Bộ Nông nghiệp Nhật Bản xác nhận đã phát hiện thêm một trường hợp cúm gia cầm tại một trang trại ở Kyoto.
Các quan chức Nhật nói đã có hơn 60 ngàn gà chết tại trại này trong tuần vừa qua.
Tỉnh trưởng Kyoto thì cho biết mặc dù việc này xảy ra trong suốt một tuần nhưng nông dân đã không báo cho cảnh sát và vẫn tiếp tục gửi gà đi chế biến.
Cho tới nay tổng cộng 10 nước châu Á đã bị ảnh hưởng của cúm gà. Đã có 22 người thiệt mạng vì bệnh này ở Việt Nam và Thái Lan.
Nhật Bản trước đó đã hy vọng sẽ tuyên bố là không còn bệnh sau khoảng một tháng không có thêm ca lây nhiễm mới kể từ trường hợp đầu tiên ghi nhận vào giữa tháng Một.
Thế nhưng nay thì Nhật đã có thêm hai trường hợp mới, và người ta đang điều tra ca nghi nhiễm thứ tư tại tỉnh Nagano miền Trung nước này.
Trong cuộc họp tại Bangkok về chủ đề chế ngự nạn dịch, các chuyên gia nói cần ít nhất 500 triệu đôla để xóa sổ virus cúm gia cầm tại châu Á và tái tạo lại đàn gia cầm ở khu vực này.
Vào cuối cuộc họp kéo dài ba ngày, người đứng đầu Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) nhận định rằng phần lớn ngân quỹ đó sẽ phải do các nước đang có dịch gánh vác.
"Rõ ràng là những nước đang phải tiến hành tiêu hủy gà bệnh, bồi thường cho nông dân và tái gây dựng đàn gia cầm sẽ phải bỏ tiền ra làm những việc đó," ông Samuel Jutzi, chuyên gia thú y trưởng của FAO, nói.
Các quan chức và chuyên gia từ 23 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế có mặt tại hội nghị đã thống nhất tăng cường phối hợp hành động để đẩy lùi dịch bệnh.
Các nhà tài trợ đã cam kết 10 triệu đô la để giúp các nước bị bệnh cải thiện hệ thống phòng dịch và thành lập một cơ quan liên vùng để theo dõi quá trình này.
Mặc dù các đợt dịch trước ở châu Âu và Hoa Kỳ bị đẩy lùi trong khoảng sáu tháng, tại châu Á tình hình xem ra khó khăn hơn mặc dù các nước đã giết gà hàng loạt.
Các chuyên gia cảnh báo có thể sẽ mất ít nhất một năm hoặc là lâu hơn rồi châu Á mới hết bệnh.
"Nếu như các nước không tăng cường các biện pháp và quốc tế không tăng cường giúp đỡ các quốc gia mắc dịch thì sẽ phải mất một vài năm," ông Joseph Domenech, giám đốc bộ phận thú y của FAO, nhận định.
Các quan chức Nhật nói đã có hơn 60 ngàn gà chết tại trại này trong tuần vừa qua.
Tỉnh trưởng Kyoto thì cho biết mặc dù việc này xảy ra trong suốt một tuần nhưng nông dân đã không báo cho cảnh sát và vẫn tiếp tục gửi gà đi chế biến.
Cho tới nay tổng cộng 10 nước châu Á đã bị ảnh hưởng của cúm gà. Đã có 22 người thiệt mạng vì bệnh này ở Việt Nam và Thái Lan.
Nhật Bản trước đó đã hy vọng sẽ tuyên bố là không còn bệnh sau khoảng một tháng không có thêm ca lây nhiễm mới kể từ trường hợp đầu tiên ghi nhận vào giữa tháng Một.
Thế nhưng nay thì Nhật đã có thêm hai trường hợp mới, và người ta đang điều tra ca nghi nhiễm thứ tư tại tỉnh Nagano miền Trung nước này.
Trong cuộc họp tại Bangkok về chủ đề chế ngự nạn dịch, các chuyên gia nói cần ít nhất 500 triệu đôla để xóa sổ virus cúm gia cầm tại châu Á và tái tạo lại đàn gia cầm ở khu vực này.
Vào cuối cuộc họp kéo dài ba ngày, người đứng đầu Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) nhận định rằng phần lớn ngân quỹ đó sẽ phải do các nước đang có dịch gánh vác.
"Rõ ràng là những nước đang phải tiến hành tiêu hủy gà bệnh, bồi thường cho nông dân và tái gây dựng đàn gia cầm sẽ phải bỏ tiền ra làm những việc đó," ông Samuel Jutzi, chuyên gia thú y trưởng của FAO, nói.
Các quan chức và chuyên gia từ 23 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế có mặt tại hội nghị đã thống nhất tăng cường phối hợp hành động để đẩy lùi dịch bệnh.
Các nhà tài trợ đã cam kết 10 triệu đô la để giúp các nước bị bệnh cải thiện hệ thống phòng dịch và thành lập một cơ quan liên vùng để theo dõi quá trình này.
Mặc dù các đợt dịch trước ở châu Âu và Hoa Kỳ bị đẩy lùi trong khoảng sáu tháng, tại châu Á tình hình xem ra khó khăn hơn mặc dù các nước đã giết gà hàng loạt.
Các chuyên gia cảnh báo có thể sẽ mất ít nhất một năm hoặc là lâu hơn rồi châu Á mới hết bệnh.
"Nếu như các nước không tăng cường các biện pháp và quốc tế không tăng cường giúp đỡ các quốc gia mắc dịch thì sẽ phải mất một vài năm," ông Joseph Domenech, giám đốc bộ phận thú y của FAO, nhận định.