Dưới bút hiệu Xavier-Rhynne II, tự xưng là hậu duệ của Xavier-Rhynne I, người nổi tiếng theo dõi Công Đồng Vatican II với những lá thư bất hủ gọi là Lá Thư Từ Công Đồng, gần đây liên tiếp “nối nghiệp cha ông” gửi đi những Lá Thư Từ Thượng Hội Đồng hết sức chính xác với những nhận định thật đứng đắn, rất đáng đọc, đến nay đã là Lá Thư thứ 14.
Trong Lá Thư thứ 13, Xavier-Rhynne thuật lại một câu truyện bên lề mà chẳng bên lề chút nào quanh Thượng Hội Đồng 2015, đó là những cuộc hội thảo do các thần học gia “hạng nặng” thuyết trình, giúp các nghị phụ nắm vững các khía cạnh chuyên môn về thần học và giáo luật.
Tập quán trên chỉ là bản sao mô thức đã diễn ra quanh Công Đồng Vatican II, nơi, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, bỗng xuất hiện hai tiệm cà phê nổi tiếng gọi là “Quán Jonah” và “Quán Mitzvah”. Tại hai quán này, các nghị phụ thường lui tới vừa để thư dãn bên tách cà phê thơm phức vừa “thật căng thẳng” căng tai ra nghe những bài thuyết trình của các thần học gia cỡ Joseph Ratzinger, Hans Kung, von Balthazar, Henri de Lubac và Kark Rhaner! Căng thẳng nhưng vô cùng hữu ích, hữu ích đến nỗi Hồng Y Karol Wojtyla của Krakow, người sau này thành Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã cho rằng những bán-công đồng (para-council) này đúng là một loại trường hậu đại học thứ hai của ngài về thần học.
Theo mô thức ấy, ngày 12 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Tim Dolan của New York đã hợp tác với Trung Tâm Đạo Đức và Văn Hóa của Đại Học Notre Dame tổ chức một buổi hội thảo như thế. Mục đích hết sức đơn giản: chuyện trò thân mật và cởi mở nhưng các nghị phụ có thể sử dụng cho các buổi thảo luận về Tài Liệu Làm Việc tại Thượng Hội Đồng. Tối ngày 12 vừa rồi, các nghị phụ được nghe hai diễn giả từng đóng góp đáng kể cho nền thần học về hôn nhân và gia đình, nhung tiếc thay lại không phải là chuyên viên của Thượng Hội Đồng 2015. Đó là Đức Ông Livio Melina, Chủ Tịch Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình, và Đức Cha Jean Laffitte, Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng vế Gia Đình từ năm 2009.
Nhận xét mở đầu của Đức Ông Melina đề cập tới điều ngài coi như ba điểm gây vấn đề trong Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, những điểm mà ngài hy vọng sẽ được sửa chữa trong các cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng.
Điểm thứ nhất là “luật tiệm tiến” (“law of graduality”) ở các đoạn từ 57 trở đi của Tài Liệu Làm Việc. Giáo Hội phải luôn chào đón người có tội, ngài nói thế; nhưng vì các lý do của một nền chăm sóc mục vụ có cơ sở, Giáo Hội không thể tránh né việc thách thức những ai đang sống trong các tình huống bất hợp lệ (như sống chung chẳng hạn), phải thừa nhận rằng những sắp xếp như thế “thiếu các lợi ích của hôn nhân (như sợi dây công khai, lòng trung thành, sẵn sàng chào đón sự sống)… nhưng [đã hành động] theo một luận lý học nhằm bác bỏ các lợi ích này”. Lời kêu gọi, tuy lúc nào cũng phải biết thương cảm, phải luôn hướng về việc hoán cải.
Nhà thần học người Ý này cũng quan ngại cho rằng Tài Liệu Làm Việc (ở số 127) mô tả Thánh Thể như thể “chủ yếu…là một cuộc tụ tập có tính xã hội, đây là lý do tại sao…ai cũng nên được mời”. Nhưng thực ra, Thánh Thể “… là kho báu của Giáo Hội. Nó là bí tích của mình và máu thật của Chúa Kitô, dấu chỉ sự kết hợp phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, liên hệ nội tại với bí tích của giao ước phu phụ giữa một người đàn ông và một người đàn bà”. Do đó, cho hiệp thông Thánh Thể “những ai sống trong một kết hợp khác với hôn nhân bí tích” là mâu thuẫn với ý nghĩa của bí tích. Hơn nữa, theo ngài, trao các quyết định trong vấn đề này cho “các cộng đồng quốc gia hay địa phương” với ý niệm sai lầm cho rằng đây là vấn đề “chỉ có đặc tính kỷ luật đơn thuần” là “mở cửa cho thuyết duy tương đối sẽ hủy diệt tính hợp nhất bí tích của Giáo Hội Công Giáo”.
Như nhiều vị khác đã làm trước đây, Đức Ông Melina sau đó đã gợi ý rằng mô tả về lương tâm tại số 137 của Tài Liệu Làm Việc có tính cá nhân chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa rõ ràng ngược lại với giáo huấn của thông điệp Veritatis Splendor. Ngài cũng so sánh lòng thương xót mà không có sự thật như thứ thuốc xấu do một y sĩ bất tài kê đơn. Và để kết luận, ngài khẩn khoản yêu cầu các nghị phụ Thượng Hội Đồng coi gia đình như “tin mừng chứ không phải vấn nạn”, nghĩa là phải khởi đầu “với ánh sáng đức tin chứ đừng với xã hội học”.
Đức Cha Lafitte thì nhận định rằng dù trong Giáo Hội, ta quen nói đến sứ mệnh “ad extra” (đối ngoại)—nghĩa là đi tới những người chưa bao giờ nghe Tin Mừng, nhưng sứ mệnh “ad extra” này nay đã trở thành sứ mệnh “ad intra” (đối nội) trong các tình huống như tình huống tại xứ sở chúng tôi là nước Pháp, nơi chỉ có 4 phần trăm tự nhận mình là Công Giáo đi lễ Chúa Nhật thường xuyên, hay tại Bỉ, nơi tỷ lệ này chỉ là 3 phần trăm. Trong việc vươn tay ra với những người đã bỏ các thực hành đức tin thường lệ trong vấn đề hôn nhân và gia đình, Đức Cha bảo, ta phải bắt đầu với Mạc Khải, và “kế sách của Thiên Chúa về sự thánh thiện”, vốn đã được mạc khải ngay ở các trang đầu tiên của Sách Sáng Thế.
Đức Cha Laffitte cũng gợi ý rằng trong việc chăm sóc mục vụ, Giáo Hội thường (bị người ta coi là) nhắm rất thấp, đối xử với các người Công Giáo trong các tình huống khó khăn như các “công dân bậc nhì” nhưng thực ra các lời kêu gọi tiến tới thánh thiện và nhân đức anh hùng có tính thuyết phục hơn là việc què quặt thừa nhận các tiêu chuẩn văn hóa đương thời. Ngài hỏi: tại sao ta có thể yêu cầu người ta sống anh hùng trong các vấn đề liên quan tới các giới răn khác, mà lại không sống anh hùng trong các giới răn sáu và chín? Ngài thắc mắc, điều gì ngập ngừng ở đây, nhất là khi vấn đề quan yếu là một “kế sách” vừa có nguồn gốc thần thánh vừa dẫn người ta tới hạnh phúc nhân bản?
Trong Lá Thư thứ 13, Xavier-Rhynne thuật lại một câu truyện bên lề mà chẳng bên lề chút nào quanh Thượng Hội Đồng 2015, đó là những cuộc hội thảo do các thần học gia “hạng nặng” thuyết trình, giúp các nghị phụ nắm vững các khía cạnh chuyên môn về thần học và giáo luật.
Tập quán trên chỉ là bản sao mô thức đã diễn ra quanh Công Đồng Vatican II, nơi, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, bỗng xuất hiện hai tiệm cà phê nổi tiếng gọi là “Quán Jonah” và “Quán Mitzvah”. Tại hai quán này, các nghị phụ thường lui tới vừa để thư dãn bên tách cà phê thơm phức vừa “thật căng thẳng” căng tai ra nghe những bài thuyết trình của các thần học gia cỡ Joseph Ratzinger, Hans Kung, von Balthazar, Henri de Lubac và Kark Rhaner! Căng thẳng nhưng vô cùng hữu ích, hữu ích đến nỗi Hồng Y Karol Wojtyla của Krakow, người sau này thành Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đã cho rằng những bán-công đồng (para-council) này đúng là một loại trường hậu đại học thứ hai của ngài về thần học.
Theo mô thức ấy, ngày 12 tháng Mười vừa qua, Đức Hồng Y Tim Dolan của New York đã hợp tác với Trung Tâm Đạo Đức và Văn Hóa của Đại Học Notre Dame tổ chức một buổi hội thảo như thế. Mục đích hết sức đơn giản: chuyện trò thân mật và cởi mở nhưng các nghị phụ có thể sử dụng cho các buổi thảo luận về Tài Liệu Làm Việc tại Thượng Hội Đồng. Tối ngày 12 vừa rồi, các nghị phụ được nghe hai diễn giả từng đóng góp đáng kể cho nền thần học về hôn nhân và gia đình, nhung tiếc thay lại không phải là chuyên viên của Thượng Hội Đồng 2015. Đó là Đức Ông Livio Melina, Chủ Tịch Giáo Hoàng Học Viện Gioan Phaolô II Nghiên Cứu về Hôn Nhân và Gia Đình, và Đức Cha Jean Laffitte, Thư Ký của Hội Đồng Giáo Hoàng vế Gia Đình từ năm 2009.
Nhận xét mở đầu của Đức Ông Melina đề cập tới điều ngài coi như ba điểm gây vấn đề trong Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng, những điểm mà ngài hy vọng sẽ được sửa chữa trong các cuộc tranh luận tại Thượng Hội Đồng.
Điểm thứ nhất là “luật tiệm tiến” (“law of graduality”) ở các đoạn từ 57 trở đi của Tài Liệu Làm Việc. Giáo Hội phải luôn chào đón người có tội, ngài nói thế; nhưng vì các lý do của một nền chăm sóc mục vụ có cơ sở, Giáo Hội không thể tránh né việc thách thức những ai đang sống trong các tình huống bất hợp lệ (như sống chung chẳng hạn), phải thừa nhận rằng những sắp xếp như thế “thiếu các lợi ích của hôn nhân (như sợi dây công khai, lòng trung thành, sẵn sàng chào đón sự sống)… nhưng [đã hành động] theo một luận lý học nhằm bác bỏ các lợi ích này”. Lời kêu gọi, tuy lúc nào cũng phải biết thương cảm, phải luôn hướng về việc hoán cải.
Nhà thần học người Ý này cũng quan ngại cho rằng Tài Liệu Làm Việc (ở số 127) mô tả Thánh Thể như thể “chủ yếu…là một cuộc tụ tập có tính xã hội, đây là lý do tại sao…ai cũng nên được mời”. Nhưng thực ra, Thánh Thể “… là kho báu của Giáo Hội. Nó là bí tích của mình và máu thật của Chúa Kitô, dấu chỉ sự kết hợp phu phụ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, liên hệ nội tại với bí tích của giao ước phu phụ giữa một người đàn ông và một người đàn bà”. Do đó, cho hiệp thông Thánh Thể “những ai sống trong một kết hợp khác với hôn nhân bí tích” là mâu thuẫn với ý nghĩa của bí tích. Hơn nữa, theo ngài, trao các quyết định trong vấn đề này cho “các cộng đồng quốc gia hay địa phương” với ý niệm sai lầm cho rằng đây là vấn đề “chỉ có đặc tính kỷ luật đơn thuần” là “mở cửa cho thuyết duy tương đối sẽ hủy diệt tính hợp nhất bí tích của Giáo Hội Công Giáo”.
Như nhiều vị khác đã làm trước đây, Đức Ông Melina sau đó đã gợi ý rằng mô tả về lương tâm tại số 137 của Tài Liệu Làm Việc có tính cá nhân chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa rõ ràng ngược lại với giáo huấn của thông điệp Veritatis Splendor. Ngài cũng so sánh lòng thương xót mà không có sự thật như thứ thuốc xấu do một y sĩ bất tài kê đơn. Và để kết luận, ngài khẩn khoản yêu cầu các nghị phụ Thượng Hội Đồng coi gia đình như “tin mừng chứ không phải vấn nạn”, nghĩa là phải khởi đầu “với ánh sáng đức tin chứ đừng với xã hội học”.
Đức Cha Lafitte thì nhận định rằng dù trong Giáo Hội, ta quen nói đến sứ mệnh “ad extra” (đối ngoại)—nghĩa là đi tới những người chưa bao giờ nghe Tin Mừng, nhưng sứ mệnh “ad extra” này nay đã trở thành sứ mệnh “ad intra” (đối nội) trong các tình huống như tình huống tại xứ sở chúng tôi là nước Pháp, nơi chỉ có 4 phần trăm tự nhận mình là Công Giáo đi lễ Chúa Nhật thường xuyên, hay tại Bỉ, nơi tỷ lệ này chỉ là 3 phần trăm. Trong việc vươn tay ra với những người đã bỏ các thực hành đức tin thường lệ trong vấn đề hôn nhân và gia đình, Đức Cha bảo, ta phải bắt đầu với Mạc Khải, và “kế sách của Thiên Chúa về sự thánh thiện”, vốn đã được mạc khải ngay ở các trang đầu tiên của Sách Sáng Thế.
Đức Cha Laffitte cũng gợi ý rằng trong việc chăm sóc mục vụ, Giáo Hội thường (bị người ta coi là) nhắm rất thấp, đối xử với các người Công Giáo trong các tình huống khó khăn như các “công dân bậc nhì” nhưng thực ra các lời kêu gọi tiến tới thánh thiện và nhân đức anh hùng có tính thuyết phục hơn là việc què quặt thừa nhận các tiêu chuẩn văn hóa đương thời. Ngài hỏi: tại sao ta có thể yêu cầu người ta sống anh hùng trong các vấn đề liên quan tới các giới răn khác, mà lại không sống anh hùng trong các giới răn sáu và chín? Ngài thắc mắc, điều gì ngập ngừng ở đây, nhất là khi vấn đề quan yếu là một “kế sách” vừa có nguồn gốc thần thánh vừa dẫn người ta tới hạnh phúc nhân bản?