Về tình hình dịch cúm gà, con số người được khẳng định chết vì dịch bệnh này hiện đã lên đến 22 người, gồm 15 nạn nhân ở Việt Nam và 7 người ở Thái Lan.
Người mới chết là một thanh niên 29 tuổi, cư ngụ ở Lâm Ðồng. Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân khác cũng được khẳng định nhiễm virút H5N1, là virút gây bệnh cúm gà. Như vậy tổng số người Việt không may bị nhiễm virút là 22 người.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới lên tiếng kêu gọi một lần nữa lại lên tiếng kêu gọi các nước tiếp tục chương trình phòng chgốn dịch bệnh, vì nguy cơ vẫn còn.
Ông Peter Cordingley, người phát ngôn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng dịch bệnh vẫn hoành hành, vì thế đừng có một nước nào vội lên tiếng nói rằng đã kiểm soát được dịch, cho dù số lượng gia cầm ở Châu Á bị tiêu hủy đã lên đến 80 triệu con. Tổ Chức cũng dự báo sẽ còn người không may nhiễm bệnh.
Cùng lúc đó tại Rome, một viên chức của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói với hãng thông tấn Reuter rằng ông lo ngại phái mất cả năm nữa mới thất sự khống chế được dịch bệnh.
Ông Samuel Jutzi, người đưa ra nhận xét vừa kể giải thcih thêm là dịch bệnh có thể được các loài chim rừng truyền từ nơi này sang nơi khác, do đó, kiểm soát dịch là một công tác đầy khó khăn.(RFA)
Người mới chết là một thanh niên 29 tuổi, cư ngụ ở Lâm Ðồng. Ngoài ra, có thêm 2 bệnh nhân khác cũng được khẳng định nhiễm virút H5N1, là virút gây bệnh cúm gà. Như vậy tổng số người Việt không may bị nhiễm virút là 22 người.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới lên tiếng kêu gọi một lần nữa lại lên tiếng kêu gọi các nước tiếp tục chương trình phòng chgốn dịch bệnh, vì nguy cơ vẫn còn.
Ông Peter Cordingley, người phát ngôn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng dịch bệnh vẫn hoành hành, vì thế đừng có một nước nào vội lên tiếng nói rằng đã kiểm soát được dịch, cho dù số lượng gia cầm ở Châu Á bị tiêu hủy đã lên đến 80 triệu con. Tổ Chức cũng dự báo sẽ còn người không may nhiễm bệnh.
Cùng lúc đó tại Rome, một viên chức của Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói với hãng thông tấn Reuter rằng ông lo ngại phái mất cả năm nữa mới thất sự khống chế được dịch bệnh.
Ông Samuel Jutzi, người đưa ra nhận xét vừa kể giải thcih thêm là dịch bệnh có thể được các loài chim rừng truyền từ nơi này sang nơi khác, do đó, kiểm soát dịch là một công tác đầy khó khăn.(RFA)