THÁNH LỄ CẦU CHO GIÁO PHẬN BẾ MẠC TUẦN TĨNH TÂM LINH MỤC ĐOÀN HÀ NỘI NĂM 2015
“Lạy Chúa, Chúa muốn dùng các hội thánh địa phương tản mác khắp hoàn cầu, để mọi người thấy được Hội thánh Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Xin gìn giữ linh mục và giáo dân hiệp nhất với giám mục của mình; xin dùng Lời Chúa và Thánh Thể quy tụ tất cả trong một Thánh Thần, để Hội Thánh Việt Nam chúng con nên hình ảnh Hội Thánh hoàn cầu, và nên dấu chỉ Chúa Kitô hiện diện trên thế giới”. Lời nguyện nhập lễ này đã gói trọn bao tâm tình của toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ trong Thánh lễ đặc biệt được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội chiều ngày thứ Sáu, 13 tháng 11 năm 2015 do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội – chủ sự để cầu cho Giáo phận và bế mạc tuần tĩnh tâm Linh mục.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành với sự đồng tế của linh mục đoàn Tổng Giáo phận đang tham dự kỳ tĩnh tâm thường niên tại Tòa Tổng Giám mục. Tham dự Thánh lễ có đông đảo quý chủng sinh Đại Chủng viện, quý tu sỹ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả làm nên một bầu khí Phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Có thể nói, mọi người đang sống trong một buổi chiều rất đẹp, không chỉ là cái đẹp của thời tiết mát mẻ và không gian thanh bình, nhưng còn là cái đẹp của sự hiệp nhất, của tình gia đình khi mọi thành phần Dân Chúa cùng quy tụ trong ngôi nhà thờ Mẹ, bên vị Mục Tử giáo phận để cùng cử hành Phụng vụ Thánh.
Bước vào Thánh lễ, Đức Hồng Y ngỏ lời với cộng đoàn: Anh chị em rất thân mến, ngày mai, linh mục đoàn của Giáo phận sẽ bế mạc tuần tĩnh tâm, nhưng trước khi ra về, chúng tôi muốn có một cuộc gặp gỡ với anh chị em – thay mặt cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa của Giáo phận. Anh chị em cũng đã đồng hành với chúng tôi trong những ngày tĩnh tâm. Anh chị em đã cầu nguyện. Và, chúng tôi cũng đã tĩnh tâm một cách sốt sắng với nhiều hồng ân của Chúa, để chúng tôi có thể thi hành sứ vụ linh mục của mình như ý Chúa muốn, nhưng cũng vì anh chị em và cho anh chị em. Vì thế, chiều nay, tất cả chúng ta hãy dâng lên Chúa lời tạ ơn vì phúc lành của Người thật dồi dào, và chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo phận của chúng ta – một Giáo phận có bề dày lịch sử và cống hiến để góp phần vào cho việc trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam. Ngài kêu mời cộng đoàn thanh tẩy tâm hồn để bước vào Thánh lễ: Để cho lời cầu nguyện và Thánh lễ mà chúng ta sắp cử hành đây tôn vinh Chúa và đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận sự bất xứng của chúng ta để xin Chúa thương thanh tẩy và ban ơn để chúng ta cử hành cho xứng đáng.
Tinh thần hiệp nhất và lời cầu nguyện thật quan trọng và có ý nghĩa lớn với đời sống của người con cái Chúa. Chúng ta chỉ có thể hiệp nhất và cầu nguyện cách xứng đáng được Chúa nhận lời. cũng như yêu thương và tha thứ, nếu chúng ta ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa. Sứ điệp ấy được Đức Hồng Y quảng diễn trong bài giảng lễ của Ngài. Ngài nói: Dân mà Chúa chọn thì vì những lỗi lầm của họ mà họ bị phân tán đi khắp nơi, nhưng Thiên Chúa là Cha, Ngài không bỏ đoàn con của Ngài nên luôn luôn Ngài tìm cách để quy tụ họ về; và khi đã được quy tụ về, họ sẽ được gặp gỡ Ngài. Đó cũng là ý nghĩa của tuần tĩnh tâm mà chúng tôi đang trải qua, đó cũng là sự việc mà chúng ta đang thực hiện trong giờ phút này, vì khi chúng ta tụ họp lại thì chúng ta cầu nguyện, và cầu nguyện chính là điều thiết yếu trong cuộc đời của mỗi chúng ta; nhờ cầu nguyện, chúng ta mới có thể sống hiệp nhất và bác ái với nhau – đó chính là điều thiết yếu mà Chúa chờ đợi chúng ta nơi gia đình, giáo xứ và giáo phận của chúng ta.
Đức Hồng Y đề cập tới vấn đề cầu nguyện: Chúng ta cũng đã từng quy tụ lại và cũng đã cầu nguyện, nhưng xem ra chúng ta chưa xác tín đủ trong lời cầu nguyện của mình. Theo Ngài, có hai điều cần thiết trong cầu nguyện. Điều thứ nhất, khi cầu nguyện chúng ta cần có ý hợp tâm đầu. Nghĩa là, khi cầu nguyện, chúng ta phải là một cộng đoàn, một đoàn dân của Chúa, một lòng một ý. Khi cầu nguyện mà chúng ta còn phân rẽ thì lời cầu nguyện chúng ta không xứng để dâng lên tới Chúa được. Điều thứ hai, khi chúng ta cầu nguyện thì đừng quên nhân danh Chúa. Chúa hứa rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận, nhưng Ngài cũng có đặt ra điều kiện là phải nhân danh Ngài, tức là theo cách thức mà Ngài chỉ dạy, theo cách thức mà sáng danh Ngài, cầu nguyện để làm cho Lời của Ngài luôn được thực thi. Chỉ trong trường hợp đó thì Ngài luôn hiện diện ở giữa chúng ta. Và khi đó, Chúa Cha không thể nào từ chối Lời cầu nguyện của chúng ta, vì Chúa Cha luôn yêu thương và sẵn sàng nghe lời Con của mình. Chúng ta phải biết tha thứ cho nhau, vì chúng sự tha thứ làm cho chúng ta nên một lòng một ý, xóa đi sự chia rẽ.
Đức Hồng Y cũng nhắc tới gương tha thứ của Thánh Phêrô và cảm nghiệm của Thánh Gioan Tông đồ. Thánh Phêrô đã tha thứ một cách mạnh dạn. Đạo Do Thái dạy tha thứ cho người khác 3 lần, còn Ngài tha thứ đến 7 lần, tức là sự tha thứ vô hạn. Nhưng Chúa đòi hỏi sự tha thứ vô cùng lớn, tha thứ trọn vẹn, sự tha thứ không có giới hạn, không có điều kiện. Sự tha thứ đến từ chính Thiên Chúa, chúng ta không thể tha thứ trọn vẹn, nhưng dựa vào ơn của Chúa chúng ta mới làm được điều đó. Đây là điều mà Thánh Gioan cảm nghiệm sâu xa và ngài kết luận: Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến để làm của lễ đền tội cho chúng ta. Khởi đi từ tình yêu vô cùng lớn lao của Thiên Chúa, “nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta dường ấy thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau”.
Đức Hồng Y kết thúc bài giảng của mình bằng lời kêu gọi cộng đoàn sống yêu thương và tha thứ như chính Chúa: Bao giờ nói đến tha thứ, nói đến yêu thương, thì đừng nghĩ đến mình, cũng đừng nghĩ đến người đã xin lỗi nhưng hãy nghĩ đến Chúa và cảm nghiệm xem Ngài đã tha thứ đến thế nào, và chỉ một chút sự tha thứ của Chúa mà chúng ta áp dụng cho anh em của chúng ta thì cũng đã đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng: với Thánh lễ mà chúng ta đang cử hành đây, Lời Chúa chính là sức mạnh cho chúng ta, bàn tiệcMình Máu Thánh là chính Chúa thông ban sự sống của Ngài cho chúng ta và chúng ta đón nhận tràn đầy để chúng ta có thể yêu thương và tha thứ như chính Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.
Sau bài giảng của Đức Hồng Y, Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện chung hướng đến các nhu cầu của Hội Thánh và Giáo Hội địa phương, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Đức Hồng Y cùng mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo phận. Phần Phụng vụ Thánh Thể được cử hành trọng thể trong một bầu khí trang nghiêm và thiêng thánh.
Thánh lễ kết thúc lúc 19 giờ 20. Toàn thể cộng đoàn Phụng vụ cất lời ca tôn vinh, nguyện xin Đức Mẹ đoái đến gia đình Tổng Giáo phận và thương gìn giữ mỗi người trong hành trình đức tin để luôn biết yêu mến và hiệp nhất với nhau. Với Thánh lễ hôm nay, linh mục đoàn Tổng Giáo phận đã bế mạc tuần tĩnh tâm thường niên năm 2015.
Giuse Trần Ngọc Huấn
“Lạy Chúa, Chúa muốn dùng các hội thánh địa phương tản mác khắp hoàn cầu, để mọi người thấy được Hội thánh Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Xin gìn giữ linh mục và giáo dân hiệp nhất với giám mục của mình; xin dùng Lời Chúa và Thánh Thể quy tụ tất cả trong một Thánh Thần, để Hội Thánh Việt Nam chúng con nên hình ảnh Hội Thánh hoàn cầu, và nên dấu chỉ Chúa Kitô hiện diện trên thế giới”. Lời nguyện nhập lễ này đã gói trọn bao tâm tình của toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ trong Thánh lễ đặc biệt được cử hành tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội chiều ngày thứ Sáu, 13 tháng 11 năm 2015 do Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – Tổng Giám mục Giáo phận Hà Nội – chủ sự để cầu cho Giáo phận và bế mạc tuần tĩnh tâm Linh mục.
Xem Hình
Thánh lễ được cử hành với sự đồng tế của linh mục đoàn Tổng Giáo phận đang tham dự kỳ tĩnh tâm thường niên tại Tòa Tổng Giám mục. Tham dự Thánh lễ có đông đảo quý chủng sinh Đại Chủng viện, quý tu sỹ nam nữ và cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả làm nên một bầu khí Phụng vụ trang trọng và sốt sắng. Có thể nói, mọi người đang sống trong một buổi chiều rất đẹp, không chỉ là cái đẹp của thời tiết mát mẻ và không gian thanh bình, nhưng còn là cái đẹp của sự hiệp nhất, của tình gia đình khi mọi thành phần Dân Chúa cùng quy tụ trong ngôi nhà thờ Mẹ, bên vị Mục Tử giáo phận để cùng cử hành Phụng vụ Thánh.
Bước vào Thánh lễ, Đức Hồng Y ngỏ lời với cộng đoàn: Anh chị em rất thân mến, ngày mai, linh mục đoàn của Giáo phận sẽ bế mạc tuần tĩnh tâm, nhưng trước khi ra về, chúng tôi muốn có một cuộc gặp gỡ với anh chị em – thay mặt cho toàn thể cộng đoàn Dân Chúa của Giáo phận. Anh chị em cũng đã đồng hành với chúng tôi trong những ngày tĩnh tâm. Anh chị em đã cầu nguyện. Và, chúng tôi cũng đã tĩnh tâm một cách sốt sắng với nhiều hồng ân của Chúa, để chúng tôi có thể thi hành sứ vụ linh mục của mình như ý Chúa muốn, nhưng cũng vì anh chị em và cho anh chị em. Vì thế, chiều nay, tất cả chúng ta hãy dâng lên Chúa lời tạ ơn vì phúc lành của Người thật dồi dào, và chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo phận của chúng ta – một Giáo phận có bề dày lịch sử và cống hiến để góp phần vào cho việc trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam. Ngài kêu mời cộng đoàn thanh tẩy tâm hồn để bước vào Thánh lễ: Để cho lời cầu nguyện và Thánh lễ mà chúng ta sắp cử hành đây tôn vinh Chúa và đem lại nhiều lợi ích thiêng liêng, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận sự bất xứng của chúng ta để xin Chúa thương thanh tẩy và ban ơn để chúng ta cử hành cho xứng đáng.
Tinh thần hiệp nhất và lời cầu nguyện thật quan trọng và có ý nghĩa lớn với đời sống của người con cái Chúa. Chúng ta chỉ có thể hiệp nhất và cầu nguyện cách xứng đáng được Chúa nhận lời. cũng như yêu thương và tha thứ, nếu chúng ta ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa. Sứ điệp ấy được Đức Hồng Y quảng diễn trong bài giảng lễ của Ngài. Ngài nói: Dân mà Chúa chọn thì vì những lỗi lầm của họ mà họ bị phân tán đi khắp nơi, nhưng Thiên Chúa là Cha, Ngài không bỏ đoàn con của Ngài nên luôn luôn Ngài tìm cách để quy tụ họ về; và khi đã được quy tụ về, họ sẽ được gặp gỡ Ngài. Đó cũng là ý nghĩa của tuần tĩnh tâm mà chúng tôi đang trải qua, đó cũng là sự việc mà chúng ta đang thực hiện trong giờ phút này, vì khi chúng ta tụ họp lại thì chúng ta cầu nguyện, và cầu nguyện chính là điều thiết yếu trong cuộc đời của mỗi chúng ta; nhờ cầu nguyện, chúng ta mới có thể sống hiệp nhất và bác ái với nhau – đó chính là điều thiết yếu mà Chúa chờ đợi chúng ta nơi gia đình, giáo xứ và giáo phận của chúng ta.
Đức Hồng Y đề cập tới vấn đề cầu nguyện: Chúng ta cũng đã từng quy tụ lại và cũng đã cầu nguyện, nhưng xem ra chúng ta chưa xác tín đủ trong lời cầu nguyện của mình. Theo Ngài, có hai điều cần thiết trong cầu nguyện. Điều thứ nhất, khi cầu nguyện chúng ta cần có ý hợp tâm đầu. Nghĩa là, khi cầu nguyện, chúng ta phải là một cộng đoàn, một đoàn dân của Chúa, một lòng một ý. Khi cầu nguyện mà chúng ta còn phân rẽ thì lời cầu nguyện chúng ta không xứng để dâng lên tới Chúa được. Điều thứ hai, khi chúng ta cầu nguyện thì đừng quên nhân danh Chúa. Chúa hứa rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận, nhưng Ngài cũng có đặt ra điều kiện là phải nhân danh Ngài, tức là theo cách thức mà Ngài chỉ dạy, theo cách thức mà sáng danh Ngài, cầu nguyện để làm cho Lời của Ngài luôn được thực thi. Chỉ trong trường hợp đó thì Ngài luôn hiện diện ở giữa chúng ta. Và khi đó, Chúa Cha không thể nào từ chối Lời cầu nguyện của chúng ta, vì Chúa Cha luôn yêu thương và sẵn sàng nghe lời Con của mình. Chúng ta phải biết tha thứ cho nhau, vì chúng sự tha thứ làm cho chúng ta nên một lòng một ý, xóa đi sự chia rẽ.
Đức Hồng Y cũng nhắc tới gương tha thứ của Thánh Phêrô và cảm nghiệm của Thánh Gioan Tông đồ. Thánh Phêrô đã tha thứ một cách mạnh dạn. Đạo Do Thái dạy tha thứ cho người khác 3 lần, còn Ngài tha thứ đến 7 lần, tức là sự tha thứ vô hạn. Nhưng Chúa đòi hỏi sự tha thứ vô cùng lớn, tha thứ trọn vẹn, sự tha thứ không có giới hạn, không có điều kiện. Sự tha thứ đến từ chính Thiên Chúa, chúng ta không thể tha thứ trọn vẹn, nhưng dựa vào ơn của Chúa chúng ta mới làm được điều đó. Đây là điều mà Thánh Gioan cảm nghiệm sâu xa và ngài kết luận: Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta và sai Con của Người đến để làm của lễ đền tội cho chúng ta. Khởi đi từ tình yêu vô cùng lớn lao của Thiên Chúa, “nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta dường ấy thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau”.
Đức Hồng Y kết thúc bài giảng của mình bằng lời kêu gọi cộng đoàn sống yêu thương và tha thứ như chính Chúa: Bao giờ nói đến tha thứ, nói đến yêu thương, thì đừng nghĩ đến mình, cũng đừng nghĩ đến người đã xin lỗi nhưng hãy nghĩ đến Chúa và cảm nghiệm xem Ngài đã tha thứ đến thế nào, và chỉ một chút sự tha thứ của Chúa mà chúng ta áp dụng cho anh em của chúng ta thì cũng đã đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy tin tưởng: với Thánh lễ mà chúng ta đang cử hành đây, Lời Chúa chính là sức mạnh cho chúng ta, bàn tiệcMình Máu Thánh là chính Chúa thông ban sự sống của Ngài cho chúng ta và chúng ta đón nhận tràn đầy để chúng ta có thể yêu thương và tha thứ như chính Chúa đã yêu thương và tha thứ cho chúng ta.
Sau bài giảng của Đức Hồng Y, Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện chung hướng đến các nhu cầu của Hội Thánh và Giáo Hội địa phương, cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, cho Đức Hồng Y cùng mọi thành phần Dân Chúa trong Tổng Giáo phận. Phần Phụng vụ Thánh Thể được cử hành trọng thể trong một bầu khí trang nghiêm và thiêng thánh.
Thánh lễ kết thúc lúc 19 giờ 20. Toàn thể cộng đoàn Phụng vụ cất lời ca tôn vinh, nguyện xin Đức Mẹ đoái đến gia đình Tổng Giáo phận và thương gìn giữ mỗi người trong hành trình đức tin để luôn biết yêu mến và hiệp nhất với nhau. Với Thánh lễ hôm nay, linh mục đoàn Tổng Giáo phận đã bế mạc tuần tĩnh tâm thường niên năm 2015.
Giuse Trần Ngọc Huấn