Kính mừng Maria - Ave Maria!
Người Công Giáo khi cầu nguyện chung hoặc riêng thường đọc kinh Kính mừng Maria - Ave Maria!
Kinh kính mừng Maria người Công Giáo học đọc thuộc lòng từ khi còn nhỏ, và đọc suốt trong đời sống ở thánh đường cũng như lúc ở nhà hay khi hội họp nhóm cầu nguyện chung với nhau.
Lời kinh đơn giản. Nhưng lại chất chứa đầy ý nghĩa đạo đức thần học.
1. “ Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà.
Đây là lời chào của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel khi đến báo tin vui cho Maria: Thiên Chúa chọn Maria làm mẹ cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người trong cung lòng Maria. ( Phúc âm Thánh Luca 1,28)
Sự việc diễn ra ở nhà Maria trong làng Nazareth bên nước Do Thái cách đây hơn hai ngàn năm.
Ngôi làng nhỏ Nazareth ở miền miền Bắc thuộc vùng Galileo nước Do Thái. Ngôi làng nhỏ này chưa bao giờ được nhắc đến trong Kinh Thánh cựu ước. Nhưng Nazareth được biết đến rộng rãi từ khi trở thành quê hương của Chúa Giêsu.
Trước hết Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, từ trời cao được sai đến hiện ra với Maria, báo tin Thiên Chúa muốn chọn trinh nữ Maria làm mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu ở Bethlehem, miền Nam nước Do Thái, và sau quãng thời gian di cư sang sinh sống bên Ai Cập, gia đình Chúa Giêsu, đức mẹ Maria và Thánh Giuse trở về quê cũ Nazareth sinh sống. Nơi đây Chúa Giêsu cùng với mẹ Maria và Thánh Giuse trải qua 30 năm sinh sống. Và cũng từ miền Nazareth Chúa Giêsu bắt đầu ra đi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa.
( Mt 2,23 )
Đến thăm viếng hành hương Nazareth, ngôi vương cung thánh đường truyền tin bằng đá mầu trắng to lớn ở trung tâm Nazareth có chiều cao 67,5 mét, rộng 35 mét được xây dựng từ 1954-1969 nhắc nhớ biến cố lịch sử ơn cứu độ Thiên Thần truyền cho Maria.
Năm 1955 khi xây ngôi Vương cung thánh đường truyền tin này, các nhà khảo cổ học đã khám phá tìm ra phần còn lại của một vùng dân cư thuộc thời xa xưa Hylạp-Roma trước Chúa Giêsu giáng sinh. Nơi đây gia đình Chúa Giêsu đã làm ăn sinh sống cư ngụ trong cảnh đơn giản nghèo nàn.
Và các nhà khảo cổ cũng tìm ra dấu vết ngôi thánh đường thời Byzantin được xây cất khoảng thế kỷ 5. Đến thế kỷ thứ 12. đạo binh Thánh gía xây dựng tiếp nối một ngôi thánh đường nữa mà bây giờ còn lưu sót lại một ngôi nhà nguyện.
Ở tầng dưới vương cung thánh đường, theo truyền thống thuật lại, cạnh phía bên phải bàn thờ chính ở giữa, là ngôi nhà của đức Mẹ Maria, nơi ngày xưa đã diễn ra biến cố lịch sử Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Maria thụ thai Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
2. „ Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.“
Những lời này cũng là lời mừng ca ngợi của bà Thánh Elisabeth, người chị em họ hàng với Maria, lúc Maria đến nhà thăm chị mình ở làng Ein Karem vùng ngoại ô phía Tây thành Giêrusalem. (Lc 1,42).
Các Thánh Giáo Phụ khi đọc đoạn phúc âm nói về cảnh Đức mẹ Maria đang mang thai Chúa Giêsu trong cung lòng mình đi từ Nazareth xuống Giêrusalem làng Ein Karem thăm người chị họ Elisabeth, đã có suy tư đó là một cuộc rước kiệu Thánh Thể thứ nhất cùng dài nhất, mà Đức mẹ Maria đã thực hiện từ khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đang thành hình sự sống là một con người trong cung lòng Đức Mẹ. Vì thế, khi gặp Maria, Elisabeth đã mừng rỡ hân hoan thốt lên lời ca ngợi với đầy lòng cung kính về Giêsu, người con của Maria còn đang trong cung lòng em mình
Địa điểm Ein Karem ngay từ cổ xa xưa thời Ngôn sứ Gieremia đã được nói đến:
“ Con cái Ben-gia-min, hãy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem.
Tại Tơ-cô-a, hãy rúc tù và; trên Bết Ha Ke-rem, hãy giương cao cờ hiệu,
vì tai ương đang rình rập từ phương Bắc:thật là một thảm hoạ lớn lao.“ (Gr 6,1)
Ein Karem là địa điểm hành hương quan trọng của người Kitô giáo.Vì nơi đây là quê hương của gia đình Thánh Gioan Tẩy gỉa, người anh em họ hàng của Chúa Giêsu. Cũng nơi đây đức mẹ Maria đã đến thăm gia đình chị họ Elisabeth, cùng ở lại sinh sống với gia đình vài tháng. (Lc 1,39)
Nơi đây có ngôi thánh đường Đức mẹ thăm viếng Elisabeth. Ngoài sân thánh đường có bức tượng Maria mang thai Chúa Giêsu và Elisabeth mang thai Gioan tẩy giả gặp gỡ nhau. Trên tường chung quanh có khắc ghi kinh Magnificat ( Lc 1,46-55) bằng gần 50 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có bản kinh bằng tiếng Việt Nam, mà ngày xưa đức Mẹ Maria đã trong vui mừng xuất thần thốt lên lời kinh ca ngợi này. Kinh Magnificat trở thành lời kinh phụng vụ chính thức trong Giáo Hội. Các Linh mục, Tu sỹ hằng ngày đọc kinh này vào giờ kinh chiều.
Bên trong thánh đường nơi bức tường bên cạnh cửa ra vào có một lỗ hổng có một phiến đá tròn che chắn. Theo tương truyền nơi đây Bà thánh Elisabeth đã cất dấu Gioan còn thơ bé lúc quân lính theo lệnh vua Herode đi tìm lùng bắt giết các hài nhi thời điểm Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem trong toàn vùng.( Mt 2, 16-18)
Kinh Kính mừng Maria - Ave Maria! bắt đầu bằng lời chào của Tổng lãnh Thiên Thần, nên kinh này được gọi như „ Lời chào của Thiên Thần“.
Từ thế kỷ 4. và 5. kinh cầu nguyện này được phổ biến bên vùng Đông phương. Và từ thế kỷ 8. được đưa vào phụng vụ bên Tây phương.
Như thế lời kinh cầu nguyện này mang sâu đậm tâm tình sắc thái lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo Hội, như Công Đồng Epheso năm 431 đã nhấn mạnh đến việc tôn vinh Đức Mẹ Maria là mẹ sinh Con Thiên Chúa.
3. Từ thế kỷ 13. sang thế kỷ 14. lời kinh chào mừng của Thiên Thần được thêm phần cầu xin cùng Đức Mẹ:
„Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.“
Tâm tình này thể hiện lòng khiêm nhường nhận mình là con người giới hạn, tội lỗi yếu đuối, xin Đức Mẹ phù hộ cùng Thiên Chúa cho đời sống hôm nay và ngày mai trong giờ phút sau cùng.
Kinh Kính mừng Maria là lời kinh cầu nguyện căn bản trong đời sống đức tin cùng với Kinh Lạy Cha khi lần hạt Mân côi. Từ thời Trung cổ vào thời điểm lòng sùng kính Đức Mẹ phát triển dâng cao, lời kinh Kính mừng Maria có chỗ đứng đặc biệt trong kho tàng cầu nguyện của Gíao hội, và là cung cách cầu nguyện bình dân đại chúng phổ biến lan rộng cho hết mọi người tín hữu Chúa Kito khi vui cũng như lúc đau buồn gặp thử thách gian nan.
Lời kinh kết thúc với lời Amen mang sâu đậm tâm tình“ Con xin tin, con xin được như vậy!
Kinh Kính mừng Maria tuy là những lời đơn giản, nhưng chất chứa tâm tình đạo đức cùng con người sâu đậm.
Người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh này trong tâm tình cầu nguyện xin Đức mẹ, Mẹ Chúa Trời chuyển lời cầu xin phù hộ cho trước tòa Thiên Chúa.
Những nhà nghệ thuật xưa nay đã lấy cảm hứng từ kinh này làm đề tài cho những sáng tác nhạc thánh ca, nhạc hòa tấu, tranh vẽ, hình tượng điêu khắc, thi ca thơ phú trong kho tàng nghệ thuật văn hóa dân gian.
Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người Công Giáo khi cầu nguyện chung hoặc riêng thường đọc kinh Kính mừng Maria - Ave Maria!
Kinh kính mừng Maria người Công Giáo học đọc thuộc lòng từ khi còn nhỏ, và đọc suốt trong đời sống ở thánh đường cũng như lúc ở nhà hay khi hội họp nhóm cầu nguyện chung với nhau.
Lời kinh đơn giản. Nhưng lại chất chứa đầy ý nghĩa đạo đức thần học.
1. “ Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà.
Đây là lời chào của Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel khi đến báo tin vui cho Maria: Thiên Chúa chọn Maria làm mẹ cưu mang sinh hạ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người trong cung lòng Maria. ( Phúc âm Thánh Luca 1,28)
Sự việc diễn ra ở nhà Maria trong làng Nazareth bên nước Do Thái cách đây hơn hai ngàn năm.
Ngôi làng nhỏ Nazareth ở miền miền Bắc thuộc vùng Galileo nước Do Thái. Ngôi làng nhỏ này chưa bao giờ được nhắc đến trong Kinh Thánh cựu ước. Nhưng Nazareth được biết đến rộng rãi từ khi trở thành quê hương của Chúa Giêsu.
Trước hết Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, sứ giả của Thiên Chúa, từ trời cao được sai đến hiện ra với Maria, báo tin Thiên Chúa muốn chọn trinh nữ Maria làm mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người.
Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu ở Bethlehem, miền Nam nước Do Thái, và sau quãng thời gian di cư sang sinh sống bên Ai Cập, gia đình Chúa Giêsu, đức mẹ Maria và Thánh Giuse trở về quê cũ Nazareth sinh sống. Nơi đây Chúa Giêsu cùng với mẹ Maria và Thánh Giuse trải qua 30 năm sinh sống. Và cũng từ miền Nazareth Chúa Giêsu bắt đầu ra đi rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa.
( Mt 2,23 )
Đến thăm viếng hành hương Nazareth, ngôi vương cung thánh đường truyền tin bằng đá mầu trắng to lớn ở trung tâm Nazareth có chiều cao 67,5 mét, rộng 35 mét được xây dựng từ 1954-1969 nhắc nhớ biến cố lịch sử ơn cứu độ Thiên Thần truyền cho Maria.
Năm 1955 khi xây ngôi Vương cung thánh đường truyền tin này, các nhà khảo cổ học đã khám phá tìm ra phần còn lại của một vùng dân cư thuộc thời xa xưa Hylạp-Roma trước Chúa Giêsu giáng sinh. Nơi đây gia đình Chúa Giêsu đã làm ăn sinh sống cư ngụ trong cảnh đơn giản nghèo nàn.
Và các nhà khảo cổ cũng tìm ra dấu vết ngôi thánh đường thời Byzantin được xây cất khoảng thế kỷ 5. Đến thế kỷ thứ 12. đạo binh Thánh gía xây dựng tiếp nối một ngôi thánh đường nữa mà bây giờ còn lưu sót lại một ngôi nhà nguyện.
Ở tầng dưới vương cung thánh đường, theo truyền thống thuật lại, cạnh phía bên phải bàn thờ chính ở giữa, là ngôi nhà của đức Mẹ Maria, nơi ngày xưa đã diễn ra biến cố lịch sử Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel hiện đến truyền tin cho Maria thụ thai Chúa Giêsu bởi phép Đức Chúa Thánh Thần.
2. „ Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.“
Những lời này cũng là lời mừng ca ngợi của bà Thánh Elisabeth, người chị em họ hàng với Maria, lúc Maria đến nhà thăm chị mình ở làng Ein Karem vùng ngoại ô phía Tây thành Giêrusalem. (Lc 1,42).
Các Thánh Giáo Phụ khi đọc đoạn phúc âm nói về cảnh Đức mẹ Maria đang mang thai Chúa Giêsu trong cung lòng mình đi từ Nazareth xuống Giêrusalem làng Ein Karem thăm người chị họ Elisabeth, đã có suy tư đó là một cuộc rước kiệu Thánh Thể thứ nhất cùng dài nhất, mà Đức mẹ Maria đã thực hiện từ khi Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đang thành hình sự sống là một con người trong cung lòng Đức Mẹ. Vì thế, khi gặp Maria, Elisabeth đã mừng rỡ hân hoan thốt lên lời ca ngợi với đầy lòng cung kính về Giêsu, người con của Maria còn đang trong cung lòng em mình
Địa điểm Ein Karem ngay từ cổ xa xưa thời Ngôn sứ Gieremia đã được nói đến:
“ Con cái Ben-gia-min, hãy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem.
Tại Tơ-cô-a, hãy rúc tù và; trên Bết Ha Ke-rem, hãy giương cao cờ hiệu,
vì tai ương đang rình rập từ phương Bắc:thật là một thảm hoạ lớn lao.“ (Gr 6,1)
Ein Karem là địa điểm hành hương quan trọng của người Kitô giáo.Vì nơi đây là quê hương của gia đình Thánh Gioan Tẩy gỉa, người anh em họ hàng của Chúa Giêsu. Cũng nơi đây đức mẹ Maria đã đến thăm gia đình chị họ Elisabeth, cùng ở lại sinh sống với gia đình vài tháng. (Lc 1,39)
Nơi đây có ngôi thánh đường Đức mẹ thăm viếng Elisabeth. Ngoài sân thánh đường có bức tượng Maria mang thai Chúa Giêsu và Elisabeth mang thai Gioan tẩy giả gặp gỡ nhau. Trên tường chung quanh có khắc ghi kinh Magnificat ( Lc 1,46-55) bằng gần 50 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có bản kinh bằng tiếng Việt Nam, mà ngày xưa đức Mẹ Maria đã trong vui mừng xuất thần thốt lên lời kinh ca ngợi này. Kinh Magnificat trở thành lời kinh phụng vụ chính thức trong Giáo Hội. Các Linh mục, Tu sỹ hằng ngày đọc kinh này vào giờ kinh chiều.
Bên trong thánh đường nơi bức tường bên cạnh cửa ra vào có một lỗ hổng có một phiến đá tròn che chắn. Theo tương truyền nơi đây Bà thánh Elisabeth đã cất dấu Gioan còn thơ bé lúc quân lính theo lệnh vua Herode đi tìm lùng bắt giết các hài nhi thời điểm Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem trong toàn vùng.( Mt 2, 16-18)
Kinh Kính mừng Maria - Ave Maria! bắt đầu bằng lời chào của Tổng lãnh Thiên Thần, nên kinh này được gọi như „ Lời chào của Thiên Thần“.
Từ thế kỷ 4. và 5. kinh cầu nguyện này được phổ biến bên vùng Đông phương. Và từ thế kỷ 8. được đưa vào phụng vụ bên Tây phương.
Như thế lời kinh cầu nguyện này mang sâu đậm tâm tình sắc thái lòng sùng kính Đức Mẹ của Giáo Hội, như Công Đồng Epheso năm 431 đã nhấn mạnh đến việc tôn vinh Đức Mẹ Maria là mẹ sinh Con Thiên Chúa.
3. Từ thế kỷ 13. sang thế kỷ 14. lời kinh chào mừng của Thiên Thần được thêm phần cầu xin cùng Đức Mẹ:
„Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.“
Tâm tình này thể hiện lòng khiêm nhường nhận mình là con người giới hạn, tội lỗi yếu đuối, xin Đức Mẹ phù hộ cùng Thiên Chúa cho đời sống hôm nay và ngày mai trong giờ phút sau cùng.
Kinh Kính mừng Maria là lời kinh cầu nguyện căn bản trong đời sống đức tin cùng với Kinh Lạy Cha khi lần hạt Mân côi. Từ thời Trung cổ vào thời điểm lòng sùng kính Đức Mẹ phát triển dâng cao, lời kinh Kính mừng Maria có chỗ đứng đặc biệt trong kho tàng cầu nguyện của Gíao hội, và là cung cách cầu nguyện bình dân đại chúng phổ biến lan rộng cho hết mọi người tín hữu Chúa Kito khi vui cũng như lúc đau buồn gặp thử thách gian nan.
Lời kinh kết thúc với lời Amen mang sâu đậm tâm tình“ Con xin tin, con xin được như vậy!
Kinh Kính mừng Maria tuy là những lời đơn giản, nhưng chất chứa tâm tình đạo đức cùng con người sâu đậm.
Người tín hữu Chúa Kitô đọc kinh này trong tâm tình cầu nguyện xin Đức mẹ, Mẹ Chúa Trời chuyển lời cầu xin phù hộ cho trước tòa Thiên Chúa.
Những nhà nghệ thuật xưa nay đã lấy cảm hứng từ kinh này làm đề tài cho những sáng tác nhạc thánh ca, nhạc hòa tấu, tranh vẽ, hình tượng điêu khắc, thi ca thơ phú trong kho tàng nghệ thuật văn hóa dân gian.
Tháng Mân Côi kính Đức Mẹ Maria
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long