Vào hôm 24 tháng 2 vừa qua, Đức hồng Y George Pell có viết bài bình luận của Ngài về bộ phim “Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu”, và nó đã được đăng trong tờ báo “Điện Tín Ngày Chủ Nhật”, và được phổ biến trên trang web của Tổng Giáo Phận. Và sau đây là bài bình luận của Ngài:

Thứ Tư Lễ Tro, và cũng là ngày bộ phim “Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu” của đạo diễn Mel Gibson được trình chiếu rộng rãi cho đại chúng trên khắp thế giới. Cuốn phim mô tả lại 12 giờ đồng hồ cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.

Bộ phim “Cuộc Thương Khó” đã gây ra được tiếng vang lớn trước khi nó được trình chiếu, hơn hẳn tất cả các bộ phim khác trong giai đoạn trình chiếu thử chính là nhờ cách thức quảng cáo tài tình, cộng với sự quá khích chống lại tôn giáo, lẫn việc lo ngại rằng phim mang tính cách chống lại phong cách Sêmít.

Xét về mặt nghệ thuật lẫn kỷ thuật, thì cuốn phim quả đúng là một kiệt tác mang tính chất hiện đại. Quả là chẳng có lố bịch tí nào khi đem nó ra so sánh với những bức tranh họa của Caravaggio, một họa sĩ nổi tiếng bậc thầy của Ý, bởi vẽ đẹp và tính chất kịch nghệ của nó. Bộ phim mang tính thuần túy siêu nhiên, dẫu rằng có hơi bạo động nhưng nó không có tính lảng mạn, gợi tình như là những bức tranh sơn dầu của Caravaggio.

Bộ phim “Cuộc Thương Khó” thuộc về thế kỷ 20, một thế kỷ đầy sự hung ác và bạo tàn nhất trong lịch sử, vì sự thô bạo của nó đã lộ quá rõ và hiện hãy còn tiếp tục. Vết nhơ của nó thì còn tệ hại hơn việc đóng đinh Thiên Chúa vào thập tự giá.

Nó giống như “trái tim anh dũng” trong bộ phim của đạo diễn Gibson, hay còn hơn thế nữa và cứ muốn đương đầu-về điểm này, tôi nghĩ, người xem cần phải được thức tỉnh. Là một người có niềm tin, tôi nhận thấy bộ phim quá phũ phàng, và có vài đoạn, tôi phải khóc.

Và dĩ nhiên, bộ phim chính là thuốc giải độc, làm sáng mắt cho những ai nghĩ rằng cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu giống hệt như một buổi tiệc trà ban chiều vậy. Chúa Giêsu không phải là một người tầm thường cũng như chẳng phải là một người đa cảm.

Bộ phim không phải là một cảnh diễn dịch văn chương dựa sát theo những chi tiết của Phúc Âm, nhưng nó là một công trình nghệ thuật mà qua đó những xung khắc dữ dội giữa thiện và ác được diễn tả lại bằng những hình tượng cụ thể. Các Ác được nhân cách hóa qua hình ảnh lưỡng tính kinh hãi của một người phụ nữ với giọng đàn ông, và lúc khác thì lại như một thụ tạo bé nhỏ kinh tởm. Chúa Giêsu đạp trên con rắn (chính là ma qủy) trong cơn hấp hối tại vườn Gethsemane.

Nữ diễn viên Maia Morgenstern, một người Do Thái gốc La Mã, đóng vai Đức Mẹ Maria, Mẹ của Thiên Chúa, đã thể hiện vai diễn của mình một cách trọn vẹn và tài tình. Sự mạnh mẽ cùng với lòng nhân hậu, nét đẹp và tính chịu đựng, là những nét đặc thù của một người mẹ, xứng đáng là mẫu gương là đại diện cho các thầy cô giáo và các nhân viên quần chúng đang bị ngược đãi, hành hạ.

Đối với tôi, tất cả các nam diễn viên trước đây đã từng thủ vai Chúa Giêsu, thì chẳng có ai là giống Chúa Giêsu hay đóng một vai diễn thành công cả, ngoại trừ, nam tài tử Jamese Caviezel. Hẳn là hàm răng phía trên của Chúa Giêsu có lẽ không đẹp hay trắng như của anh ta, nhưng anh ta có thái độ sùng kính và cố diễn hết mình, diễn trọn vai diễn của mình, đó là điều mà tôi nhận thấy so với các nam tài tử khác đóng cùng vai.

Bộ phim không thể hiện gì về thái độ chống Sêmít cả bởi vì hai người hung Chúa Giêsu và Mẹ Maria chính là người Do Thái. Chúng ta đã từng chứng kiến những cuộc cãi vã kịch liệt giữa cộng đồng Palestin và Do Thái. Chẳng phải Chúa Giêsu và cũng chẳng có bất kỳ ai là kêu gọi báo thù cả. Ngay cả bộ phim cũng vậy, nó đâu có đổ tội cho cái chết của Chúa Giêsu xảy ra trên đất Do Thái đâu.

Thầy Thượng Tế Caiaphas lẫn các người ủng hộ không phải là những người vui vẽ, thân mật nhưng chúng ta không nên có thói quen vơ đũa cả nắm chỉ vì một vài tên côn đồ. Có lời đồn rằng bộ phim gây ra sự lo lắng cho những ai chống lại phong cách Sêmít. Chẳng có ai tố cáo bộ phim là chống lại La Mã cả, mặc dù hẳn nhiên, những kẻ tra tấn lại chính là những người La Mã. Quan tổng trấn Philatô đã cố gắng trả tự do cho Chúa Giêsu nhưng không thành, đã được trình chiếu quá rõ ràng và những người lính La Mã, mà một vài tên trong số đó chính là những kẻ vũ phu tàn bạo, không những lo thi hành công việc tra tấn mà còn cố tình say máu tra tấn Ngài.

Bộ phim rồi đây sẽ trở nên nổi tiếng vì những tranh cãi và thách thức của nó. Nó giống như ánh sáng chiếu rọi từ “một siêu tài tử Giêsu Kitô” xa xăm, và nó cũng chẳng phải như đường ngọt hay gia vị như “Godspell”.

Nhiều thành phần đến xem phim vì rất nhiều lý do khác nhau. Người có đức tin sẽ cảm thấy xấu hổ. Những người khác thì được cũng cố thêm về đức tin. Còn kẻ không tin thì bị cuốn hút, bị giằng vặt một cách mãnh liệt giữa thiện và ác. Còn những ai đang kiếm tìm thì sẽ bị thôi thúc để tự vấn tâm cang. Vì thế, tôi yêu cầu các học sinh trung học trong những trường Công Giáo hãy xem bộ phim, nhưng không bắt buộc.

Bộ phim sẽ giúp cho những người ngoại đạo hiểu được tại sao có rất nhiều vị tử đạo sẳn sằng chết cho Chúa Giêsu (thế kỷ 20 này có nhiều vị hơn là những thế kỷ khác) và tại sao Kitô giáo có sự ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều nền văn hóa sau gần hơn 2,000 năm. Tiếng gọi theo Chúa Giêsu Kitô là một lời mời gọi cá nhân và quan trọng nhất. Từ trước đến giờ, chưa có một vở kịch luân lý thời Trung Cổ nào lại có một ảnh hưởng mạnh như là bộ phim này.

Một bài giảng hay nhất về Chúa Giêsu mà tôi đã từng nghe được giảng bởi một người gốc Anh Quốc là Malcolm Muggeridge. Những tưởng, đó là một bài giảng hay nhất, nhưng so với bộ phim, thì nó chỉ là một bài giảng tầm thường, mơ hồ mà thôi!

Rồi đây, những người có niềm tin, từ thế hệ này sang thế hệ khác, sẽ coi bộ phim của Mel Gibson, “Cuộc Khổ Nạn” như là một bộ phim cổ điển bất hữu, bởi vì nó không phải là một loại phim “thùng rỗng kêu to” như ai đã từng nghĩ!