VATICAN -- Những người kiên quyết bảo vệ cho hôn nhân truyền thống (giữa người nam và người nữ) lo sợ rằng bằng việc hợp thức hóa các cuộc hôn nhân đồng tính sẽ làm suy giảm đi một luận chứng vốn đã tồn tại từ nhiều thế kỷ qua của những người theo khuynh hướng chống lại gia đình.

Bản báo cáo hằng năm về tình trạng hôn nhân ở Hoa Kỳ được công bố rộng rãi vào tháng sáu vừa qua bởi Nhóm Dự Án Hôn Nhân Quốc Gia tại trường đại học Rutgers cung cấp những tin tức vui lẫn buồn. Đề tài chính của cuộc nghiên cứu là tình trạng của hôn nhân và cách nuôi dạy con cái.

Bản báo cáo trình bày những tin tức lạc quan về hiện tình của các gia đình. Tỉ lệ trẻ em được nuôi nấng trong gia đình bởi những cặp cha mẹ có cưới hỏi đàng hoàng có gia tăng từ 68% lên đến 69%. Quan trọng hơn cả là vì, con số này lần đầu tiên bị đảo ngược trong nhiều thập niên qua. Đối với các trẻ em da đen, tỉ lệ sống chung với cha mẹ có cưới hỏi đàng hoàng cũng tăng vọt từ 34% đến 39% trong khoảng từ năm 1996 đến 2002. Còn con số sinh con ngoài giá thú đối với các phụ nữ da đen có sút giảm đáng kể từ 70.4% trong năm 1994 giảm xuống đến 68.5% trong năm 2001.

Hai tác giả của bản báo cáo là Barbara Dafoe Whitehead và David Popenoe nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc thay đổi này như sau: “Dựa theo những chứng cớ về khoa học xã hội cho thấy các trẻ em sẽ thành công và lớn mạnh một cách toàn diện khi chúng được nuôi nấng và lớn lên trong một môi trường mà cha mẹ đẻ của chúng ít có những xung khắc lẫn nhau”. Cả hai đều đi đến kết luận rằng những cải tiến đó cho thấy việc sút giảm trong hôn nhân qua bốn thập kỷ qua có thể mang lại những thay đổi đầy hứa hẹn. Nhưng họ cũng cảnh cáo rằng “vẫn còn rất sớm để có thể nói rằng những thay đổi này sẽ tồn tại lâu dài.”

Những Mối Quan Hệ Cha Mẹ

Xét về mặt khách quan, thì báo cáo cho thấy có sự giảm sút trong mối liên kết coi hôn nhân như là quan hệ của đôi lứa, chứ không phải coi hôn nhân như là trách nhiệm liên đới như những người làm cha, làm mẹ. Theo truyền thống, thì hai yêu tố sau cùng khắng khít với nhau. Nhưng thực tế cho thấy, “việc coi hôn nhân như là quan hệ của đôi lứa ngày càng gia tăng tách rời với việc coi hôn nhân như là trách nhiệm liên đới như những người làm cha, làm mẹ trong việc sinh con đẻ cái.”

Và hậu quả của việc coi hạnh phúc cá nhân như là nền tảng và chức năng chính của hôn nhân là, một sự gia tăng đáng kể các vụ ly dị. Trong quá khứ, các cặp hôn nhân quyết định không ly dị vì quyền lợi của con cái. Ngày nay, theo bản báo cáo thì chỉ có khoảng 15% dân chúng đồng ý rằng “đến khi có con cái trong gia đình, thì cha mẹ quyết định vẫn sống chung với nhau mặc dù họ không thuận hảo với nhau”. Dữ liệu trên đưa đến những nhận xét sau:

  • Khoảng 1/3 trẻ em và khoảng hơn 2/3 trẻ em da đen được sinh ra ngoài giá thú.
  • Khoảng 40% trẻ em ngày nay sẽ sống và lớn lên với những cặp ăn ở với nhau như vợ chồng
  • Và có khoảng chừng một triệu trẻ em sẽ chứng kiến cảnh ly dị của cha mẹ chúng và những hậu qua sau khi ly dị.


Bản báo cáo cũng ghi nhận rằng để làm thay đổi tình trạng này quả là không mấy dễ dàng chút nào. Các tác giả cũng dẫn luận các chứng cớ cho thấy đối với nhiều thanh thiếu niên trưởng thành độc thân thì mối liên kết giữa hôn nhân và việc làm cha làm mẹ ngày càng sút giảm. Trên thực tế, hôn nhân đồng nghĩa với việc làm cha, làm mẹ-nhưng ngày nay, quan niệm đó đã thay đổi hẳn.

Một lý do khác khiến chúng ta phải lo ngại chính là: tình trạng đàn ông có khuynh hướng muốn tách mình ra khỏi nhiệm vụ nuôi nấng và dạy dỗ con cái ngày càng gia tăng. Nói một cách tổng quát rằng đàn ông muốn ở trong tình trạng độc thân càng lâu càng tốt trước hôn nhân để họ có thể có nhiều con sinh ra ngoài giá thú, hay đồng ý ăn ở chung với người bạn đời như chồng vợ hơn là như vợ chồng có cưới hỏi chính thức vì tình trạng ly dị ngày càng gia tăng. Ngày nay thì có khoảng chừng 18% đàn ông tuổi từ 35 đến 44 không muốn cưới hỏi chính thức so với 7% trong năm 1970.

Với những thay đổi như vậy, trẻ em chính là người thiệt thòi đáng kể, theo kết luận của bản báo cáo. Khi các vụ ly dị vô cớ được đưa ra tòa, thì con cái sẽ lánh chịu mọi hậu quả. Hơn thế nữa, bản báo cáo còn cho biết thêm rằng những biện pháp an sinh xã hội không trợ cấp cho những gia đình nào đủ cha lẫn mẹ.

Những Cô Dâu Lớn Tuổi

Không chỉ đơn thuần chỉ có mỗi Hoa Kỳ là có các vấn nạn về hôn nhân. Một bản báo cáo được đưa ra vào ngày 20 tháng 11 của Sở Thống Kê Canada cho thấy con số các cặp cưới hỏi ở Canada cũng đã giảm sút một cách kinh khủng trong năm 2001.

Chỉ có khoảng 146,618 cặp cưới hỏi, giảm 6.8% so với 157,395 cặp trong năm 2000. Con số các cặp cưới hỏi gia tăng từ 1999 đến 2000, nhưng giảm xuống trong năm 2001.

Tuổi trung bình của các cặp cưới hỏi ngày càng cao. Trung bình, các cô dâu đến 31.9 tuổi mới cưới hỏi trong năm 2001, tăng 2.6 tuổi so với 1991 và 5.7 tuổi so với 1981. Tuổi trung bình của chú rể là 34.4 tuổi trong năm 2001, tăng lên 2.6 tuổi so với 1991 và 5.6 tuổi so với 1981.

Có khoảng ¾ tức 76.4% các cặp đám cưới được cử hành trong năm 2001 được chủ tọa bởi các giáo sĩ. Và khoảng 81% là các đám cưới đầu tiên của cả cô dâu lẫn chú rể.

Trong khi đó, tho tờ nhật báo ở London tường thuật vào ngày 13 tháng 2 vừa qua, thống kê tại Anh và xứ Wales cho thấy có sự gia tăng từ 2% trong tổng số 291,800 vụ cưới hỏi trong năm 2002. Tuy nhiên, con số gia tăng này gồm có cả những cặp cưới lại lần thứ hai. Trong năm 2002 chỉ có khoảng 5% trong tổng số 46,700 lễ cưới, được tổ chức lần hai cho cả cô dâu lẫn chú rể.

Tờ Telegraph xuất bản hôm 30 tháng 1 cũng gây sự chú ý khi cho thấy con số những cuộc hôn nhân tồn tại lâu dài đã giảm sút kể từ năm 1972, là 480,000 cặp. Các cuộc ăn ở chung với nhau như vợ- chồng ngày càng gia tăng. Tỉ lệ phụ nữ dưới 60 tuổi ăn ở chung với nhau vợ-chồng gia tăng gấp bội từ 13% trong năm 1986 d0ến 28% trong năm 2001.

Ở Tây Ban Nha nơi mà con số các cặp cưới hỏi nhiều hơn Hoa Kỳ và Anh Quốc, cũng đang đối diện với cảnh suy giảm một cách trầm trọng. Tình trạng sống chung với nhau như vợ-chồng tăng 10% đối với các cặp dưới 50 tuổi, theo bản báo cáo của tờ El Pais đề ngày 2 tháng 2 năm này. Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội, việc ăn ở chung với nhau như vợ-chồng được coi như là một chuyện bình thường và hiễn nhiên giữa các người trẻ trước khi họ tiến đến hôn nhân.

73% Ăn Ở Với Nhau Như Vợ-Chồng

Thực chất con số những cặp ăn ở chung với nhau như vợ chồng đã gia tăng gấp bội kể từ năm 1995. Theo những số liệu thống kê của chính phủ, tình trạng này đã dẫn đến khoảng 19.5% trẻ em được sinh ra ngoài giá thú vào năm 2001 so với 9.6% trong năm 1990.

Ở Tây Ban Nha, con số ly dị cũng ngày càng gia tăng. Kể từ khi ly dị trở thành luật vào 1981, tờ ABC xuất bản hằng ngày tại thủ đô Madrid cho hay có khoảng 4 triệu vụ ly dị, tức khoảng 10% trong tổng số dân. Và trong số những vụ ly dị đó, có khoảng 1 triệu trẻ em bị liên lụy.

Ở Úc Châu, tình trạng cũng đáng lo ngại. Theo số liệu đưa ra của Bộ Thống Kê Úc Châu, khuynh hướng các cặp sống chung với nhau vẫn còn gia tăng, với 73% cặp ăn ở chung với nhau trước hôn nhân so với 30% trong năm 1982.

Trong tổng số dân có tuổi từ 15 trở lên, thì có 8.4 triệu người là kết hôn, 4.9 triệu người là chưa kết hôn, có 940,000 quá phụ và 1.1 triệu người ly dị. Tỉ lệ ly dị gia tăng đến 172% trong thời điểm từ năm 1981 đến 2001. Và có khoảng 760,000 người độc thân có con trong năm 2002, so với 670,000 trong năm 1996.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong bài phát biểu ngày 29 tháng 1 cho Tòa Án Tối Cao Vatican có nói rằng, “hôn nhân cần nhận được sự hỗ trợ một cách mạnh mẽ” vì đó là nền tảng vững chắc và tốt đẹp cần thiết cho cuộc sống vơ-chồng và cho mỗi gia đình”. Ngày nay, nó cần phải nhận được bất kỳ sự hổ trợ nào mà nó có thể có được.