Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam - Canberra
Canberra, những ngày cuối Xuân thật đẹp, khi những hàng sồi cao vút dọc theo các con đường chính của thủ đô trơ trọi không một chiếc lá vào mùa Đông, mà nay lá cành sum suê. Các dãy bạch đàn, loại cây thổ địa (native trees) cũng đâm chồi nảy lộc tạo ra một màu xanh tươi mát và tràn đầy sức sống. Hoa nở rộ khắp nhà, khắp phố cùng tiếng chim hót líu lo cũng làm lòng người thêm rộn ràng. Mùa Xuân Canberra đẹp và êm đềm quá!
Cùng hòa mình vào Giáo Hội hoàn vũ, cộng đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam–Canberra có những sinh hoạt đáng ghi nhớ như sau:
Cựu Sinh Viên Đại Học Công Giáo Minh Đức từ khắp nơi trẩy về thủ đô Canberra để họp mặt và đã đến dâng thánh lễ với cộng đoàn vào Chúa Nhật 18-10-2015. Trong thánh lễ, cha Tuyên Úy và cộng đoàn cầu chúc các cựu sinh viên có được buổi hội ngộ thành công và nhất là tiếp tục hăng say sống tinh thần Minh Đức. Được biết, Viện Đại học Minh Đức do cha Bửu Dưỡng và Hội Minh Trí xây dựng từ tháng 9 năm 1970 với năm phân khoa đại học: Kỹ thuật canh nông, Khoa học thực dụng, Kinh tế thương mại, Triết học, và Y khoa. Đến tháng 12 năm 1972 thì trường chính thức nhận được giấy phép hoạt động dưới tên Viện Đại học Minh Đức. Trường tọa lạc tại số 6 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định. Sau biến cố 30-04-1975, Viện Đại học Minh Đức bị xóa tên.
Chúa Nhật 25-10-2015: kết tháng Mân Côi. Thật là một vinh dự cho Cộng Đoàn, năm nay có Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana đến dâng lễ với cộng đoàn. Đức Khâm Sứ (ĐKS) sinh năm 1948 tại tỉnh Naga, Phi-Luật-Tân, và có lẽ cùng là người Á-châu nên giáo dân trong cộng đoàn cảm thấy rất gần gũi với ngài. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến CĐCGVN-Canberra gắn bó mật thiết với Tòa Khâm Sứ (TKS) là hầu hết các nhân viên TKS lại là các Sơ Dòng Trinh Vương Úc châu (Sisters of Mary Queen) người Việt. Vâng, với chiếc áo dòng màu xám đơn sơ, sống cuộc đời tận hiến và thánh thiện, các Sơ lại đảm trách công việc nặng nề của các nhân viên tòa đại sứ. Trên phương diện ngoại giao hay hành chánh thì TKS cũng giống như bất cứ một tòa đại sứ nào khác.
Hàng tuần người ta luôn thấy một chiếc xe nhỏ, mang bảng số DCnnn đến nhà thờ Thánh Tô Ma Tông Đồ trước 3 giờ chiều, người lái xe mang biển số ngoại giao đoàn (Diplomat Car), không phải là một nhân viên ngoại giao mà lại là một Sơ Dòng Trinh Vương từ TKS đến dạy giáo lý cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT). Hy vọng CĐCGVN-Canberra ngày càng gắn bó hơn với TKS. Mỗi lần có dịp đến thăm TKS tại thủ đô Canberra, tôi lại chợt nhớ về Tòa Khâm Sứ Việt Nam, tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Sao Tòa Khâm Sứ tại Việt Nam lại chịu hẩm hiu đến như vậy!
Trong dịp này ĐKS đã chúc lành cho các thừa tác viên công bố lời Chúa, và thừa tác viên đặc biệt (cho Rước Lễ) trong ghi thức Sai Đi.
Cộng đoàn có thói quen, trong những dịp lễ lớn, mỗi gia đình đem đến một món ăn mà người Úc thường gọi là ‘bring a dish’, để cùng chung chia với nhau sau thánh lễ. Được biết ĐKS nói lưu loát các thứ tiếng: Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Ngài nói chuyện tiếng Anh với mọi người, và chính người viết được nghe ĐKS nói chuyện bằng tiếng Pháp với một vị cao niên trong cộng đoàn, mà nghe cứ tưởng hai người Tây nói chuyện với nhau, hay quá!. Người Pháp luôn tự hào về ngôn ngữ của họ là phải.
Tạm biệt Sr Trâm, vừa hoàn tất chương trình thần học tại Úc, ngày mai trở về nhà Dòng bên Việt Nam
Cộng đoàn rất gắn bó với giáo xứ Thánh Tô Ma Tông Đồ, Kambah, tham gia hầu hết các sinh hoạt của giáo xứ Úc. Có những đóng góp cụ thể như các dự án: nới rộng nhà xứ, dựng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên nhà thờ, gắn kiếng màu mỹ thuật có hình bàn tay Thánh Tô Ma xỏ tay vào Dấu Thánh, gây quỹ làm mái hiên cuối nhà thờ, tích cực đóng góp và tham dự buổi hội chợ (Fête) vào thứ Bảy 14-11-2015.
Cộng đoàn đã chuẩn bị cho ngày Fête của giáo xứ từ nhiều tháng trước. Những món ăn thuần túy Việt Nam được chuẩn bị công phu và rất được khách tham dự hội chợ chiếu cố, giúp giáo xứ Úc gây quỹ được khá nhiều.
CĐCGVN-Canberra tuy nhỏ, nhưng có hai ca đoàn hoạt động rất tích cực. Ca đoàn Dũng Lạc (ca đoàn lớn), và ca đoàn TNTT. Ngoại trừ ca trưởng từ ca đoàn Dũng Lạc phái sang, hầu hết các em đều sinh ra và lớn lên tại Úc, nhưng các em hát lễ và đọc sách bằng tiếng Việt rất trôi chảy. Tham gia Phong Trào TNTN, học giáo lý, hát trong ca đoàn còn là cơ hội để các em trau dồi tiếng Việt rất hiệu quả.
Hành hương Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN) tại Penrose Park.
Năm nay CĐCGVN-Canberra lại cùng nhau đi hành hương Penrose Park vào Chúa Nhật 22-11-2015, và cũng là ngày cộng đoàn long trọng mừng lễ CTTĐVN. Mỗi năm một lần, người Công Giáo Việt Nam vùng thủ đô tựu về Penrose Park, một vùng núi rừng hoang vu, để cùng dâng lời kinh tiếng hát, tưởng nhớ đến các tiền nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin Công Giáo. Hơn thế nữa, vì lòng ngưỡng mộ và tôn kính CTTĐVN, người Công Giáo Việt Nam Canberra đã chọn CTTĐVN làm bổn mạng của cộng đoàn.
Đền CTTĐVN được xây dựng tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park do Dòng Ẩn tu Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ là PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, N.S.W. 2577. Điểm hành hương cách thủ đô Canberra 144Km hay 1 giờ 35 phút lái xe, dọc theo xa lộ Hume (M31) trên đường đi Sydney. Đền CTTĐVN có gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Có tượng Đức Mẹ Lavang phía trước đền.
Dù trôi dạt đến bất kỳ góc biển chân trời nào, người Công Giáo Việt Nam luôn nhớ về nguồn gốc của mình, hãnh diện là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và luôn khẩn cầu: “Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”. Và, như Đức Hy F.X. Nguyễn Văn Thuận đã căn dặn trong bài Con Có Một Tổ Quốc là hãy:
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Hồng Việt – Canberra, November 2015
Cùng hòa mình vào Giáo Hội hoàn vũ, cộng đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Việt Nam–Canberra có những sinh hoạt đáng ghi nhớ như sau:
Cựu Sinh Viên Đại Học Công Giáo Minh Đức từ khắp nơi trẩy về thủ đô Canberra để họp mặt và đã đến dâng thánh lễ với cộng đoàn vào Chúa Nhật 18-10-2015. Trong thánh lễ, cha Tuyên Úy và cộng đoàn cầu chúc các cựu sinh viên có được buổi hội ngộ thành công và nhất là tiếp tục hăng say sống tinh thần Minh Đức. Được biết, Viện Đại học Minh Đức do cha Bửu Dưỡng và Hội Minh Trí xây dựng từ tháng 9 năm 1970 với năm phân khoa đại học: Kỹ thuật canh nông, Khoa học thực dụng, Kinh tế thương mại, Triết học, và Y khoa. Đến tháng 12 năm 1972 thì trường chính thức nhận được giấy phép hoạt động dưới tên Viện Đại học Minh Đức. Trường tọa lạc tại số 6 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định. Sau biến cố 30-04-1975, Viện Đại học Minh Đức bị xóa tên.
Chúa Nhật 25-10-2015: kết tháng Mân Côi. Thật là một vinh dự cho Cộng Đoàn, năm nay có Đức Khâm Sứ Tòa Thánh Adolfo Tito Yllana đến dâng lễ với cộng đoàn. Đức Khâm Sứ (ĐKS) sinh năm 1948 tại tỉnh Naga, Phi-Luật-Tân, và có lẽ cùng là người Á-châu nên giáo dân trong cộng đoàn cảm thấy rất gần gũi với ngài. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến CĐCGVN-Canberra gắn bó mật thiết với Tòa Khâm Sứ (TKS) là hầu hết các nhân viên TKS lại là các Sơ Dòng Trinh Vương Úc châu (Sisters of Mary Queen) người Việt. Vâng, với chiếc áo dòng màu xám đơn sơ, sống cuộc đời tận hiến và thánh thiện, các Sơ lại đảm trách công việc nặng nề của các nhân viên tòa đại sứ. Trên phương diện ngoại giao hay hành chánh thì TKS cũng giống như bất cứ một tòa đại sứ nào khác.
Hàng tuần người ta luôn thấy một chiếc xe nhỏ, mang bảng số DCnnn đến nhà thờ Thánh Tô Ma Tông Đồ trước 3 giờ chiều, người lái xe mang biển số ngoại giao đoàn (Diplomat Car), không phải là một nhân viên ngoại giao mà lại là một Sơ Dòng Trinh Vương từ TKS đến dạy giáo lý cho các em Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT). Hy vọng CĐCGVN-Canberra ngày càng gắn bó hơn với TKS. Mỗi lần có dịp đến thăm TKS tại thủ đô Canberra, tôi lại chợt nhớ về Tòa Khâm Sứ Việt Nam, tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Sao Tòa Khâm Sứ tại Việt Nam lại chịu hẩm hiu đến như vậy!
Trong dịp này ĐKS đã chúc lành cho các thừa tác viên công bố lời Chúa, và thừa tác viên đặc biệt (cho Rước Lễ) trong ghi thức Sai Đi.
Cộng đoàn có thói quen, trong những dịp lễ lớn, mỗi gia đình đem đến một món ăn mà người Úc thường gọi là ‘bring a dish’, để cùng chung chia với nhau sau thánh lễ. Được biết ĐKS nói lưu loát các thứ tiếng: Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha. Ngài nói chuyện tiếng Anh với mọi người, và chính người viết được nghe ĐKS nói chuyện bằng tiếng Pháp với một vị cao niên trong cộng đoàn, mà nghe cứ tưởng hai người Tây nói chuyện với nhau, hay quá!. Người Pháp luôn tự hào về ngôn ngữ của họ là phải.
Tạm biệt Sr Trâm, vừa hoàn tất chương trình thần học tại Úc, ngày mai trở về nhà Dòng bên Việt Nam
Cộng đoàn rất gắn bó với giáo xứ Thánh Tô Ma Tông Đồ, Kambah, tham gia hầu hết các sinh hoạt của giáo xứ Úc. Có những đóng góp cụ thể như các dự án: nới rộng nhà xứ, dựng Đàng Thánh Giá trong khuôn viên nhà thờ, gắn kiếng màu mỹ thuật có hình bàn tay Thánh Tô Ma xỏ tay vào Dấu Thánh, gây quỹ làm mái hiên cuối nhà thờ, tích cực đóng góp và tham dự buổi hội chợ (Fête) vào thứ Bảy 14-11-2015.
Cộng đoàn đã chuẩn bị cho ngày Fête của giáo xứ từ nhiều tháng trước. Những món ăn thuần túy Việt Nam được chuẩn bị công phu và rất được khách tham dự hội chợ chiếu cố, giúp giáo xứ Úc gây quỹ được khá nhiều.
CĐCGVN-Canberra tuy nhỏ, nhưng có hai ca đoàn hoạt động rất tích cực. Ca đoàn Dũng Lạc (ca đoàn lớn), và ca đoàn TNTT. Ngoại trừ ca trưởng từ ca đoàn Dũng Lạc phái sang, hầu hết các em đều sinh ra và lớn lên tại Úc, nhưng các em hát lễ và đọc sách bằng tiếng Việt rất trôi chảy. Tham gia Phong Trào TNTN, học giáo lý, hát trong ca đoàn còn là cơ hội để các em trau dồi tiếng Việt rất hiệu quả.
Hành hương Đền Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (CTTĐVN) tại Penrose Park.
Năm nay CĐCGVN-Canberra lại cùng nhau đi hành hương Penrose Park vào Chúa Nhật 22-11-2015, và cũng là ngày cộng đoàn long trọng mừng lễ CTTĐVN. Mỗi năm một lần, người Công Giáo Việt Nam vùng thủ đô tựu về Penrose Park, một vùng núi rừng hoang vu, để cùng dâng lời kinh tiếng hát, tưởng nhớ đến các tiền nhân đã anh dũng hy sinh mạng sống để bảo vệ đức tin Công Giáo. Hơn thế nữa, vì lòng ngưỡng mộ và tôn kính CTTĐVN, người Công Giáo Việt Nam Canberra đã chọn CTTĐVN làm bổn mạng của cộng đoàn.
Đền CTTĐVN được xây dựng tại một vị trí rất đẹp trong khu đất linh thiêng Penrose Park do Dòng Ẩn tu Pauline Fathers hay còn gọi là Dòng Ẩn tu Thánh Phao Lồ (The Order of Saint Paul the First Hermit) cai quản. Địa chỉ là PAULINE FATHERS' MONASTERY ‘PENROSE PARK’ 120 Hanging Rock Road BERRIMA, N.S.W. 2577. Điểm hành hương cách thủ đô Canberra 144Km hay 1 giờ 35 phút lái xe, dọc theo xa lộ Hume (M31) trên đường đi Sydney. Đền CTTĐVN có gắn hai bảng đồng ghi danh 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Có tượng Đức Mẹ Lavang phía trước đền.
Dù trôi dạt đến bất kỳ góc biển chân trời nào, người Công Giáo Việt Nam luôn nhớ về nguồn gốc của mình, hãnh diện là con cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, và luôn khẩn cầu: “Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an, cho Việt Nam qua phút nguy nan”. Và, như Đức Hy F.X. Nguyễn Văn Thuận đã căn dặn trong bài Con Có Một Tổ Quốc là hãy:
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Hồng Việt – Canberra, November 2015