VATICAN. Chúa Nhật 12-4-2015, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô nhân dịp tưởng niệm biến cố đau thương: 100 năm cuộc tiêu diệt gần 1 triệu 500 ngàn người Arméni do đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thánh lễ ngài cũng tôn phong thánh Gregorio Nazek người Armeni làm Tiến Sĩ Hội Thánh
Cuộc diệt chủng này xảy ra vào cuối triều đại của Vua Hồi giáo Abdul Hamid II của Đế quốc Ottoman, rồi dưới thời gọi là ”Những người Thổ Nhĩ Kỳ trẻ”. Năm 1915, sau khi đóng cửa các trường học, thánh đường và bãi bỏ các tổ chức Arméni, chính quyền Thổ hồi đó đã mở cuộc truy lùng và tàn sát người Arméni, với những vụ bạo hành, hãm hiếp, hạ nhục, rồi các cuộc phát lưu vào sa mạc, với vô số người Arméni thiệt mạng. Chỉ những người nào chạy sang Nga, Siria và Liban mới thoát nạn.
Năm 1920, Hội nghị Paris đã nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni và nhiều nước khác cũng nhìn nhận biến cố này. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn phủ nhận sự kiện này, tuy rằng hồi năm 2014, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, nay là Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ, đã chia buồn với con cháu những người Arméni bị thảm sát.
Giáo Hội Arméni Tông Truyền được thánh Gregorio vị Soi Sáng thành lập cách đây hơn 17 thế kỷ, tức là vào năm 301, và hiện có tòa Tổng Thượng phụ ở Echmiadzin ở Cộng hòa Arméni, với các tín hữu ở Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Liban, Siria, Canada và nhiều nước khác. Ngoài ra có tòa Thượng Phụ ở Cilicia ở Liban.
Một ngành của Giáo Hội này đã trở về hiệp nhất với Tòa Thánh hồi năm 1742 và hiện có khoảng 540 ngàn tín hữu. Công Giáo Arméni cũng chịu thảm trạng diệt chủng với 156 nhà thờ, 32 tu viện, 148 trường học, 6 chủng viện bị tàn phá, 270 nữ tu và 300 LM bị giết.
Thánh lễ
Hiện diện trong thánh lễ từ 9 giờ sáng tại Đền thờ thánh Phêrô, có 9 ngàn tín hữu đa số là người Armeni đến từ các nơi trên thế giới, và đặc biệt có Tổng thống Cộng hòa Arméni, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II ở Arméni và Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội Arméni Tông truyền ở Liban, Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Arméni và hơn 20 GM của Giáo Hội này.
Đầu thánh lễ, trong lời chào mừng các vị lãnh đạo chính quyền và Giáo Hội Arméni, Giáo Hội Tông truyền và Công Giáo, ĐTC tố giác thảm trạng diệt chủng mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm, cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20, tiếp đến là các dân tộc khác, Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác. Ngài nhận định rằng dường như nhân loại không thành công trong việc chấm dứt đổ máu người vô tội.. ”chúng ta chưa học được điều này: ”chiến tranh là một điều điên rồ, một cuộc thảm sát vô ích”.
Trước đó, ĐTC nhắc lại điều ngài đã nói khi định nghĩa ”thời nay, là một thời kỳ thế chiến tranh thứ 3 từng mảnh, trong đó chúng ta chứng kiến hằng ngày những tội ác, những cuộc tàn sát đẫm máu và sự tàn phá điên rồ. Rất tiếc ngày nay chúng ta còn nghe tiếng kêu bị bóp nghẹt và lãng quên của bao nhiêu anh chị em chúng ta vô phương thế tự vệ, vì niềm tin của họ nơi Chúa Kitô hoặc vì thuộc về một chủng tộc, họ bị giết công khai và tàn bạo - bị chém đầu, bị đóng đinh, bị thiêu sống - hoặc bị bó buộc phải rời bỏ quê hương của họ”.
”Cả ngày nay, chúng ta đang phải sống một thứ diệt chủng do sự dửng dưng phổ quát và tập thể gây ra, do sự im lặng đồng lõa của Cain, người ta tuyên bố ”Có hệ gì đến tôi đâu?”, ”tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu!” (St 4,9).
Đảm nhận phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Arméni.
Tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh
Sau phần thống hối, là nghi thức tôn phong tiến sĩ Hội Thánh cho thánh Gregorio Narek.
Mở đầu, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, có vị thỉnh nguyện viên tháp tùng, tiến lên xin ĐTC phong thánh Gregorio Narek là tiến sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Rồi vị thỉnh nguyện viên gợi lại vài nét nổi bật trong cuộc sống của thánh nhân.
Thánh Gregorio sinh khoảng năm 950 tại làng Narek thuộc cộng hòa Arméni trong một gia đình văn sĩ và mồ côi mẹ khi còn nhỏ. Ngài là cháu của tu huynh Anania Narekatsi, người sáng lập Đan viện Narek và là một trong những tiến sĩ nổi tiếng nhất thời ấy, với biệt danh là ”triết gia”.
Khi còn trẻ, Gregorio gia nhập Đan viện Narek nơi có một trường nổi tiếng về Kinh Thánh và Giáo Phụ học. Ngài sống tại đây suốt đời, thụ phong LM, đạt tới tột đỉnh sự thánh thiên và kinh nghiệm thần bí, chứng tỏ sự khôn ngoan qua nhiều tác phẩm thần học.
Người ta kể rằng thánh Gregorio đã được thị kiến về Đức Mẹ là Đấng mà cha đặc biệt sùng kính. Đặc tính này trong linh đạo của thánh nhân xuất hiện rõ ràng trong kinh nguyện thứ 80 và trong bài tụng ca kính Đức Mẹ là hai tác phẩm qua đó người ta có thể khám phá được một nền thần học Thánh Mẫu của thánh nhân.
Lúc sinh thời, thánh Gregorio đã nổi bật về sự thánh thiện và một số phép lạ. Năm 1003, ngài viết tác phẩm nổi tiếng nhất với tựa đề ”Sách ai ca”, cũng gọi là sách Narek. Đây là tác phẩm độc nhất thuộc loại này, gồm những lời cầu khẩn, những lời tự nhủ, đối thoại với Thiên Chúa.. Cuốn Narek gồm 95 chương, dài ngắn rất khác nhau. Thánh Gregorio qua đời năm 1010, thọ 60 tuổi. Mộ của thánh nhân trở thành nơi thu hút các tín hữu đến hành hương cho đến năm 1915 là thời kỳ cuộc tàn sát của Thổ nhĩ kỳ chống dân Arméni. Đan viện cũng như mộ thánh nhân bị phá hủy.
Giáo Hội Công Giáo la tinh đã nhìn nhận sự thánh thiện của thánh Gregorio và gọi ngài là vị trổi vượt về đạo lý, các tác phẩm và khoa học thần bí. Lễ kính thánh nhân vào ngày 27-2 hằng năm.
Sau khi ĐHY Amato và vị thỉnh nguyện viên dứt lời, ĐTC đọc công thức như sau:
”Chúng tôi đón nhận ước muốn của nhiều anh em trong hàng Giám Mục và của nhiều tín hữu trên toàn thế giới, sau khi được ý kiến của Bộ Phong Thánh, sau khi suy nghĩ lâu dài và đạt tới sự xác tín trọn vẹn và chắc chắn, với trọn quyền tông đồ, chúng tôi tuyên bố thánh Gregorio Narek, linh mục và đan sĩ, là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Thánh Gregorio Narek trở thành vị Tiến Sĩ thứ 36 của Hội Thánh, sau thánh nữ Hildegart von Bingen người Đức, và 3 thánh nữ: Têrêxa Chúa Giêsu, Catarina Siena, Têrêsa Hài Đồng Giêsu và thánh Linh Mục Gioan Avila người Tây Ban Nha.
Bài giảng của ĐTC
Thánh lễ được tiếp tục và sau bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Arméni, ĐTC đã đi từ bài Tin Mừng kể lại biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ các vết thương của Người cho thánh Tôma, mà ĐTC gọi là ”những vết thương thương xót”. Ngài nói:
”Chúa Giêsu mời chúng ta hãy nhìn các vết thương ấy, Chúa mời chúng ta hãy động chạm đến các vết thương đó như đã làm với thánh Tôma, để chữa lãnh sự cứng lòng tin của chúng ta. Nhất là Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào mầu nhiệm các vết thương ấy, là mầu nhiệm lòng yêu thương từ bi của Người.
”Qua các vết thương đó, như một lỗ hổng sáng ngời, chúng ta có thể thấy trọn mầu nhiệm Chúa Kitô và Thiên Chúa: cuộc khổ nạn của Người, đời sống trần thế của Người - đầy tình cảm thương đối với những người bé mọn và bệnh tật - sự nhập thể của Chúa nơi cung lòng Mẹ Maria...”
ĐTC cũng đặt câu hỏi: ”Đứng trước những biến cố bi thảm của lịch sử loài người, nhiều khi chúng ta như bị đè bẹp và chúng ta tự hỏi: ”Tại sao?”. Sự tàn ác của con người có thể mở ra trên thế giới những vực thẳm, những hố trống lớn lao: trống rỗng tình thương, trống rỗng điều thiện, trống rỗng sự sống. Lúc ấy chúng ta tự hỏi: làm sao chúng ta có thể lấp đầy những vực thẳm ấy? Đối với chúng ta, đó là điều không thể làm được; chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những hố trống rỗng mà sự ác mở ra trong tâm hồn và trong lịch sử chúng ta. Chính Chúa Giêsu, nhập thể làm người và chịu chết trên thập giá, là Đấng lấp đầy vực thẳm tội lỗi bằng vực thẳm lòng thương xót của Người”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Anh chị em thân mến, đó là con đường mà Thiên Chúa đã mở ra để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi và cái chết, để bước vào miền đất sự sống và an bình. Con đường ấy chính là Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh và sống lại, và nhất là các vết thương đầy lòng thương xót của Người.”
”Các thánh dạy chúng ta rằng thế giới thay đổi từ sự hoán cải tâm hồn của mình, và điều này xảy ra nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, ”đứng trước những tội lỗi của tôi cũng như những thảm trạng lớn lao của thế giới, ”lương tâm bị nao núng, nhưng sẽ không bị rúng động vì tôi nhớ đến những vết thương của Chúa. Thực vậy, Chúa đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng ta” (Is 53,5).
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội tông truyền ở Arméni và Cilicia bên Liban đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và đồng thời cũng mạnh mẽ lên án cuộc diệt chủng mà dân tộc Arméni đã phải chịu. Đức Tổng thượng phụ cho biết ngày 23-4 tới đây, Giáo Hội Arméni Tông truyền sẽ tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng và ngài sẽ phong thánh cho tất cả các nạn nhân Arméni bị tiêu diệt như thế. Còn Đức Aram I gọi đó thảm trạng diệt chủng này là một tội ác chống lại nhân loại.
Về phần Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Armeni, ngài đã cám ơn ĐTC vì đã tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội thánh, vị thánh được dân tộc Armeni sùng kính bậc nhất và ảnh hưởng sâu rộng đến lòng đạo đức của các tín hữu. Ngài nói: ”Trong dịp tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng sát hại gần 1 triệu rưỡi ngài Armeni vì họ là tín hữu Kitô, con tin tưởng rằng việc tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội Thánh, sẽ là một biến cố làm gia tăng lòng sùng mộ đối với thánh nhân, và điều này sẽ giúp dân tộc Arméni khắc phục những bất hạnh và tai ương đã đổ ập trên họ cách đây một thế kỷ, và tất cả các dân tộc Kitô giáo, nhất là tại Trung Đông hiện nay đang chịu thảm trạng tương tự”.
Thánh lễ kết thúc lúc gần 11 giờ rưỡi và đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Giáo Hoàng ở dinh Tông Tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hơn 60 ngàn tín hữu ở Quảng trường thánh Phêrô.
Năm 1920, Hội nghị Paris đã nhìn nhận cuộc diệt chủng Arméni và nhiều nước khác cũng nhìn nhận biến cố này. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn phủ nhận sự kiện này, tuy rằng hồi năm 2014, Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, nay là Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ, đã chia buồn với con cháu những người Arméni bị thảm sát.
Giáo Hội Arméni Tông Truyền được thánh Gregorio vị Soi Sáng thành lập cách đây hơn 17 thế kỷ, tức là vào năm 301, và hiện có tòa Tổng Thượng phụ ở Echmiadzin ở Cộng hòa Arméni, với các tín hữu ở Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Liban, Siria, Canada và nhiều nước khác. Ngoài ra có tòa Thượng Phụ ở Cilicia ở Liban.
Một ngành của Giáo Hội này đã trở về hiệp nhất với Tòa Thánh hồi năm 1742 và hiện có khoảng 540 ngàn tín hữu. Công Giáo Arméni cũng chịu thảm trạng diệt chủng với 156 nhà thờ, 32 tu viện, 148 trường học, 6 chủng viện bị tàn phá, 270 nữ tu và 300 LM bị giết.
Thánh lễ
Hiện diện trong thánh lễ từ 9 giờ sáng tại Đền thờ thánh Phêrô, có 9 ngàn tín hữu đa số là người Armeni đến từ các nơi trên thế giới, và đặc biệt có Tổng thống Cộng hòa Arméni, Đức Tổng Thượng Phụ Karekin II ở Arméni và Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội Arméni Tông truyền ở Liban, Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Arméni và hơn 20 GM của Giáo Hội này.
Đầu thánh lễ, trong lời chào mừng các vị lãnh đạo chính quyền và Giáo Hội Arméni, Giáo Hội Tông truyền và Công Giáo, ĐTC tố giác thảm trạng diệt chủng mà dân tộc Arméni phải chịu cách đây 100 năm, cuộc diệt chủng đầu tiên trong thế kỷ 20, tiếp đến là các dân tộc khác, Do thái, Kampuchia, Ruanda, Burundi, Bosnia và nhiều nước khác. Ngài nhận định rằng dường như nhân loại không thành công trong việc chấm dứt đổ máu người vô tội.. ”chúng ta chưa học được điều này: ”chiến tranh là một điều điên rồ, một cuộc thảm sát vô ích”.
Trước đó, ĐTC nhắc lại điều ngài đã nói khi định nghĩa ”thời nay, là một thời kỳ thế chiến tranh thứ 3 từng mảnh, trong đó chúng ta chứng kiến hằng ngày những tội ác, những cuộc tàn sát đẫm máu và sự tàn phá điên rồ. Rất tiếc ngày nay chúng ta còn nghe tiếng kêu bị bóp nghẹt và lãng quên của bao nhiêu anh chị em chúng ta vô phương thế tự vệ, vì niềm tin của họ nơi Chúa Kitô hoặc vì thuộc về một chủng tộc, họ bị giết công khai và tàn bạo - bị chém đầu, bị đóng đinh, bị thiêu sống - hoặc bị bó buộc phải rời bỏ quê hương của họ”.
”Cả ngày nay, chúng ta đang phải sống một thứ diệt chủng do sự dửng dưng phổ quát và tập thể gây ra, do sự im lặng đồng lõa của Cain, người ta tuyên bố ”Có hệ gì đến tôi đâu?”, ”tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu!” (St 4,9).
Đảm nhận phần thánh ca trong thánh lễ, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh, còn có ca đoàn Arméni.
Tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh
Sau phần thống hối, là nghi thức tôn phong tiến sĩ Hội Thánh cho thánh Gregorio Narek.
Mở đầu, ĐHY Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, có vị thỉnh nguyện viên tháp tùng, tiến lên xin ĐTC phong thánh Gregorio Narek là tiến sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Rồi vị thỉnh nguyện viên gợi lại vài nét nổi bật trong cuộc sống của thánh nhân.
Thánh Gregorio sinh khoảng năm 950 tại làng Narek thuộc cộng hòa Arméni trong một gia đình văn sĩ và mồ côi mẹ khi còn nhỏ. Ngài là cháu của tu huynh Anania Narekatsi, người sáng lập Đan viện Narek và là một trong những tiến sĩ nổi tiếng nhất thời ấy, với biệt danh là ”triết gia”.
Khi còn trẻ, Gregorio gia nhập Đan viện Narek nơi có một trường nổi tiếng về Kinh Thánh và Giáo Phụ học. Ngài sống tại đây suốt đời, thụ phong LM, đạt tới tột đỉnh sự thánh thiên và kinh nghiệm thần bí, chứng tỏ sự khôn ngoan qua nhiều tác phẩm thần học.
Người ta kể rằng thánh Gregorio đã được thị kiến về Đức Mẹ là Đấng mà cha đặc biệt sùng kính. Đặc tính này trong linh đạo của thánh nhân xuất hiện rõ ràng trong kinh nguyện thứ 80 và trong bài tụng ca kính Đức Mẹ là hai tác phẩm qua đó người ta có thể khám phá được một nền thần học Thánh Mẫu của thánh nhân.
Lúc sinh thời, thánh Gregorio đã nổi bật về sự thánh thiện và một số phép lạ. Năm 1003, ngài viết tác phẩm nổi tiếng nhất với tựa đề ”Sách ai ca”, cũng gọi là sách Narek. Đây là tác phẩm độc nhất thuộc loại này, gồm những lời cầu khẩn, những lời tự nhủ, đối thoại với Thiên Chúa.. Cuốn Narek gồm 95 chương, dài ngắn rất khác nhau. Thánh Gregorio qua đời năm 1010, thọ 60 tuổi. Mộ của thánh nhân trở thành nơi thu hút các tín hữu đến hành hương cho đến năm 1915 là thời kỳ cuộc tàn sát của Thổ nhĩ kỳ chống dân Arméni. Đan viện cũng như mộ thánh nhân bị phá hủy.
Giáo Hội Công Giáo la tinh đã nhìn nhận sự thánh thiện của thánh Gregorio và gọi ngài là vị trổi vượt về đạo lý, các tác phẩm và khoa học thần bí. Lễ kính thánh nhân vào ngày 27-2 hằng năm.
Sau khi ĐHY Amato và vị thỉnh nguyện viên dứt lời, ĐTC đọc công thức như sau:
”Chúng tôi đón nhận ước muốn của nhiều anh em trong hàng Giám Mục và của nhiều tín hữu trên toàn thế giới, sau khi được ý kiến của Bộ Phong Thánh, sau khi suy nghĩ lâu dài và đạt tới sự xác tín trọn vẹn và chắc chắn, với trọn quyền tông đồ, chúng tôi tuyên bố thánh Gregorio Narek, linh mục và đan sĩ, là Tiến Sĩ của Giáo Hội hoàn vũ. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Thánh Gregorio Narek trở thành vị Tiến Sĩ thứ 36 của Hội Thánh, sau thánh nữ Hildegart von Bingen người Đức, và 3 thánh nữ: Têrêxa Chúa Giêsu, Catarina Siena, Têrêsa Hài Đồng Giêsu và thánh Linh Mục Gioan Avila người Tây Ban Nha.
Bài giảng của ĐTC
Thánh lễ được tiếp tục và sau bài Tin Mừng được công bố bằng tiếng Arméni, ĐTC đã đi từ bài Tin Mừng kể lại biến cố Chúa Giêsu Phục Sinh tỏ các vết thương của Người cho thánh Tôma, mà ĐTC gọi là ”những vết thương thương xót”. Ngài nói:
”Chúa Giêsu mời chúng ta hãy nhìn các vết thương ấy, Chúa mời chúng ta hãy động chạm đến các vết thương đó như đã làm với thánh Tôma, để chữa lãnh sự cứng lòng tin của chúng ta. Nhất là Chúa mời gọi chúng ta hãy đi vào mầu nhiệm các vết thương ấy, là mầu nhiệm lòng yêu thương từ bi của Người.
”Qua các vết thương đó, như một lỗ hổng sáng ngời, chúng ta có thể thấy trọn mầu nhiệm Chúa Kitô và Thiên Chúa: cuộc khổ nạn của Người, đời sống trần thế của Người - đầy tình cảm thương đối với những người bé mọn và bệnh tật - sự nhập thể của Chúa nơi cung lòng Mẹ Maria...”
ĐTC cũng đặt câu hỏi: ”Đứng trước những biến cố bi thảm của lịch sử loài người, nhiều khi chúng ta như bị đè bẹp và chúng ta tự hỏi: ”Tại sao?”. Sự tàn ác của con người có thể mở ra trên thế giới những vực thẳm, những hố trống lớn lao: trống rỗng tình thương, trống rỗng điều thiện, trống rỗng sự sống. Lúc ấy chúng ta tự hỏi: làm sao chúng ta có thể lấp đầy những vực thẳm ấy? Đối với chúng ta, đó là điều không thể làm được; chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những hố trống rỗng mà sự ác mở ra trong tâm hồn và trong lịch sử chúng ta. Chính Chúa Giêsu, nhập thể làm người và chịu chết trên thập giá, là Đấng lấp đầy vực thẳm tội lỗi bằng vực thẳm lòng thương xót của Người”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Anh chị em thân mến, đó là con đường mà Thiên Chúa đã mở ra để đưa chúng ta ra khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi và cái chết, để bước vào miền đất sự sống và an bình. Con đường ấy chính là Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh và sống lại, và nhất là các vết thương đầy lòng thương xót của Người.”
”Các thánh dạy chúng ta rằng thế giới thay đổi từ sự hoán cải tâm hồn của mình, và điều này xảy ra nhờ lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì thế, ”đứng trước những tội lỗi của tôi cũng như những thảm trạng lớn lao của thế giới, ”lương tâm bị nao núng, nhưng sẽ không bị rúng động vì tôi nhớ đến những vết thương của Chúa. Thực vậy, Chúa đã bị đâm thâu qua vì tội lỗi chúng ta” (Is 53,5).
Cuối thánh lễ, Đức Tổng Thượng phụ Karekin II và Đức Thượng Phụ Aram I của Giáo Hội tông truyền ở Arméni và Cilicia bên Liban đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và đồng thời cũng mạnh mẽ lên án cuộc diệt chủng mà dân tộc Arméni đã phải chịu. Đức Tổng thượng phụ cho biết ngày 23-4 tới đây, Giáo Hội Arméni Tông truyền sẽ tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng và ngài sẽ phong thánh cho tất cả các nạn nhân Arméni bị tiêu diệt như thế. Còn Đức Aram I gọi đó thảm trạng diệt chủng này là một tội ác chống lại nhân loại.
Về phần Đức Thượng Phụ Nerses Bedros XIX của Công Giáo Armeni, ngài đã cám ơn ĐTC vì đã tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội thánh, vị thánh được dân tộc Armeni sùng kính bậc nhất và ảnh hưởng sâu rộng đến lòng đạo đức của các tín hữu. Ngài nói: ”Trong dịp tưởng niệm 100 năm cuộc diệt chủng sát hại gần 1 triệu rưỡi ngài Armeni vì họ là tín hữu Kitô, con tin tưởng rằng việc tôn phong thánh Gregorio Narek làm tiến sĩ Hội Thánh, sẽ là một biến cố làm gia tăng lòng sùng mộ đối với thánh nhân, và điều này sẽ giúp dân tộc Arméni khắc phục những bất hạnh và tai ương đã đổ ập trên họ cách đây một thế kỷ, và tất cả các dân tộc Kitô giáo, nhất là tại Trung Đông hiện nay đang chịu thảm trạng tương tự”.
Thánh lễ kết thúc lúc gần 11 giờ rưỡi và đúng 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của Giáo Hoàng ở dinh Tông Tòa để chủ sự buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng với hơn 60 ngàn tín hữu ở Quảng trường thánh Phêrô.