Báo chí mấy ngày gần đây bàn tán xôn xao về “ngôi sao đang lên” của phe cấp tiến trong Giáo Hội Hoa Kỳ và tại Thượng Hội Đồng về Gia Đình, nhân lời tuyên bố về lương tâm của vị này là Đức Tổng Giám Mục Blasé Cupich. Tờ Chicago Tribune cho chạy hàng tít lớn: “Cupich xuất hiện như tiếng nói mạnh tại Thượng Hội Đồng”.
Số là ngày 16 tháng Mười vừa qua, trong một cuộc họp báo, không phải của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, mà của riêng ngài tại một căn phòng cạnh Phòng Báo Chí, Đức Tổng Giám Mục Cupich, người dự khuyết trong danh sách đại biểu dự Thượng Hội Đồng của Giáo Hội Hoa Kỳ nhưng sau đó, được chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời làm đại biểu chính thức, đã cho hay: Thượng Hội Đồng nên cho phép có sự linh động mục vụ về hai vấn đề nóng bỏng đang được thảo luận là cho người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ dù cuộc hôn nhân trước của họ không được tuyên bố vô hiệu, và tìm phương cách để có thái độ chào đón hơn đối với người đồng tính.
Sở dĩ chủ trương như trên, là vì Đức Tổng Giám Mục Cupich nhấn mnạh tới tính tối thượng của lương tâm cá nhân khi quyết định có nên rước lễ hay không.
Ngài cho hay: ngài thường đi thăm những người bị hất hủi ở Chicago, trong đó có người ly dị và tái hôn cũng như người đồng tính. Ngài bảo: “chúng ta phải tìm cách biết cuộc sống họ ra sao nếu ta muốn đồng hành với họ. Tôi luôn cố gắng giúp người ta theo chiều hướng này. Và rồi người ta tiến tới một quyết định với một lương tâm tốt thì việc của chúng ta cùng với Giáo Hội là giúp họ tiến tới và tôn trọng điều đó. Lương tâm là điều bất khả vi phạm. Và ta phải tôn trọng khi họ đưa ra các quyết định, tôi luôn luôn làm điều này”.
“Vai trò mục tử của tôi là giúp họ biện phân đâu là vai trò của Thiên Chúa bằng cách nhìn vào giáo huấn luân lý khách quan của Giáo Hội nhưng đồng thời giúp họ qua một thời kỳ biện phân để hiểu Thiên Chúa kêu gọi họ tới đâu vào lúc này”.
Nếu chỉ nói tới lương tâm mà thôi thì dường như Đức Tổng Giám Mục Cupich không nói điều gì đáng làm ta ngỡ ngàng cả, bởi vì ngài nói tới “một lương tâm tốt”, mà đã là một lương tâm tốt thì chắc chắn lương tâm này vốn đã được huấn luyện, hay như trong trường hợp này, “đã được giúp qua một thời kỳ biện phân” dựa trên “giáo huấn luân lý khách quan của Giáo Hội”.
Nhưng khi Đức Tổng Giám Mục liên kết quyết định “lương tâm” này với việc tự ý lên rước lễ của những người ly dị tái hôn dù cuộc hôn nhân trước của họ không được tuyên bố vô hiệu, thì khó có thể nói đây là một lương tâm tốt được.
Nhân cơ hội này, tưởng nên đọc lại Chân Phúc Hồng Y John Henry Newman, người vốn được coi là một trong các vị cha già trí thức của Vatican II, nói về lương tâm trong tác phẩm cổ điển Thư Gửi Quận Công Norfolk Nhân Bài Phê Bình Nhận Xét Gần Đây Của Ông Gladstone.
“Lương tâm không phải là lòng vị kỷ nhìn xa, cũng không phải ước muốn nhất quán với chính mình; nhưng là một sứ giả của Đấng, cả trong tự nhiên lẫn trong ơn thánh, nói với chúng ta đàng sau một tấm màn, và dạy cũng như thống trị ta bằng các vị đại diện của Người. Lương tâm là vị Đại Diện thổ địa của Chúa Kitô, một vị tiên tri trong các hiểu biết của nó, một quân vương trong các quyết đoán của nó, một linh mục trong các chúc phúc và chúc dữ của nó, và cho dù chức linh mục đời đời trên khắp thế giới có kết thúc, thì tự bên trong nó, nguyên lý linh mục vẫn còn và vẫn thống trị…”.
Sau đó, Chân Phúc so sánh cái hiểu Công Giáo trên về lương tâm với cái hiểu thế tục của thời ngài, và cũng là của thời ta, coi lương tâm như “một sáng tạo của con người cách này hay cách khác”. Ngài viết:
“Lương tâm là một người giám sát nghiêm nghị, nhưng ở thế kỷ này nó đã bị thay thế bằng một đồ giả hiệu, mà thế kỷ 18 trước nó chưa bao giờ nghe thấy... Nó là quyền của ý chí bản thân… quyền được suy nghĩ, nói năng, viết lách và hành động tùy theo phán đoán của mình hay tính khí của mình, không cần nghĩ gì tới Thiên Chúa… [đến nỗi nó chính là] quyền và tự do của lương tâm vứt bỏ lương tâm”.
Đức Hồng Y Newman cũng thảo luận điều ta có thể gọi là các cơn cám dỗ của lương tâm:
“[Lương tâm là] thầy dậy cao nhất, nhưng lại ít sáng suống nhất… [vì] cảm thức đúng sai, vốn là yếu tố đầu tiên trong tôn giáo, là điều… hết sức dễ bị lúng túng, làm cho lu mờ, đồi bại… quá lệch lạc vì kiêu căng và đam mê, quá loạng choạng trong đường đi của nó”.
Lương tâm ấy, trong thập niên 1960 và sau đó thường được các nhà thần học cấp tiến dùng để biện minh cho việc họ bất đồng với giáo huấn Giáo Hội. Không kể nó bị sử dụng sai bởi những người trích dẫn tuyên ngôn Dignitatis Humanae của Vatican II nói về vấn đề tự do tôn giáo, “lương tâm” cũng còn được dùng để hợp lý hóa việc ngừa thai, trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo trong Humanae Vitae.
Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại, chẳng hạn, đã nại tới “lương tâm” trong Tuyên Bố Winnipeg năm 1968 của họ để chính thức bất đồng với Humanae Vitae. Đoạn 26 của bản Tuyên Bố nói về các cặp vợ chồng quyết định ngừa thai rằng “bất cứ ai trung thực chọn con đường xem ra đúng đắn này là làm thế với một lương tâm tốt”.
Có người cho hay Đức Tổng Giám Mục Cupich có một lịch sử sẵn sàng ban Thánh Thể cho những người không hiệp thông với Giáo Hội. Tháng 11 năm 2014, khi được chương trình Face The Nation của Đài CBS hỏi liệu ngài có cho các chính trị gia phò phá thai rước lễ hay không, ngài đã trả lời: “tôi sẽ không dùng Phép Thánh Thể hay, như ông nói, bàn rước lễ làm nơi cho các cuộc thảo luận này hay làm cách để người ta bị… loại ra ngoài đời sống Giáo Hội”, dù điều này mâu thuẫn với Điều 915 của Bộ Giáo Luật là điều nói rằng những ai “ương ngạnh trì chí trong tội nặng tỏ tường không được phép rước lễ”!
Và khi được hỏi về việc cho thống đốc Illinois, một người Thệ Phản, rước lễ, ngài cho hay “khi một người tự mình lên rước lễ, thừa tác viên Thánh Thể đều giả thiết là người này có thể được rước lễ”.
Sự thật và lương tâm
Cũng được hỏi về lương tâm bản thân, Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap., của Philadelphia, đã có câu trả lời khác hẳn.
Ngày 15 tháng Mười, 2015, ngài được tờ Famille Chrétienne phỏng vấn. Tờ này hỏi rằng: "một số người nghĩ Giáo Hội nên để chỗ rộng hơn cho lương tâm bản thân. Việc này sẽ giúp các tín hữu vượt qua được 'các trở ngại', người ta nói thế, mà Giáo Hội đã tạo ra cho họ về vấn đề kiểm soát sinh đẻ hay các bí tích (Hòa Giải và Thánh Thể) đối với các cặp ly dị và tái hôn. Đức Hồng Y có ý kiến gì?"
Đức Tổng Giám Mục Chaput trả lời: “mỗi người chúng ta có nhiệm vụ phải theo lương tâm của mình. Nhưng lương tâm không hiện hữu trong khoảng không, và nó không phải chỉ là chuyện ý kiến hay ý thích bản thân. Giáo Hội không phải là một sự góp nhặt các cá nhân tự lập. Chúng ta là một cộng đồng, một gia đình, được tổ chức quanh con người Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Chúng ta có nghĩa vụ phải huấn luyện lương tâm mình trong sự thật. Điều này có nghĩa ta cần để mình được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan và giáo huấn của Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập.
"Nếu lương tâm tôi bất đồng với sự hướng dẫn của Giáo Hội về các vấn đề có thực chất luân lý, thì đây không hẳn là Giáo Hội sai. Con người nhân bản, nghĩa là tất cả chúng ta, đều rất khôn khéo trong việc bào chữa cho những điều ta muốn làm, bất luận điều đó có tội hay không”.
Trong một bài chia sẻ với tổng giáo phận Philadelphia của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm rằng các vị tử đạo Anh Quốc thời Henry VIII và Elizabeth I đã không hiến mạng sống mình để bảo vệ “lương tâm bản thân”. Ý niệm này xa lạ đối với họ. Họ chết vì họ hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo dạy sự thật, và họ không thể từ bỏ Giáo Hội hay sự thật do Giáo Hội dạy mà không hủy diệt sự chính trực của mình.
Vấn đề đối với họ là sự thật, chứ không phải ý muốn bản thân, sự thật của Thiên Chúa, một sự thật trói buộc và giải thoát mọi người, ở mọi nơi; chứ không phải ý niệm hiện đại về cái hiểu bản thân, tự tạo cho mình ấn bản riêng về đúng sai.
Sở dĩ chủ trương như trên, là vì Đức Tổng Giám Mục Cupich nhấn mnạh tới tính tối thượng của lương tâm cá nhân khi quyết định có nên rước lễ hay không.
Ngài cho hay: ngài thường đi thăm những người bị hất hủi ở Chicago, trong đó có người ly dị và tái hôn cũng như người đồng tính. Ngài bảo: “chúng ta phải tìm cách biết cuộc sống họ ra sao nếu ta muốn đồng hành với họ. Tôi luôn cố gắng giúp người ta theo chiều hướng này. Và rồi người ta tiến tới một quyết định với một lương tâm tốt thì việc của chúng ta cùng với Giáo Hội là giúp họ tiến tới và tôn trọng điều đó. Lương tâm là điều bất khả vi phạm. Và ta phải tôn trọng khi họ đưa ra các quyết định, tôi luôn luôn làm điều này”.
“Vai trò mục tử của tôi là giúp họ biện phân đâu là vai trò của Thiên Chúa bằng cách nhìn vào giáo huấn luân lý khách quan của Giáo Hội nhưng đồng thời giúp họ qua một thời kỳ biện phân để hiểu Thiên Chúa kêu gọi họ tới đâu vào lúc này”.
Nếu chỉ nói tới lương tâm mà thôi thì dường như Đức Tổng Giám Mục Cupich không nói điều gì đáng làm ta ngỡ ngàng cả, bởi vì ngài nói tới “một lương tâm tốt”, mà đã là một lương tâm tốt thì chắc chắn lương tâm này vốn đã được huấn luyện, hay như trong trường hợp này, “đã được giúp qua một thời kỳ biện phân” dựa trên “giáo huấn luân lý khách quan của Giáo Hội”.
Nhưng khi Đức Tổng Giám Mục liên kết quyết định “lương tâm” này với việc tự ý lên rước lễ của những người ly dị tái hôn dù cuộc hôn nhân trước của họ không được tuyên bố vô hiệu, thì khó có thể nói đây là một lương tâm tốt được.
Nhân cơ hội này, tưởng nên đọc lại Chân Phúc Hồng Y John Henry Newman, người vốn được coi là một trong các vị cha già trí thức của Vatican II, nói về lương tâm trong tác phẩm cổ điển Thư Gửi Quận Công Norfolk Nhân Bài Phê Bình Nhận Xét Gần Đây Của Ông Gladstone.
“Lương tâm không phải là lòng vị kỷ nhìn xa, cũng không phải ước muốn nhất quán với chính mình; nhưng là một sứ giả của Đấng, cả trong tự nhiên lẫn trong ơn thánh, nói với chúng ta đàng sau một tấm màn, và dạy cũng như thống trị ta bằng các vị đại diện của Người. Lương tâm là vị Đại Diện thổ địa của Chúa Kitô, một vị tiên tri trong các hiểu biết của nó, một quân vương trong các quyết đoán của nó, một linh mục trong các chúc phúc và chúc dữ của nó, và cho dù chức linh mục đời đời trên khắp thế giới có kết thúc, thì tự bên trong nó, nguyên lý linh mục vẫn còn và vẫn thống trị…”.
Sau đó, Chân Phúc so sánh cái hiểu Công Giáo trên về lương tâm với cái hiểu thế tục của thời ngài, và cũng là của thời ta, coi lương tâm như “một sáng tạo của con người cách này hay cách khác”. Ngài viết:
“Lương tâm là một người giám sát nghiêm nghị, nhưng ở thế kỷ này nó đã bị thay thế bằng một đồ giả hiệu, mà thế kỷ 18 trước nó chưa bao giờ nghe thấy... Nó là quyền của ý chí bản thân… quyền được suy nghĩ, nói năng, viết lách và hành động tùy theo phán đoán của mình hay tính khí của mình, không cần nghĩ gì tới Thiên Chúa… [đến nỗi nó chính là] quyền và tự do của lương tâm vứt bỏ lương tâm”.
Đức Hồng Y Newman cũng thảo luận điều ta có thể gọi là các cơn cám dỗ của lương tâm:
“[Lương tâm là] thầy dậy cao nhất, nhưng lại ít sáng suống nhất… [vì] cảm thức đúng sai, vốn là yếu tố đầu tiên trong tôn giáo, là điều… hết sức dễ bị lúng túng, làm cho lu mờ, đồi bại… quá lệch lạc vì kiêu căng và đam mê, quá loạng choạng trong đường đi của nó”.
Lương tâm ấy, trong thập niên 1960 và sau đó thường được các nhà thần học cấp tiến dùng để biện minh cho việc họ bất đồng với giáo huấn Giáo Hội. Không kể nó bị sử dụng sai bởi những người trích dẫn tuyên ngôn Dignitatis Humanae của Vatican II nói về vấn đề tự do tôn giáo, “lương tâm” cũng còn được dùng để hợp lý hóa việc ngừa thai, trái với giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo trong Humanae Vitae.
Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại, chẳng hạn, đã nại tới “lương tâm” trong Tuyên Bố Winnipeg năm 1968 của họ để chính thức bất đồng với Humanae Vitae. Đoạn 26 của bản Tuyên Bố nói về các cặp vợ chồng quyết định ngừa thai rằng “bất cứ ai trung thực chọn con đường xem ra đúng đắn này là làm thế với một lương tâm tốt”.
Có người cho hay Đức Tổng Giám Mục Cupich có một lịch sử sẵn sàng ban Thánh Thể cho những người không hiệp thông với Giáo Hội. Tháng 11 năm 2014, khi được chương trình Face The Nation của Đài CBS hỏi liệu ngài có cho các chính trị gia phò phá thai rước lễ hay không, ngài đã trả lời: “tôi sẽ không dùng Phép Thánh Thể hay, như ông nói, bàn rước lễ làm nơi cho các cuộc thảo luận này hay làm cách để người ta bị… loại ra ngoài đời sống Giáo Hội”, dù điều này mâu thuẫn với Điều 915 của Bộ Giáo Luật là điều nói rằng những ai “ương ngạnh trì chí trong tội nặng tỏ tường không được phép rước lễ”!
Và khi được hỏi về việc cho thống đốc Illinois, một người Thệ Phản, rước lễ, ngài cho hay “khi một người tự mình lên rước lễ, thừa tác viên Thánh Thể đều giả thiết là người này có thể được rước lễ”.
Sự thật và lương tâm
Cũng được hỏi về lương tâm bản thân, Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap., của Philadelphia, đã có câu trả lời khác hẳn.
Ngày 15 tháng Mười, 2015, ngài được tờ Famille Chrétienne phỏng vấn. Tờ này hỏi rằng: "một số người nghĩ Giáo Hội nên để chỗ rộng hơn cho lương tâm bản thân. Việc này sẽ giúp các tín hữu vượt qua được 'các trở ngại', người ta nói thế, mà Giáo Hội đã tạo ra cho họ về vấn đề kiểm soát sinh đẻ hay các bí tích (Hòa Giải và Thánh Thể) đối với các cặp ly dị và tái hôn. Đức Hồng Y có ý kiến gì?"
Đức Tổng Giám Mục Chaput trả lời: “mỗi người chúng ta có nhiệm vụ phải theo lương tâm của mình. Nhưng lương tâm không hiện hữu trong khoảng không, và nó không phải chỉ là chuyện ý kiến hay ý thích bản thân. Giáo Hội không phải là một sự góp nhặt các cá nhân tự lập. Chúng ta là một cộng đồng, một gia đình, được tổ chức quanh con người Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người. Chúng ta có nghĩa vụ phải huấn luyện lương tâm mình trong sự thật. Điều này có nghĩa ta cần để mình được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan và giáo huấn của Giáo Hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập.
"Nếu lương tâm tôi bất đồng với sự hướng dẫn của Giáo Hội về các vấn đề có thực chất luân lý, thì đây không hẳn là Giáo Hội sai. Con người nhân bản, nghĩa là tất cả chúng ta, đều rất khôn khéo trong việc bào chữa cho những điều ta muốn làm, bất luận điều đó có tội hay không”.
Trong một bài chia sẻ với tổng giáo phận Philadelphia của ngài, Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm rằng các vị tử đạo Anh Quốc thời Henry VIII và Elizabeth I đã không hiến mạng sống mình để bảo vệ “lương tâm bản thân”. Ý niệm này xa lạ đối với họ. Họ chết vì họ hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo dạy sự thật, và họ không thể từ bỏ Giáo Hội hay sự thật do Giáo Hội dạy mà không hủy diệt sự chính trực của mình.
Vấn đề đối với họ là sự thật, chứ không phải ý muốn bản thân, sự thật của Thiên Chúa, một sự thật trói buộc và giải thoát mọi người, ở mọi nơi; chứ không phải ý niệm hiện đại về cái hiểu bản thân, tự tạo cho mình ấn bản riêng về đúng sai.