Tại một buổi lễ tổ chức ở Washington hôm nay, bảy nước thuộc khối đông Âu cộng sản cũ sẽ gia nhập Khối phòng thủ Bắc Đại Tây Dương, NATO.
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, NATO bành trướng đều đặn về hướng đông, đầu tiên thu nhận Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Cezch.
Bây giờ thêm bảy nước nữa là Bungari, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovakia, Slovenia và Rumani.
Từ nay NATO sẽ gồm có 26 quốc gia thành viên.
Đây là sự bành trướng tương đối êm xuôi và diễn ra chỉ trong vòng 15 năm, làm thay đổi bản đồ chiến lược của châu Âu.
Các nước thành viên mới hưởng qui chế bảo vệ an ninh trong trường hợp bị xâm lăng.
Đối với nhiều nước, gia nhập NATO là một sự khẳng định cho tiến trình chuyển đổi sang dân chủ và kinh tế thị trường.
Nhưng NATO cũng thay đổi nhiều trong những năm qua.
NATO đảm nhận thêm nhiều sứ mệnh như ở Afghanistan, và có lẽ rồi sẽ là ở Iraq.
Trong bối cảnh đe dọa của khủng bố toàn cầu, sự quan tâm của NATO kéo dài tận Bắc Phi.
Hoa Kỳ đang xem xét khả năng lập căn cứ quân sự tại các nước thành viên mới để từ đó tiếp cận tốt hơn với vùng Trung Đông.
Hăng hái hớn hở
Có lẽ hăng hái nhất là hai nước Rumani và Bungari vì họ bắt đầu theo những ngày lễ của NATO.
Dân Bungari thứ Sáu này được nghỉ một ngày vì là kỷ niệm 55 năm ngày NATO ra đời.
Bộ ngoại giao hai nước tính phát không bia và rượu có in huy hiệu NATO trên nhãn, nhưng kế hoạch này phải bỏ vì các quan chức ở Brussels phản đối là không thích hợp.
Thay vào đó nhà chức trách cho phát hành một đồng bạc cắc mới có giá trị chừng nửa euro.
Không mấy người phản đối chuyện Bungari gia nhập NATO ngoại trừ lời than phiền của một vài nhà ngoại giao Nga, đồng minh cũ.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có người nói coi chừng gia nhập NATO sẽ làm tăng nguy cơ bị khủng bố tấn công.
Ở Rumani, đại đa số công chúng ủng hộ việc gia nhập bởi vì nước này đã là thành viên không chính thức khi cho NATO sử dụng phi trường hay căn cứ hải quân.
Đảng Xã hội cầm quyền ở Rumani và đảng Xã hội đối lập ở Bungari đều nhất trí trong việc gia nhập NATO.
Điều người ta chưa rõ là nới rộng về hướng Nam và Đông của châu Âu sẽ đem lợi gì đến cho NATO.
Điều được nói đến nhiều là NATO sẽ có thêm lính để đáp ứng các sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế.
NATO cũng có thể tận dụng được những vùng đất hoang vu của các nước thành viên mới cho các cuộc tập dượt. (BBC)
Kể từ sau Chiến tranh lạnh, NATO bành trướng đều đặn về hướng đông, đầu tiên thu nhận Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Cezch.
Bây giờ thêm bảy nước nữa là Bungari, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovakia, Slovenia và Rumani.
Từ nay NATO sẽ gồm có 26 quốc gia thành viên.
Đây là sự bành trướng tương đối êm xuôi và diễn ra chỉ trong vòng 15 năm, làm thay đổi bản đồ chiến lược của châu Âu.
Các nước thành viên mới hưởng qui chế bảo vệ an ninh trong trường hợp bị xâm lăng.
Đối với nhiều nước, gia nhập NATO là một sự khẳng định cho tiến trình chuyển đổi sang dân chủ và kinh tế thị trường.
Nhưng NATO cũng thay đổi nhiều trong những năm qua.
NATO đảm nhận thêm nhiều sứ mệnh như ở Afghanistan, và có lẽ rồi sẽ là ở Iraq.
Trong bối cảnh đe dọa của khủng bố toàn cầu, sự quan tâm của NATO kéo dài tận Bắc Phi.
Hoa Kỳ đang xem xét khả năng lập căn cứ quân sự tại các nước thành viên mới để từ đó tiếp cận tốt hơn với vùng Trung Đông.
Hăng hái hớn hở
Có lẽ hăng hái nhất là hai nước Rumani và Bungari vì họ bắt đầu theo những ngày lễ của NATO.
Dân Bungari thứ Sáu này được nghỉ một ngày vì là kỷ niệm 55 năm ngày NATO ra đời.
Bộ ngoại giao hai nước tính phát không bia và rượu có in huy hiệu NATO trên nhãn, nhưng kế hoạch này phải bỏ vì các quan chức ở Brussels phản đối là không thích hợp.
Thay vào đó nhà chức trách cho phát hành một đồng bạc cắc mới có giá trị chừng nửa euro.
Không mấy người phản đối chuyện Bungari gia nhập NATO ngoại trừ lời than phiền của một vài nhà ngoại giao Nga, đồng minh cũ.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có người nói coi chừng gia nhập NATO sẽ làm tăng nguy cơ bị khủng bố tấn công.
Ở Rumani, đại đa số công chúng ủng hộ việc gia nhập bởi vì nước này đã là thành viên không chính thức khi cho NATO sử dụng phi trường hay căn cứ hải quân.
Đảng Xã hội cầm quyền ở Rumani và đảng Xã hội đối lập ở Bungari đều nhất trí trong việc gia nhập NATO.
Điều người ta chưa rõ là nới rộng về hướng Nam và Đông của châu Âu sẽ đem lợi gì đến cho NATO.
Điều được nói đến nhiều là NATO sẽ có thêm lính để đáp ứng các sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế.
NATO cũng có thể tận dụng được những vùng đất hoang vu của các nước thành viên mới cho các cuộc tập dượt. (BBC)