Perth- Úc:Tượng Ðức Mẹ Lộ Ðức khóc chảy ra dầu tại Rockingham- Tây Úc, đã lôi kéo rất nhiều người trở về và hơn 3000 giáo dân đã đến kính viếng Mẹ tại Nhà Thờ Ðức Bà Lộ Ðức ở Rockingham vào cuối tuần qua.
Chủ nhân của tượng Ðức Mẹ là bà Patty Powell đã mua bức tượng tại Thái Lan cách đây 8 năm. Thái Lan là một quốc gia nhiều đĩ điếm, ma túy, mang bệnh Si-Ða .... khi mang bức tượng về tới phi trường Perth, nhân viên hải quan đã muốn đập bể bức tượng để xem có giấu thuốc phiện bên trong đó không, nhưng bà Patty đi cùng với người em đã năn nỉ và cuối cùng bức tượng đã được Hải Quan cho phép mang về.
Ròng rã suốt 8 năm không xảy ra chuyện gì cả cho đến ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2002, Bà Patty cũng cầu nguyện trước tượng Mẹ hằng ngày như mọi lần và nhận thấy tượng Ðức Mẹ khóc. 10 ngày sau đó vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tượng Mẹ lại khóc chảy dầu một lần nữa. Bà Patty rất ngạc nhiên nhưng phản ứng của bà là không coi đó như một hiện tượng lạ.
Cho tới tháng 8 khi bà Patty đi làm trở về nhà, bà nhận thấy một mùi thơm hoa hồng nồng nực. Bà đã báo với Cha Henry Walsh, Cha chánh xứ Nhà Thờ Ðức Bà Lộ Ðức, về những diễn tiến xảy ra. Bà đã mang tượng Ðức Mẹ đến với Cha và Ngài "chấp nhận những gì đã xảy ra".
Cha Walsh cho biết đã có sự đáp ứng mạnh mẽ về bức tượng và các Thánh Lễ đã có đông số Giáo Dân đổ về từ 200 tới 300 người trong các tuần đó. Cha đã báo cho Ðức Tổng Giám Mục Barry J Hickey của Tống Giáo Phận Perth, Ðức Tổng đã đến chứng kiến và cho phép tờ báo Record của Tổng Giáo Phận đăng tin số ra cuối tuần vào ngày 6/9. Hai ngày cuối tuần 7-8/9 đã có hơn 3000 giáo dân cùng những người ốm đau, tật nguyện, nghiện nghập đến kính viếng Mẹ. Cha Walsh trong 28 năm coi giáo xứ, Cha chưa từng bao giờ thấy đoàn người đông đảo phải chờ đợi xếp hàng kính viếng Mẹ như thế.
Thử nghiệm khoa học chưa chứng mình được
Vào ngày thứ Hai 8/9, được sự đài thọ của Ðài Truyền Hình số 7 dưới sự cho phép của bà Patty Power, bức tượng được đưa đến đại học Curtin và Ðại Học Murdoch để thử nghiệm. Ðại Học Curtin tại Tây Úc đã chụp quang tuyến và thử nghiệm vật liệu làm bức tượng này. Bức tượng được làm bằng chất fibregrass và bên trong hoàn toàn rỗng. Nhìn qua kính hiển vi trên mặt của Ðức Mẹ không tìm thấy lỗ hổng.Thử nghiệm cho tới ngày thứ Tư 11/9 thì vẫn không tìm thấy những gì được coi là đánh lừa hay gian xảo về bức tượng này. Dầu chảy từ mặt của tượng Mẹ Lộ Ðức được đưa tới cả hai Ðai Học Curtin và Murdoch để phân chất cho thấy chất dầu là loại dầu Olive có mùi hoa hồng.
Nhiều người khi kính viếng tượng đã lấy dầu và họ cho biết khi bôi lên da thì dầu tan biến rất nhanh và không để lại chất dầu trên da.
Nhiều người rất nghi ngờ cho rằng Thái Lan có nhiều ma thuật nên người làm tượng đã đổ dầu trong bức tượng rồi đến một lúc nào đó sẽ chảy ra. Giáo sư tại đại học cho biết chất dầu rất tươi, dẫu có để trong bức tượng 8 năm thì chất dầu cũng bị keo lại và không thể chảy ra được.
Bà Patty vẫn tin rằng đó là một hiện tượng lạ và đặt câu hỏi tại sao bức tượng lại chảy dầu vào ngày Lễ Thánh Giuse và trong những ngày tuần Thánh qua Lễ Phục Sinh. Phản ứng đầu tiên của bà khi nhận thấy bức tượng Ðức Mẹ Lộ Ðức khóc chảy dầu là bà rất buồn.
Trả lời của Giáo Sĩ.
Ðức Tổng Giám Mục Barry J Hickey đã bác bỏ việc điều tra ban đầu của Giáo Hội về bức tượng khóc chảy dầu này, và Ðức Tổng cũng cho biết có thể sẽ không có cuộc điều tra.
Ðức Tổng đã nói với các ký giả "Giáo Hội đã lấy chứng kiến của một bệnh nhân về hiện tượng như thế và không thấy những ảnh hưởng tiêu cực, Giáo Hội để cho họ tiêp tục theo đường lối của mình".
"Tôi thấy hài lòng là không có sự mưu mô trong đó. Họ là những con người tốt và không có nghi vấn gian xảo trong tâm trí tôi".
"Tuy nhiên, tôi không nói đây là một phép lạ bởi vì tôi không biết. Tôi không thể thấy một sự giải thích bình thường cho hiện tượng này, nhưng không có nghĩa là sẽ không có một giải đáp. Trải qua kinh nghiệm của Giáo Hội cho thấy là Thiên Chúa và Mẹ diễm phúc của Người dùng nhiều dịp, để kêu gọi con người trở về với những gì mà Thiên Chúa đã tỏ hiện qua Con của Người là Ðức Giêsu Kitô. Những dịp này phải kể tới những biến cố siêu nhiên, biến cố tự nhiên và các tổ chức các dịp lễ như Ngày Thế Giới Trẻ và các buổi lễ tôn giáo khác nhau."
"Trọng tâm của vấn đề là Lời kêu gọi từ Thiên Chúa tới trái tim con người, chứ không phải là những hòan cảnh xảy ra. Tôi đã đến xem bức tượng này với sự dè dặt và nghi ngờ. Nhưng thật sự mà nói tôi rất cảm xúc."
"Trước khi tôi liên lụy đến tôi đã nhận thức điều này, là có rất nhiều người cảm nghiệm đến ảnh hưởng tinh thần thật sự, đã khiến họ quay trở về với Thiên Chúa".
"Vì những lý do này tôi đã chấp thuận cho phép tờ Record được đăng tin lên. Chúng tôi để cho việc này diễn tiến và tôi sẽ xét đến việc điều tra nếu có một biến cố lớn hay nhiều phép lạ liên quan đến việc này"
"Những người nghi ngờ hay có những người phê bình không tin vào phép lạ hay thậm chí không tin vào chính Thiên Chúa, thì cho dù có thử nghiệm đến đâu đi nữa họ cũng chẳng tìm thấy thỏa mãn, bởi vì họ không có đức tin".
"Con người đức tin biết rằng Thiên Chúa và con người quyện lại với nhau bằng nhiều cách và những phép lạ xảy ra thường xuyên. Mọi người có quyền viếng thăm bức tượng và cầu nguyện nếu họ muốn, bởi vì đó là một kinh nghiệm đức tin của họ qua việc kết hiệp với Chúa Giêsu và Ðức Mẹ trong cuộc đời của mình. Không ai bị lam dụng và tôi có thể bảo đảm với mọi người rằng không ai sẽ bị làm dụng trong vấn đề này".
Tại sao lại khóc?
Một trong hiện tượng Ðức Mẹ khóc được chấp nhận là tượng Ðức Mẹ Syracruse tại Ý xảy ra cách đây gần 50 năm. Vào ngày 29/8 tới 1/9/1953, tượng Ðức Mẹ đã khóc trong suốt 4 ngày đã được các Giám Mục tại Sicily chấp thuận sau hơn 3 tháng điều tra.
Bức tượng là quà đám cưới của cặp vợ chồng trẻ Antonia và Angelo Iannuso, họ đã đặt bức tượng trong phòng ngủ như một tượng để chưng chẳng thèm ngó ngàng hay cầu nguyện tới, và chính họ cũng đã sao lãng đến đời sống đức tin của mình trong thời điểm ấy.
Vào ngày 17/10/1954, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nói qua đài phát thanh:"Chúng tôi công nhận lời công bố nhất tâm của Hội Ðồng Giáo Sĩ được tổ chức tại Sicilly về sự thật của biến cố này... Liệu con người sẽ thấu hiểu được ngôn ngữ huyền bí của những giọt nước mắt đó không?
Căn phòng đó nay trở thành nhà nguyện nhỏ vẫn thường được tổ chức Thánh Lễ, bức tượng đã được cung nghinh tới Ðền Thánh Bức Bà Delle Lacrima để giáo dân và các đoàn hành hương trên khắp hoàn vũ đến kính viếng.
Linh Mục Brian Boyle, MSC Khoa Trưởng Thần Học của Ðại Học Công Giáo Notre Dame tại Tây Úc đã nói phải hết sức cẩn thận đến hiện tượng Mẹ khóc chảy ra dầu. " Cho dẫu chưa tìm ra được một giải thích tự nhiên, điều đó không có nghĩa là một việc siêu nhiên". Ngài cũng nói Giáo Hội Công Giáo rất là nghi ngờ để chấp thuận những biến cố như thế. Cha cũng đưa ra thí dụ như các dấu Thánh trên tay Cha Thánh Piô.
Cha nói thêm rằng Giáo Hội Công Giáo không đánh giá biến cố có thật hay không, nhưng đánh giá trên ảnh hưởng nơi giáo dân và sự trở về của con người với Giáo Hội.
Theo Cha Rene Laurentin, tác giả cuốn sách Thần Học Mẹ Maria nói rằng, Ðức Mẹ khóc là một dấu hiệu vì sự tự hủy và sa ngã của thế giới.
Cha Bruno Secondin, Giảng Sư môn đạo đức tại Ðại Học Gregorian tại Roma "Ðức Mẹ khóc là một sự bi quan và đau đớn quá sức chịu đựng" vì con người đã không tuân thủ theo Kinh Thánh. Cả hai nhà thần học đều đồng ý đến những tường trình phép lạ xảy ra trong những thời điểm khó khăn và không kiên định. Cha Laurentin giải thích hiện tượng như là một dấu chỉ cho lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Cha Secondin cảnh giác rằng những hiện tượng như thế không được dùng để đánh lạc hướng con người không giải quyết đến những vấn đề trần thế.
Cha Laurentin nói Ðức Mẹ Maria rất thương con người để họ "thoát ly khỏi tội lỗi". "Với ngôn ngữ nướt mắt, là ngôn ngữ của một người mẹ, Ðức Nữ Trinh đã muốn chúng ta hiểu và chú ý tới sự cần thiết của chúng ta và thế giới trở về với Giáo Hội".
Cha Secondin nói những tượng khóc đi ra ngoài "sự điềm đạm" và "sự thanh bình" của Kinh Thánh. "Tôi không tin những hiện tượng này đưa ra hình ảnh đặc thù kinh thánh của Nữ Trinh Maria. Nhìn theo khía cạnh đức tin, đây chỉ là điều phụ thuộc".
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường trong cuốn sách suy niệm "Nước Mắt và Hạnh Phúc" nhân ngày thụ phong Linh Mục, Cha viết:
"...Nước mắt là ngôn ngữ chung. Nhưng đọc được không có nghĩa là hiểu được. Từ đọc được đến hiểu được vẫn còn là chặng đường dài. Dòng nước mắt này không có văn phạm để đọc, nhưng lại có văn phạm để hiểu. Văn phạm để hiểu những dòng nước mắt của đau khổ là con tim. Nhìn một người khóc, tôi biết đó là nước mắt. Tôi đã đọc được. Nhưng tôi có hiểu dòng nước mắt đó không lại là một chuyệc khác.
Ðã bao lần tôi thấy người khóc, nhưng tôi vẫn thanh thản.
Ðã bao lần tôi thấy nước mắt chảy, nhưng chẳng có nghĩa gì đối với tôi.
Cũng có những lần tôi không muốn nhìn nước mắt.
Nước mắt đau khổ là ngôn ngữ chẳng cần học cũng nhìn thấy, nhưng chẳng bao giờ hiểu được nếu không học. Ðể hiểu dòng nước mắt đó phải học bằng con tim của yêu thương và tâm hồn của chia sẻ ..."
Chủ nhân của tượng Ðức Mẹ là bà Patty Powell đã mua bức tượng tại Thái Lan cách đây 8 năm. Thái Lan là một quốc gia nhiều đĩ điếm, ma túy, mang bệnh Si-Ða .... khi mang bức tượng về tới phi trường Perth, nhân viên hải quan đã muốn đập bể bức tượng để xem có giấu thuốc phiện bên trong đó không, nhưng bà Patty đi cùng với người em đã năn nỉ và cuối cùng bức tượng đã được Hải Quan cho phép mang về.
Ròng rã suốt 8 năm không xảy ra chuyện gì cả cho đến ngày Lễ Thánh Giuse 19/3/2002, Bà Patty cũng cầu nguyện trước tượng Mẹ hằng ngày như mọi lần và nhận thấy tượng Ðức Mẹ khóc. 10 ngày sau đó vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tượng Mẹ lại khóc chảy dầu một lần nữa. Bà Patty rất ngạc nhiên nhưng phản ứng của bà là không coi đó như một hiện tượng lạ.
Cho tới tháng 8 khi bà Patty đi làm trở về nhà, bà nhận thấy một mùi thơm hoa hồng nồng nực. Bà đã báo với Cha Henry Walsh, Cha chánh xứ Nhà Thờ Ðức Bà Lộ Ðức, về những diễn tiến xảy ra. Bà đã mang tượng Ðức Mẹ đến với Cha và Ngài "chấp nhận những gì đã xảy ra".
Cha Walsh cho biết đã có sự đáp ứng mạnh mẽ về bức tượng và các Thánh Lễ đã có đông số Giáo Dân đổ về từ 200 tới 300 người trong các tuần đó. Cha đã báo cho Ðức Tổng Giám Mục Barry J Hickey của Tống Giáo Phận Perth, Ðức Tổng đã đến chứng kiến và cho phép tờ báo Record của Tổng Giáo Phận đăng tin số ra cuối tuần vào ngày 6/9. Hai ngày cuối tuần 7-8/9 đã có hơn 3000 giáo dân cùng những người ốm đau, tật nguyện, nghiện nghập đến kính viếng Mẹ. Cha Walsh trong 28 năm coi giáo xứ, Cha chưa từng bao giờ thấy đoàn người đông đảo phải chờ đợi xếp hàng kính viếng Mẹ như thế.
Thử nghiệm khoa học chưa chứng mình được
Vào ngày thứ Hai 8/9, được sự đài thọ của Ðài Truyền Hình số 7 dưới sự cho phép của bà Patty Power, bức tượng được đưa đến đại học Curtin và Ðại Học Murdoch để thử nghiệm. Ðại Học Curtin tại Tây Úc đã chụp quang tuyến và thử nghiệm vật liệu làm bức tượng này. Bức tượng được làm bằng chất fibregrass và bên trong hoàn toàn rỗng. Nhìn qua kính hiển vi trên mặt của Ðức Mẹ không tìm thấy lỗ hổng.Thử nghiệm cho tới ngày thứ Tư 11/9 thì vẫn không tìm thấy những gì được coi là đánh lừa hay gian xảo về bức tượng này. Dầu chảy từ mặt của tượng Mẹ Lộ Ðức được đưa tới cả hai Ðai Học Curtin và Murdoch để phân chất cho thấy chất dầu là loại dầu Olive có mùi hoa hồng.
Nhiều người khi kính viếng tượng đã lấy dầu và họ cho biết khi bôi lên da thì dầu tan biến rất nhanh và không để lại chất dầu trên da.
Nhiều người rất nghi ngờ cho rằng Thái Lan có nhiều ma thuật nên người làm tượng đã đổ dầu trong bức tượng rồi đến một lúc nào đó sẽ chảy ra. Giáo sư tại đại học cho biết chất dầu rất tươi, dẫu có để trong bức tượng 8 năm thì chất dầu cũng bị keo lại và không thể chảy ra được.
Bà Patty vẫn tin rằng đó là một hiện tượng lạ và đặt câu hỏi tại sao bức tượng lại chảy dầu vào ngày Lễ Thánh Giuse và trong những ngày tuần Thánh qua Lễ Phục Sinh. Phản ứng đầu tiên của bà khi nhận thấy bức tượng Ðức Mẹ Lộ Ðức khóc chảy dầu là bà rất buồn.
Trả lời của Giáo Sĩ.
Ðức Tổng Giám Mục Barry J Hickey đã bác bỏ việc điều tra ban đầu của Giáo Hội về bức tượng khóc chảy dầu này, và Ðức Tổng cũng cho biết có thể sẽ không có cuộc điều tra.
Ðức Tổng đã nói với các ký giả "Giáo Hội đã lấy chứng kiến của một bệnh nhân về hiện tượng như thế và không thấy những ảnh hưởng tiêu cực, Giáo Hội để cho họ tiêp tục theo đường lối của mình".
"Tôi thấy hài lòng là không có sự mưu mô trong đó. Họ là những con người tốt và không có nghi vấn gian xảo trong tâm trí tôi".
"Tuy nhiên, tôi không nói đây là một phép lạ bởi vì tôi không biết. Tôi không thể thấy một sự giải thích bình thường cho hiện tượng này, nhưng không có nghĩa là sẽ không có một giải đáp. Trải qua kinh nghiệm của Giáo Hội cho thấy là Thiên Chúa và Mẹ diễm phúc của Người dùng nhiều dịp, để kêu gọi con người trở về với những gì mà Thiên Chúa đã tỏ hiện qua Con của Người là Ðức Giêsu Kitô. Những dịp này phải kể tới những biến cố siêu nhiên, biến cố tự nhiên và các tổ chức các dịp lễ như Ngày Thế Giới Trẻ và các buổi lễ tôn giáo khác nhau."
"Trọng tâm của vấn đề là Lời kêu gọi từ Thiên Chúa tới trái tim con người, chứ không phải là những hòan cảnh xảy ra. Tôi đã đến xem bức tượng này với sự dè dặt và nghi ngờ. Nhưng thật sự mà nói tôi rất cảm xúc."
"Trước khi tôi liên lụy đến tôi đã nhận thức điều này, là có rất nhiều người cảm nghiệm đến ảnh hưởng tinh thần thật sự, đã khiến họ quay trở về với Thiên Chúa".
"Vì những lý do này tôi đã chấp thuận cho phép tờ Record được đăng tin lên. Chúng tôi để cho việc này diễn tiến và tôi sẽ xét đến việc điều tra nếu có một biến cố lớn hay nhiều phép lạ liên quan đến việc này"
"Những người nghi ngờ hay có những người phê bình không tin vào phép lạ hay thậm chí không tin vào chính Thiên Chúa, thì cho dù có thử nghiệm đến đâu đi nữa họ cũng chẳng tìm thấy thỏa mãn, bởi vì họ không có đức tin".
"Con người đức tin biết rằng Thiên Chúa và con người quyện lại với nhau bằng nhiều cách và những phép lạ xảy ra thường xuyên. Mọi người có quyền viếng thăm bức tượng và cầu nguyện nếu họ muốn, bởi vì đó là một kinh nghiệm đức tin của họ qua việc kết hiệp với Chúa Giêsu và Ðức Mẹ trong cuộc đời của mình. Không ai bị lam dụng và tôi có thể bảo đảm với mọi người rằng không ai sẽ bị làm dụng trong vấn đề này".
Tại sao lại khóc?
Một trong hiện tượng Ðức Mẹ khóc được chấp nhận là tượng Ðức Mẹ Syracruse tại Ý xảy ra cách đây gần 50 năm. Vào ngày 29/8 tới 1/9/1953, tượng Ðức Mẹ đã khóc trong suốt 4 ngày đã được các Giám Mục tại Sicily chấp thuận sau hơn 3 tháng điều tra.
Bức tượng là quà đám cưới của cặp vợ chồng trẻ Antonia và Angelo Iannuso, họ đã đặt bức tượng trong phòng ngủ như một tượng để chưng chẳng thèm ngó ngàng hay cầu nguyện tới, và chính họ cũng đã sao lãng đến đời sống đức tin của mình trong thời điểm ấy.
Vào ngày 17/10/1954, Ðức Giáo Hoàng Piô XII đã nói qua đài phát thanh:"Chúng tôi công nhận lời công bố nhất tâm của Hội Ðồng Giáo Sĩ được tổ chức tại Sicilly về sự thật của biến cố này... Liệu con người sẽ thấu hiểu được ngôn ngữ huyền bí của những giọt nước mắt đó không?
Căn phòng đó nay trở thành nhà nguyện nhỏ vẫn thường được tổ chức Thánh Lễ, bức tượng đã được cung nghinh tới Ðền Thánh Bức Bà Delle Lacrima để giáo dân và các đoàn hành hương trên khắp hoàn vũ đến kính viếng.
Linh Mục Brian Boyle, MSC Khoa Trưởng Thần Học của Ðại Học Công Giáo Notre Dame tại Tây Úc đã nói phải hết sức cẩn thận đến hiện tượng Mẹ khóc chảy ra dầu. " Cho dẫu chưa tìm ra được một giải thích tự nhiên, điều đó không có nghĩa là một việc siêu nhiên". Ngài cũng nói Giáo Hội Công Giáo rất là nghi ngờ để chấp thuận những biến cố như thế. Cha cũng đưa ra thí dụ như các dấu Thánh trên tay Cha Thánh Piô.
Cha nói thêm rằng Giáo Hội Công Giáo không đánh giá biến cố có thật hay không, nhưng đánh giá trên ảnh hưởng nơi giáo dân và sự trở về của con người với Giáo Hội.
Theo Cha Rene Laurentin, tác giả cuốn sách Thần Học Mẹ Maria nói rằng, Ðức Mẹ khóc là một dấu hiệu vì sự tự hủy và sa ngã của thế giới.
Cha Bruno Secondin, Giảng Sư môn đạo đức tại Ðại Học Gregorian tại Roma "Ðức Mẹ khóc là một sự bi quan và đau đớn quá sức chịu đựng" vì con người đã không tuân thủ theo Kinh Thánh. Cả hai nhà thần học đều đồng ý đến những tường trình phép lạ xảy ra trong những thời điểm khó khăn và không kiên định. Cha Laurentin giải thích hiện tượng như là một dấu chỉ cho lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Cha Secondin cảnh giác rằng những hiện tượng như thế không được dùng để đánh lạc hướng con người không giải quyết đến những vấn đề trần thế.
Cha Laurentin nói Ðức Mẹ Maria rất thương con người để họ "thoát ly khỏi tội lỗi". "Với ngôn ngữ nướt mắt, là ngôn ngữ của một người mẹ, Ðức Nữ Trinh đã muốn chúng ta hiểu và chú ý tới sự cần thiết của chúng ta và thế giới trở về với Giáo Hội".
Cha Secondin nói những tượng khóc đi ra ngoài "sự điềm đạm" và "sự thanh bình" của Kinh Thánh. "Tôi không tin những hiện tượng này đưa ra hình ảnh đặc thù kinh thánh của Nữ Trinh Maria. Nhìn theo khía cạnh đức tin, đây chỉ là điều phụ thuộc".
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường trong cuốn sách suy niệm "Nước Mắt và Hạnh Phúc" nhân ngày thụ phong Linh Mục, Cha viết:
"...Nước mắt là ngôn ngữ chung. Nhưng đọc được không có nghĩa là hiểu được. Từ đọc được đến hiểu được vẫn còn là chặng đường dài. Dòng nước mắt này không có văn phạm để đọc, nhưng lại có văn phạm để hiểu. Văn phạm để hiểu những dòng nước mắt của đau khổ là con tim. Nhìn một người khóc, tôi biết đó là nước mắt. Tôi đã đọc được. Nhưng tôi có hiểu dòng nước mắt đó không lại là một chuyệc khác.
Ðã bao lần tôi thấy người khóc, nhưng tôi vẫn thanh thản.
Ðã bao lần tôi thấy nước mắt chảy, nhưng chẳng có nghĩa gì đối với tôi.
Cũng có những lần tôi không muốn nhìn nước mắt.
Nước mắt đau khổ là ngôn ngữ chẳng cần học cũng nhìn thấy, nhưng chẳng bao giờ hiểu được nếu không học. Ðể hiểu dòng nước mắt đó phải học bằng con tim của yêu thương và tâm hồn của chia sẻ ..."