Phỏng vấn Đức Ông Giuseppe Liberto, Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine, về Nhạc Phụng vụ sau Công Đồng Vatican II
Cuộc cải tổ hậu Công đồng Vatican II đã mở ra những khả năng to lớn cho các nhà sáng tác "miễn là họ đi vào tinh thần của nghi lễ", Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine nói như vậy.
Mười năm qua, Đức Ong Giuseppe Liberto đã là nhạc sĩ sáng tác chính thức của Tuần Phụng vụ quốc gia, vừa mới họp tại Assisi. Trong Tuần đó, Ngài lượng định sự tiến triển của phụng vụ từ Công đồng Vatican II.
Hỏi: Sang năm, việc cải tổ phụng vụ sẽ tròn 40 năm. Ngài đánh giá nó như thế nào nếu nhìn từ góc độ âm nhạc?
Đức Ông Liberto: Không phải mọi thứ đều có giá trị, và không phải mọi thứ đều đáng chê trách. Có lẽ chúng ta nên theo lời khuyên của dụ ngôn cây lúa và cỏ lùng. Cứ để chúng cùng mọc lên, vì mùa gặt chưa đến. Nhưng trong khoảng thời gian đó, chúng ta hãy phân biệt.
Hỏi: Phải có những phân biệt nào?
Đ.Ô. Liberto: Trước hết, có sự nhầm lẫn giữa nhạc phụng vụ và thánh nhạc. Đây là sự phân biệt thứ nhất. Từ ngữ thánh nhạc khá mơ hồ, trong khi đối tượng của nhạc phụng vụ là cuộc cử hành (nghi lễ) (celebration).
Và người sáng tác cho cuộc cử hành nghi lễ phải ý thức về sự kiện là trong phụng vụ, chúng ta cử hành nghi lễ mừng (celebrate) Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể. Thay vào đó, nhiều lần người ta nghĩ rằng âm nhạc trong nghi lễ chỉ phải tự tôn vinh mình (celebrate itself) mà thôi, trong một dạng tự hài lòng về mình, dùng cuộc cử hành như là phương tiện mà thôi. Như vậy, phụng vụ biến thành một cuộc biểu diễn thuần tuý và một thứ duy-nghi-thức vô bổ chính đó là điều mà công đồng đã loại bỏ một cách vĩnh viễn.
Hỏi: Chắc chắn phụng vụ không nên là một cuộc trình diễn, nhưng các đồng nghiệp âm nhạc của Ngài than phiền về sự kiện là cuộc cải tổ phụng vụ đã thu hẹp phạm vi của họ khi cổ võ sự tham gia của cộng đoàn.
Đ.Ô. Liberto: Cũng phải hiểu vấn đề như thế này. Cộng đoàn là toàn thể dân Chúa tập họp lại để cử hành nghi lễ mừng Chúa Ki-tô. Nay cộng đoàn này nối kết liền lạc với nhau dưới những hình thức thừa tác vụ (ministry) khác nhau. Đo đó, vị chủ sự cộng đoàn hát với tư cách là chủ sự, thầy phó tế với tư cách là phó tế, xướng vịnh viên (psalmist) với tư cách là xướng vịnh viên (người xướng các thánh vịnh đáp ca), và như vậy, ca đoàn cũng vậy. Dân Chúa đáp lời bằng những tiếng tung hô đối đáp v.v.
Không phải tất cả mọi người nên hát hết mọi bài, nhưng mỗi người hát theo thừa tác vụ của mình. Và người sáng tác phải viết nhạc khác nhau cho từng thừa tác vụ; đó chính là thách đố đối với người sáng tác. Thường, có những người tiếp cận nhạc phụng vụ mà không biết rõ về những khác biệt đó.
Hỏi: Như vậy, phải chăng đó chính là vấn đề đào tạo?
Đ.Ô. Liberto: Phải, tôi nghĩ vậy. Có nhiều lãnh vực cho các nhà sáng tác và các nhạc sĩ, và những lãnh vực này rất lớn, với điều kiện là họ đi vào trong tinh thần mà cuộc cải tổ đòi hỏi; về các hình thể âm nhạc cũng vậy. Ngày nay, nhiều hình thể âm nhạc cũ không thể sử dụng được trong phụng vụ theo Công đồng Vatican II. Và chúng ta phải ý thức về điều đó. Thay vì vậy, nhiều người lập luận ngược lại: "Vì nhạc của tôi không phù hợp với phụng vụ, nên cuộc cải tổ phụng vụ đã thất bại". Hoặc, trái lại, vì họ không có thể viết nhạc theo những cách thức trau chuốt và phức tạp hơn, nên họ thu hẹp mọi sự vào một thứ chủ nghĩa tối thiểu trong âm nhạc (chủ trương dùng nhịp điệu cố định, với những mẫu giai điệu ngắn lặp đi lặp lại tạo cảm giác như bị thôi miên ), điều đó thường không gì khác hơn là thiếu thẩm mỹ. Ngược lại, đào tạo là cách thế đúng nhất. Nhạc sĩ nào muốn sáng tác cho phụng vụ phải được huấn luyện về phụng vụ cách đặc biệt.
Hỏi: Để kết thúc, với tính cách là ca trưởng Ca đoàn Sistine, ngài có lời khuyên gì cho người muốn trung thành với Vatican II?
Đ.Ô. Liberto: Biết rằng công việc chỉ mới đang bắt đầu và tất cả chúng ta đang tìm kiếm, lời khuyên của tôi là tránh 3 thái độ rất nguy hiểm: chủ nghĩa lý tưởng-coi âm nhạc như là sự biểu lộ của tính chủ quan; chủ nghĩa lãng mạn- coi âm nhạc là nơi mà mọi sự là âm vang của một loại Thiên Chúa vô danh nào đó; và chủ nghĩa chức năng- thứ âm nhạc được thu hẹp lại chỉ còn là một thứ trang trí thuần tuý lấy tập trung vào chính mình nó.
Tuy nhiên, nếu thánh nhạc không trở nên nhạc thánh, nghĩa là nhạc để phục vụ cho cuộc cử hành nghi lễ, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được nhạc phụng vụ đích thực.
Cuộc cải tổ hậu Công đồng Vatican II đã mở ra những khả năng to lớn cho các nhà sáng tác "miễn là họ đi vào tinh thần của nghi lễ", Ca trưởng Ca đoàn Nguyện đường Sistine nói như vậy.
Mười năm qua, Đức Ong Giuseppe Liberto đã là nhạc sĩ sáng tác chính thức của Tuần Phụng vụ quốc gia, vừa mới họp tại Assisi. Trong Tuần đó, Ngài lượng định sự tiến triển của phụng vụ từ Công đồng Vatican II.
Hỏi: Sang năm, việc cải tổ phụng vụ sẽ tròn 40 năm. Ngài đánh giá nó như thế nào nếu nhìn từ góc độ âm nhạc?
Đức Ông Liberto: Không phải mọi thứ đều có giá trị, và không phải mọi thứ đều đáng chê trách. Có lẽ chúng ta nên theo lời khuyên của dụ ngôn cây lúa và cỏ lùng. Cứ để chúng cùng mọc lên, vì mùa gặt chưa đến. Nhưng trong khoảng thời gian đó, chúng ta hãy phân biệt.
Hỏi: Phải có những phân biệt nào?
Đ.Ô. Liberto: Trước hết, có sự nhầm lẫn giữa nhạc phụng vụ và thánh nhạc. Đây là sự phân biệt thứ nhất. Từ ngữ thánh nhạc khá mơ hồ, trong khi đối tượng của nhạc phụng vụ là cuộc cử hành (nghi lễ) (celebration).
Và người sáng tác cho cuộc cử hành nghi lễ phải ý thức về sự kiện là trong phụng vụ, chúng ta cử hành nghi lễ mừng (celebrate) Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể. Thay vào đó, nhiều lần người ta nghĩ rằng âm nhạc trong nghi lễ chỉ phải tự tôn vinh mình (celebrate itself) mà thôi, trong một dạng tự hài lòng về mình, dùng cuộc cử hành như là phương tiện mà thôi. Như vậy, phụng vụ biến thành một cuộc biểu diễn thuần tuý và một thứ duy-nghi-thức vô bổ chính đó là điều mà công đồng đã loại bỏ một cách vĩnh viễn.
Hỏi: Chắc chắn phụng vụ không nên là một cuộc trình diễn, nhưng các đồng nghiệp âm nhạc của Ngài than phiền về sự kiện là cuộc cải tổ phụng vụ đã thu hẹp phạm vi của họ khi cổ võ sự tham gia của cộng đoàn.
Đ.Ô. Liberto: Cũng phải hiểu vấn đề như thế này. Cộng đoàn là toàn thể dân Chúa tập họp lại để cử hành nghi lễ mừng Chúa Ki-tô. Nay cộng đoàn này nối kết liền lạc với nhau dưới những hình thức thừa tác vụ (ministry) khác nhau. Đo đó, vị chủ sự cộng đoàn hát với tư cách là chủ sự, thầy phó tế với tư cách là phó tế, xướng vịnh viên (psalmist) với tư cách là xướng vịnh viên (người xướng các thánh vịnh đáp ca), và như vậy, ca đoàn cũng vậy. Dân Chúa đáp lời bằng những tiếng tung hô đối đáp v.v.
Không phải tất cả mọi người nên hát hết mọi bài, nhưng mỗi người hát theo thừa tác vụ của mình. Và người sáng tác phải viết nhạc khác nhau cho từng thừa tác vụ; đó chính là thách đố đối với người sáng tác. Thường, có những người tiếp cận nhạc phụng vụ mà không biết rõ về những khác biệt đó.
Hỏi: Như vậy, phải chăng đó chính là vấn đề đào tạo?
Đ.Ô. Liberto: Phải, tôi nghĩ vậy. Có nhiều lãnh vực cho các nhà sáng tác và các nhạc sĩ, và những lãnh vực này rất lớn, với điều kiện là họ đi vào trong tinh thần mà cuộc cải tổ đòi hỏi; về các hình thể âm nhạc cũng vậy. Ngày nay, nhiều hình thể âm nhạc cũ không thể sử dụng được trong phụng vụ theo Công đồng Vatican II. Và chúng ta phải ý thức về điều đó. Thay vì vậy, nhiều người lập luận ngược lại: "Vì nhạc của tôi không phù hợp với phụng vụ, nên cuộc cải tổ phụng vụ đã thất bại". Hoặc, trái lại, vì họ không có thể viết nhạc theo những cách thức trau chuốt và phức tạp hơn, nên họ thu hẹp mọi sự vào một thứ chủ nghĩa tối thiểu trong âm nhạc (chủ trương dùng nhịp điệu cố định, với những mẫu giai điệu ngắn lặp đi lặp lại tạo cảm giác như bị thôi miên ), điều đó thường không gì khác hơn là thiếu thẩm mỹ. Ngược lại, đào tạo là cách thế đúng nhất. Nhạc sĩ nào muốn sáng tác cho phụng vụ phải được huấn luyện về phụng vụ cách đặc biệt.
Hỏi: Để kết thúc, với tính cách là ca trưởng Ca đoàn Sistine, ngài có lời khuyên gì cho người muốn trung thành với Vatican II?
Đ.Ô. Liberto: Biết rằng công việc chỉ mới đang bắt đầu và tất cả chúng ta đang tìm kiếm, lời khuyên của tôi là tránh 3 thái độ rất nguy hiểm: chủ nghĩa lý tưởng-coi âm nhạc như là sự biểu lộ của tính chủ quan; chủ nghĩa lãng mạn- coi âm nhạc là nơi mà mọi sự là âm vang của một loại Thiên Chúa vô danh nào đó; và chủ nghĩa chức năng- thứ âm nhạc được thu hẹp lại chỉ còn là một thứ trang trí thuần tuý lấy tập trung vào chính mình nó.
Tuy nhiên, nếu thánh nhạc không trở nên nhạc thánh, nghĩa là nhạc để phục vụ cho cuộc cử hành nghi lễ, thì chúng ta sẽ không bao giờ có được nhạc phụng vụ đích thực.