Giải đáp phụng vụ: Liệu linh mục có thể ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi còn học trong các chủng viện ở Tây Ban Nha và ở Rôma, dường như con đã nghe nói rằng linh mục không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, khi cộng đoàn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thưa cha, điều này có đúng không? Liệu đây là một nguyên tắc phụng vụ, hay là tùy chọn? Một thí dụ khác là linh mục làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong Thánh Lễ, nhưng lại không làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong giờ chầu Thánh Thể, điều này có đúng không? Con đã gửi điện thư hỏi một chuyên viên phụng vụ, và ngài trả lời là không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, vì việc chầu Thánh Thể lấn át mọi việc ban phép lành khác. Nhưng sau đó một câu hỏi khác nảy ra trong tâm trí con, liệu có ban phép lành không, khi đây không phải là giờ chầu Thánh Thể, nhưng chỉ đơn giản là việc đặt Mình Thánh Chúa, do hoàn cảnh chầu Mình Thánh trong trong Hào Quang kéo dài trong một giờ trước khi bắt đầu Thánh Lễ? - K. B., Bloomingdale, Ohio, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, chuyên viên phụng vụ mà bạn hỏi ý kiến đã nói đúng. Không có việc ban phép lành trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt.
Ngoài lý do liên quan đến việc chầu Mình Thánh Chúa, một lý do thường được đưa ra là không thừa tác viên nào ban phép lành, khi một thừa tác viên cao hơn hiện diện ở đó. Vì vậy, trong lúc Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm, đang hiện diện như thế, không thừa tác viên nào thấp hơn Ngài có thể ban phép lành được.
Về mặt thần học, phải nhìn nhận rằng đây không là một lập luận vững mạnh, vì Chúa Kitô cũng hiện diện trong Nhà tạm đóng cửa, và do đó không nên ban phép lành trong nhà thờ. Dù lý do là gì chăng nữa, các ý tưởng ấy đóng góp cho tập tục lâu đời là không ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt.
Vì vậy, bất cứ khi nào Mình Thánh Chúa được đặt vào cuối Thánh Lễ cho cuộc rước kiệu, hoặc cho phiên chầu Mình Thánh kéo dài, việc ban phép lành cuối lễ và lời nói giải tán được bỏ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ, và thừa tác viên xông hương Mình Thánh Chúa, rồi rút lui trong thinh lặng hoặc tiếp tục tham gia cuộc rước.
Khi đọc giờ Kinh Sáng hay giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, giờ kinh được kết thúc khi linh mục hay phó tế nói: "Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả chúng ta, xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ, và dẫn đưa tới cuộc sống muôn đời. Amen”, chứ không đọc "Xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Chúa và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em. Amen”.
Điều này được thực hiện trong mọi trường hợp, ngay cả khi việc chầu Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một thời gian, và mặc dù vài người có mặt lúc đọc giờ Kinh sẽ không hiện diện trong giờ chầu Thánh thể.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Các chữ đỏ hiện nay về việc đặt và chầu Mình Thánh Chúa nói rằng vị chủ tế "làm phép hương mà không nói gì" (Nghi thức của Giám mục, số 1109). Quy luật tương tự sẽ được áp dụng nếu việc xông hương được thực hiện trong Giờ Kinh Phụng Vụ. Ngoại lệ này cũng là đúng đối với hình thức ngoại thường trong một số dịp, khi giờ Kinh Chiều được đọc trước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn vào dịp lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô (lễ Corpus Christi).
Một ngoại lệ tương tự, trước khi có cuộc cải cách phụng vụ, là khi Thánh Lễ được phép cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Điều này chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết hết sức với sự cho phép của Giám mục, hoặc vào các dịp lễ trọng, chẳng hạn như lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, và ngày thứ ba của việc đạo đức Chầu Bốn Mười Giờ. Trong trường hợp này, thực tế là tất cả các việc làm phép và chúc lành trong Thánh lễ đều được thực hiện.
Trong hình thức bình thường, không bao giờ Thánh lễ được cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thánh lễ chỉ có thể diễn ra trong hình thức ngoại thường, nhưng là khá đặc biệt ngoại lệ.
Sự mới lạ trong nghi thức hiện nay là làm phép hương khi đặt Mình Thánh Chúa, chứ không trong nghi thức phụng vụ nào khác. Theo truyền thống, hương không được làm phép một khi đã đặt Mình Thánh Chúa rồi.
Lý do có thể cho sự thay đổi này là đơn giản hoá và thống nhất nghi thức đặt hương, bằng cách loại bỏ sự khác biệt giữa một số tình huống nghi thức
Trong những năm gần đây, một số chuyên viên phụng vụ đã yêu cầu tái lập việc không làm phép và chúc lành trong giờ chầu Thánh Thể. Cá nhân tôi nghĩ rằng một sự trở lại với tập tục quá khứ là không thể. Việc đặt Mình Thánh Chúa hiện nay là bình thường, và không còn đòi hỏi sự cho phép của Đấng Bản quyền nữa. Điều này có nghĩa rằng các nghi thức phụng vụ, như đọc giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Thánh thể là thường xuyên hơn và, như chúng ta đã thấy ở trên, đã có trường hợp ngoại lệ cho quy luật chung. Như thế, sự thống nhất của việc thực hành nghi thức xông hương khi đặt và chầu Thánh Thể tuân theo một tính hợp lý rõ ràng, phù hợp với tập tục hiện nay. (Zenit.org 28-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Khi còn học trong các chủng viện ở Tây Ban Nha và ở Rôma, dường như con đã nghe nói rằng linh mục không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, khi cộng đoàn đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thưa cha, điều này có đúng không? Liệu đây là một nguyên tắc phụng vụ, hay là tùy chọn? Một thí dụ khác là linh mục làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong Thánh Lễ, nhưng lại không làm phép hương khi bỏ hương vào bình hương trong giờ chầu Thánh Thể, điều này có đúng không? Con đã gửi điện thư hỏi một chuyên viên phụng vụ, và ngài trả lời là không ban phép lành vào cuối giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, vì việc chầu Thánh Thể lấn át mọi việc ban phép lành khác. Nhưng sau đó một câu hỏi khác nảy ra trong tâm trí con, liệu có ban phép lành không, khi đây không phải là giờ chầu Thánh Thể, nhưng chỉ đơn giản là việc đặt Mình Thánh Chúa, do hoàn cảnh chầu Mình Thánh trong trong Hào Quang kéo dài trong một giờ trước khi bắt đầu Thánh Lễ? - K. B., Bloomingdale, Ohio, Mỹ.
Đáp: Bạn thân mến, chuyên viên phụng vụ mà bạn hỏi ý kiến đã nói đúng. Không có việc ban phép lành trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt.
Ngoài lý do liên quan đến việc chầu Mình Thánh Chúa, một lý do thường được đưa ra là không thừa tác viên nào ban phép lành, khi một thừa tác viên cao hơn hiện diện ở đó. Vì vậy, trong lúc Chúa Kitô, linh mục thượng phẩm, đang hiện diện như thế, không thừa tác viên nào thấp hơn Ngài có thể ban phép lành được.
Về mặt thần học, phải nhìn nhận rằng đây không là một lập luận vững mạnh, vì Chúa Kitô cũng hiện diện trong Nhà tạm đóng cửa, và do đó không nên ban phép lành trong nhà thờ. Dù lý do là gì chăng nữa, các ý tưởng ấy đóng góp cho tập tục lâu đời là không ban phép lành khi Mình Thánh Chúa được đặt.
Vì vậy, bất cứ khi nào Mình Thánh Chúa được đặt vào cuối Thánh Lễ cho cuộc rước kiệu, hoặc cho phiên chầu Mình Thánh kéo dài, việc ban phép lành cuối lễ và lời nói giải tán được bỏ. Thánh lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ, và thừa tác viên xông hương Mình Thánh Chúa, rồi rút lui trong thinh lặng hoặc tiếp tục tham gia cuộc rước.
Khi đọc giờ Kinh Sáng hay giờ Kinh Chiều trước Mình Thánh Chúa được đặt, giờ kinh được kết thúc khi linh mục hay phó tế nói: "Xin Thiên Chúa ban phúc lành cho tất cả chúng ta, xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ, và dẫn đưa tới cuộc sống muôn đời. Amen”, chứ không đọc "Xin Thiên Chúa toàn năng là Chúa Chúa và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ban phúc lành cho anh chị em. Amen”.
Điều này được thực hiện trong mọi trường hợp, ngay cả khi việc chầu Mình Thánh Chúa sẽ tiếp tục trong một thời gian, và mặc dù vài người có mặt lúc đọc giờ Kinh sẽ không hiện diện trong giờ chầu Thánh thể.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ. Các chữ đỏ hiện nay về việc đặt và chầu Mình Thánh Chúa nói rằng vị chủ tế "làm phép hương mà không nói gì" (Nghi thức của Giám mục, số 1109). Quy luật tương tự sẽ được áp dụng nếu việc xông hương được thực hiện trong Giờ Kinh Phụng Vụ. Ngoại lệ này cũng là đúng đối với hình thức ngoại thường trong một số dịp, khi giờ Kinh Chiều được đọc trước Mình Thánh Chúa, chẳng hạn vào dịp lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô (lễ Corpus Christi).
Một ngoại lệ tương tự, trước khi có cuộc cải cách phụng vụ, là khi Thánh Lễ được phép cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Điều này chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết hết sức với sự cho phép của Giám mục, hoặc vào các dịp lễ trọng, chẳng hạn như lễ Mình Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, và ngày thứ ba của việc đạo đức Chầu Bốn Mười Giờ. Trong trường hợp này, thực tế là tất cả các việc làm phép và chúc lành trong Thánh lễ đều được thực hiện.
Trong hình thức bình thường, không bao giờ Thánh lễ được cử hành trước Mình Thánh Chúa được đặt. Thánh lễ chỉ có thể diễn ra trong hình thức ngoại thường, nhưng là khá đặc biệt ngoại lệ.
Sự mới lạ trong nghi thức hiện nay là làm phép hương khi đặt Mình Thánh Chúa, chứ không trong nghi thức phụng vụ nào khác. Theo truyền thống, hương không được làm phép một khi đã đặt Mình Thánh Chúa rồi.
Lý do có thể cho sự thay đổi này là đơn giản hoá và thống nhất nghi thức đặt hương, bằng cách loại bỏ sự khác biệt giữa một số tình huống nghi thức
Trong những năm gần đây, một số chuyên viên phụng vụ đã yêu cầu tái lập việc không làm phép và chúc lành trong giờ chầu Thánh Thể. Cá nhân tôi nghĩ rằng một sự trở lại với tập tục quá khứ là không thể. Việc đặt Mình Thánh Chúa hiện nay là bình thường, và không còn đòi hỏi sự cho phép của Đấng Bản quyền nữa. Điều này có nghĩa rằng các nghi thức phụng vụ, như đọc giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều trước Thánh thể là thường xuyên hơn và, như chúng ta đã thấy ở trên, đã có trường hợp ngoại lệ cho quy luật chung. Như thế, sự thống nhất của việc thực hành nghi thức xông hương khi đặt và chầu Thánh Thể tuân theo một tính hợp lý rõ ràng, phù hợp với tập tục hiện nay. (Zenit.org 28-4-2015)
Nguyễn Trọng Đa