Theo tin Zenit, trong bài giáo lý vào thứ Tư tuần này, Đức Phanxicô cho hay: dù cuộc kết hợp lần thứ hai của người ly dị đi ngược lại bí tích hôn phối, Giáo Hội vẫn chào đón họ trong tư cách người mẹ đầy yêu thương. Ngài cho rằng: không ai bị loại ra khỏi tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Lời ngài: “Giáo Hội biết rõ: tình huống người ly dị tái hôn đi ngược lại bí tích Hôn Phối của Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội luôn phát xuất từ trái tim một người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh Thần sinh động hóa, luôn tìm kiếm điều tốt và sự cứu rỗi của người ta”.
Ngài cho biết thêm: vì vai trò làm mẹ, Giáo Hội “cảm thấy có bổn phận, vì sự thật, phải thể hiện sự biện phân thận trọng” như chính Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Familiaris Consortio (số 84). Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng chính Đức GH Bênêđíctô XVI cũng khuyên phải “biện phân thận trọng và chăm sóc mục vụ khôn ngoan” vì không hề có “những công thức đơn giản” (Diễn văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần Thứ Bẩy, tại Milan, năm 2012).
Theo chiều hướng trên, các mục tử đã kiên nhẫn “cho các gia đình này biết rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. Đức Phanxicô rất biết ơn trước thành quả này, và nay “vì các tình huống này đặc biệt ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta ý thức được sự khẩn thiết lớn lao hơn phải phát huy việc chào đón thực sự các gia đình này vào các cộng đồng của chúng ta”.
Ngài đặt câu hỏi: “làm sao ta có thể khuyến khích các cha mẹ này dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô Giáo, làm gương cho chúng về đức tin Kitô Giáo, nếu chúng ta sống xa cách với họ?”. Ngài quả quyết rằng dù không có giải pháp dễ dãi cho các tình huống này, nhưng ta có thể và phải luôn khuyến khích các gia đình này tham dự vào đời sống Giáo Hội, như cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo.
Ngài bảo rằng hình ảnh Đấng Chăn Chiên Lành tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận lãnh từ Chúa Cha là phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. “Thái độ này là mẫu mực cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết chào đón con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình vì đoàn con”. Là người mẹ, Giáo Hội hiến mạng sống mình cho mọi đứa con, bằng cách luôn là “nhà Cha, với những cánh cửa mở rộng. Không một cửa nào đóng cả”.
Nói tới các cuộc hôn nhân thất bại, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “những người này không hề bị tuyệt thông, và không nên bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội”.
Biện phân
Nói tới biện phân theo quan điểm của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô nhấn mạnh phải phân biệt người bị ly dị và người gây ra ly dị. Quả đúng như thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Familiaris Consortio viết rằng: “Các mục tử phải biết rằng vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng các tình huống. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người vì lầm lỗi nặng nề của mình đã tiêu hủy cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Cuối cùng, có những người vì việc dưỡng dục con cái đã phải bước vào một cuộc kết hợp thứ hai, và những người đôi khi chủ quan chắc chắn trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được của họ chưa bao giờ thành sự cả”.
Thánh Giáo Hoàng viết tiếp: “Tuy nhiên, Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Sách Thánh, là không cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Họ không được phép như thế do sự kiện này: trạng thái và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được tượng trưng và được thể hiện qua Phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn một lý do mục vụ đặc biệt nữa: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu có thể bị dẫn vào sai lầm và lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
“Hoà Giải trong bí tích Thống Hối, tức việc mở đường dẫn tới Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người, hối hận vì đã phá bỏ dấu chỉ Giao Ước và dạ thủy chung với Chúa Kitô, nay thành thực sẵn sàng chấp nhận một lối sống không còn mâu thuẫn với tính bất khả tiêu của hôn nhân nữa. Trong thực hành, điều này có nghĩa: khi, vì những lý do nghiêm túc, như trong thí dụ dưỡng dục con cái, một người đàn ông và một người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải chia tay nhau, thì họ phải ‘tự nhận lấy cho mình bổn phận phải sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tiết chế các hành vi dành riêng cho các cặp hôn nhân’”.
Trong việc biện phân, ngoài thiện ích của đôi vợ chồng, Đức Phanxicô đặc biệt nhắc đến con cái. Ngài nói: “Như thế, nếu ta nhìn các sợi dây mới này bằng con mắt của trẻ em, và các trẻ em quả có đang nhìn, bằng con mắt con cái, ta sẽ càng thấy sự khẩn thiết lớn lao hơn phải khai triển trong các cộng đồng của chúng ta việc thực sự chấp nhận các người đang sống trong các tình huống này. Do đó, điều quan trọng là phong thái của cộng đồng, ngôn từ của cộng đồng, thái độ của cộng đồng phải luôn lưu ý tới những con người, bắt đầu với các trẻ em. Chúng là những người chịu đau khổ nhiều nhất trong các tình huống này. Nếu không, làm sao ta có thể khuyến cáo các cha mẹ này phải hết sức giáo dục con cái trong đời sống Kitô Giáo, nêu gương sáng cho chúng về một đức tin xác tín và được thực hành, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông? Ta phải tiến hành cách sao đó để đừng chất thêm gánh nặng ngoài những gánh nặng mà trẻ em trong các tình huống này vốn đã phải chịu đựng! Bất hạnh thay, con số các trẻ em và thiếu niên này hết sức lớn lao. Điều quan trọng là chúng cảm nhận được Giáo Hội như một bà mẹ biết quan tâm đến mọi con cái, luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng đến với nhau”.
Thái độ của Giáo Hội từ trước tới nay
Về thái độ của Giáo Hội từ trước đến nay, Đức Phanxicô nói rằng: “Nói cho đúng, trong mấy thập niên vừa qua, Giáo Hội không vô cảm cũng không chậm chạp. Nhờ sự suy nghĩ của các mục tử, được các vị tiền nhiệm của tôi hướng dẫn và củng cố, đã có sự ý thức lớn hơn rằng cần có sự tiếp nhận huynh đệ và đầy lưu tâm, trong yêu thương và sự thật, đối với những người đã chịu phép rửa nay đã lập một cuộc sống chung mới sau khi cuộc hôn nhân bí tích của họ thất bại; thực vậy, những người này không hề bị tuyệt thông, họ không hề bị tuyệt thông! Và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội.
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã can thiệp vào vấn đề này, thúc giục ta phải biện phân cẩn thận và hỗ trợ khôn ngoan về mục vụ, vì ngài biết rằng ‘các công thức đơn giản’ không hề hiện hữu’ (Diễn Văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Bẩy tại Milan, ngày 2 tháng Sáu, năm 2012, số 5)”.
Thực vậy, trong diễn văn trên, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Quả thực, vấn đề của những người ly dị và tái hôn là một vấn đề gây đau khổ lớn lao cho Giáo Hội ngày nay. Và chúng ta không có giải pháp nào đơn giản cả. Sự đau khổ của họ lớn lao nhưng chúng ta lại chỉ có thể giúp các giáo xứ và các cá nhân trong việc trợ giúp những người này chịu đựng cái đau của ly dị”.
Ngài nói tiếp: “Liên quan tới những người này, như anh chị em vừa nói, Giáo Hội yêu thương họ, nhưng điều quan trọng là họ phải thấy và cảm nhận được tình yêu này. Ở đây, tôi thấy giáo xứ, trong tư cách một cộng đồng Công Giáo, có một trách vụ lớn lao phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để giúp họ cảm thấy họ được yêu thương và chấp nhận, cảm thấy họ không bị ‘loại bỏ’ cho dù họ không thể lãnh nhận sự tha tội hay Thánh Thể; họ nên thấy điều này: cả trong tình trạng này, họ vẫn trọn vẹn là thành phần của Giáo Hội. Có lẽ, dù không thể lãnh nhận sự tha tội trong Phép Xưng Tội, họ vẫn có thể liên tục tiếp xúc với một linh mục, với một vị linh hướng. Điều này rất quan trọng, để họ thấy rằng họ vẫn được đồng hành và được hướng dẫn. Rồi, điều cũng rất quan trọng là họ thực sự hiểu ra rằng họ được tham dự Thánh Thể nếu họ bước vào một hiệp thông thực sự với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Cho dù không được lãnh nhận bí tích một cách “thể xác”, họ vẫn được kết hợp với Chúa Kitô trong Thân Thể Người cách thiêng liêng”.
Tiếp nhận người ly dị tái hôn ra sao
Dựa trên các giáo huấn của hai vị tiền nhiệm là Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI trên đây, Đức Phanxicô nói rằng: “Bởi đó mà có những lời mời gọi khôn nguôi của các mục tử nhằm biểu lộ công khai và nhất quán ý muốn của cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận và khuyến khích những người này, ngõ hầu họ có thể sống và từ từ phát triển được (tâm thức) thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội bằng việc cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, năng tham dự phụng vụ, lo giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo, làm việc bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
“Hình ảnh Thánh Kinh về Người Chăn Chiên Lành (Ga 10:11-18) tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu vốn đã nhận được từ Chúa Cha: là hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Thái độ này cũng là mẫu mực đối với Giáo Hội: Giáo Hội tiếp nhận con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình cho chúng”.
Rồi Đức Phanxicô trích dẫn Tông Huấn Evangelii Gaudium (số 47) của chính ngài: “ ‘Giáo Hội được mời gọi trở thành Nhà Chúa Cha, với những cánh cửa luôn luôn mở rộng’. Không cửa nào đóng cả! Không hề có cửa nào đóng cả! ‘Mọi người đều dự phần, cách này hay cách nọ, vào đời sống Giáo Hội; mọi người đều là thành phần của cộng đồng. Giáo Hội […] là nhà Chúa Cha, nơi có chỗ cho mọi người, với tất cả các nan đề của họ’”
Thượng hội đồng sắp tới và việc rước lễ của người ly dị tái hôn
Vì đây là một bài giáo lý hàng tuần cho công chúng, nên Đức Phanxicô không đề cập chi tới các tranh cãi mà nhiều người cho là sẽ gay cấn tại Thượng Hội Đồng vào tháng Mười tới về việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ.
Nhưng điều đáng nói ở đây, theo blogger Jimmy Akin, là: Đức Phanxicô rất thẳng thừng quả quyết: “tình huống như thế đi ngược lại Bí Tích Kitô Giáo”. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự liên tục giữa ngài với các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, và trích dẫn các đoạn trong đó hai vị minh nhiên bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, trừ khi họ bằng lòng sống với nhau như anh trai em gái.
Có điều, ngài không trích dẫn phần hai vị minh nhiên bác bỏ như trên. Trái lại, ngài tỏ ý muốn tìm ra các phương án giúp những người ly dị tái hôn can dự nhiều hơn vào Giáo Hội, nhất là vì hậu quả của tình huống của họ đối với con cái.
Ký giả John L. Allen Jr. thì cho rằng lời lẽ của Đức Phanxicô không dễ dàng gì giải thích được, đôi khi chúng đem lại nhiều giải thích rất khác nhau, như câu thời danh “Tôi là ai mà dám phê phán?” đã chứng minh. Lần này cũng thế, cần phải thận trọng. Tuy nhiên, theo ký giả này, dù điều Đức Giáo Hoàng nói rất đáng lưu ý, nhưng nó không ra dấu cho bất cứ quyết định nào về một chính sách chuyên biệt.
Ai cũng biết vấn đề nóng hổi của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm ngoái là việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Và vấn đề này vẫn còn là vấn đề nóng hổi cho Thượng hội Đồng vào tháng Mười này. Nên ai cũng nóng lòng muốn biết Đức Phanxicô nghĩ gì về nó.
Hiện nay, dư luận Công Giáo được phân chia thành hai phía, phía ủng hộ và phía không ủng hộ việc cho phép trên. Không có con số thống kê nào cho thấy rõ bên nào đông hơn bên nào. Nhưng theo Allen, tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có 4.5 triệu người không ủng hộ. Vấn đề vì thế không phải chỉ có tính tượng trưng, ngược lại, nó có ý nghĩa lớn lao về mục vụ.
Tuy không nói gì tới cuộc tranh luận ấy, nhưng theo Allen, mục đích chính của bài giáo lý là kêu gọi Giáo Hội phải cảm thương người ly dị tái hôn nhiều hơn, mà động lực lớn nhất là số phận con cái họ.
Đọc theo chiều hướng này, ta thấy ngài có vẻ ngả về phía ủng hộ nhiều hơn, ít nhất cũng chuẩn bị dư luận Công Giáo cho một thay đổi theo hướng này. Hay ít nhất cũng là cách ngài muốn “an ủi” phía ủng hộ, trong trường hợp ý nguyện của họ không thành: “tuy không nhúc nhích trong lệnh cấm rước lễ, điều này không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi anh chị em!”.
Lời ngài: “Giáo Hội biết rõ: tình huống người ly dị tái hôn đi ngược lại bí tích Hôn Phối của Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội luôn phát xuất từ trái tim một người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh Thần sinh động hóa, luôn tìm kiếm điều tốt và sự cứu rỗi của người ta”.
Ngài cho biết thêm: vì vai trò làm mẹ, Giáo Hội “cảm thấy có bổn phận, vì sự thật, phải thể hiện sự biện phân thận trọng” như chính Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Familiaris Consortio (số 84). Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng chính Đức GH Bênêđíctô XVI cũng khuyên phải “biện phân thận trọng và chăm sóc mục vụ khôn ngoan” vì không hề có “những công thức đơn giản” (Diễn văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần Thứ Bẩy, tại Milan, năm 2012).
Theo chiều hướng trên, các mục tử đã kiên nhẫn “cho các gia đình này biết rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. Đức Phanxicô rất biết ơn trước thành quả này, và nay “vì các tình huống này đặc biệt ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta ý thức được sự khẩn thiết lớn lao hơn phải phát huy việc chào đón thực sự các gia đình này vào các cộng đồng của chúng ta”.
Ngài đặt câu hỏi: “làm sao ta có thể khuyến khích các cha mẹ này dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô Giáo, làm gương cho chúng về đức tin Kitô Giáo, nếu chúng ta sống xa cách với họ?”. Ngài quả quyết rằng dù không có giải pháp dễ dãi cho các tình huống này, nhưng ta có thể và phải luôn khuyến khích các gia đình này tham dự vào đời sống Giáo Hội, như cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo.
Ngài bảo rằng hình ảnh Đấng Chăn Chiên Lành tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận lãnh từ Chúa Cha là phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. “Thái độ này là mẫu mực cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết chào đón con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình vì đoàn con”. Là người mẹ, Giáo Hội hiến mạng sống mình cho mọi đứa con, bằng cách luôn là “nhà Cha, với những cánh cửa mở rộng. Không một cửa nào đóng cả”.
Nói tới các cuộc hôn nhân thất bại, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “những người này không hề bị tuyệt thông, và không nên bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội”.
Biện phân
Nói tới biện phân theo quan điểm của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô nhấn mạnh phải phân biệt người bị ly dị và người gây ra ly dị. Quả đúng như thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Familiaris Consortio viết rằng: “Các mục tử phải biết rằng vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng các tình huống. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người vì lầm lỗi nặng nề của mình đã tiêu hủy cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Cuối cùng, có những người vì việc dưỡng dục con cái đã phải bước vào một cuộc kết hợp thứ hai, và những người đôi khi chủ quan chắc chắn trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được của họ chưa bao giờ thành sự cả”.
Thánh Giáo Hoàng viết tiếp: “Tuy nhiên, Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Sách Thánh, là không cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Họ không được phép như thế do sự kiện này: trạng thái và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được tượng trưng và được thể hiện qua Phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn một lý do mục vụ đặc biệt nữa: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu có thể bị dẫn vào sai lầm và lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
“Hoà Giải trong bí tích Thống Hối, tức việc mở đường dẫn tới Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người, hối hận vì đã phá bỏ dấu chỉ Giao Ước và dạ thủy chung với Chúa Kitô, nay thành thực sẵn sàng chấp nhận một lối sống không còn mâu thuẫn với tính bất khả tiêu của hôn nhân nữa. Trong thực hành, điều này có nghĩa: khi, vì những lý do nghiêm túc, như trong thí dụ dưỡng dục con cái, một người đàn ông và một người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải chia tay nhau, thì họ phải ‘tự nhận lấy cho mình bổn phận phải sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tiết chế các hành vi dành riêng cho các cặp hôn nhân’”.
Trong việc biện phân, ngoài thiện ích của đôi vợ chồng, Đức Phanxicô đặc biệt nhắc đến con cái. Ngài nói: “Như thế, nếu ta nhìn các sợi dây mới này bằng con mắt của trẻ em, và các trẻ em quả có đang nhìn, bằng con mắt con cái, ta sẽ càng thấy sự khẩn thiết lớn lao hơn phải khai triển trong các cộng đồng của chúng ta việc thực sự chấp nhận các người đang sống trong các tình huống này. Do đó, điều quan trọng là phong thái của cộng đồng, ngôn từ của cộng đồng, thái độ của cộng đồng phải luôn lưu ý tới những con người, bắt đầu với các trẻ em. Chúng là những người chịu đau khổ nhiều nhất trong các tình huống này. Nếu không, làm sao ta có thể khuyến cáo các cha mẹ này phải hết sức giáo dục con cái trong đời sống Kitô Giáo, nêu gương sáng cho chúng về một đức tin xác tín và được thực hành, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông? Ta phải tiến hành cách sao đó để đừng chất thêm gánh nặng ngoài những gánh nặng mà trẻ em trong các tình huống này vốn đã phải chịu đựng! Bất hạnh thay, con số các trẻ em và thiếu niên này hết sức lớn lao. Điều quan trọng là chúng cảm nhận được Giáo Hội như một bà mẹ biết quan tâm đến mọi con cái, luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng đến với nhau”.
Thái độ của Giáo Hội từ trước tới nay
Về thái độ của Giáo Hội từ trước đến nay, Đức Phanxicô nói rằng: “Nói cho đúng, trong mấy thập niên vừa qua, Giáo Hội không vô cảm cũng không chậm chạp. Nhờ sự suy nghĩ của các mục tử, được các vị tiền nhiệm của tôi hướng dẫn và củng cố, đã có sự ý thức lớn hơn rằng cần có sự tiếp nhận huynh đệ và đầy lưu tâm, trong yêu thương và sự thật, đối với những người đã chịu phép rửa nay đã lập một cuộc sống chung mới sau khi cuộc hôn nhân bí tích của họ thất bại; thực vậy, những người này không hề bị tuyệt thông, họ không hề bị tuyệt thông! Và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội.
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã can thiệp vào vấn đề này, thúc giục ta phải biện phân cẩn thận và hỗ trợ khôn ngoan về mục vụ, vì ngài biết rằng ‘các công thức đơn giản’ không hề hiện hữu’ (Diễn Văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Bẩy tại Milan, ngày 2 tháng Sáu, năm 2012, số 5)”.
Thực vậy, trong diễn văn trên, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Quả thực, vấn đề của những người ly dị và tái hôn là một vấn đề gây đau khổ lớn lao cho Giáo Hội ngày nay. Và chúng ta không có giải pháp nào đơn giản cả. Sự đau khổ của họ lớn lao nhưng chúng ta lại chỉ có thể giúp các giáo xứ và các cá nhân trong việc trợ giúp những người này chịu đựng cái đau của ly dị”.
Ngài nói tiếp: “Liên quan tới những người này, như anh chị em vừa nói, Giáo Hội yêu thương họ, nhưng điều quan trọng là họ phải thấy và cảm nhận được tình yêu này. Ở đây, tôi thấy giáo xứ, trong tư cách một cộng đồng Công Giáo, có một trách vụ lớn lao phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để giúp họ cảm thấy họ được yêu thương và chấp nhận, cảm thấy họ không bị ‘loại bỏ’ cho dù họ không thể lãnh nhận sự tha tội hay Thánh Thể; họ nên thấy điều này: cả trong tình trạng này, họ vẫn trọn vẹn là thành phần của Giáo Hội. Có lẽ, dù không thể lãnh nhận sự tha tội trong Phép Xưng Tội, họ vẫn có thể liên tục tiếp xúc với một linh mục, với một vị linh hướng. Điều này rất quan trọng, để họ thấy rằng họ vẫn được đồng hành và được hướng dẫn. Rồi, điều cũng rất quan trọng là họ thực sự hiểu ra rằng họ được tham dự Thánh Thể nếu họ bước vào một hiệp thông thực sự với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Cho dù không được lãnh nhận bí tích một cách “thể xác”, họ vẫn được kết hợp với Chúa Kitô trong Thân Thể Người cách thiêng liêng”.
Tiếp nhận người ly dị tái hôn ra sao
Dựa trên các giáo huấn của hai vị tiền nhiệm là Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI trên đây, Đức Phanxicô nói rằng: “Bởi đó mà có những lời mời gọi khôn nguôi của các mục tử nhằm biểu lộ công khai và nhất quán ý muốn của cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận và khuyến khích những người này, ngõ hầu họ có thể sống và từ từ phát triển được (tâm thức) thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội bằng việc cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, năng tham dự phụng vụ, lo giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo, làm việc bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
“Hình ảnh Thánh Kinh về Người Chăn Chiên Lành (Ga 10:11-18) tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu vốn đã nhận được từ Chúa Cha: là hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Thái độ này cũng là mẫu mực đối với Giáo Hội: Giáo Hội tiếp nhận con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình cho chúng”.
Rồi Đức Phanxicô trích dẫn Tông Huấn Evangelii Gaudium (số 47) của chính ngài: “ ‘Giáo Hội được mời gọi trở thành Nhà Chúa Cha, với những cánh cửa luôn luôn mở rộng’. Không cửa nào đóng cả! Không hề có cửa nào đóng cả! ‘Mọi người đều dự phần, cách này hay cách nọ, vào đời sống Giáo Hội; mọi người đều là thành phần của cộng đồng. Giáo Hội […] là nhà Chúa Cha, nơi có chỗ cho mọi người, với tất cả các nan đề của họ’”
Thượng hội đồng sắp tới và việc rước lễ của người ly dị tái hôn
Vì đây là một bài giáo lý hàng tuần cho công chúng, nên Đức Phanxicô không đề cập chi tới các tranh cãi mà nhiều người cho là sẽ gay cấn tại Thượng Hội Đồng vào tháng Mười tới về việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ.
Nhưng điều đáng nói ở đây, theo blogger Jimmy Akin, là: Đức Phanxicô rất thẳng thừng quả quyết: “tình huống như thế đi ngược lại Bí Tích Kitô Giáo”. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự liên tục giữa ngài với các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, và trích dẫn các đoạn trong đó hai vị minh nhiên bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, trừ khi họ bằng lòng sống với nhau như anh trai em gái.
Có điều, ngài không trích dẫn phần hai vị minh nhiên bác bỏ như trên. Trái lại, ngài tỏ ý muốn tìm ra các phương án giúp những người ly dị tái hôn can dự nhiều hơn vào Giáo Hội, nhất là vì hậu quả của tình huống của họ đối với con cái.
Ký giả John L. Allen Jr. thì cho rằng lời lẽ của Đức Phanxicô không dễ dàng gì giải thích được, đôi khi chúng đem lại nhiều giải thích rất khác nhau, như câu thời danh “Tôi là ai mà dám phê phán?” đã chứng minh. Lần này cũng thế, cần phải thận trọng. Tuy nhiên, theo ký giả này, dù điều Đức Giáo Hoàng nói rất đáng lưu ý, nhưng nó không ra dấu cho bất cứ quyết định nào về một chính sách chuyên biệt.
Ai cũng biết vấn đề nóng hổi của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm ngoái là việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Và vấn đề này vẫn còn là vấn đề nóng hổi cho Thượng hội Đồng vào tháng Mười này. Nên ai cũng nóng lòng muốn biết Đức Phanxicô nghĩ gì về nó.
Hiện nay, dư luận Công Giáo được phân chia thành hai phía, phía ủng hộ và phía không ủng hộ việc cho phép trên. Không có con số thống kê nào cho thấy rõ bên nào đông hơn bên nào. Nhưng theo Allen, tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có 4.5 triệu người không ủng hộ. Vấn đề vì thế không phải chỉ có tính tượng trưng, ngược lại, nó có ý nghĩa lớn lao về mục vụ.
Tuy không nói gì tới cuộc tranh luận ấy, nhưng theo Allen, mục đích chính của bài giáo lý là kêu gọi Giáo Hội phải cảm thương người ly dị tái hôn nhiều hơn, mà động lực lớn nhất là số phận con cái họ.
Đọc theo chiều hướng này, ta thấy ngài có vẻ ngả về phía ủng hộ nhiều hơn, ít nhất cũng chuẩn bị dư luận Công Giáo cho một thay đổi theo hướng này. Hay ít nhất cũng là cách ngài muốn “an ủi” phía ủng hộ, trong trường hợp ý nguyện của họ không thành: “tuy không nhúc nhích trong lệnh cấm rước lễ, điều này không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi anh chị em!”.