một ngày xét xử vội vàng, Toà đã tuyên án 8 nạn nhân vì Công lý và Sự thật Giáo xứ Thái hà như sau. Bản án và hình phạt cụ thể đi kèm đối với từng nạn nhân:
1. Bà Nguyễn thị Nhi bị phạt 17 tháng tù treo.
2. Bà Ngô thị Dung 13 tháng tù treo.
3. Ông Lê quang Kiện 13 tháng tù treo.
4. Bà Nguyễn thị Việt 12 tháng tù treo.
5. Bà Lê thị Hợi 15 tháng cải tạo không giam giữ.
6. Ông Phạm trí Năng 12 tháng cải tạo không giam giữ.
7. Anh Nguyễn đắc Hùng 12 tháng cải tạo không giam giữ và
8. Anh Thái thanh Hải chỉ bị cảnh cáo.
Trước vành móng ngựa, các nạn nhân ra trong trang phục đẹp nhất (nữ áo dài đỏ, nam complet thắt cravate) luôn ngẩng cao đầu, ra vào phòng xét xử rất hiên ngang, thái độ rất xác tín về những hành động mình đã làm, dung nhan rất tươi tỉnh. Cuối cùng, thì những ‘bị cáo’ hôm đó đều được ra về giữa tiếng vỗ tay và chúc mừng, như những người chiến thắng.
Ngày 28.03.2009, tại phiên xử phúc thẩm, Chủ tọa phiên Tòa tuyên bố : Y án sơ thẩm vì các bị cáo không nhận tội. ‘Ngọn nến Thái Hà’ đã được đốt từ đó và vẫn cháy sáng cho đến ngày nay
« Những người tích cực và trực tiếp cùng cha Matthêu Vũ Khởi Phụng giữ ngọn nến Thái Hà lúc đó là cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phêrô Nguyễn Văn Khải, hơn 20 linh mục trẻ, đa số các linh mục tu sĩ trong DCCT, một số Dòng khác cùng giáo sĩ triều, Bề trên các Giáo phận và anh chị em giáo dân, đặc biệt là anh chị em ‘xa quê’.
Cha Phụng luôn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên ngài luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa trong Chúa Yêsu. Ngọn nến Thái Hà là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng.
Trong một bài giảng lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cha Phụng nói: ‘Chúng ta cầu nguyện cho công lý hòa bình, cầu nguyện cho sự thật, cầu nguyện cho quê hương. Tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh, không phải chúng ta có cái gì để gồng mình lên cho mạnh hơn người khác. Nếu so sánh lực lượng ở thế gian thì chúng ta yếu lắm. Đứng trước những thế lực tiêu cực, ưu tối đang hoành hành trên thế gian, chống lại chúng, chúng ta như châu chấu đá xe, trứng chọi với đá. Nhưng tại sao lại vẫn có những con người chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau khổ, chấp nhận bị đánh bị đập, chấp nhận bị mất tự do, chấp nhận bị quấy nhiễu đủ kiểu để nói lên điều mình cho là phải là đúng? Bởi vì chúng ta khám phá ra rằng không chỉ có cá nhân chúng ta, với sức mạnh riêng tư của mình, mà trên chúng ta còn có một cái lớn hơn bản thân chúng ta và lớn hơn cả thế lực đang chi phối thế gian này. Đó là thế giới của Chúa Yêsu, chúng ta vui mừng theo Người. Đi vào đó, chúng ta sinh hoa kết quả, cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội’. Cha Phụng giữ ngọn nến Thái Hà đâu chỉ cho Thái Hà, mà cho mọi người Việt Nam, cho cả tình trạng quê hương đang bị giặc Cộng phương Bắc đe dọa: ‘Chúng ta cầu nguyện cho đất nước trong một hoàng cảnh đang nguy biến, phải đi vào cuộc tranh chấp không cân sức’.
Từ Thái Hà, bài ca Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi trở nên lời ca tụng Thiên Chúa, kêu gọi con người dấn thân cho hiếu hòa vô điều điều kiện đến hiến trọn thân mình.
Có thể nói, nếu không có ngọn nến Thái Hà bùng lên vào năm 2008, lúc cha Matthêu Vũ Khởi Phụng vừa từ Sài Gòn ra nhận trách nhiệm bề trên tu viện DCCT Hà Nội, thì các nơi vẫn cứ âm thầm cầu nguyện, dân oan vẫn cứ nộp đơn kêu cứu. Tuy nhiên sự ác tà của chính sách sẽ luôn bị giấu kín, ngay khi người dân có biết cũng không dám nói ra, hoặc chỉ dám nói lén, nói xéo hoặc nói nơi kín đáo và bảo nhau phải giữ bí mật. » (Trích ‘Cha Phụng và ngọn nến Thái Hà còn cháy mãi! Lm An Thanh, CSsR)
.
Hà Minh Thảo
Cha đáng kính,
Năm 2000, con đã đọc và cất giữ làm tài liệu bài ‘Người Công Giáo hoạt động thế nào ở Việt Nam ngày nay’ được đăng trong tuyển tập ’40 năm thành lập Hàng Giáo phẩm Công Giáo Việt Nam’ do Định hướng Tùng thư’ xuất bản. Từ đó, những bài do Cha viết đều được con đặc biệt quan tâm. Thế rồi…
… Ngày 13.08.2008, một cơ hội duy nhất, con được hội kiến với Cha để cập nhật hóa vài biến chuyển Đất Nước và việc Sống Đạo tại Việt Nam. Dù biết ‘Ngày 05.01.2008, giáo dân phản đối Công ty Chiến Thắng vi phạm trên khu đất đang tranh chấp nên Ủõy ban Nhân dân Hà Nội quyết định lập Đoàn Thanh tra Liên ngành. Ngày 11.04.2008, Đoàn Thanh tra mời đại diện Giáo xứ ra Sở Tài nguyên-Môi trường để thông báo kết luận tạm thời. Tại đây, họ đưa ra những giấy được nói là do Cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký bàn giao, nhưng đầy mâu thuẫn và không có tính cách thuyết phục’, nhưng thời gian không cho phép con đi sâu vào vấn đề.
Rạng sáng ngày 14.08.2008, giáo dân trong Giáo xứ Thái Hà kiệu tượng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào khu đất của giáo xứ mà Công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng và bỏ hoang. Ngày 14.08, đại diện chính quyền đã đến nơi xem xét và đo vẽ bức tượng cao khoảng 1,2 mét, nhưng không ngăn cản giáo dân đang tham gia cầu nguyện quanh tượng. Ngày 15.08.2008, lúc hơn 11 giờ, giáo dân phá đổ một đoạn tường giữa hai lều tạm trên phố Đức Bà, một cách dễ dàng vì những tuần qua Hà Nội mưa lớn, phố bị ngập nước, tường rệu rã và một số đoạn tường đã đổ hoặc gần đổ. Lối 12 giờ 30 ngày 15.08.2008, giáo dân đã kiệu tượng Đức Mẹ Ban Ơn, khá lớn, cao gần 2 mét, vào trong khu đất. Ngày 27.08.2008, chính quyền quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng và đã gửi giấy triệu tập cho một số giáo dân để điều tra. Ngày 28.08.2008, không theo trình tự luật pháp, Cơ quan Điều tra Quận Đống đa tiến hành bắt tạm giam một số giáo dân ngay tại tư gia; lực lượng công an cơ động sử dụng sức mạnh đàn áp, đánh đập gây đổ máu và bắt đi một số giáo dân.
Ngày 22.09.2008, giảng trong Thánh Lễ kính Thánh Matthêu, Bổn mạng của mình, Cha cho biết đáng lẽ ra đây là một ngày lễ... buồn ! Vì anh chị em có những người bị đánh, bị đánh bằng roi điện hay dùi cui. Rồi sau đó, còn thấy anh chị em bị xịt hơi cay nằm la nằm liệt. Không buồn sao được khi thấy Đức Tổng Giám Mục, suốt mấy ngày nay bị lăng mạ, bị phỉ báng. Mới tối qua, các cha các thầy ở đây bị bao nhiêu người chửi bới bằng những lời lẽ vô cùng tục tằn. Có những cha bị đánh hay bị nhổ nước miếng vào mặt. Cha ở trong nhà cũng bị người ta kêu tên ra, họ bảo ‘Mày là cái đồ đáng nhốt !’ và bảo ‘Giết đi !’. Nhưng khi nghĩ lại, Cha mới thấy rằng năm nay Chúa đã ban cho mình nhiều món quà để mừng lễ, Cha xin kể lại một vài món Chúa đã ban cho.
Bổng nhiên, Cha nhận ra điều Chúa Giêsu nói: « Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị sỉ vả, bị lăng mạ, bị vu khống. Hãy vui lên vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời rất lớn lao ». Khi đó Cha mới nghĩ, trong Tám Mối Phúc, hình như Cha không muốn nhận, cũng không muốn chúc cho anh chị em khác được cái mối phúc này, nhưng mà Chúa lại cho, hóa ra mình nghĩ: thôi, cái mối phúc này thì nhường cho người khác đi, cả đời mình không nhận nữa đâu, cuối cùng thì Chúa lại vẫn cứ cho. Đấy là món quà số 1!
Món quà thứ hai, là Cha nhận biết đã nhiều đau khổ rồi : những sự đánh đấm, những chiến dịch lăng mạ trên báo đài suốt cả tháng như thế, chắc là mình tan tác mất rồi. Thế Chúa lại cho chứng kiến một cảnh tượng rất là bất ngờ. Lúc Cha được mọi người ca tụng, khen mình là thế này thế kia, thì người đến lại không đông; nhưng bắt đầu từ cái lúc mình bị đả kích, bị bêu xấu thì không biết người ở đâu, từ những rừng núi nào, từ mọi miền Đất nước, không biết người ở đâu mà về đây đông thế ? Đây không chỉ là anh chị em Giáo dân, mà gồm cả người bên lương nữa, đã tìm đến với mình. Nhiều người bên lương, từ ngày đọc báo, nghe đài đã đồng cảm với các bạn bè ở Thái Hà trong công cuộc đi tìm Công Lý và cầu chúc Thái Hà thành công.
Ngày 03.12.2008, Đức Tổng Giám mục Hà nội đã gởi thư mời tín hữu Giáo phận Hà nội hiệp thông cầu nguyện cho 8 giáo dân Giáo xứ Thái Hà can đảm làm chứng cho Công Lý và Sự Thật vì bị gán cho tội ‘phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa’ và ‘gây rối trật tự công cộng’ trong khi cầu nguyện tại Giáo xứ, đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho phiên toà được xét xử cách công bằng vào ngày 08.12.2008. Lời mời này đã được đáp ứng bởi các Kitô hữu người Việt trong và ngoài nước cùng những người thiện chí khắp nơi.
Lúc 5 giờ ngày 08.12.2008, tại nhà thờ Giáo xứ Thái hà, các Linh mục đã đồng tế Thánh Lễ đặc biệt cầu nguyện cho tám giáo dân sẽ bị đưa xét xử ở phiên tòa tại Ủy ban Nhân dân phường Ô Chợ Dừa Hà nội. Họ bị cáo buộc là gây mất trật tự nơi công cộng và phá hoại tài sản công gồm các ông bà: Nguyễn thị Nhi (46 tuổi) bị truy tố vì tội ‘Gây rối trật tự công cộng’. Bảy người còn lại bị truy tố cả hai tội ‘Gây rối trật tự công cộng và Hủy hoại tài sản’ gồm: Ngô thị Dung (54 tuổi), Nguyễn thị Việt (59 tuổi), Lê quang Kiện (63 tuổi), Lê thị Hợi (62 tuổi), Phạm chí Năng (50 tuổi), Nguyễn đắc Hùng (31 tuổi), Thái thanh Hải (20 tuổi).
Sau Thánh Lễ, lối 500 giáo sĩ và giáo dân cùng người thân của tám bịỉ cáo bắt đầu đi bộ tới nơi xét xử. Giáo đoàn hiên ngang tiến về nơi ‘xử án’ với cành thiên tuế trên tay cùng với Thánh giá và ảnh Đức Mẹ mang nơi ngực tạo một vẽ thật linh thiêng, trang nghiêm và đầy sức mạnh. Sức mạnh đó không có một thứ cường quyền hay vũ khí nào có thể đương đầu được. Hình ảnh rừng lá thiên tuế đưa cao đã làm cho dùi cui, roi diện, súng ống, hàng rào kẽm gai của lực lượng vũ trang trở nên trơ trẻn và phản cảm đến lạ. Những người ‘công dân hạng hai’ đang lên tiếng cho chính mình, cho Giáo Hội, cho Đồng bào đang trăn trở trong nỗi bất công triền miên.
Tại nơi xử án, tất cả đều bị chặn lại phía ngoài bởi đông đảo công an và cảnh sát cơ động được trang bị rất hùng hậu, chỉ có bị cáo được vào thôi. Ở bên ngoài nơi xử án, tất cả tham dự viên giữ một tinh thần thật trật tự, kỷ luật và vui vẽ khiến nhà cầm quyền phải thận trọng, e dè. Các biểu ngữ viết bằng tay trên giấy cứng ‘mẹ tôi vô tội’, ‘chồng tôi vô tội’, ‘chúng tôi yêu mến anh chị em’, ‘phúc thay anh em khi vì danh Thầy mà bị người ta bắt bớ, xét xử’, ‘chúng tôi đồng trách nhiệm’, ‘chớ gì anh chị em được xét xử công bằng’, v.v..: ý nghĩa nhẹ nhàng nhưng thật thuyết phục. Các mục tử trong chiếc áo dòng đen luôn bên cạnh giáo dân trong bất cứ trạng huống nào.
Bên trong tòa, phiên xử bắt đầu bằng việc công tố viên đọc cáo trạng với nội dung chứa đựng những điều phi lý và xuyên tạc sự thật. Sau đó, cảnh sát đưa các bị cáo sang phòng khác và Toà xét hỏi riêng từng bị cáo. Các giáo dân đã trả lời rất thẳng thắn và can đảm: Thừa nhận có đập bức tường của kẻ khác xây trên đất Giáo xứ Thái hà và quả quyết mình vô tội. Thẩm phán hỏi: ‘Ai giao nhiệm vụ cho bị cáo? Do đâu mà bị cáo lại đến cầu nguyện? Có phải Giáo xứ Thái Hà kêu gọi không?’ Các giáo dân đều nói không ai giao nhiệm vụ, không ai kêu gọi mà do chính mình tự nguyện tham gia. Chị Nhi còn nói: ‘Do tâm linh và tâm nguyện’, ‘Do ti vi đài báo đưa tin và tôi muốn đến để tìm hiểu sự thật. Người Công Giáo phải có trách nhiệm tìm hiểu và bảo vệ danh dự và tài sản của Giáo Hội’. Thẩm phán hỏi: ‘Đập tường để làm gì và bị cáo có nhận thức hành vi bị cáo đập bức tường không phải của mình là sai không?’ Các giáo dân đều trả lời là ‘đập tường để mở lối vào cầu nguyện trong khu đất’, ‘đập tường không sai’. Anh Hải nói: ‘Mở lối đi là đúng. Cháu biết đấy là đất nhà thờ cho nên không vi phạm pháp luật’.
Sau khi thẩm phán xét hỏi thì đến lượt các công tố viên. Những người này chỉ xoay quanh một vài chi tiết các bị cáo vừa nói khác với biên bản điều tra. Giải thích điều này, anh Hải nói: ‘Lúc đi lên công an, tinh thần hoảng loạn nên cháu không nhận thức được!’. Anh Hùng nói: ‘Lúc đấy công an viết và đọc cho tôi chứ tôi không viết vậy!’. Ông Kiện nói: ‘Lúc ấy tinh thần tôi căng thẳng cho nên tôi khai thế. Nay trước toà tôi nói đúng’. Người hỏi các bị cáo sau cùng là luật sư Lê trần Luật chỉ một câu có cùng nội dung: ‘Ông/bà/anh chị đập tường và cầu nguyện ở khu đất có sai không? Có phạm pháp luật không? Tất cả các giáo dân đều nói: ‘Không sai!’ hoặc ‘Không vi phạm pháp luật’.
Sau một ngày xét xử vội vàng, Toà đã tuyên án 8 nạn nhân vì Công lý và Sự thật Giáo xứ Thái hà như sau. Bản án và hình phạt cụ thể đi kèm đối với từng nạn nhân:
1. Bà Nguyễn thị Nhi bị phạt 17 tháng tù treo.
2. Bà Ngô thị Dung 13 tháng tù treo.
3. Ông Lê quang Kiện 13 tháng tù treo.
4. Bà Nguyễn thị Việt 12 tháng tù treo.
5. Bà Lê thị Hợi 15 tháng cải tạo không giam giữ.
6. Ông Phạm trí Năng 12 tháng cải tạo không giam giữ.
7. Anh Nguyễn đắc Hùng 12 tháng cải tạo không giam giữ và
8. Anh Thái thanh Hải chỉ bị cảnh cáo.
Trước vành móng ngựa, các nạn nhân ra trong trang phục đẹp nhất (nữ áo dài đỏ, nam complet thắt cravate) luôn ngẩng cao đầu, ra vào phòng xét xử rất hiên ngang, thái độ rất xác tín về những hành động mình đã làm, dung nhan rất tươi tỉnh. Cuối cùng, thì những ‘bị cáo’ hôm đó đều được ra về giữa tiếng vỗ tay và chúc mừng, như những người chiến thắng.
Ngày 28.03.2009, tại phiên xử phúc thẩm, Chủ tọa phiên Tòa tuyên bố : Y án sơ thẩm vì các bị cáo không nhận tội. ‘Ngọn nến Thái Hà’ đã được đốt từ đó và vẫn cháy sáng cho đến ngày nay
« Những người tích cực và trực tiếp cùng cha Matthêu Vũ Khởi Phụng giữ ngọn nến Thái Hà lúc đó là cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, Phêrô Nguyễn Văn Khải, hơn 20 linh mục trẻ, đa số các linh mục tu sĩ trong DCCT, một số Dòng khác cùng giáo sĩ triều, Bề trên các Giáo phận và anh chị em giáo dân, đặc biệt là anh chị em ‘xa quê’.
Cha Phụng luôn ý thức việc mình làm là mối nguy cho chính mình và cộng đoàn, nhưng không thể không làm, nên ngài luôn hướng hoạt động mình lên Thiên Chúa trong Chúa Yêsu. Ngọn nến Thái Hà là một ngôn ngữ của cầu nguyện, một sự phó thác trong tay Chúa để dấn thân đến cùng.
Trong một bài giảng lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cha Phụng nói: ‘Chúng ta cầu nguyện cho công lý hòa bình, cầu nguyện cho sự thật, cầu nguyện cho quê hương. Tôi trộm nghĩ không phải tất cả chúng ta đều mạnh, không phải chúng ta có cái gì để gồng mình lên cho mạnh hơn người khác. Nếu so sánh lực lượng ở thế gian thì chúng ta yếu lắm. Đứng trước những thế lực tiêu cực, ưu tối đang hoành hành trên thế gian, chống lại chúng, chúng ta như châu chấu đá xe, trứng chọi với đá. Nhưng tại sao lại vẫn có những con người chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau khổ, chấp nhận bị đánh bị đập, chấp nhận bị mất tự do, chấp nhận bị quấy nhiễu đủ kiểu để nói lên điều mình cho là phải là đúng? Bởi vì chúng ta khám phá ra rằng không chỉ có cá nhân chúng ta, với sức mạnh riêng tư của mình, mà trên chúng ta còn có một cái lớn hơn bản thân chúng ta và lớn hơn cả thế lực đang chi phối thế gian này. Đó là thế giới của Chúa Yêsu, chúng ta vui mừng theo Người. Đi vào đó, chúng ta sinh hoa kết quả, cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội’. Cha Phụng giữ ngọn nến Thái Hà đâu chỉ cho Thái Hà, mà cho mọi người Việt Nam, cho cả tình trạng quê hương đang bị giặc Cộng phương Bắc đe dọa: ‘Chúng ta cầu nguyện cho đất nước trong một hoàng cảnh đang nguy biến, phải đi vào cuộc tranh chấp không cân sức’.
Từ Thái Hà, bài ca Hòa Bình của thánh Phanxicô Assisi trở nên lời ca tụng Thiên Chúa, kêu gọi con người dấn thân cho hiếu hòa vô điều điều kiện đến hiến trọn thân mình.
Có thể nói, nếu không có ngọn nến Thái Hà bùng lên vào năm 2008, lúc cha Matthêu Vũ Khởi Phụng vừa từ Sài Gòn ra nhận trách nhiệm bề trên tu viện DCCT Hà Nội, thì các nơi vẫn cứ âm thầm cầu nguyện, dân oan vẫn cứ nộp đơn kêu cứu. Tuy nhiên sự ác tà của chính sách sẽ luôn bị giấu kín, ngay khi người dân có biết cũng không dám nói ra, hoặc chỉ dám nói lén, nói xéo hoặc nói nơi kín đáo và bảo nhau phải giữ bí mật. » (Trích ‘Cha Phụng và ngọn nến Thái Hà còn cháy mãi! Lm An Thanh, CSsR)
.
Hà Minh Thảo