Viết trên tờ Quan Sát Viên Rôma, nhà báo Silvina Perez đã thảo luận về ảnh hưởng của Á Căn Đình trên thông điệp mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Cô Silvina Perez cho biết lưu vực sông Matanza của Á Căn Đình được “xếp hạng thứ tám trong số mười địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Vùng đất kéo dài đến 60 km này là nơi tập trung nhiều nhà máy, đặc biệt là các nhà máy sản xuất hóa học. Chúng gây ô nhiễm môi trường, đầu độc bầu không khí với đủ loại chất độc. Mặc dù được coi là không thích hợp cho con người cư trú, khu vực này là một khu dân cư đông đúc.
Perez cũng ghi nhận rằng “hiện nay vẫn còn 130 triệu người khắp Mỹ Châu La tinh không được tiếp cận với nguồn nước sạch”. Thông điệp, do đó, là “một tài liệu bao gồm những trang từ thực tế cuộc sống, kết hợp với nhau trên một sợi thép dài những câu chuyện của những người tị nạn trốn khỏi những nơi mà phẩm giá xã hội của họ bị từ chối; những nạn nhân của việc khai thác các nguồn lực, và những nạn nhân của ‘nền văn hóa vứt bỏ’”.
Perez cũng đã đề cập đến những nhân vật người Á Căn Đình mà Đức Thánh Cha đã lắng nghe khi ngài phác thảo thông điệp này, bao gồm học giả Andean Clelia Luro, chính trị gia và đạo diễn phim Pino Solanas, và Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández.
Đức Hồng Y Peter Turkson và các chuyên gia của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình thu thập các tư liệu hình thành nên thông điệp từ các miền khác nhau của thế giới, phát triển các bản thảo đó trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô đọc và sửa đổi. Ngài đã gửi dự thảo cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và các nhà thần học của Đức Giáo Hoàng góp ý thêm. Đức Giáo Hoàng có ý muốn cho thông điệp được công bố trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris khai diễn.
Cô Silvina Perez cho biết lưu vực sông Matanza của Á Căn Đình được “xếp hạng thứ tám trong số mười địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Vùng đất kéo dài đến 60 km này là nơi tập trung nhiều nhà máy, đặc biệt là các nhà máy sản xuất hóa học. Chúng gây ô nhiễm môi trường, đầu độc bầu không khí với đủ loại chất độc. Mặc dù được coi là không thích hợp cho con người cư trú, khu vực này là một khu dân cư đông đúc.
Perez cũng ghi nhận rằng “hiện nay vẫn còn 130 triệu người khắp Mỹ Châu La tinh không được tiếp cận với nguồn nước sạch”. Thông điệp, do đó, là “một tài liệu bao gồm những trang từ thực tế cuộc sống, kết hợp với nhau trên một sợi thép dài những câu chuyện của những người tị nạn trốn khỏi những nơi mà phẩm giá xã hội của họ bị từ chối; những nạn nhân của việc khai thác các nguồn lực, và những nạn nhân của ‘nền văn hóa vứt bỏ’”.
Perez cũng đã đề cập đến những nhân vật người Á Căn Đình mà Đức Thánh Cha đã lắng nghe khi ngài phác thảo thông điệp này, bao gồm học giả Andean Clelia Luro, chính trị gia và đạo diễn phim Pino Solanas, và Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández.
Đức Hồng Y Peter Turkson và các chuyên gia của Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình thu thập các tư liệu hình thành nên thông điệp từ các miền khác nhau của thế giới, phát triển các bản thảo đó trước khi Đức Thánh Cha Phanxicô đọc và sửa đổi. Ngài đã gửi dự thảo cho Bộ Giáo Lý Đức Tin, phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và các nhà thần học của Đức Giáo Hoàng góp ý thêm. Đức Giáo Hoàng có ý muốn cho thông điệp được công bố trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu ở Paris khai diễn.