Điều kiện để lãnh ơn toàn xá
Trong Năm thánh từ bi, là người tín hữu dù là Tu sĩ hay Linh mục chúng ta đều muốn lãnh nhận ơn xá cho mình hay nhường cho các linh hồn. Vậy chúng ta phải làm gì để lãnh ơn toàn xá trong Năn thánh từ bi đây?
Theo tông huấn GIÁO LÝ ÂN XÁ (Indulgentiarum Doctrina) do Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI ban hành ngày 1 tháng 1 năm 1967 thì:
1. Ân xá là sự tha thứ trước mặt Chúa các hình tạm phải chịu dù tội đã được tha cho những môn đệ Chúa Ky-tô, với điều kiện xác định qua sự can thiệp của Giáo Hội như thừa tác viên cứu rỗi, tha thứ với thẩm quyền và áp dụng kho tàng đền tội do Chúa Ky-tô và các thánh đã lập(x.Thành luật, n.1)
2. Sự tha thứ hình phạt tạm gọi bằng tên riêng là Ân xá. Đây là cách giảm bớt dấu vết tội, đồng thời tẩy sạch các dấu vết tội đó. Qua ân xá, Giáo Hội lợi dụng sức mạnh của Chúa Ky-tô, qua lời cầu nguyện và sự can thiệp của quyền bính, áp dụng cho người tín hữu như họ chuẩn bị, kho tàng đền bù mà Chúa Ky-tô và các thánh đã lập để tha các hình phạt tạm
3. Mục đích khi quyền bính Giáo Hội ban ân xá, không những nhằm cho các tín hữu thoát khỏi hình phạt mà còn thúc đẩy họ làm việc đạo đức, đền tội và bác ái để gia tăng đức tin và mưu cầu công ích.
4. Khi người tín hữu lãnh ân xá cho người chết, họ vun trồng đức bác ái cách tuyệt diệu và khi họ hướng tâm trí về trời, họ cũng khôn ngoan hơn nơi trần thế. (Tông huấn Số 8)
5. Muốn hưởng Ân xá, người tín hữu phải có những điều kiện sau.
5.1. Xưng tội.
5.2. Rước lễ.
5.3. Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
5.4. Viếng nhà thờ.
Để lãnh ơn Đại xá(còn gọi là toàn xá), phải làm việc có đại xá và giữ 3 điều kiện là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Điều đòi khác là phải dứt lòng quyến luyến tội lỗi, dù tội nhẹ.(Thành luật, n.7)
Việc xưng tội: Một lần xưng tội để để lãnh nhiều ơn đại xá. Có nghĩa là cho đến khi nào ta phạm tội trọng thì ta mới đi xưng, nếu còn rước lễ được thì không buộc phải xưng.
Việc rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng phải làm cùng và trong ngày ta lãnh ơn xá(x.Thành luật n.8). Nghĩa là ta phải đi tham dự thánh lễ và rước lễ trong ngày đó nhưng không nhất thiết là tham dự tại nhà thờ đó hoặc vào giờ đó. Ta có thể tham dự thánh lễ ở nhà thờ nào cũng được và đi viếng nhà thờ đã được chỉ định lúc nào trong ngày cũng được.
Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, coi như đầy đủ khi đọc một kinh Lạy Cha và một kinh kính mừng(x.Thành luật n.10)
Khi đi viếng nhà thờ đã được chỉ định để lãnh ân xá Tín hữu sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh tin kính(x.Thành luật,n.16) .
Mỗi ngày chỉ lãnh được một ơn đại xá hay toàn xá.(x.Thành luật, n.6)
Tóm lại, để được lãnh ơn toàn xá, ta phải xưng tội(nếu cần), tham dự thánh lễ và rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng và đi viếng nhà thờ mỗi ngày hay mỗi khi có thể. Phải làm các việc này trong một ngày. Mỗi ngày làm thì mỗi ngày lãnh được một ơn toàn xá. Mỗi lần làm thì mỗi lần lãnh được một ơn toàn xá.
Nếu ta không tham dự thánh lễ và rước lễ thì dù ta có cầu nguyện và đi viếng nhà thờ thì ta cũng không được lãnh ơn toàn xá. Hay ta có tham dự thánh lễ mà không rước lễ thì ta cũng không được lãnh ân xá.
Đi viếng nhà thờ thì đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng và một kinh Tin kính, tùy ý đọc thêm kinh Năm thánh để cầu theo ý Đức Giáo Hoàng(x.Thành luật,n.10). Đọc kinh Năm thánh do Đức Giáo Hoàng làm ra thì không có gì thích hợp bằng.
Và nhất là ta phải làm những việc đó mục đích là để nên Thánh. Sống trong năm thánh ta phải nên thánh, điều mà ta đã cố gắng trong Năm thánh, trở thành một thói quen tốt cho suốt quãng đời còn lại của ta, mặc dù không lãnh nhận ân xá trong những năm khác, nhưng giúp cho ta nên thánh. Đó là điều quí nhất và là điều Giáo Hội mong muốn. Nên thánh thì ta sợ gì mà không lên thiên đàng. Chúa không hơn ân xá sao? Có Chúa là có mọi ân xá. Có Ân xá mà không có Chúa cũng như không. Nêu ta chỉ cố gắng trong năm thánh mà thôi, thì ân xá có nhiều mấy đi chăng nữa, cũng có ích gì cho ta. Ta đừng ỷ rằng ta có nhiều ơn toàn xá, mà không nên thánh, nên thiện, ta vẫn không được lên thiên đàng đâu.
Vậy chúng ta hãy hiểu ý của Giáo Hội khi mở Năm thánh, để ta cố gắng sống thánh thiện và thu tích thêm nhiều ân xá cho mình cũng như dâng tặng cho các Linh hồn.
(Lm. Bosco Dương Trung Tín, sưu tầm)
Trong Năm thánh từ bi, là người tín hữu dù là Tu sĩ hay Linh mục chúng ta đều muốn lãnh nhận ơn xá cho mình hay nhường cho các linh hồn. Vậy chúng ta phải làm gì để lãnh ơn toàn xá trong Năn thánh từ bi đây?
Theo tông huấn GIÁO LÝ ÂN XÁ (Indulgentiarum Doctrina) do Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI ban hành ngày 1 tháng 1 năm 1967 thì:
1. Ân xá là sự tha thứ trước mặt Chúa các hình tạm phải chịu dù tội đã được tha cho những môn đệ Chúa Ky-tô, với điều kiện xác định qua sự can thiệp của Giáo Hội như thừa tác viên cứu rỗi, tha thứ với thẩm quyền và áp dụng kho tàng đền tội do Chúa Ky-tô và các thánh đã lập(x.Thành luật, n.1)
2. Sự tha thứ hình phạt tạm gọi bằng tên riêng là Ân xá. Đây là cách giảm bớt dấu vết tội, đồng thời tẩy sạch các dấu vết tội đó. Qua ân xá, Giáo Hội lợi dụng sức mạnh của Chúa Ky-tô, qua lời cầu nguyện và sự can thiệp của quyền bính, áp dụng cho người tín hữu như họ chuẩn bị, kho tàng đền bù mà Chúa Ky-tô và các thánh đã lập để tha các hình phạt tạm
3. Mục đích khi quyền bính Giáo Hội ban ân xá, không những nhằm cho các tín hữu thoát khỏi hình phạt mà còn thúc đẩy họ làm việc đạo đức, đền tội và bác ái để gia tăng đức tin và mưu cầu công ích.
4. Khi người tín hữu lãnh ân xá cho người chết, họ vun trồng đức bác ái cách tuyệt diệu và khi họ hướng tâm trí về trời, họ cũng khôn ngoan hơn nơi trần thế. (Tông huấn Số 8)
5. Muốn hưởng Ân xá, người tín hữu phải có những điều kiện sau.
5.1. Xưng tội.
5.2. Rước lễ.
5.3. Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
5.4. Viếng nhà thờ.
Để lãnh ơn Đại xá(còn gọi là toàn xá), phải làm việc có đại xá và giữ 3 điều kiện là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Điều đòi khác là phải dứt lòng quyến luyến tội lỗi, dù tội nhẹ.(Thành luật, n.7)
Việc xưng tội: Một lần xưng tội để để lãnh nhiều ơn đại xá. Có nghĩa là cho đến khi nào ta phạm tội trọng thì ta mới đi xưng, nếu còn rước lễ được thì không buộc phải xưng.
Việc rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng phải làm cùng và trong ngày ta lãnh ơn xá(x.Thành luật n.8). Nghĩa là ta phải đi tham dự thánh lễ và rước lễ trong ngày đó nhưng không nhất thiết là tham dự tại nhà thờ đó hoặc vào giờ đó. Ta có thể tham dự thánh lễ ở nhà thờ nào cũng được và đi viếng nhà thờ đã được chỉ định lúc nào trong ngày cũng được.
Cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, coi như đầy đủ khi đọc một kinh Lạy Cha và một kinh kính mừng(x.Thành luật n.10)
Khi đi viếng nhà thờ đã được chỉ định để lãnh ân xá Tín hữu sẽ đọc một kinh Lạy Cha, một kinh tin kính(x.Thành luật,n.16) .
Mỗi ngày chỉ lãnh được một ơn đại xá hay toàn xá.(x.Thành luật, n.6)
Tóm lại, để được lãnh ơn toàn xá, ta phải xưng tội(nếu cần), tham dự thánh lễ và rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng và đi viếng nhà thờ mỗi ngày hay mỗi khi có thể. Phải làm các việc này trong một ngày. Mỗi ngày làm thì mỗi ngày lãnh được một ơn toàn xá. Mỗi lần làm thì mỗi lần lãnh được một ơn toàn xá.
Nếu ta không tham dự thánh lễ và rước lễ thì dù ta có cầu nguyện và đi viếng nhà thờ thì ta cũng không được lãnh ơn toàn xá. Hay ta có tham dự thánh lễ mà không rước lễ thì ta cũng không được lãnh ân xá.
Đi viếng nhà thờ thì đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Kính mừng và một kinh Tin kính, tùy ý đọc thêm kinh Năm thánh để cầu theo ý Đức Giáo Hoàng(x.Thành luật,n.10). Đọc kinh Năm thánh do Đức Giáo Hoàng làm ra thì không có gì thích hợp bằng.
Và nhất là ta phải làm những việc đó mục đích là để nên Thánh. Sống trong năm thánh ta phải nên thánh, điều mà ta đã cố gắng trong Năm thánh, trở thành một thói quen tốt cho suốt quãng đời còn lại của ta, mặc dù không lãnh nhận ân xá trong những năm khác, nhưng giúp cho ta nên thánh. Đó là điều quí nhất và là điều Giáo Hội mong muốn. Nên thánh thì ta sợ gì mà không lên thiên đàng. Chúa không hơn ân xá sao? Có Chúa là có mọi ân xá. Có Ân xá mà không có Chúa cũng như không. Nêu ta chỉ cố gắng trong năm thánh mà thôi, thì ân xá có nhiều mấy đi chăng nữa, cũng có ích gì cho ta. Ta đừng ỷ rằng ta có nhiều ơn toàn xá, mà không nên thánh, nên thiện, ta vẫn không được lên thiên đàng đâu.
Vậy chúng ta hãy hiểu ý của Giáo Hội khi mở Năm thánh, để ta cố gắng sống thánh thiện và thu tích thêm nhiều ân xá cho mình cũng như dâng tặng cho các Linh hồn.
(Lm. Bosco Dương Trung Tín, sưu tầm)