Đại hội Loan báo Tin Mừng toàn quốc lần III: Ngày thứ ba
Đại hội bước sang ngày làm việc thứ 3 (03/09/2015) với bài tham luận của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho về chủ đề: “Tính hiện thực của Ad Gentes tại Việt Nam”. Đức Cha mời gọi các tham dự viên cũng như mọi tín hữu xét mình dựa vào Ad Gentes rồi nhìn lại hoàn cảnh VN xem: Sứ mạng truyền giáo đã đi đến đâu? Đã làm được gì? Và phải làm gì?
Xem Hình
Nhìn vào tình hình truyền giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới Đức Cha cho biết rằng dường như những nỗ lực truyền giáo chưa thật sự đem lại kết quả như lòng mong ước. Lý giải cho thực trạng này Đức Cha Phêrô nêu ra mấy nguyên nhân sau:
- Dựa vào suy tư thần học của ĐHY Ratzinger (sau là ĐGH Bênêđictô XVI) trong Nhật ký công đồng Vatican II của ngài, Đức Cha cho biết rằng vấn đề then chốt vốn tác động mạnh mẽ lên toàn bộ vấn đề là cuộc khủng hoảng trên chính ý niệm truyền giáo [...] Động lực của các nhà truyền giáo trong việc đem người khác đến với Chúa Kitô dường như đang giảm xuống.
- Bên cạnh đó, Đức Cha cũng nhấn mạnh rằng niềm xác tín sâu xa vào ơn cứu độ dường như đang cạn kiệt nơi không ít giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Vì thế ngài đặt vấn đề: Nhiệt tình thừa sai nơi mỗi người thế nào? Bản thân người LBTM có còn xác tín vào ơn cứu độ nơi Đức Kitô hay không?
- Đức Cha Mỹ Tho cũng nói thêm rằng trên hết mọi sự phải là lòng nhiệt tâm đem Chúa Kitô đến những người chưa biết đến Thiên Chúa trong khi ngày nay các nhà truyền giáo nói nhiều về: chống lại chạy đua vũ trang, môi sinh, nước sạch... Đây là 1 thực tế khiến nhiều người phải suy nghĩ.
- Sau cùng dựa vào Ad Gentes số 7, Đức Cha lưu ý đại hội rằng Thiên Chúa có thể dùng những đường lối mà chỉ mình Ngài biết để đưa những người chưa biết Chúa vốn không phải do lỗi của họ để họ được đến với đức tin. Tuy nhiên, Giáo Hội có bổn phận và quyền bất khả xâm phạm trong việc loan báo Tin Mừng. Việc truyền giáo luôn luôn và mãi mãi thật sự cấp bách và cần thiết.
- Trước khi bước qua phần 2 của đề tài Đức Cha thẳng thắn chất vấn rằng: Trong việc đào tạo LM, chủng sinh đích hướng tới là gì? Có đạo tạo những LM ra đi truyền giáo? Hay chỉ là 1 viên chức GH làm việc trong 1 văn phòng giáo xứ có sẵn?
Sang phần thứ 2 của bài tham luận, Đức Cha nhấn mạnh đến 2 chiều kích “làm chứng và loan báo” trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Dựa vào Ad Gentes Đức Cha cho rằng dù nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chứng tá bao nhiêu Giáo Hội vẫn không thể bỏ qua việc loan báo bằng lời. Thực tế cho thấy người ta hay trích dẫn câu của ĐGH Phaolô VI nhưng lại quên mất câu kế tiếp là: “Ngay cả những chứng từ tốt lành nhất cũng không có hiệu quả về lâu về dài nếu không được giải thích trình bày bằng sự loan báo Chúa Giêsu.” Theo Ad Gentes số 15, không phải chỉ cần hiện diện và làm việc tông đồ bằng gương lành là đủ mà Kitô hữu cần dùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho người ngoài Kitô giáo. Đức Cha kết luận rằng trong thực tế VN có chăng nhấn mạnh rất nhiều đến chứng ta đời sống mà coi nhẹ việc loan báo Tin Mừng cho lương dân? Có sự e ngại nào? Hay chưa xác tín đủ về ơn cứu độ trong Đức Giêsu?
Đức Cha cũng lưu ý các đại biểu về tầm quan trọng của việc truyền giáo trong một “xã hội động”. Đó là một xã hội mà trong đó làn sóng di dân ngày càng tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Đức Cha không hoàn toàn xem điều đó là bất lợi nhưng nhấn mạnh rằng đó là cơ hội tốt để anh chị em di dân trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng trong những vùng đất mới nếu họ được huấn luyện. Từ tầm nhìn truyền giáo Đức Cha đã cho thấy rằng anh chị em di dân có thể là những sứ giả truyền giáo tích cực. Thế nên, ngài đặt vấn đề là phải làm gì để đồng hành với anh chị em di dân và cùng với họ trở thành sứ giả loan báo TM. Đức Cha Mỹ Tho cũng nhắc đến một khía cạnh khác nữa của “xã hội động” đó là truyền thông xã hội. Ngài nêu câu hỏi liệu Giáo Hội Việt Nam đã vận dụng truyền thông để loan báo Tin Mừng chưa? Và kêu gọi Giáo Hội Việt Nam cần vận dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo như ĐGH Bênêđictô XVI đã từng nói: thế giới Internet là 1 diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng. Cần làm cho gương mặt và tiếng nói của Đức Kitô xuất hiện trên Internet.
Trước khi kết thúc Đại hội, toàn thể tham dự viên đã cùng hành hương Đức Mẹ Lavang để phó dâng công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam cho Đức Mẹ.
Sáng ngày 04/09/2015, Đại hội đã cùng cử hành Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội loan báo Tin Mừng toàn quốc do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ sự cùng với Đức Cha Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng và Đức Cha Phát Diệm.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư ký Ủy ban loan báo Tin Mừng đã long trọng công bố bản ghi nhớ cuối cùng, theo đó điểm lại nội dung những bài tham luận của 3 Đức Cha cũng như những điểm quan trọng mà Đại hội đã thảo luận và kiến nghị. Bản ghi nhớ này sẽ được Đức Cha Chủ tịch đệ trình lên cuộc họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ diễn ra vào dịp tháng 10 sắp tới. Ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban LBTM Anphong Nguyễn Hữu Long cám ơn quý Đức Cha và mọi thành phần tham dự, đồng thời ngài cũng đã tuyên bố bế mạc Đại hội.
Trước khi chia tay, các tham dự viên đã được ban tổ chức gửi tặng mỗi người một chuỗi Mân Côi và tấm hình chụp chung toàn bộ Đại hội làm kỷ niệm.
Sau gần 4 ngày Đại hội, các sứ giả loan báo Tin Mừng lại hân hoan trở về với những cánh đồng truyền giáo của mình cùng với sự đồng hành của Mẹ Lavang. Ước mong sau Đại hội lần này công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam.
Chỉnh Trần, SJ
Đại hội bước sang ngày làm việc thứ 3 (03/09/2015) với bài tham luận của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho về chủ đề: “Tính hiện thực của Ad Gentes tại Việt Nam”. Đức Cha mời gọi các tham dự viên cũng như mọi tín hữu xét mình dựa vào Ad Gentes rồi nhìn lại hoàn cảnh VN xem: Sứ mạng truyền giáo đã đi đến đâu? Đã làm được gì? Và phải làm gì?
Xem Hình
Nhìn vào tình hình truyền giáo tại Việt Nam cũng như trên thế giới Đức Cha cho biết rằng dường như những nỗ lực truyền giáo chưa thật sự đem lại kết quả như lòng mong ước. Lý giải cho thực trạng này Đức Cha Phêrô nêu ra mấy nguyên nhân sau:
- Dựa vào suy tư thần học của ĐHY Ratzinger (sau là ĐGH Bênêđictô XVI) trong Nhật ký công đồng Vatican II của ngài, Đức Cha cho biết rằng vấn đề then chốt vốn tác động mạnh mẽ lên toàn bộ vấn đề là cuộc khủng hoảng trên chính ý niệm truyền giáo [...] Động lực của các nhà truyền giáo trong việc đem người khác đến với Chúa Kitô dường như đang giảm xuống.
- Bên cạnh đó, Đức Cha cũng nhấn mạnh rằng niềm xác tín sâu xa vào ơn cứu độ dường như đang cạn kiệt nơi không ít giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân. Vì thế ngài đặt vấn đề: Nhiệt tình thừa sai nơi mỗi người thế nào? Bản thân người LBTM có còn xác tín vào ơn cứu độ nơi Đức Kitô hay không?
- Đức Cha Mỹ Tho cũng nói thêm rằng trên hết mọi sự phải là lòng nhiệt tâm đem Chúa Kitô đến những người chưa biết đến Thiên Chúa trong khi ngày nay các nhà truyền giáo nói nhiều về: chống lại chạy đua vũ trang, môi sinh, nước sạch... Đây là 1 thực tế khiến nhiều người phải suy nghĩ.
- Sau cùng dựa vào Ad Gentes số 7, Đức Cha lưu ý đại hội rằng Thiên Chúa có thể dùng những đường lối mà chỉ mình Ngài biết để đưa những người chưa biết Chúa vốn không phải do lỗi của họ để họ được đến với đức tin. Tuy nhiên, Giáo Hội có bổn phận và quyền bất khả xâm phạm trong việc loan báo Tin Mừng. Việc truyền giáo luôn luôn và mãi mãi thật sự cấp bách và cần thiết.
- Trước khi bước qua phần 2 của đề tài Đức Cha thẳng thắn chất vấn rằng: Trong việc đào tạo LM, chủng sinh đích hướng tới là gì? Có đạo tạo những LM ra đi truyền giáo? Hay chỉ là 1 viên chức GH làm việc trong 1 văn phòng giáo xứ có sẵn?
Sang phần thứ 2 của bài tham luận, Đức Cha nhấn mạnh đến 2 chiều kích “làm chứng và loan báo” trong sứ vụ loan báo Tin Mừng. Dựa vào Ad Gentes Đức Cha cho rằng dù nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chứng tá bao nhiêu Giáo Hội vẫn không thể bỏ qua việc loan báo bằng lời. Thực tế cho thấy người ta hay trích dẫn câu của ĐGH Phaolô VI nhưng lại quên mất câu kế tiếp là: “Ngay cả những chứng từ tốt lành nhất cũng không có hiệu quả về lâu về dài nếu không được giải thích trình bày bằng sự loan báo Chúa Giêsu.” Theo Ad Gentes số 15, không phải chỉ cần hiện diện và làm việc tông đồ bằng gương lành là đủ mà Kitô hữu cần dùng lời nói và việc làm mà loan báo Chúa Kitô cho người ngoài Kitô giáo. Đức Cha kết luận rằng trong thực tế VN có chăng nhấn mạnh rất nhiều đến chứng ta đời sống mà coi nhẹ việc loan báo Tin Mừng cho lương dân? Có sự e ngại nào? Hay chưa xác tín đủ về ơn cứu độ trong Đức Giêsu?
Đức Cha cũng lưu ý các đại biểu về tầm quan trọng của việc truyền giáo trong một “xã hội động”. Đó là một xã hội mà trong đó làn sóng di dân ngày càng tăng mạnh và diễn biến phức tạp. Đức Cha không hoàn toàn xem điều đó là bất lợi nhưng nhấn mạnh rằng đó là cơ hội tốt để anh chị em di dân trở nên những sứ giả loan báo Tin Mừng trong những vùng đất mới nếu họ được huấn luyện. Từ tầm nhìn truyền giáo Đức Cha đã cho thấy rằng anh chị em di dân có thể là những sứ giả truyền giáo tích cực. Thế nên, ngài đặt vấn đề là phải làm gì để đồng hành với anh chị em di dân và cùng với họ trở thành sứ giả loan báo TM. Đức Cha Mỹ Tho cũng nhắc đến một khía cạnh khác nữa của “xã hội động” đó là truyền thông xã hội. Ngài nêu câu hỏi liệu Giáo Hội Việt Nam đã vận dụng truyền thông để loan báo Tin Mừng chưa? Và kêu gọi Giáo Hội Việt Nam cần vận dụng các phương tiện truyền thông để truyền giáo như ĐGH Bênêđictô XVI đã từng nói: thế giới Internet là 1 diễn đàn mới để loan báo Tin Mừng. Cần làm cho gương mặt và tiếng nói của Đức Kitô xuất hiện trên Internet.
Trước khi kết thúc Đại hội, toàn thể tham dự viên đã cùng hành hương Đức Mẹ Lavang để phó dâng công cuộc loan báo Tin Mừng trên quê hương Việt Nam cho Đức Mẹ.
Sáng ngày 04/09/2015, Đại hội đã cùng cử hành Thánh lễ tạ ơn bế mạc Đại hội loan báo Tin Mừng toàn quốc do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục giáo phận Mỹ Tho, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam chủ sự cùng với Đức Cha Chủ tịch Ủy ban loan báo Tin Mừng và Đức Cha Phát Diệm.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha Đaminh Ngô Quang Tuyên, Tổng Thư ký Ủy ban loan báo Tin Mừng đã long trọng công bố bản ghi nhớ cuối cùng, theo đó điểm lại nội dung những bài tham luận của 3 Đức Cha cũng như những điểm quan trọng mà Đại hội đã thảo luận và kiến nghị. Bản ghi nhớ này sẽ được Đức Cha Chủ tịch đệ trình lên cuộc họp thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam sẽ diễn ra vào dịp tháng 10 sắp tới. Ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch Ủy ban LBTM Anphong Nguyễn Hữu Long cám ơn quý Đức Cha và mọi thành phần tham dự, đồng thời ngài cũng đã tuyên bố bế mạc Đại hội.
Trước khi chia tay, các tham dự viên đã được ban tổ chức gửi tặng mỗi người một chuỗi Mân Côi và tấm hình chụp chung toàn bộ Đại hội làm kỷ niệm.
Sau gần 4 ngày Đại hội, các sứ giả loan báo Tin Mừng lại hân hoan trở về với những cánh đồng truyền giáo của mình cùng với sự đồng hành của Mẹ Lavang. Ước mong sau Đại hội lần này công cuộc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam.
Chỉnh Trần, SJ