Cộng đoàn được định nghĩa là «một Giáo Hội thu nhỏ» hay «tế bào của Giáo Phận» (TĐ 10). Vì thế Cộng Đoàn phải chia sẻ với Giáo Hội và Giáo Phận mọi ưu tư mục vụ, mọi nhu cầu lớn nhỏ tương quan đến đời sống hiện tại và tương lai. Trong những ưu tư và nhu cầu lớn đó có vấn đề nhân sự, nói rõ hơn là «vấn đề ơn gọi linh mục, Tu sĩ và tông đồ giáo dân ». Đó là lời giải thích hữu lý của Đức ông Giuse Mai Đức Vinh khi xin chúng tôi viết bài này « Những người có trách nhiệm cổ võ ơn gọi trong Cộng Đoàn », và chúng tôi cảm thấy không có quyền từ chối. Vậy chúng tôi xin tựa vào các văn Công Đồng, đặc biệt Sắc lệnh về Đào Tạo Linh Mục (ĐT) và Sắc lệnh về Tông Đồ Giáo Dân (TĐ) trình bày những điểm chính yếu sau đây.
Tình trạng khẩn trương.
Từ sau đại chiến thứ hai, hiện tượng thiếu sút ơn gọi linh mục và tu sĩ mỗi ngày một trầm trọng, nhất là tại các nước Âu Mỹ. Không cần phải tìm đọc ở các sách báo thông thường chính các Nghị Phụ Công Đồng đã báo động tình trạng khẩn trương này : «Vì thiếu ơn gọi, và nhiều khi thiếu cách trầm trọng, nên có những Giáo Hội địa phương, tuy đã thành lập từ lâu, đang bị rơi vào tình trạng thóai hóa và suy yếu » (TG 19). Cụ thể là cuốn Niên Giám 2001 của Tòa Thánh cho chúng ta thấy : từ 1978 đến 2000, số linh mục giảm sút từ 420.971 xuống 405.178 số các nữ tu từ 990.768 xuống 801.185 (1).
Trách nhiệm chung của toàn thể Giáo Hội.
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một Công đồng chung báo động với Dân Chúa về tình trạng khẩn trương «thiếu ơn gọi» và đặt trách nhiệm cho mỗi tín hữu, giám mục, linh mục, giáo dân... : «Toàn thể cộng đoàn kitô hữu có bổn phận cổ võ các ơn thiên, mà trước hết phải tiến hành nghĩa vụ ấy, bằng một đời sống kitô hữu trọn vẹn. Các gia đình và các giáo xứ góp phần quan trọng vào việc đó... » (ĐT 2). Chỗ khác, Công Đồng kêu gọi : «Toàn dân Kitô phải được dạy dỗ để biết mình có bổn phận phải cộng tác bằng nhiều cách khác nhau : bằng lời cầu nguyện tha thiết cũng như bằng những phương thế khác mà họ sẵn có, ngõ hầu lúc nào Giáo Hội cũng có những linh mục cần thiết để chu toàn sứ mênh Chúa trao phó» (LM 11). Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, chủ nhật IV sau lễ Phục Sinh (xem Théo.985; Thi Chương, « Ngày thế giới cầu nguyên cho ơn gọi », Giáo Xứ VN Paris, số 155.7.99, tr.10-14) là một việc làm chung hàng năm của cả Giáo Hội hoàn vũ, đáp lại những lời kêu gọi tha thiết của các Nghị Phụ.
Trách nhiệm riêng của Giám Mục.
Cùng với Đức Thánh Cha, các Giám Mục là những người có trách nhiệm hàng đầu về việc cổ võ ơn gọi tận hiến và tông đồ giáo dân. Chính các ngài « phải hết sức cổ võ ơn gọi làm linh mục hay tu dòng, nhất là hãy đặc biệt lưu tâm đến ơn gọi truyền giáo » (GM 15) Công Đồng dành cả số 15 trong sắc lệnh Truyền Giáo nhấn mạnh trách nhiệm của Giám Mục về ơn gọi truyền giáo. Vì « Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho một Giáo Phận nào đó, nhưng cho phần rỗi của toàn thế giới (...) nên ngài phải hết lòng cổ võ ơn kêu gọi thanh niên và cả giáo sĩ gia nhập các tổ chức truyền giáo (...) và còn yểm trợ ơn gọi ngay tại các xứ truyền giáo ». Có thể nói không giám mục nào mà không quan tâm đến vấn đề ơn gọi. Giám mục nào cũng tìm mọi cách phát triển ơn gọi linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận của mình. Nhưng nhìn vào các Giáo Hội trong các châu lục phồn thịnh và tân tiến, tôi thấy Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, tổng giám mục Paris nổi bật nhất, thành công tiêu biểu nhất. Khi ngài về nhậm chức (1980) tổng giáo phận Paris chỉ có từ 40 đến 50 chủng sinh. Mười năm sau, con số chủng sinh lên mức trung bình 120. Không phải chỉ nói đến con số, mà trước tiên phải nói đến cách tổ chức chủng viện, chương trình và phương thức huấn luyện chủng sinh. Ngày 31.06.02, đức Hồng Y sẽ truyền chức 19 tân linh mục. Riêng về ơn gọi truyền giáo, chúng ta phải nghĩ đến chương trình « Fidei Donum » do Đức Pio XII phát động năm 1957 mà nay vẫn còn thịnh vượng. Năm 1992, Giáo Hội Pháp gửi đi các xứ truyền giáo 273 linh mục thuộc 83 giáo phận (xem Théo 564). Sau cùng trong mỗi giáo phận hiện nay đều có một văn phòng ơn gọi do một linh mục và một số tu sĩ và giáo dân được đức giám mục trao trách nhiệm cổ võ ơn gọi.
Mọi Linh mục, đặc biệt các Cha Sở.
Với tiêu đề « Phải quan tâm đến việc cổ võ ơn gọi », Công Đồng dành cả số 11 của Sắc Lệnh về « Chức vụ và đời sống các Linh Mục » hầu mời gọi các linh mục, đặc biệt những linh mục làm mục vụ trong họ đạo phải quan tâm đặc biệt đến phận vụ khẩn trương này. Công Đồng dạy : « Các linh mục phải hết sức để tâm giải thích cho các tín hữu hiểu biết sự cao quý và cần thiết của chức Tư tế qua lời giảng dạy và qua chính đời sống mình, một đời sống bộc lộ rõ ràng tinh thần phục vụ và niềm vui phục sinh đích thực. Rồi sau khi thận trọng phán đoán những ai, hoặc còn trẻ, hoặc đã trưởng thành, có đủ tư cách thi hành chức vụ cao cả này, các ngài đừng ngại nỗ lực và sợ khó khăn để giúp họ dọn mình xứng đáng, cho đến một ngày kia, các Giám Mục có thể gọi họ, mà họ vẫn hoàn toàn tự do cả bên trong lẫn bên ngoài.(...) Do đó, Công Đồng hết sức khuyến khích các linh mục tham gia những hội cổ võ ơn gọi trong giáo phận hay trong toàn quốc ». Trên thực tế, từ lâu trước Công Đồng Vatican II, các linh mục, đặc biệt các Cha Sở, là người hướng dẫn, tuyển chọn, giới thiệu, giúp đỡ tất cả những người trẻ nào muốn theo ơn gọi linh mục, dòng tu hay tông đồ giáo dân. Vì thế, như ở Việt Nam, các ngài thường được gọi là «cha nuôi», «cha thiêng liêng» hay «cha cố» của các linh mục hay tu sĩ xuất thân từ họ đạo của các ngài. Công Đồng Đông Dương (1934) như đã đi trước Công Đồng Vatican II trong việc nhắc nhở các linh mục : « phải tỉnh thức phân biệt ơn gọi và tận tâm lấy lời giảng và việc hướng dẫn thiêng liêng mà cổ võ ơn gọi » (Hortamur omnes sacerdotes nostros, ut vigilanti zelo discernere vocationes, easque suscitare satagant praedicatione, directione spirituali.. .) (C.123). Đến lượt các cuốn Chỉ Nam của mỗi giáo phận, như Luật riêng của Địa Phận Hà Nội (1941) đã dành Đoạn II nói « Về sự chọn các chú bé cùng về các tràng chung địa phận » (Đ 7-27) : « Các cha phải lấy lòng chung mà lo cho có đủ học trò học trường địa phận, để sau nối việc mình mở đạo thánh Đức Chúa Lời và coi sóc linh hồn người ta. vừa tìm trẻ xem ra có ơn Chúa gọi, vừa giảng khuyên cha mẹ cho biết ơn Chúa gọi con mình vào nhà Đức Chúa Lời là ơn trọng, phải bằng lòng cho con nó theo ơn ấy, không được ngăn trở nó trái lẽ kẻo liều mình lỗi nặng » (Đ7). Trong hoàn cảnh mục vụ hiện nay tại hải ngoại, nhiều linh mục tổ chức « nhóm tìm hiểu ơn gọi » ngay trong Cộng Đoàn các ngài quản nhiệm, như cha Huỳnh Tấn Hải ở Oslo, Na uy (từ 1983) hay cha Mai Đức Vinh tại Giáo Xứ Việt Nam Paris (từ 1993). Cha Hải rất thành công trong sinh hoạt mục vụ ơn gọi này.
Các gia đình và các bậc Phụ Huynh.
Về các môi trường thuận lợi cho việc nảy sinh ơn gọi tận hiến, Công Đồng nêu bật nhất là « môi trường gia đình ». Công Đồng gọi gia đình là « môi trường thích hợp » (GH 35, MV 52), là « chủng viện đầu tiên » (ĐT 2), là « nôi ươm ơn gọi » (TG 11). Vì thế nhiều lần Công Đồng kêu gọi các phụ huynh : «Trong gia đình như một Giáo Hội nhỏ, ước gì cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái, cũng như phải cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con, và phải đặc biệt chăm sóc đến ơn kêu gọi làm linh mục (GH11). Các phụ huynh phải thận trọng giúp đỡ con cái trong việc lựa chọn ơn kêu gọi, và nếu thấy chúng có ơn tận hiến, họ phải tận tình nuôi dưỡng ơn gọi cho con cái » (TĐ 11). Cha mẹ phải giáo dục con cái thế nào để khi đến tuổi trưởng thành chúng có thể chọn bậc sống và theo ơn gọi, ngay cả ơn gọi tu trì, với ý thức trách nhiệm đầy đủ » (MV 52). Bản thân của kẻ viết bài này có một ấn tượng rất mạnh về ảnh hưởng « hướng dẫn, khích lệ và nâng đỡ » của cha mẹ và gia đình đối với ơn gọi của mình. Sau đây là mấy chứng từ của các linh mục Paris : Cha Jean-Luc Leverrier, 36 tuổi, chịu chức 1996 : «Một sợi chỉ hồng đã vướng buộc tôi từ nhỏ, đó là hiến dâng đời sống cho tha nhân. Nhiều hình ảnh đẹp của các linh mục tôi quen biết cũng như niềm vui nói về Thiên Chúa đã dẫn tôi tới chức linh mục. Ba mẹ tôi luôn cho tôi những gương sáng về tình thương vợ chồng, về đời sống bác ái, nhất là cầu nguyện và khuyến khích tôi theo ơn gọi » (Notre Dame de Paris, 27. 6.96, tr.18). Cha Jean-Philippe Favre, 31 tuổi, chịu chức 1998 : «Nhờ lời cầu nguyện và sự hướng dẫn của ba má, tôi đã nghĩ đến ơn gọi ngay khi lên 12-13 tuổi. Nhưng tôi chỉ đặt vấn đề khi tôi 18 tuổi chẵn, đặc biệt khi tôi làm trưởng hướng đạo.. .» (Notre Dame de Paris, số 739, 25.6.98, tr.5). Cha Stéphane Esclef, BTS về gia chánh, 30 tuổi : «... Điều tôi phải nói lên với lòng biết ơn, là tôi được bà nội của tôi nâng đỡ rất nhiều, bằng lời khích lệ, bằng kinh nguyện và bằng gương sáng đức tin. Chính bà nội đã dạy tôi cầu nguyện và làm những việc bác ái nho nhỏ mỗi ngày » (N.D. de Paris nt). Thày phó tế Vincent Ngô Viết Lục đã tâm sự với các em trong Nhóm Tìm Hiểu Ơn Gọi, Giáo Xứ VN Paris : «Ơn gọi của tôi trải qua nhiều sóng gió : hoàn cảnh ở Việt Nam không có chủng viện, không có tự do tỏ ra mình muốn đi tu, thiếu điều kiện theo học, nhất là học đại học và học các môn Thần Học, Thánh Kinh... Ngay khi đến Pháp, đặc biệt trong những năm đầu... Giữa bao khó khăn nhiều lúc tôi cảm thấy mình đuối sức, muốn hụt hơi, bỏ cuộc... Nhưng tôi có một sức mạnh, đó là biết rõ thầy mẹ tôi, anh chị em tôi vẫn nâng đỡ tôi bằng lời cầu nguyện, nhất là tôi không thể quên được một lời mà cho đến lúc chết bà nội tôi vẫn còn nói « Bà cầu nguyện hằng ngày cho cháu Lục theo ơn gọi » (chịu Phó Tế 01..04.02). Nữ tu Marie Phạm Thị Nguyệt dòng Đức Mẹ Lên Trời thổ lộ : « Sau khi quyết định theo ơn gọi, tôi còn yên lặng cầu nguyện hai, ba ngày trước khi đem ra nói với gia đình trong một bữa ăn tối. Cha mẹ tôi không cần suy nghĩ gì cả, phát lên « Như vậy thì còn gì hạnh phúc hơn. Dâng mình cho Chúa thì dù ở đâu cũng được. Đi theo Chúa thì phải từ bỏ tất cả là điều chắc. Nhưng tùy ý con quyết định, nhưng đó là cơ hội tốt, Chúa gọi con đó » (Giáo Xứ VN, số 173,5.01, tr. 19).
Cộng Đoàn và các nhà Giáo Dục.
Theo giáo huấn của Cộng Đồng, cộng đoàn hay giáo xứ là « môi trường thuận lợi cho việc trổ sinh ơn goi tận hiến hay tông đồ giáo dân » : «Cộng đoàn hay giáo xứ phải góp phần vào việc cổ võ ơn gọi. Vì đó là nơi thanh niên nam nữ tham dự vào đời sống phong phú của mình. Các giáo chức và tất cả những ai, bằng bất cứ cách nào, lo việc giáo dục thiếu nhi và thanh niên, nhất là những hội đoàn công giáo phải chú tâm đào luyện các thanh thiếu niên được ủy thác cho mình để các em có thể nhận ra ơn thiên triệu và sẵn lòng bước theo »(ĐT 2). « Các phụ huynh, giáo chức và tất cả những ai có trách nhiệm một phần nào đối với việc giáo dục thiếu nhi và thanh niên, phải dạy chúng làm sao để một khi nhận ra mối bận tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người, cũng như khi nhìn đến nhu cầu của Giáo Hội, họ sẵn sàng và quảng đại đáp lại lời Chúa kêu gọi, như tiên tri xưa « Này con đây, xin hãy sai con đi » (Is 6,8) (LM 11). Trong báo Hiệp Sống, số đặc biệt (9.10.72) kỷ niệm 350 năm thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm, chúng ta đọc thấy « 92% ơn các trẻ em nam và nữ đã được mớm về ơn gọi ngay khi còn học tiểu học với các dì phước hay thày cô đạo đức ». Ngay tại các nước Âu Mỹ, một trong những lý do lớn làm giảm sút ơn gọi có lẽ vì hầu hết các trường học không còn do các linh mục hay tu sĩ nắm giữ nữa. Sau đây là các chứng từ sống động. Cha Frédéric-Marc Balde, 34 tuổi, dược sĩ, viết «Sau khi từ Hồi giáo trở lại Kitô giáo, tôi đã khám phá ra con người của Đức Kitô, và nhờ những hoạt động tông đồ giữa cộng đoàn nhà thờ chính tòa Conaky, mà tôi nhận ra ơn gọi và quyết chí làm linh mục phục vụ các em xấu số, khuyết tật » (N.D. de Paris, 6.96, tr. 8). Cha Elie Haby, luật sư, gốc Liban lại cho hay «Tôi được ơn gọi từ khi tôi vào ban giúp lễ rồi vào hội Legio Mariae trong xứ đạo sinh quán » (nt). Và đây chị Phương Mai, Trinh Nữ Tận Hiến (khấn 5.5.01), nói về ơn gọi của chị : «Tôi tên là Phương Mai, được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy vào đêm Giáng Sinh năm 1950. Lúc đó tôi chưa ý thức được hồng ân mình vừa lãnh nhận : tôi vừa trở thành con Thiên Chúa tối cao, được bước vào đại gia đình. Sau khi được gia nhập gia đình kitô hữu, tôi đi sinh hoạt ở Giáo Xứ để gặp gỡ giới trẻ, đi chơi vui vẻ. Như bao nhiêu người con gái, tôi mơ ước gặp hoàng tử của lòng mình. Nhưng có một mơ ước mà tôi luôn luôn muốn đạt được là một tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ phai nhạt. Chỉ một cuộc tình và là cuộc tình duy nhất. Thế rồi, một ngày kia tôi vào sinh hoạt đoàn thiếu nhi Thánh Thể. Qua những cuộc cắm trại toàn đoàn, những buổi linh thao, những buổi tâm tình chia sẻ trong không khí cầu nguyện với anh chị em huynh trưởng, tôi đã nhận ra tình anh chị em của một đại gia đình. Càng cực khổ với nhau lại càng thấy gắn bó, dễ tha thứ và yêu thương nhau hơn ! Vì có Thánh Thần Chúa thúc đẩy : «Mọi người sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Thày nếu chúng con có lòng thương yêu nhau » (Ga 13,34-35)... » Và lần hồi, Phương Mai đã nhận ra ơn gọi Trinh Nữ Tận Hiến của chị. Ngày 05.05.01, ở giữa Cộng đoàn Giáo Xứ, chị đã chính thức tuyên khấn trong tay Đức cha Claude Frikart, đại diện cho đức Hồng Y Jean Marie Lustiger... Hiện nay chị vẫn tiếp tục lo giáo lý cho các em nhỏ và sinh hoạt với các bạn trẻ trong Cộng Đoàn.
Đôi lời kết : trình bày, cầu nguyện, gương sáng.
Như trên, chúng ta tựa vào giáo huấn của Công Đồng để nêu bật những người có trách nhiệm cổ võ ơn gọi : Toàn thể dân Chúa, Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Phụ Huynh, các nhà Giáo Dục và cả Cộng Đoàn. Đến đây, chúng ta còn phải lưu ý : theo Công Đồng, bất cứ ai muốn cổ võ ơn gọi không thể quên ba việc chính yếu phải làm : thứ nhất, mạnh dạn và kiên trì nói về giá trị đời sống tận hiến, linh mục, tu sĩ hay tông đồ giáo dân. Tôi đồng ý với bà Francoise-Anne trong nhận định « Sách báo, truyền hình, truyền thanh nói quá nhiều về giá trị đời sống gia đình, hạnh phúc lứa đôi, cần thiết của tính dục... mà ngay trong các báo công giáo, người ta nói quá ít về đời sống tu trì, tận hiến... Ấy là chưa kể đến những phản chứng đời tu (như các vụ linh mục lạm dụng tính dục trẻ em) được phanh phui và bêu rêu quá nhiều (Figaro, 14.05.02). Thứ hai, không một chương trình cổ võ ơn gọi nào mà không phải cầu nguyện. Chúa Thánh Thần mới là người cổ võ ơn gọi chính thức, chính Ngài mới « thổi đến đâu cũng được ». Cầu nguyện cho các người trẻ quảng đại và mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, mà cũng cầu nguyện cho những người đang sống ơn gọi. Một thành viên trong hội các Bà Mẹ Công Giáo nói với tôi nhiều lần : « không ngày nào con không cầu nguyện xin Chúa thêm ơn gọi linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân. Và dĩ nhiên con cũng cầu cho Đức Thánh Cha, cho các Giám Mục, cho hàng Linh Mục và cho các Chị, các Thày tất cả... Từ lâu con đã ý thức phải cầu nguyện theo ý hướng đó » Trong Sứ Điệp về ngày thứ 39 cầu nguyện cho Ơn Gọi, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô, sau khi đã trình bày nhiều khía cạnh về ơn gọi tận hiến, Ngài kết luận : « Chính cho tất cả những ơn gọi tận hiến này, mà hôm nay Tôi xin mọi người quan tâm đặc biệt đến việc tăng thêm lời cầu nguyện cho các ơn gọi » (C’est à ces vocations que j’invite tous à prêter aujourdhui une attention spéciale en intensifiant les prières pour elles)… Thứ ba là gương sáng, hay đúng hơn, « gương sống», giới trẻ hôm nay rất bén nhậy về điểm này. Họ thích những thần tượng ơn gọi tận hiến như Mẹ Têrêsa Calcutta, như Đức Gioan Phaolô II, như Abbé Pierre, như nữ tu Emmanuelle. Họ thích « những hình ảnh đẹp » của linh mục, tu sĩ hay của giáo dân đàn anh (cha Jean-Luc Leverrier). Lời nói bay đi, gương bày lôi cuốn. Lời giảng dạy cũng như lời cầu nguyện không tách rời khỏi đời sống chứng tá.(Giaoxuvn.org)
Tình trạng khẩn trương.
Từ sau đại chiến thứ hai, hiện tượng thiếu sút ơn gọi linh mục và tu sĩ mỗi ngày một trầm trọng, nhất là tại các nước Âu Mỹ. Không cần phải tìm đọc ở các sách báo thông thường chính các Nghị Phụ Công Đồng đã báo động tình trạng khẩn trương này : «Vì thiếu ơn gọi, và nhiều khi thiếu cách trầm trọng, nên có những Giáo Hội địa phương, tuy đã thành lập từ lâu, đang bị rơi vào tình trạng thóai hóa và suy yếu » (TG 19). Cụ thể là cuốn Niên Giám 2001 của Tòa Thánh cho chúng ta thấy : từ 1978 đến 2000, số linh mục giảm sút từ 420.971 xuống 405.178 số các nữ tu từ 990.768 xuống 801.185 (1).
Trách nhiệm chung của toàn thể Giáo Hội.
Có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một Công đồng chung báo động với Dân Chúa về tình trạng khẩn trương «thiếu ơn gọi» và đặt trách nhiệm cho mỗi tín hữu, giám mục, linh mục, giáo dân... : «Toàn thể cộng đoàn kitô hữu có bổn phận cổ võ các ơn thiên, mà trước hết phải tiến hành nghĩa vụ ấy, bằng một đời sống kitô hữu trọn vẹn. Các gia đình và các giáo xứ góp phần quan trọng vào việc đó... » (ĐT 2). Chỗ khác, Công Đồng kêu gọi : «Toàn dân Kitô phải được dạy dỗ để biết mình có bổn phận phải cộng tác bằng nhiều cách khác nhau : bằng lời cầu nguyện tha thiết cũng như bằng những phương thế khác mà họ sẵn có, ngõ hầu lúc nào Giáo Hội cũng có những linh mục cần thiết để chu toàn sứ mênh Chúa trao phó» (LM 11). Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, chủ nhật IV sau lễ Phục Sinh (xem Théo.985; Thi Chương, « Ngày thế giới cầu nguyên cho ơn gọi », Giáo Xứ VN Paris, số 155.7.99, tr.10-14) là một việc làm chung hàng năm của cả Giáo Hội hoàn vũ, đáp lại những lời kêu gọi tha thiết của các Nghị Phụ.
Trách nhiệm riêng của Giám Mục.
Cùng với Đức Thánh Cha, các Giám Mục là những người có trách nhiệm hàng đầu về việc cổ võ ơn gọi tận hiến và tông đồ giáo dân. Chính các ngài « phải hết sức cổ võ ơn gọi làm linh mục hay tu dòng, nhất là hãy đặc biệt lưu tâm đến ơn gọi truyền giáo » (GM 15) Công Đồng dành cả số 15 trong sắc lệnh Truyền Giáo nhấn mạnh trách nhiệm của Giám Mục về ơn gọi truyền giáo. Vì « Giám Mục được thánh hiến không phải chỉ cho một Giáo Phận nào đó, nhưng cho phần rỗi của toàn thế giới (...) nên ngài phải hết lòng cổ võ ơn kêu gọi thanh niên và cả giáo sĩ gia nhập các tổ chức truyền giáo (...) và còn yểm trợ ơn gọi ngay tại các xứ truyền giáo ». Có thể nói không giám mục nào mà không quan tâm đến vấn đề ơn gọi. Giám mục nào cũng tìm mọi cách phát triển ơn gọi linh mục, phó tế, tu sĩ, giáo dân trong giáo phận của mình. Nhưng nhìn vào các Giáo Hội trong các châu lục phồn thịnh và tân tiến, tôi thấy Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, tổng giám mục Paris nổi bật nhất, thành công tiêu biểu nhất. Khi ngài về nhậm chức (1980) tổng giáo phận Paris chỉ có từ 40 đến 50 chủng sinh. Mười năm sau, con số chủng sinh lên mức trung bình 120. Không phải chỉ nói đến con số, mà trước tiên phải nói đến cách tổ chức chủng viện, chương trình và phương thức huấn luyện chủng sinh. Ngày 31.06.02, đức Hồng Y sẽ truyền chức 19 tân linh mục. Riêng về ơn gọi truyền giáo, chúng ta phải nghĩ đến chương trình « Fidei Donum » do Đức Pio XII phát động năm 1957 mà nay vẫn còn thịnh vượng. Năm 1992, Giáo Hội Pháp gửi đi các xứ truyền giáo 273 linh mục thuộc 83 giáo phận (xem Théo 564). Sau cùng trong mỗi giáo phận hiện nay đều có một văn phòng ơn gọi do một linh mục và một số tu sĩ và giáo dân được đức giám mục trao trách nhiệm cổ võ ơn gọi.
Mọi Linh mục, đặc biệt các Cha Sở.
Với tiêu đề « Phải quan tâm đến việc cổ võ ơn gọi », Công Đồng dành cả số 11 của Sắc Lệnh về « Chức vụ và đời sống các Linh Mục » hầu mời gọi các linh mục, đặc biệt những linh mục làm mục vụ trong họ đạo phải quan tâm đặc biệt đến phận vụ khẩn trương này. Công Đồng dạy : « Các linh mục phải hết sức để tâm giải thích cho các tín hữu hiểu biết sự cao quý và cần thiết của chức Tư tế qua lời giảng dạy và qua chính đời sống mình, một đời sống bộc lộ rõ ràng tinh thần phục vụ và niềm vui phục sinh đích thực. Rồi sau khi thận trọng phán đoán những ai, hoặc còn trẻ, hoặc đã trưởng thành, có đủ tư cách thi hành chức vụ cao cả này, các ngài đừng ngại nỗ lực và sợ khó khăn để giúp họ dọn mình xứng đáng, cho đến một ngày kia, các Giám Mục có thể gọi họ, mà họ vẫn hoàn toàn tự do cả bên trong lẫn bên ngoài.(...) Do đó, Công Đồng hết sức khuyến khích các linh mục tham gia những hội cổ võ ơn gọi trong giáo phận hay trong toàn quốc ». Trên thực tế, từ lâu trước Công Đồng Vatican II, các linh mục, đặc biệt các Cha Sở, là người hướng dẫn, tuyển chọn, giới thiệu, giúp đỡ tất cả những người trẻ nào muốn theo ơn gọi linh mục, dòng tu hay tông đồ giáo dân. Vì thế, như ở Việt Nam, các ngài thường được gọi là «cha nuôi», «cha thiêng liêng» hay «cha cố» của các linh mục hay tu sĩ xuất thân từ họ đạo của các ngài. Công Đồng Đông Dương (1934) như đã đi trước Công Đồng Vatican II trong việc nhắc nhở các linh mục : « phải tỉnh thức phân biệt ơn gọi và tận tâm lấy lời giảng và việc hướng dẫn thiêng liêng mà cổ võ ơn gọi » (Hortamur omnes sacerdotes nostros, ut vigilanti zelo discernere vocationes, easque suscitare satagant praedicatione, directione spirituali.. .) (C.123). Đến lượt các cuốn Chỉ Nam của mỗi giáo phận, như Luật riêng của Địa Phận Hà Nội (1941) đã dành Đoạn II nói « Về sự chọn các chú bé cùng về các tràng chung địa phận » (Đ 7-27) : « Các cha phải lấy lòng chung mà lo cho có đủ học trò học trường địa phận, để sau nối việc mình mở đạo thánh Đức Chúa Lời và coi sóc linh hồn người ta. vừa tìm trẻ xem ra có ơn Chúa gọi, vừa giảng khuyên cha mẹ cho biết ơn Chúa gọi con mình vào nhà Đức Chúa Lời là ơn trọng, phải bằng lòng cho con nó theo ơn ấy, không được ngăn trở nó trái lẽ kẻo liều mình lỗi nặng » (Đ7). Trong hoàn cảnh mục vụ hiện nay tại hải ngoại, nhiều linh mục tổ chức « nhóm tìm hiểu ơn gọi » ngay trong Cộng Đoàn các ngài quản nhiệm, như cha Huỳnh Tấn Hải ở Oslo, Na uy (từ 1983) hay cha Mai Đức Vinh tại Giáo Xứ Việt Nam Paris (từ 1993). Cha Hải rất thành công trong sinh hoạt mục vụ ơn gọi này.
Các gia đình và các bậc Phụ Huynh.
Về các môi trường thuận lợi cho việc nảy sinh ơn gọi tận hiến, Công Đồng nêu bật nhất là « môi trường gia đình ». Công Đồng gọi gia đình là « môi trường thích hợp » (GH 35, MV 52), là « chủng viện đầu tiên » (ĐT 2), là « nôi ươm ơn gọi » (TG 11). Vì thế nhiều lần Công Đồng kêu gọi các phụ huynh : «Trong gia đình như một Giáo Hội nhỏ, ước gì cha mẹ là những người đầu tiên dùng gương lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái, cũng như phải cổ võ ơn gọi riêng của từng đứa con, và phải đặc biệt chăm sóc đến ơn kêu gọi làm linh mục (GH11). Các phụ huynh phải thận trọng giúp đỡ con cái trong việc lựa chọn ơn kêu gọi, và nếu thấy chúng có ơn tận hiến, họ phải tận tình nuôi dưỡng ơn gọi cho con cái » (TĐ 11). Cha mẹ phải giáo dục con cái thế nào để khi đến tuổi trưởng thành chúng có thể chọn bậc sống và theo ơn gọi, ngay cả ơn gọi tu trì, với ý thức trách nhiệm đầy đủ » (MV 52). Bản thân của kẻ viết bài này có một ấn tượng rất mạnh về ảnh hưởng « hướng dẫn, khích lệ và nâng đỡ » của cha mẹ và gia đình đối với ơn gọi của mình. Sau đây là mấy chứng từ của các linh mục Paris : Cha Jean-Luc Leverrier, 36 tuổi, chịu chức 1996 : «Một sợi chỉ hồng đã vướng buộc tôi từ nhỏ, đó là hiến dâng đời sống cho tha nhân. Nhiều hình ảnh đẹp của các linh mục tôi quen biết cũng như niềm vui nói về Thiên Chúa đã dẫn tôi tới chức linh mục. Ba mẹ tôi luôn cho tôi những gương sáng về tình thương vợ chồng, về đời sống bác ái, nhất là cầu nguyện và khuyến khích tôi theo ơn gọi » (Notre Dame de Paris, 27. 6.96, tr.18). Cha Jean-Philippe Favre, 31 tuổi, chịu chức 1998 : «Nhờ lời cầu nguyện và sự hướng dẫn của ba má, tôi đã nghĩ đến ơn gọi ngay khi lên 12-13 tuổi. Nhưng tôi chỉ đặt vấn đề khi tôi 18 tuổi chẵn, đặc biệt khi tôi làm trưởng hướng đạo.. .» (Notre Dame de Paris, số 739, 25.6.98, tr.5). Cha Stéphane Esclef, BTS về gia chánh, 30 tuổi : «... Điều tôi phải nói lên với lòng biết ơn, là tôi được bà nội của tôi nâng đỡ rất nhiều, bằng lời khích lệ, bằng kinh nguyện và bằng gương sáng đức tin. Chính bà nội đã dạy tôi cầu nguyện và làm những việc bác ái nho nhỏ mỗi ngày » (N.D. de Paris nt). Thày phó tế Vincent Ngô Viết Lục đã tâm sự với các em trong Nhóm Tìm Hiểu Ơn Gọi, Giáo Xứ VN Paris : «Ơn gọi của tôi trải qua nhiều sóng gió : hoàn cảnh ở Việt Nam không có chủng viện, không có tự do tỏ ra mình muốn đi tu, thiếu điều kiện theo học, nhất là học đại học và học các môn Thần Học, Thánh Kinh... Ngay khi đến Pháp, đặc biệt trong những năm đầu... Giữa bao khó khăn nhiều lúc tôi cảm thấy mình đuối sức, muốn hụt hơi, bỏ cuộc... Nhưng tôi có một sức mạnh, đó là biết rõ thầy mẹ tôi, anh chị em tôi vẫn nâng đỡ tôi bằng lời cầu nguyện, nhất là tôi không thể quên được một lời mà cho đến lúc chết bà nội tôi vẫn còn nói « Bà cầu nguyện hằng ngày cho cháu Lục theo ơn gọi » (chịu Phó Tế 01..04.02). Nữ tu Marie Phạm Thị Nguyệt dòng Đức Mẹ Lên Trời thổ lộ : « Sau khi quyết định theo ơn gọi, tôi còn yên lặng cầu nguyện hai, ba ngày trước khi đem ra nói với gia đình trong một bữa ăn tối. Cha mẹ tôi không cần suy nghĩ gì cả, phát lên « Như vậy thì còn gì hạnh phúc hơn. Dâng mình cho Chúa thì dù ở đâu cũng được. Đi theo Chúa thì phải từ bỏ tất cả là điều chắc. Nhưng tùy ý con quyết định, nhưng đó là cơ hội tốt, Chúa gọi con đó » (Giáo Xứ VN, số 173,5.01, tr. 19).
Cộng Đoàn và các nhà Giáo Dục.
Theo giáo huấn của Cộng Đồng, cộng đoàn hay giáo xứ là « môi trường thuận lợi cho việc trổ sinh ơn goi tận hiến hay tông đồ giáo dân » : «Cộng đoàn hay giáo xứ phải góp phần vào việc cổ võ ơn gọi. Vì đó là nơi thanh niên nam nữ tham dự vào đời sống phong phú của mình. Các giáo chức và tất cả những ai, bằng bất cứ cách nào, lo việc giáo dục thiếu nhi và thanh niên, nhất là những hội đoàn công giáo phải chú tâm đào luyện các thanh thiếu niên được ủy thác cho mình để các em có thể nhận ra ơn thiên triệu và sẵn lòng bước theo »(ĐT 2). « Các phụ huynh, giáo chức và tất cả những ai có trách nhiệm một phần nào đối với việc giáo dục thiếu nhi và thanh niên, phải dạy chúng làm sao để một khi nhận ra mối bận tâm của Chúa đối với đoàn chiên Người, cũng như khi nhìn đến nhu cầu của Giáo Hội, họ sẵn sàng và quảng đại đáp lại lời Chúa kêu gọi, như tiên tri xưa « Này con đây, xin hãy sai con đi » (Is 6,8) (LM 11). Trong báo Hiệp Sống, số đặc biệt (9.10.72) kỷ niệm 350 năm thành lập Thánh Bộ Truyền Bá Phúc Âm, chúng ta đọc thấy « 92% ơn các trẻ em nam và nữ đã được mớm về ơn gọi ngay khi còn học tiểu học với các dì phước hay thày cô đạo đức ». Ngay tại các nước Âu Mỹ, một trong những lý do lớn làm giảm sút ơn gọi có lẽ vì hầu hết các trường học không còn do các linh mục hay tu sĩ nắm giữ nữa. Sau đây là các chứng từ sống động. Cha Frédéric-Marc Balde, 34 tuổi, dược sĩ, viết «Sau khi từ Hồi giáo trở lại Kitô giáo, tôi đã khám phá ra con người của Đức Kitô, và nhờ những hoạt động tông đồ giữa cộng đoàn nhà thờ chính tòa Conaky, mà tôi nhận ra ơn gọi và quyết chí làm linh mục phục vụ các em xấu số, khuyết tật » (N.D. de Paris, 6.96, tr. 8). Cha Elie Haby, luật sư, gốc Liban lại cho hay «Tôi được ơn gọi từ khi tôi vào ban giúp lễ rồi vào hội Legio Mariae trong xứ đạo sinh quán » (nt). Và đây chị Phương Mai, Trinh Nữ Tận Hiến (khấn 5.5.01), nói về ơn gọi của chị : «Tôi tên là Phương Mai, được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy vào đêm Giáng Sinh năm 1950. Lúc đó tôi chưa ý thức được hồng ân mình vừa lãnh nhận : tôi vừa trở thành con Thiên Chúa tối cao, được bước vào đại gia đình. Sau khi được gia nhập gia đình kitô hữu, tôi đi sinh hoạt ở Giáo Xứ để gặp gỡ giới trẻ, đi chơi vui vẻ. Như bao nhiêu người con gái, tôi mơ ước gặp hoàng tử của lòng mình. Nhưng có một mơ ước mà tôi luôn luôn muốn đạt được là một tình yêu vĩnh cửu, không bao giờ phai nhạt. Chỉ một cuộc tình và là cuộc tình duy nhất. Thế rồi, một ngày kia tôi vào sinh hoạt đoàn thiếu nhi Thánh Thể. Qua những cuộc cắm trại toàn đoàn, những buổi linh thao, những buổi tâm tình chia sẻ trong không khí cầu nguyện với anh chị em huynh trưởng, tôi đã nhận ra tình anh chị em của một đại gia đình. Càng cực khổ với nhau lại càng thấy gắn bó, dễ tha thứ và yêu thương nhau hơn ! Vì có Thánh Thần Chúa thúc đẩy : «Mọi người sẽ nhận biết chúng con là môn đệ của Thày nếu chúng con có lòng thương yêu nhau » (Ga 13,34-35)... » Và lần hồi, Phương Mai đã nhận ra ơn gọi Trinh Nữ Tận Hiến của chị. Ngày 05.05.01, ở giữa Cộng đoàn Giáo Xứ, chị đã chính thức tuyên khấn trong tay Đức cha Claude Frikart, đại diện cho đức Hồng Y Jean Marie Lustiger... Hiện nay chị vẫn tiếp tục lo giáo lý cho các em nhỏ và sinh hoạt với các bạn trẻ trong Cộng Đoàn.
Đôi lời kết : trình bày, cầu nguyện, gương sáng.
Như trên, chúng ta tựa vào giáo huấn của Công Đồng để nêu bật những người có trách nhiệm cổ võ ơn gọi : Toàn thể dân Chúa, Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Phụ Huynh, các nhà Giáo Dục và cả Cộng Đoàn. Đến đây, chúng ta còn phải lưu ý : theo Công Đồng, bất cứ ai muốn cổ võ ơn gọi không thể quên ba việc chính yếu phải làm : thứ nhất, mạnh dạn và kiên trì nói về giá trị đời sống tận hiến, linh mục, tu sĩ hay tông đồ giáo dân. Tôi đồng ý với bà Francoise-Anne trong nhận định « Sách báo, truyền hình, truyền thanh nói quá nhiều về giá trị đời sống gia đình, hạnh phúc lứa đôi, cần thiết của tính dục... mà ngay trong các báo công giáo, người ta nói quá ít về đời sống tu trì, tận hiến... Ấy là chưa kể đến những phản chứng đời tu (như các vụ linh mục lạm dụng tính dục trẻ em) được phanh phui và bêu rêu quá nhiều (Figaro, 14.05.02). Thứ hai, không một chương trình cổ võ ơn gọi nào mà không phải cầu nguyện. Chúa Thánh Thần mới là người cổ võ ơn gọi chính thức, chính Ngài mới « thổi đến đâu cũng được ». Cầu nguyện cho các người trẻ quảng đại và mau mắn đáp lại tiếng Chúa gọi, mà cũng cầu nguyện cho những người đang sống ơn gọi. Một thành viên trong hội các Bà Mẹ Công Giáo nói với tôi nhiều lần : « không ngày nào con không cầu nguyện xin Chúa thêm ơn gọi linh mục, tu sĩ và tông đồ giáo dân. Và dĩ nhiên con cũng cầu cho Đức Thánh Cha, cho các Giám Mục, cho hàng Linh Mục và cho các Chị, các Thày tất cả... Từ lâu con đã ý thức phải cầu nguyện theo ý hướng đó » Trong Sứ Điệp về ngày thứ 39 cầu nguyện cho Ơn Gọi, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô, sau khi đã trình bày nhiều khía cạnh về ơn gọi tận hiến, Ngài kết luận : « Chính cho tất cả những ơn gọi tận hiến này, mà hôm nay Tôi xin mọi người quan tâm đặc biệt đến việc tăng thêm lời cầu nguyện cho các ơn gọi » (C’est à ces vocations que j’invite tous à prêter aujourdhui une attention spéciale en intensifiant les prières pour elles)… Thứ ba là gương sáng, hay đúng hơn, « gương sống», giới trẻ hôm nay rất bén nhậy về điểm này. Họ thích những thần tượng ơn gọi tận hiến như Mẹ Têrêsa Calcutta, như Đức Gioan Phaolô II, như Abbé Pierre, như nữ tu Emmanuelle. Họ thích « những hình ảnh đẹp » của linh mục, tu sĩ hay của giáo dân đàn anh (cha Jean-Luc Leverrier). Lời nói bay đi, gương bày lôi cuốn. Lời giảng dạy cũng như lời cầu nguyện không tách rời khỏi đời sống chứng tá.(Giaoxuvn.org)