Não trạng nhị phân: chẳng cái này thì phải cái kia, hoặc thế này hoặc thế nọ là não trạng phổ quát hơn hết nơi các nhà bình luận thế tục. Phái Pharisiêu ngày xưa cũng thế: đối với họ, một là Chúa Giêsu ủng hộ Xêda không thì phải phản lại ông ta thôi. Nhưng Chúa Giêsu đâu có “tâm địa” nào nghĩ đến chuyện đó, “tâm địa” của Người là ở Chúa Cha. Bởi thế mới có câu: của Xêda trả cho Xêda, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa.
Thế sự xử với Chúa Giêsu thế nào, họ cũng xử với vị đại diện của Người như vậy. Họ vẫn tìm dịp để khoác lên vị đại diện này cái khung “hoặc… hoặc”.
Đức Phanxicô bảo thủ hay cấp tiến
Người cấp tiến cho rằng Đức Phanxicô về phe với họ, với những câu tuyên bố đập thẳng vào mặt phe bảo thủ như “tôi là ai mà dám phê phán?” khi đề cập tới người đồng tính. Không chỉ nói mà thôi, ngài còn hành động một cách hết sức cấp tiến như thẳng tay trừng trị các Tu Sĩ Phansinh Vô Nhiễm vì đã cử hành Thánh Lễ xưa bằng tiếng La Tinh, dù việc này đã được Đức Bênêđíctô XVI cho phép.
Theo Nicole Winfield của AP, “trường hợp trên đã trở nên điểm lóa sáng trong cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo trước nghị trình cách mạng của Đức Phanxicô từng làm phe cấp tiếp nhẩy mừng và phe bảo thủ bị báo động”.
Bốn nhà trí thức Ý thuộc phe bảo thủ viết cho Vatican tố cáo Vatican vi phạm sắc chỉ của Đức Bênêđíctô XVI và áp đặt những kỳ thị bất công lên các tu sĩ Phansinh Vô Nhiễm. Lời chỉ trích này vẫn không làm vị đại diện của Đức Phanxicô ngừng tay: buộc vị sáng lập phải tới sống tại một dòng tu khác, đóng cửa chủng viện của dòng, ngưng các hoạt động của phong trào giáo dân của dòng, ngưng việc phong chức trong một năm, và đòi các linh mục tương lai phải chính thức chấp nhận giáo huấn của Vatican II và phụng vụ mới của Công Đồng này, nếu không sẽ bị khai trừ.
Đức Phanxicô vẫn coi sắc chỉ của Đức Bênêđíctô là khôn ngoan, nhưng cảnh cáo rằng người ta không được lợi dụng nó vì các lý do ý thức hệ, nhất là những người đi ngược chiều chỉ biết nghĩ tới mình. Tuy nhiên, thái độ mạnh tay trong vụ này khiến phe bảo thủ ngỡ ngàng.
Vụ thứ hai là việc bãi nhiệm Đức Hồng Y Raymond Burke. Theo Inés San Martin, Đức Hồng Y Burke nổi tiếng là người bênh vực phụng vụ cổ truyền và là người lớn tiếng bênh vực các học lý về luân lý tính dục và trong Thượng Hội Đồng năm ngoái về gia đình, đã thực tế trở thành lãnh tụ của phe bảo thủ.
Và trong những tháng sau đó, dù bác bỏ tước hiệu trên cũng như bác bỏ vai trò chống đối Đức Phanxicô, Đức HY Burke đưa ra nhiều nhận định cho thấy rõ lập trường bảo thủ trước sau như một của ngài. Nói với tờ Vida Nueva của Tây Ban Nha, ngài bảo: “chúng ta có truyền thống bất di bất dịch của Giáo Hội, có các giáo huấn, phụng vụ, luân lý. Sách Giáo Lý có thay đổi đâu”.
Nói với Cổng Thông Tin Công Giáo Aleteia, ngài cho rằng: đi tới những khu ngoại vi không có nghĩa là chạy theo nền văn hóa đương thời, như thể ta không còn tin tưởng gì nữa vào giáo huấn đức tin và vào đời sống Giáo Hội… Theo ngài, phải đi tới các khu ngoại vi bằng “sự toàn vẹn của đức tin Công Giáo”.
Nhưng xét theo nhiều phương diện khác, Đức Phanxicô tỏ ra là một người bảo thủ, thí dụ các quan điểm của ngài về phá thai, về tận thế và ma quỉ, về điều ngài gọi là ý thức hệ thực dân tại các nước đang mở mang…
Theo John Allen Jr., không gì cho thấy rõ khuynh hướng bảo thủ của Đức Phanxicô cho bằng ba biến cố đầu năm 2015.
Trước nhất là vụ tạp chí Charlie Hebdo. Ngài nói rằng vụ tấn công của khủng bố Hồi Giáo vào tạp chí này không thể nào biện minh được, nhưng ta không nên xúc phạm tới xác tín tôn giáo của người ta. Nhiều người giải thích nhận định của ngài như một bác bỏ đối với chủ trương thế tục coi tự do báo chí như một sự thiện tuyệt đối, cho phép người ta quyền muốn nói gì thì nói kể cả những điều xúc phạm hơn hết đối với tôn giáo và coi việc này như một thứ nhân đức nào đó.
Thứ hai là lời tố cáo thực dân hóa bằng ý thức hệ (ideological colonization): Trong cuộc tông du Phi Luật Tân, Đức Phanxicô kịch liệt đả kích các cố gắng nhằm tái định nghĩa hôn nhân và hai lần kết án “việc thực dân hóa bằng ý thức hệ” các nước nghèo, tức việc các chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ của Tây Phương cố gắng buộc các nước phát triển phải chấp nhận một thứ đạo đức học lỏng lẻo hơn về tính dục nếu muốn được viện trợ.
Biến cố thứ ba là về kế hoạch hóa gia đình một cách tự nhiên. Ngài hết lòng bênh vực kiểu kế hoạch gia đình này nhằm quyết định khoảng cách các lần sinh nở căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của người phụ nữ. Phương pháp này vốn được các nhà tranh đấu phò sự sống hăng say nhất ủng hộ, nhưng phe cấp tiến tỏ ý ngờ vực sự hữu hiệu của nó.
Diều hâu hay bồ câu
Trước nhất, dư luận báo chí vẫn cho Đức Phanxicô thuộc phe bồ câu trong chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Hai biến cố gần đây cho thấy rõ điều đó. Biến cố thứ nhất là thái độ của ngài đối với tình hình chính trị tại Ukraine. Tại Vatican ngày 4 tháng Hai vừa qua, ngài gọi bạo lực đang diễn ra tại phía đông nước này là cuộc huynh đệ tương tàn khiến nhiều người Ukraine, kể cả các tín hữu Công Giáo, cảm thấy không hài lòng, vì đối với đa số những người này, cảnh bạo lực ấy do Nga tạo ra.
Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine, nghi lễ Hy Lạp, ngày 19 tháng Hai vừa qua, tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, nói với báo chí rằng chỉ có chữ “chiến tranh” mới diễn tả đúng tình huống tại Ukraine hiện nay. Và theo ngài, chiến tranh đây không hề là một cuộc nội chiến mà là một “cuộc gây hấn của một nước ngoại bang chống lại nhân dân Ukraine và quốc gia Ukraine”.
Ngài cho hay: các giám mục Ukraine, nhân chuyến viếng thăm mộ hai thánh Phêrô và Phaolô (ad Limina), đã trình bày rõ quan điểm trên với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhờ thế, ngày hôm sau, 20 tháng Hai, khi tiếp kiến các giám mục Ukraine, Đức Giáo Hoàng cho hay: ngài hoàn toàn ủng hộ các vị giám mục Ukraine: “Giáo Hội đứng về phía anh em, cả tại các diễn đàn quốc tế, để bảo đảm các quyền lợi, các ưu tư và các giá trị phúc âm chính đáng”.
Và tuy không nhắc tới nhận định “huynh đệ tương tàn” của mấy ngày trước, nhưng, trong bài nói chuyện dài 1,300 chữ, ngài vẫn tránh không nhắc gì tới “các lực lượng bên ngoài” hay “cuộc gây hấn của ngoại bang”, những kiểu nói luôn có trên miệng đa số người Ukraine ngày nay.
Một điều nữa cho thấy khuynh hướng chủ hòa của Đức Phanxicô khi nhắc đến thực tế mục vụ tại Crimea: Tòa Thánh đang nghiên cứu việc chuyển giao trách nhiệm tài phán tại vùng vừa tuyên bố tự trị thuộc Nga này cho một giáo phận Công Giáo Nga, như thế, mặc nhiên thừa nhận quyền sở hữu lãnh thổ Crimea của Nga.
Biến cố thứ hai là Trung Quốc. Cuối tháng Mười Hai, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Revista San Francisco, quốc vụ khánh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, tuyên bố rằng một thoả thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Quốc đã gần tới: “đúng, triển vọng khá hứa hẹn. Hai bên đều muốn có thương lượng”.
Nhận định trên bị Đức HY Joseph Zen Ze Kiun của Hồng Kông coi là “nói nhảm”, không thể nào tin được. Vì “có thấy dấu hiệu nào khiến người ta hy vọng rằng người Cộng Sản Trung Quốc chịu thay đổi chính sách hạn chế tôn giáo của họ đâu”.
Đức HY Zen nêu trường hợp hai vị giám mục Cosma Shi Enxiang của Yixian và Su Zhimin của Baoding làm điển hình của chính sách ngoan cố phản Công Giáo của nhà cầm quyền Trung Quốc: các ngài bị bắt và hiện không biết sống chết ra sao. Vậy mà “đại diện Tòa Thánh lại có thể ngồi xuống nói chuyện với Đảng Cộng Sản mà không cảm thấy phiền hà gì”.
Tóm lại với phe diều hâu, Đức Phanxicô và các nhà ngoại giao hàng đầu của ngài không hẳn là đồng minh.
Tuy thế, mới đây, cũng quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, lại tuyên bố một điều chỉ có phe diều hâu mới “hiểu”: ngài kêu gọi sự can thiệp của quốc tế vào Libya để ngăn chặn một liên minh có thể có giữa chính phủ Duy Hồi Giáo của nước ấy với ISIS.
Vì vụ chặt đầu 21 Kitô Hữu Coptic ở Libya, điều mà ngài gọi là “kinh hoàng”, Đức HY Parolin nhấn mạnh phải “nhanh chóng đáp ứng” vì “tình huống hết sức trầm trọng”. Dĩ nhiên phải đáp ứng phù hợp với luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Căn cứ vào lập trường cố hữu chống mọi việc sử dụng vũ lực tại Trung Đông xưa nay của Tòa Thánh, việc cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn đức HY Parolin cùng ủng hộ chiến dịch quốc tế nhằm ngăn chặn ISIS là một điều không bồ câu chút nào.
Thành thử các nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, diều hâu hay bồ câu không thể áp dụng vào Đức Phanxicô nói riêng và vào Tòa Thánh nói chung. Do định nghĩa, Giáo Hội vốn có tính Công Giáo, “hằng có ở khắp thế này”. Người Công Giáo Nga hay người Công Giáo Ukraine, người Công Giáo Trung Quốc hay người Công Giáo Hồng Kông, người Công Giáo cử hành “thánh lễ La Tinh” hay người Công Giáo cử hành “thánh lễ tiếng nước mình”, người Công Giáo ngoan đạo trung thành với luật Chúa và người Công Giáo lầm lỗi không trung thành với luật Chúa, tất cả đều là người Công Giáo và là chi thể của Giáo Hội, đối tượng chăm sóc mục vụ của Đức Phanxicô. Ngài không thể bỏ ai, ngài không thể chọn người này mà bỏ người kia. Thực tế đa dạng, thái độ không thề độc dạng, nhất nguyên, hoặc cái này hoặc cái nọ được. Các tuyên bố và hành động của ngài, do đó, là nhất quán, không mâu thuẫn, rất chân thực.
Thế sự xử với Chúa Giêsu thế nào, họ cũng xử với vị đại diện của Người như vậy. Họ vẫn tìm dịp để khoác lên vị đại diện này cái khung “hoặc… hoặc”.
Đức Phanxicô bảo thủ hay cấp tiến
Người cấp tiến cho rằng Đức Phanxicô về phe với họ, với những câu tuyên bố đập thẳng vào mặt phe bảo thủ như “tôi là ai mà dám phê phán?” khi đề cập tới người đồng tính. Không chỉ nói mà thôi, ngài còn hành động một cách hết sức cấp tiến như thẳng tay trừng trị các Tu Sĩ Phansinh Vô Nhiễm vì đã cử hành Thánh Lễ xưa bằng tiếng La Tinh, dù việc này đã được Đức Bênêđíctô XVI cho phép.
Theo Nicole Winfield của AP, “trường hợp trên đã trở nên điểm lóa sáng trong cuộc chiến ý thức hệ đang diễn ra trong Giáo Hội Công Giáo trước nghị trình cách mạng của Đức Phanxicô từng làm phe cấp tiếp nhẩy mừng và phe bảo thủ bị báo động”.
Bốn nhà trí thức Ý thuộc phe bảo thủ viết cho Vatican tố cáo Vatican vi phạm sắc chỉ của Đức Bênêđíctô XVI và áp đặt những kỳ thị bất công lên các tu sĩ Phansinh Vô Nhiễm. Lời chỉ trích này vẫn không làm vị đại diện của Đức Phanxicô ngừng tay: buộc vị sáng lập phải tới sống tại một dòng tu khác, đóng cửa chủng viện của dòng, ngưng các hoạt động của phong trào giáo dân của dòng, ngưng việc phong chức trong một năm, và đòi các linh mục tương lai phải chính thức chấp nhận giáo huấn của Vatican II và phụng vụ mới của Công Đồng này, nếu không sẽ bị khai trừ.
Đức Phanxicô vẫn coi sắc chỉ của Đức Bênêđíctô là khôn ngoan, nhưng cảnh cáo rằng người ta không được lợi dụng nó vì các lý do ý thức hệ, nhất là những người đi ngược chiều chỉ biết nghĩ tới mình. Tuy nhiên, thái độ mạnh tay trong vụ này khiến phe bảo thủ ngỡ ngàng.
Vụ thứ hai là việc bãi nhiệm Đức Hồng Y Raymond Burke. Theo Inés San Martin, Đức Hồng Y Burke nổi tiếng là người bênh vực phụng vụ cổ truyền và là người lớn tiếng bênh vực các học lý về luân lý tính dục và trong Thượng Hội Đồng năm ngoái về gia đình, đã thực tế trở thành lãnh tụ của phe bảo thủ.
Và trong những tháng sau đó, dù bác bỏ tước hiệu trên cũng như bác bỏ vai trò chống đối Đức Phanxicô, Đức HY Burke đưa ra nhiều nhận định cho thấy rõ lập trường bảo thủ trước sau như một của ngài. Nói với tờ Vida Nueva của Tây Ban Nha, ngài bảo: “chúng ta có truyền thống bất di bất dịch của Giáo Hội, có các giáo huấn, phụng vụ, luân lý. Sách Giáo Lý có thay đổi đâu”.
Nói với Cổng Thông Tin Công Giáo Aleteia, ngài cho rằng: đi tới những khu ngoại vi không có nghĩa là chạy theo nền văn hóa đương thời, như thể ta không còn tin tưởng gì nữa vào giáo huấn đức tin và vào đời sống Giáo Hội… Theo ngài, phải đi tới các khu ngoại vi bằng “sự toàn vẹn của đức tin Công Giáo”.
Nhưng xét theo nhiều phương diện khác, Đức Phanxicô tỏ ra là một người bảo thủ, thí dụ các quan điểm của ngài về phá thai, về tận thế và ma quỉ, về điều ngài gọi là ý thức hệ thực dân tại các nước đang mở mang…
Theo John Allen Jr., không gì cho thấy rõ khuynh hướng bảo thủ của Đức Phanxicô cho bằng ba biến cố đầu năm 2015.
Trước nhất là vụ tạp chí Charlie Hebdo. Ngài nói rằng vụ tấn công của khủng bố Hồi Giáo vào tạp chí này không thể nào biện minh được, nhưng ta không nên xúc phạm tới xác tín tôn giáo của người ta. Nhiều người giải thích nhận định của ngài như một bác bỏ đối với chủ trương thế tục coi tự do báo chí như một sự thiện tuyệt đối, cho phép người ta quyền muốn nói gì thì nói kể cả những điều xúc phạm hơn hết đối với tôn giáo và coi việc này như một thứ nhân đức nào đó.
Thứ hai là lời tố cáo thực dân hóa bằng ý thức hệ (ideological colonization): Trong cuộc tông du Phi Luật Tân, Đức Phanxicô kịch liệt đả kích các cố gắng nhằm tái định nghĩa hôn nhân và hai lần kết án “việc thực dân hóa bằng ý thức hệ” các nước nghèo, tức việc các chính phủ cũng như các tổ chức phi chính phủ của Tây Phương cố gắng buộc các nước phát triển phải chấp nhận một thứ đạo đức học lỏng lẻo hơn về tính dục nếu muốn được viện trợ.
Biến cố thứ ba là về kế hoạch hóa gia đình một cách tự nhiên. Ngài hết lòng bênh vực kiểu kế hoạch gia đình này nhằm quyết định khoảng cách các lần sinh nở căn cứ vào chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên của người phụ nữ. Phương pháp này vốn được các nhà tranh đấu phò sự sống hăng say nhất ủng hộ, nhưng phe cấp tiến tỏ ý ngờ vực sự hữu hiệu của nó.
Diều hâu hay bồ câu
Trước nhất, dư luận báo chí vẫn cho Đức Phanxicô thuộc phe bồ câu trong chính sách ngoại giao của Tòa Thánh. Hai biến cố gần đây cho thấy rõ điều đó. Biến cố thứ nhất là thái độ của ngài đối với tình hình chính trị tại Ukraine. Tại Vatican ngày 4 tháng Hai vừa qua, ngài gọi bạo lực đang diễn ra tại phía đông nước này là cuộc huynh đệ tương tàn khiến nhiều người Ukraine, kể cả các tín hữu Công Giáo, cảm thấy không hài lòng, vì đối với đa số những người này, cảnh bạo lực ấy do Nga tạo ra.
Đức TGM Sviatoslav Shevchuk, đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine, nghi lễ Hy Lạp, ngày 19 tháng Hai vừa qua, tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma, nói với báo chí rằng chỉ có chữ “chiến tranh” mới diễn tả đúng tình huống tại Ukraine hiện nay. Và theo ngài, chiến tranh đây không hề là một cuộc nội chiến mà là một “cuộc gây hấn của một nước ngoại bang chống lại nhân dân Ukraine và quốc gia Ukraine”.
Ngài cho hay: các giám mục Ukraine, nhân chuyến viếng thăm mộ hai thánh Phêrô và Phaolô (ad Limina), đã trình bày rõ quan điểm trên với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nhờ thế, ngày hôm sau, 20 tháng Hai, khi tiếp kiến các giám mục Ukraine, Đức Giáo Hoàng cho hay: ngài hoàn toàn ủng hộ các vị giám mục Ukraine: “Giáo Hội đứng về phía anh em, cả tại các diễn đàn quốc tế, để bảo đảm các quyền lợi, các ưu tư và các giá trị phúc âm chính đáng”.
Và tuy không nhắc tới nhận định “huynh đệ tương tàn” của mấy ngày trước, nhưng, trong bài nói chuyện dài 1,300 chữ, ngài vẫn tránh không nhắc gì tới “các lực lượng bên ngoài” hay “cuộc gây hấn của ngoại bang”, những kiểu nói luôn có trên miệng đa số người Ukraine ngày nay.
Một điều nữa cho thấy khuynh hướng chủ hòa của Đức Phanxicô khi nhắc đến thực tế mục vụ tại Crimea: Tòa Thánh đang nghiên cứu việc chuyển giao trách nhiệm tài phán tại vùng vừa tuyên bố tự trị thuộc Nga này cho một giáo phận Công Giáo Nga, như thế, mặc nhiên thừa nhận quyền sở hữu lãnh thổ Crimea của Nga.
Biến cố thứ hai là Trung Quốc. Cuối tháng Mười Hai, trong một cuộc phỏng vấn của tờ Revista San Francisco, quốc vụ khánh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, tuyên bố rằng một thoả thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và Trung Quốc đã gần tới: “đúng, triển vọng khá hứa hẹn. Hai bên đều muốn có thương lượng”.
Nhận định trên bị Đức HY Joseph Zen Ze Kiun của Hồng Kông coi là “nói nhảm”, không thể nào tin được. Vì “có thấy dấu hiệu nào khiến người ta hy vọng rằng người Cộng Sản Trung Quốc chịu thay đổi chính sách hạn chế tôn giáo của họ đâu”.
Đức HY Zen nêu trường hợp hai vị giám mục Cosma Shi Enxiang của Yixian và Su Zhimin của Baoding làm điển hình của chính sách ngoan cố phản Công Giáo của nhà cầm quyền Trung Quốc: các ngài bị bắt và hiện không biết sống chết ra sao. Vậy mà “đại diện Tòa Thánh lại có thể ngồi xuống nói chuyện với Đảng Cộng Sản mà không cảm thấy phiền hà gì”.
Tóm lại với phe diều hâu, Đức Phanxicô và các nhà ngoại giao hàng đầu của ngài không hẳn là đồng minh.
Tuy thế, mới đây, cũng quốc vụ khanh Tòa Thánh, Đức HY Parolin, lại tuyên bố một điều chỉ có phe diều hâu mới “hiểu”: ngài kêu gọi sự can thiệp của quốc tế vào Libya để ngăn chặn một liên minh có thể có giữa chính phủ Duy Hồi Giáo của nước ấy với ISIS.
Vì vụ chặt đầu 21 Kitô Hữu Coptic ở Libya, điều mà ngài gọi là “kinh hoàng”, Đức HY Parolin nhấn mạnh phải “nhanh chóng đáp ứng” vì “tình huống hết sức trầm trọng”. Dĩ nhiên phải đáp ứng phù hợp với luật pháp quốc tế và dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.
Căn cứ vào lập trường cố hữu chống mọi việc sử dụng vũ lực tại Trung Đông xưa nay của Tòa Thánh, việc cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô lẫn đức HY Parolin cùng ủng hộ chiến dịch quốc tế nhằm ngăn chặn ISIS là một điều không bồ câu chút nào.
Thành thử các nhãn hiệu cấp tiến hay bảo thủ, diều hâu hay bồ câu không thể áp dụng vào Đức Phanxicô nói riêng và vào Tòa Thánh nói chung. Do định nghĩa, Giáo Hội vốn có tính Công Giáo, “hằng có ở khắp thế này”. Người Công Giáo Nga hay người Công Giáo Ukraine, người Công Giáo Trung Quốc hay người Công Giáo Hồng Kông, người Công Giáo cử hành “thánh lễ La Tinh” hay người Công Giáo cử hành “thánh lễ tiếng nước mình”, người Công Giáo ngoan đạo trung thành với luật Chúa và người Công Giáo lầm lỗi không trung thành với luật Chúa, tất cả đều là người Công Giáo và là chi thể của Giáo Hội, đối tượng chăm sóc mục vụ của Đức Phanxicô. Ngài không thể bỏ ai, ngài không thể chọn người này mà bỏ người kia. Thực tế đa dạng, thái độ không thề độc dạng, nhất nguyên, hoặc cái này hoặc cái nọ được. Các tuyên bố và hành động của ngài, do đó, là nhất quán, không mâu thuẫn, rất chân thực.