VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 26-12-2015, ĐTC mời gọi các tín hữu noi gương tha thứ của thánh Stephano tử đạo.
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 15 ngàn người, ĐTC nói:
”Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stephano. Lễ nhớ vị tử đạo đầu tiên tiếp nối liên sau lễ Chúa Giáng Sinh. Hôm qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng tình yêu thương xót của Thiên Chúa, Đấng nhập thể làm người vì chúng ta; hôm nay chúng ta thấy lời đáp trả phù hợp của môn đệ Chúa Giêsu, hiến mạng sống mình. Hôm qua, Chúa Cứu Thế đã sinh ra trên trái đất: hôm nay chứng nhân trung tín của Ngài sinh ra trên trời. Hôm qua cũng như hôm nay, bóng đen phủ nhận sự sống xuất hiện, nhưng ánh sáng tình thương chiến thắng oán ghét và khai mào một thế giới mới càng chiếu sáng hơn nữa”.
”Trong trình thuật hôm nay của sách Tông Đồ Công vụ, có một khía cạnh đặc biệt đưa thánh Stephano gần Chúa. Đó là sự tha thứ của thánh nhân trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đanh trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: ”Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Cũng vậy, thánh Stephano ”quì gối và kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,60). Vì thế, thánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân, vì Người làm như Chúa Giêsu; thực vậy, ai cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực: họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, và nhất là tha thứ, vì tha thứ, như nghĩa đen của từ này, chính là biểu lộ một sự trao ban cao cả nhất”.
ĐTC giải thích về ích lợi của việc tha thứ và nói: ”Chúng ta tìm được một câu trả lời trong cuộc tử đạo của thánh Stephano. Trong số những người mà thánh nhân cầu xin ơn tha thứ cho họ, có chàng thanh niên tên là Saulo; Saulo bách hại và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội (Xc Cv 8,3). Ít lâu sau Saulo trở thành Phaolô, vị đại thánh, Tông đồ của dân ngoại. Người đã nhận ơn tha thứ của thánh Stephano. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephano”.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả chúng ta cũng sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không những trong bí tích Rửa tội, nhưng mỗi lần chúng ta được tha thứ, trái tim chúng ta cũng được tái sinh, được hồi sinh. Mỗi bước tiến trong đời sống đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót của Chúa”.
ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ luôn là điều rất khó khăn. Ngài đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu? Bắt đầu từ đâu để tha thứ những xúc phạm lớn nhỏ chúng ta chịu hằng ngày? Thưa trước tiên bằng kinh nguyện, như thánh Stephano đã làm. Bắt đầu từ nội tâm: với kinh nguyện chúng ta có thể đương đầu với sự oán hận chúng ta cảm thấy, phó thác cho lòng thương xót của Chúa những người đã gây hại cho chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ khám phá thấy rằng cuộc chiến đấu nội tâm ấy để tha thứ, sẽ thanh tẩy ta khỏi sự ác, và kinh nguyện cũng như tình thương giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích oán hận trong nội tâm. Mỗi ngày chúng ta đều có dịp tập luyện tha thứ, để sống cử chỉ rất cao cả này, đưa con người đến gần Thiên Chúa. Như Cha chúng ta trên trời, cả chúng ta cũng có lòng từ bi thương xót, vì qua sự tha thứ, chúng ta chiến thắng sự ác bằng sự thiện, biến oán ghét thành tình trhương và như thế làm cho thế giới được thanh sạch hơn”.
Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm và cầu chúc an bình cho các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn. Ngài cũng nói:
”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rầt nhiều thư chúc mừng từ Roma, Italia, va các nơi khác trên thế giới. Vì không thể trả lời cho mỗi người, hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả, nhất là vì những lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thành tâm cám ơn và xin Chúa quảng đại trả công cho anh chị em”. (SD 26-12-2015)
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, với sự tham dự của 15 ngàn người, ĐTC nói:
”Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Stephano. Lễ nhớ vị tử đạo đầu tiên tiếp nối liên sau lễ Chúa Giáng Sinh. Hôm qua, chúng ta đã chiêm ngưỡng tình yêu thương xót của Thiên Chúa, Đấng nhập thể làm người vì chúng ta; hôm nay chúng ta thấy lời đáp trả phù hợp của môn đệ Chúa Giêsu, hiến mạng sống mình. Hôm qua, Chúa Cứu Thế đã sinh ra trên trái đất: hôm nay chứng nhân trung tín của Ngài sinh ra trên trời. Hôm qua cũng như hôm nay, bóng đen phủ nhận sự sống xuất hiện, nhưng ánh sáng tình thương chiến thắng oán ghét và khai mào một thế giới mới càng chiếu sáng hơn nữa”.
”Trong trình thuật hôm nay của sách Tông Đồ Công vụ, có một khía cạnh đặc biệt đưa thánh Stephano gần Chúa. Đó là sự tha thứ của thánh nhân trước khi bị ném đá chết. Khi bị đóng đanh trên thập giá, Chúa Giêsu đã nói: ”Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Cũng vậy, thánh Stephano ”quì gối và kêu lớn tiếng: Lạy Chúa, xin đừng chấp tội họ” (Cv 7,60). Vì thế, thánh Stephano là vị tử đạo, nghĩa là chứng nhân, vì Người làm như Chúa Giêsu; thực vậy, ai cư xử như Chúa, là chứng nhân đích thực: họ là người cầu nguyện, yêu thương, cho đi, và nhất là tha thứ, vì tha thứ, như nghĩa đen của từ này, chính là biểu lộ một sự trao ban cao cả nhất”.
ĐTC giải thích về ích lợi của việc tha thứ và nói: ”Chúng ta tìm được một câu trả lời trong cuộc tử đạo của thánh Stephano. Trong số những người mà thánh nhân cầu xin ơn tha thứ cho họ, có chàng thanh niên tên là Saulo; Saulo bách hại và tìm cách tiêu diệt Giáo Hội (Xc Cv 8,3). Ít lâu sau Saulo trở thành Phaolô, vị đại thánh, Tông đồ của dân ngoại. Người đã nhận ơn tha thứ của thánh Stephano. Chúng ta có thể nói rằng Phaolô đã sinh ra từ ơn thánh Chúa và từ tha thứ của Stephano”.
ĐTC nhận xét rằng ”Cả chúng ta cũng sinh ra từ sự tha thứ của Thiên Chúa. Không những trong bí tích Rửa tội, nhưng mỗi lần chúng ta được tha thứ, trái tim chúng ta cũng được tái sinh, được hồi sinh. Mỗi bước tiến trong đời sống đức tin đều mang dấu tích lòng thương xót của Chúa”.
ĐTC nhìn nhận rằng tha thứ luôn là điều rất khó khăn. Ngài đặt câu hỏi: ”Làm sao chúng ta có thể bắt chước Chúa Giêsu? Bắt đầu từ đâu để tha thứ những xúc phạm lớn nhỏ chúng ta chịu hằng ngày? Thưa trước tiên bằng kinh nguyện, như thánh Stephano đã làm. Bắt đầu từ nội tâm: với kinh nguyện chúng ta có thể đương đầu với sự oán hận chúng ta cảm thấy, phó thác cho lòng thương xót của Chúa những người đã gây hại cho chúng ta. Và rồi chúng ta sẽ khám phá thấy rằng cuộc chiến đấu nội tâm ấy để tha thứ, sẽ thanh tẩy ta khỏi sự ác, và kinh nguyện cũng như tình thương giải thoát chúng ta khỏi những xiềng xích oán hận trong nội tâm. Mỗi ngày chúng ta đều có dịp tập luyện tha thứ, để sống cử chỉ rất cao cả này, đưa con người đến gần Thiên Chúa. Như Cha chúng ta trên trời, cả chúng ta cũng có lòng từ bi thương xót, vì qua sự tha thứ, chúng ta chiến thắng sự ác bằng sự thiện, biến oán ghét thành tình trhương và như thế làm cho thế giới được thanh sạch hơn”.
Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm và cầu chúc an bình cho các gia đình, các cộng đoàn giáo xứ và dòng tu, các phong trào và hội đoàn. Ngài cũng nói:
”Trong những tuần qua, tôi đã nhận được rầt nhiều thư chúc mừng từ Roma, Italia, va các nơi khác trên thế giới. Vì không thể trả lời cho mỗi người, hôm nay tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành với tất cả, nhất là vì những lời cầu nguyện cho tôi. Tôi thành tâm cám ơn và xin Chúa quảng đại trả công cho anh chị em”. (SD 26-12-2015)