Xem phim “Cuộc khổ nạn của Đức Giêsu”.
• Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội.
• Tuần Thánh để người Kitô hữu tưởng niệm những biến cố đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
• Tam Nhật Thánh là những ngày Thánh, đỉnh cao của năm Phụng Vụ.
Cùng với những cử hành phụng vụ Tam Nhật Thánh, Giáo xứ chúng tôi chiếu phim “cuộc khổ nạn của Chúa” cho mọi người xem. Bà con giáo dân đi xem phim thật đông đảo y như đi xem phim màn ảnh rộng của thập niên 70–80, cả bà con lương dân cũng đến dự.
Bộ phim xoay quanh 12 giờ cuối cùng của Chúa Giêsu, cảnh mở màn của bộ phim là Chúa Giêsu đang cầu nguyện trong vườn Cây Dầu (Lc 22,20-45), quỹ Satan đến cám dỗ Chúa Giêsu từ bỏ cuộc thương khó nhưng không thành. Rồi Giuđa phản bội đưa người đến bắt Chúa và dẫn đến nhà Thượng tế Anna và Caipha. Sáng hôm sau Chúa bị điệu đến quan tổng trấn Philatô và bị hành hình dã man. Cuộc khổ nạn lên tới cao điểm trên thập giá với những đau đớn, đóng đinh, máu chảy, thân xác tả tơi. Bóng tối bao trùm trái đất in mờ bóng ba thập giá trên nền trời đen thẳm. Từ chén cứu chuộc những giọt máu cuối cùng đang nhỏ xuống nhuộm đỏ cây Thánh giá Chúa Giêsu. Bộ phim đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mỗi tín hữu. Ai cũng nhớ nhi in từng chi tiết cuộc khổ nạn Chúa Giêsu. Bộ phim giúp cho mỗi người sống Tuần thánh sốt sắng hơn, yêu mến Chúa hơn. Những bà cụ khóc nức nở vì thương Chúa bị đòn vọt dã man. Các em thiếu nhi ngồi im lặng theo dõi diễn tiến, nhiều em sụt sùi khóc nghẹn ngào. Có thể nói 2 giờ xem phim có giá trị hơn cả vài chục giờ dạy giáo lý cho giáo dân !
Toàn bộ chi tiết của bộ phim được đạo diễn Mel Gibson lấy từ Kinh thánh. Cuộc thương khó được bốn Phúc âm ghi lại kể về từng chặng đường khổ nạn Chúa Giêsu: Chúa Giêsu chết trong cô đơn: Các sách Phúc Âm đều thuật lại giờ phút sau cùng của Chúa, đó là những khoảnh khắc cô đơn kinh hoàng. - Trong vườn Cây Dầu, ba môn đệ thân tín ngủ say để Chúa xao xuyến một mình. - Giuđa phản bội bán Thầy 30 đồng bạc là giá một nô lệ bằng một nụ hôn giả dối. - Phêrô chối Thầy ba lần, ông thề là không quen biết Đức Giêsu trước một đầy tớ gái. - Các môn đệ sợ hãi bỏ chạy trốn hết, có một môn đệ chạy trốn bỏ lại áo, chạy mình trần. - Đám đông dân chúng cuồng nộ: Đóng đinh nó đi. Họ coi Đức Giêsu còn thua Baraba là một tên phiến loạn giết người. Không biết những người được Chúa Giêsu làm phép lạ nuôi ăn giờ ở đâu? Những người được chữa lành đang ở đâu ? Những người tung hô Vạn tuế Con Vua Đavid đang làm gì ? Chúa Giêsu đi đến tột cùng của sự cô đơn khi Chúa thổn thức với Chúa Cha: Lạy Thiên Chúa tôi, sao Ngài nỡ bỏ tôi?
Chúa Giêsu chết trong đau khổ: Đau khổ Chúa Giêsu chịu trong giờ sau hết thật ghê rợn. - Đau khổ về thân xác: Người ta khạc nhổ, đánh đập, tát vào má, dùng roi quất vào người. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mũ gai nhọn, lưỡi đòng đâm cạnh sườn máu và nước chảy ra. Chúng ta hình dung, một người bị lột trần trụi, hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang, hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc, phơi ngoài trời nắng cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra co vào để phổi thu nhận dưỡng khí. Tử tội bị đóng đinh cổ tay bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thở nên mau kiệt quệ và chóng chết. - Đau khổ về tinh thần: Người ta sỉ nhục, cười nhạo Chúa Giêsu, kẻ qua người lại đều nhục mạ Người: Nếu ông là Con Thiên Chúa sao không cứu mình đi. Các Thượng tế cũng chế giễu Người: Nó đã cứu được người khác sao không tự cứu mình đi. Những kẻ cùng đóng đinh với Người cũng thách thức: Nếu ông là Đức Kitô,ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa.
Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục: Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó, Chúa Giêsu đã xin vâng theo ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong vườn Cây Dầu Chúa Giêsu than thở: Cha ơi Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý Con mà theo ý Cha. Và “Đức Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập giá” (Pl 2,8). Cái chết của Chúa Giêsu có giá trị là vì “vâng phục” chứ không phải là vì “đau khổ”. Thánh Phaolô trong (Rm 5,12) cũng nhắc lại giá trị sự vâng phục của Đức Kitô đối ngược với sự bất tuân của Ađam. Thánh Gioan coi cái chết của Đức Kitô là cái chết tự nguyện và vì lẽ đó mà Chúa Cha yêu mến Ngài (x. Ga10,17-18). Chính sự vâng phục tự nguyện đem lại giá trị cho sự đau khổ cái chết của Đức Kitô. Tình yêu đến cùng của Đức Kitô đối với Chúa Cha mạc khải tình yêu đến cùng của Thiên Chúa đối với nhân loại, bất chấp mọi giới hạn, bất chấp mọi trở lực do hận thù của loài người. Đau khổ và cái chết vì tình yêu, Đức Giêsu đã vâng phục. Tình yêu đã chiến thắng hận thù. Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết; trong cái chết tình yêu đã thắng vượt, khởi đầu cho sự sống mới trong ân sủng Phục sinh.
Vì thế khi suy ngắm cuộc khổ nạn và cái chết quá đỗi đau thương của Chúa Giêsu chúng ta nhận thấy Chúa chấp nhận đau khổ vì vâng phục thánh ý Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại. - Đau khổ hình như là một định luật trong thiên nhiên. Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không mục nát đi nó trơ trọi một mình. Nhưng nếu nó chết đi mới trổ sinh nhiều hạt khác (Ga 12,24). Khi người đàn bà sinh con thì bà đau đớn, nhưng khi đã sinh con rồi thì bà quên hết đớn đau, bà vui mừng vì một con người đã chào đời (Ga 16,21). Người mẹ phải trải qua một sự đau đớn, một hình thức chết để cho sự sống xuất hiện. Một em học sinh, một anh sinh viên phải vất vả học hành, thức khuya, dậy sớm mới mong đạt kết quả. Những người nông dân phải lao nhọc một nắng hai sương để cầy bừa, gieo hạt, chăm bón mới hy vọng có một mùa màng tươi tốt. Hạnh phúc luôn nối liền với cố gắng và hy sinh. - Đau khổ là một định luật trong tình yêu. Chúa Giêsu nói: Ai
yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình nơi trần gian này thì sẽ giữ nó cho sự sống đời đời. Tình yêu cao cả nhất là tình yêu quên mình để phục vụ người khác. “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống cho người mình yêu” (Ga 15,13). Khi suy gẫm về cuộc sống vợ chồng chúng ta sẽ thấy rằng: nếu mỗi người chỉ ích kỷ lo cho bản thân mình, chỉ nghĩ đến hạnh phúc riêng mình mà không quan tâm đến gia đình thì cuộc sống sẽ nặng nề buồn chán, hạnh phúc gia đình mau tan vỡ. Chỉ yêu bản thân mình là hủy diệt hạnh phúc gia đình. Nếu mỗi người biết quên mình để lo chung hạnh phúc gia đình thì niềm vui mới trổ sinh hoa trái.
Tất cả những điều đó soi sáng cho chúng ta phần nào về đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Khi chấp nhận mang lấy những khổ đau, những nhục nhã của cái chết Thập gia, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa phải mục nát đi để cho sự sống mới phát sinh. Nhờ sự chết của Người mà sự sống đời đời xuất hiện cho nhân loại. Đó là định luật nối kết sự chết và sự sống. Chấp nhận đau khổ và sự chết vì tình yêu thì nó trở thành con đường dẫn tới sự sống muôn đời. Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta gặp đau khổ thất bại như nghèo nàn lại bị tai vạ, bệnh tật, chết chóc … gặp nghịch cảnh nhiều lúc chúng ta than trách Chúa, nghi ngờ, lung lay đức tin, có người đánh mất đức tin … Nếu biết kết hợp với đau khổ, chiêm ngắm đau khổ của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chúng ta vững vàng vượt qua thử thách. Qua đau khổ mới đạt tới vinh quang. trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp những đau khổ thử thách, chúng ta hãy xin được như Thánh Gioan kiên vững dưới chân Thập giá để trung thành với một tình yêu sắt son cùng Thầy Giêsu; xin được như Đức Maria can đảm dưới chân Thập giá cùng chịu đau thương nhục nhã với người con yêu.
Con Thiên Chúa đã gánh chịu mọi khổ đau của thân phận con người nhưng Ngài không oán than kêu trách, không kêu ca rên xiết. Trái lại, Người đón nhận khổ đau với một tình yêu sâu đậm: Yêu Chúa Cha và yêu nhân loại. Chính tình yêu này đã biến khổ đau của Người nên nguồn ơn cứu rỗi.
Xem phim “cuộc khổ nạn Chúa Giêsu” trong Tuần Thánh, người tín hữu càng thêm lòng mến Chúa, thêm đức tin.
• Tuần Thánh là tuần lễ quan trọng nhất trong Phụng vụ của Giáo Hội.
• Tuần Thánh để người Kitô hữu tưởng niệm những biến cố đặc biệt của cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.
• Tam Nhật Thánh là những ngày Thánh, đỉnh cao của năm Phụng Vụ.
Cùng với những cử hành phụng vụ Tam Nhật Thánh, Giáo xứ chúng tôi chiếu phim “cuộc khổ nạn của Chúa” cho mọi người xem. Bà con giáo dân đi xem phim thật đông đảo y như đi xem phim màn ảnh rộng của thập niên 70–80, cả bà con lương dân cũng đến dự.
Chúa Giêsu rửa chân cho môn đệ |
Giuđa phản bội |
Chúa Giêsu chết trong đau khổ: Đau khổ Chúa Giêsu chịu trong giờ sau hết thật ghê rợn. - Đau khổ về thân xác: Người ta khạc nhổ, đánh đập, tát vào má, dùng roi quất vào người. Đôi bàn tay bầm tím xuyên thâu những mũi đinh nhọn. Đôi bàn chân bị đinh đóng xuyên qua cây gỗ. Đầu đội mũ gai nhọn, lưỡi đòng đâm cạnh sườn máu và nước chảy ra. Chúng ta hình dung, một người bị lột trần trụi, hai tay bị giang thẳng trói xiết chặt vào thanh gỗ ngang, hai chân bị trói vào thanh gỗ dọc, phơi ngoài trời nắng cho đến chết. Chết vì nghẹt thở do các cơ vòng ngực, cơ bắp tay không còn sức trương ra co vào để phổi thu nhận dưỡng khí. Tử tội bị đóng đinh cổ tay bàn chân càng thê thảm bội phần vì đau đớn nhức nhối, sức người rướn lên để thở nên mau kiệt quệ và chóng chết. - Đau khổ về tinh thần: Người ta sỉ nhục, cười nhạo Chúa Giêsu, kẻ qua người lại đều nhục mạ Người: Nếu ông là Con Thiên Chúa sao không cứu mình đi. Các Thượng tế cũng chế giễu Người: Nó đã cứu được người khác sao không tự cứu mình đi. Những kẻ cùng đóng đinh với Người cũng thách thức: Nếu ông là Đức Kitô,ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa.
Chúa Giêsu chết trong sự vâng phục: Cái chết cô đơn, cái chết đau khổ đến với Chúa Giêsu như một chén đắng mà Chúa Cha trao phó, Chúa Giêsu đã xin vâng theo ý Cha, nhưng không vì thế mà bớt sự đau đớn. Trong vườn Cây Dầu Chúa Giêsu than thở: Cha ơi Cha có thể làm được mọi sự. Xin cho con khỏi uống chén này, nhưng xin đừng theo ý Con mà theo ý Cha. Và “Đức Giêsu đã hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây Thập giá” (Pl 2,8). Cái chết của Chúa Giêsu có giá trị là vì “vâng phục” chứ không phải là vì “đau khổ”. Thánh Phaolô trong (Rm 5,12) cũng nhắc lại giá trị sự vâng phục của Đức Kitô đối ngược với sự bất tuân của Ađam. Thánh Gioan coi cái chết của Đức Kitô là cái chết tự nguyện và vì lẽ đó mà Chúa Cha yêu mến Ngài (x. Ga10,17-18). Chính sự vâng phục tự nguyện đem lại giá trị cho sự đau khổ cái chết của Đức Kitô. Tình yêu đến cùng của Đức Kitô đối với Chúa Cha mạc khải tình yêu đến cùng của Thiên Chúa đối với nhân loại, bất chấp mọi giới hạn, bất chấp mọi trở lực do hận thù của loài người. Đau khổ và cái chết vì tình yêu, Đức Giêsu đã vâng phục. Tình yêu đã chiến thắng hận thù. Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và sự chết bằng cái chết; trong cái chết tình yêu đã thắng vượt, khởi đầu cho sự sống mới trong ân sủng Phục sinh.
Vì thế khi suy ngắm cuộc khổ nạn và cái chết quá đỗi đau thương của Chúa Giêsu chúng ta nhận thấy Chúa chấp nhận đau khổ vì vâng phục thánh ý Chúa Cha và vì yêu thương nhân loại. - Đau khổ hình như là một định luật trong thiên nhiên. Nếu hạt lúa rơi xuống đất mà không mục nát đi nó trơ trọi một mình. Nhưng nếu nó chết đi mới trổ sinh nhiều hạt khác (Ga 12,24). Khi người đàn bà sinh con thì bà đau đớn, nhưng khi đã sinh con rồi thì bà quên hết đớn đau, bà vui mừng vì một con người đã chào đời (Ga 16,21). Người mẹ phải trải qua một sự đau đớn, một hình thức chết để cho sự sống xuất hiện. Một em học sinh, một anh sinh viên phải vất vả học hành, thức khuya, dậy sớm mới mong đạt kết quả. Những người nông dân phải lao nhọc một nắng hai sương để cầy bừa, gieo hạt, chăm bón mới hy vọng có một mùa màng tươi tốt. Hạnh phúc luôn nối liền với cố gắng và hy sinh. - Đau khổ là một định luật trong tình yêu. Chúa Giêsu nói: Ai
Chúa Giêsu trên thập tự |
Tất cả những điều đó soi sáng cho chúng ta phần nào về đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Khi chấp nhận mang lấy những khổ đau, những nhục nhã của cái chết Thập gia, Chúa Giêsu đã trở nên như hạt lúa phải mục nát đi để cho sự sống mới phát sinh. Nhờ sự chết của Người mà sự sống đời đời xuất hiện cho nhân loại. Đó là định luật nối kết sự chết và sự sống. Chấp nhận đau khổ và sự chết vì tình yêu thì nó trở thành con đường dẫn tới sự sống muôn đời. Trong cuộc sống thường ngày, có những lúc chúng ta gặp đau khổ thất bại như nghèo nàn lại bị tai vạ, bệnh tật, chết chóc … gặp nghịch cảnh nhiều lúc chúng ta than trách Chúa, nghi ngờ, lung lay đức tin, có người đánh mất đức tin … Nếu biết kết hợp với đau khổ, chiêm ngắm đau khổ của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chúng ta vững vàng vượt qua thử thách. Qua đau khổ mới đạt tới vinh quang. trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp những đau khổ thử thách, chúng ta hãy xin được như Thánh Gioan kiên vững dưới chân Thập giá để trung thành với một tình yêu sắt son cùng Thầy Giêsu; xin được như Đức Maria can đảm dưới chân Thập giá cùng chịu đau thương nhục nhã với người con yêu.
Con Thiên Chúa đã gánh chịu mọi khổ đau của thân phận con người nhưng Ngài không oán than kêu trách, không kêu ca rên xiết. Trái lại, Người đón nhận khổ đau với một tình yêu sâu đậm: Yêu Chúa Cha và yêu nhân loại. Chính tình yêu này đã biến khổ đau của Người nên nguồn ơn cứu rỗi.
Xem phim “cuộc khổ nạn Chúa Giêsu” trong Tuần Thánh, người tín hữu càng thêm lòng mến Chúa, thêm đức tin.