Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, trong một bài viết đăng trên tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 12 tháng 6, đã gọi Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh do Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành ngày 4 tháng 12 năm 1963 là một “Magna Carta” – (Đại Hiến Chương) về Phụng Vụ; và kêu gọi việc áp dụng trung thành hơn với các văn bản của Hiến Chế này. Ngài than thở rằng đã có những hiểu nhầm liên quan đến giáo huấn “tham gia tích cực” và đề nghị có thêm một phụ lục trong Sách Lễ Rôma nhằm thể hiện tốt hơn sự liên tục giữa các hình thức ngoại thường và bình thường của Thánh Lễ.
Đức Hồng Y lý luận rằng: “Phụng vụ về cơ bản là hành động của Chúa Kitô. Nếu nguyên tắc quan trọng này không được tiếp nhận trong đức tin, có khả năng là phụng vụ trở thành một công việc của loài người, một cử hành về chính mình của cộng đồng.”
Khi nói về một “cử hành cộng đồng” cần phải cẩn trọng để tránh những mơ hồ. Chẳng hạn như sự tham gia tích cực (participatio actuosa), không nên được hiểu như là sự cần thiết phải làm một điều gì đó. Về điểm này giáo huấn của Công Đồng thường bị bóp méo. Sự tham gia tích cực trong Phụng Vụ phải được hiểu là để cho Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta và liên kết chúng ta với hy tế của Ngài.
Đức Hồng Y Sarah chỉ trích “não trạng phương Tây hiện đại” trong đó sự tham gia tích cực được hiểu là phải làm sao cho các tín hữu “luôn bận rộn” và Thánh Lễ phải được cử hành thật “vui nhộn”.
Trái lại, sự “cung kính thiêng liêng” và “niềm hân hoan kính sợ đòi hỏi sự im lặng của chúng ta trước sự hiện diện sự uy nghi của Thiên Chúa. Người ta thường quên rằng sự im lặng thiêng liêng là một trong những phương tiện được Công Đồng đề ra để khuyến khích các tín hữu tham gia vào Phụng Vụ.”
Viện dẫn các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Sarah chỉ trích thái độ của các linh mục cố làm cho bản thân họ trở nên tâm điểm của phụng vụ.
Đức Hồng Y Sarah cũng nhắc lại giáo huấn của Công Đồng theo đó các tín hữu phải “có thể nói hoặc hát chung với nhau bằng tiếng Latin những phần đối đáp thông thường của Thánh Lễ (Ordinary of the Mass - tức là những phần không thay đổi trong mọi thánh lễ như Kinh Xin Chúa Thương Xót (Kyrie), Kinh Vinh Danh (Gloria), Kinh Tin Kính (Credo), Kinh Thánh, Thánh, Thánh (Sanctus), Kinh Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei)) liên quan đến họ”
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh không nên được đọc với một “diễn dịch tùy hứng”
Đức Hồng Y lý luận rằng: “Phụng vụ về cơ bản là hành động của Chúa Kitô. Nếu nguyên tắc quan trọng này không được tiếp nhận trong đức tin, có khả năng là phụng vụ trở thành một công việc của loài người, một cử hành về chính mình của cộng đồng.”
Khi nói về một “cử hành cộng đồng” cần phải cẩn trọng để tránh những mơ hồ. Chẳng hạn như sự tham gia tích cực (participatio actuosa), không nên được hiểu như là sự cần thiết phải làm một điều gì đó. Về điểm này giáo huấn của Công Đồng thường bị bóp méo. Sự tham gia tích cực trong Phụng Vụ phải được hiểu là để cho Chúa Kitô dẫn dắt chúng ta và liên kết chúng ta với hy tế của Ngài.
Đức Hồng Y Sarah chỉ trích “não trạng phương Tây hiện đại” trong đó sự tham gia tích cực được hiểu là phải làm sao cho các tín hữu “luôn bận rộn” và Thánh Lễ phải được cử hành thật “vui nhộn”.
Trái lại, sự “cung kính thiêng liêng” và “niềm hân hoan kính sợ đòi hỏi sự im lặng của chúng ta trước sự hiện diện sự uy nghi của Thiên Chúa. Người ta thường quên rằng sự im lặng thiêng liêng là một trong những phương tiện được Công Đồng đề ra để khuyến khích các tín hữu tham gia vào Phụng Vụ.”
Viện dẫn các giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Sarah chỉ trích thái độ của các linh mục cố làm cho bản thân họ trở nên tâm điểm của phụng vụ.
Đức Hồng Y Sarah cũng nhắc lại giáo huấn của Công Đồng theo đó các tín hữu phải “có thể nói hoặc hát chung với nhau bằng tiếng Latin những phần đối đáp thông thường của Thánh Lễ (Ordinary of the Mass - tức là những phần không thay đổi trong mọi thánh lễ như Kinh Xin Chúa Thương Xót (Kyrie), Kinh Vinh Danh (Gloria), Kinh Tin Kính (Credo), Kinh Thánh, Thánh, Thánh (Sanctus), Kinh Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei)) liên quan đến họ”
Đức Hồng Y cũng nhấn mạnh rằng Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh không nên được đọc với một “diễn dịch tùy hứng”