HÀ NỘI - ĐHY Fernando Filoni, Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, tuần này đang có chuyến thăm mục vụ tại Việt Nam. Hôm thứ ba (20/01/2015), Ngài đã có cuộc họp tại Hà Nội với các thành viên của Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong bài diễn văn, Ngài đã nói về các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, đặc biệt là trong mối quan hệ với Tông Huấn Niềm vui Tin Mừng - Evangelii Gaudium – của Đức Thánh Cha Phanxicô. Dưới đây là bản tiếng Việt do LM Gioan Trần Công Nghị chuyển ngữ:
Huấn từ ĐHY Tổng Trưởng của Thánh Bộ Truyền giáo với các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Kính thưa Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn,
Thưa Đức TGM Đại diện của Đức Giáo Hoàng,
Thưa Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Thưa Anh Em trong hàng Giám mục:
Cho phép tôi chào đón với những lời chúc nồng nhiệt với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, mà mới vài hôm trước đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt làm Hồng Y, và người sẽ gia nhập vào Hồng Y Đoàn sắp tới vào ngày 14 tháng 2.
Đây là một cử chỉ đẹp nhất đối với Hiền Huynh nhiệt tâm này, và là một vinh dự lớn cho Giáo Hội của Hà Nội và cả nước Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc được có mặt ở đây với Hiền Huynh và xin chân thành cảm ơn Hội Đồng Giám Mục mời tôi đến thăm quốc gia của anh em. Tôi sẽ có cả một tuần lễ để gặp gỡ, từ Bắc đến Nam, nhiều thành phần Dân Chúa tại Việt Nam - Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, và giáo dân - và cùng nhau cầu nguyện trong các cử hành phụng vụ khác nhau. Hai Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe và Đức Hồng Y Ivan Dias, cả hai đã đến thăm Việt Nam, các Ngài trở về với một ấn tượng tuyệt vời về một Giáo Hội sống động. Tôi cũng vậy, trong chính dịp này, có thể thấy tận mắt riêng tôi sức sống sinh động của Cộng đồng của Anh Em, Đức tin kiên định của các tín hữu Việt Nam, mà chính Anh Em đã nói cho tôi biết trong các cuộc họp, và từ các báo cáo của Vị đại diện của Đức Giáo Hoàng. Tôi biết rằng việc thực hành giữ đạo là rất cao (80-93%) và sốt sắng - không chỉ cho Thánh Lễ Chúa Nhật, mà còn trong các thánh lễ suốt cả tuần. Tôi cũng biết được là trong tất cả các giáo phận và các giáo xứ thì giáo dân thích tụ hợp lại với nhau tham gia vào các đoàn thể Công Giáo Tiến hành cho các công tác tông đồ giáo dân, và điều này là rất thú vị. Ở khắp mọi nơi giáo dân tỏ ra sự quan tâm đặc biệt với Lời Chúa và học hỏi Giáo lý. Hơn nữa, họ mong muốn đóng góp, sử dụng lao động và tài năng của mình, vào việc xây dựng và phát triển của Giáo Hội, cũng như đất nước.
Anh Em Giám mục thân mến, Tông Huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium [EG] là một tài liệu vô giá, bởi vì nó là văn bản chương trình của Giáo Hội ngày nay và đại diện cho tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho những năm tới. Ngài nói rằng niềm vui của Tin Mừng là cơ sở cho việc loan báo Tin Mừng. Nó được sinh ra và tái sinh trong các cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, từ đó phát sinh nguồn gốc sự thay đổi trong cuộc sống và tinh thần truyền giáo. Trong thực tế, niềm vui, bởi bản chất của nó, luôn luôn tìm cách truyền thông chính mình: "Vì nếu chúng ta đã nhận được tình yêu nó làm khôi phục lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, thì làm sao chúng ta lại không chia sẻ tình yêu với những người khác?" (8 n.). Truyền giáo là hậu quả tự nhiên của niềm vui này, bao gồm việc gặp gỡ với Chúa và được đổi mới bởi Người: "Không phải là do công tác cải đạo mà Giáo Hội phát triển, nhưng chính là do sức ‘thu hút'" (n 15.). Tiếp nối sau, người làm việc truyền giáo phải liên tục, canh tân cá nhân hầu trở thành một nhân chứng xác thực cho Tin Mừng. Đời sống đạo đức của tất cả các thành viên của Dân Chúa biểu lộ được vẻ đẹp quý phái và hấp dẫn của Tin Mừng. Đồng thời, nó là một điều kiện tiên quyết cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 Hiến chế Công Đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes- [AG], liên quan đến các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Hiến chế nói rằng hoạt động truyền giáo tuôn tràn trực tiếp tự bản chất của Giáo Hội. Thông qua động lực truyền giáo này, những hạt giống đầu tiên của Đức Tin được mang tới Việt Nam nơi đây, thông qua công việc của các tu sĩ Dòng Tên, các Linh mục của Hội Thừa Sai Paris, các Linh mục Dòng Đaminh, dòng Augustinô, Dòng Phanxicô, và rất nhiều người khác. Các hạt giống nhỏ đã bắt rễ trong văn hóa và phong tục, để đến ngày nay Đức Tin đó đã trở thành một phần của cuộc sống của nhiều Kitô hữu Việt Nam. Năm 2010, Giáo Hội tại Việt Nam tổ chức Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm đầu tiên hai giáo phận Tông Tòa, và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Hôm nay, chúng ta phải nhớ rằng nó đã được 400 năm kể từ công cuộc truyền giáo đầu tiên đã bắt đầu ở nơi đây. Việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam ban đầu đánh dấu sự chuyển đổi từ tình trạng "truyền giáo" thành những cấu hình đầu tiên của một Giáo Hội địa phương, với các Giám Mục bắt đầu chịu trách nhiệm trực tiếp. Do đó, mỗi Giám mục phải tiếp tục tự chịu trách nhiệm việc rao giảng Tin Mừng, vì "Lời Truyền của Chúa Kitô là rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật (Mark 16:15) chủ yếu trước tiên và ngay lập tức liên quan đến họ (các giám mục), cùng với thánh Phêrô và và dưới quyền thánh Phêrô" (AG, n. 38).
Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes - vẫn còn hiệu lực đối với chúng ta ngày hôm nay. Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tông huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium, trích dẫn từ Sứ vụ Đấng Cứu Thế - Redemptoris Missio-, tái khẳng định rằng "... Hoạt động truyền giáo ngày nay vẫn còn là "những thách thức lớn nhất cho Giáo Hội "và" nhiệm vụ truyền giáo vẫn phải là trách nhiệm trước hết'" (n. 15) của Đức Giám Mục. Đức Giám Mục, là người đứng đầu và là trung tâm của các hoạt động tông đồ của Giáo phận, phải phát huy, chỉ đạo, phối hợp hoạt động truyền giáo, và hơn nữa, phải khuyến khích tất cả các thành phần Dân Chúa tham gia vào công việc truyền giáo. Các linh mục, tu sĩ nam và các chị em nữ tu, như là các cộng tác viên sát cánh với các Giám mục trong việc truyền giáo, họ được mời gọi để sống ơn gọi riêng của họ và những đặc sủng hầu trở thành "muối đất và ánh sáng thế gian". Trong một Thân Thể của Đức Kitô là Giáo Hội, mỗi người khi được rửa tội đã nhận được từ Thiên Chúa một ơn gọi cá nhân để thành chứng nhân cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh đời sống hằng ngày của chính mình. Ta phải tránh bất kỳ não trạng nào lấy mình làm trung tâm, chỉ muốn duy trì Đức tin cho phần rỗi cá nhân của mình; thay vào đó, người ta phải góp phần vào việc xây dựng và phát triển của cộng đồng, dấn thân làm việc tông đồ. Phải được nhớ rằng "Mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo đến mức độ là họ đã đụng chạm vào tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không còn nói rằng chúng tôi là" đệ tử "và" nhà truyền giáo ", mà đúng hơn phải nói chúng tôi luôn luôn là "môn đệ truyền giáo "(EG, n.120). Người ta không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ truyền giáo này chỉ có thể được thực hiện với sự hợp tác và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.
Điều đáng chú ý là công việc truyền giáo này "là một và giống nhau ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện, mặc dù nó có thể được thực hiện một cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh" (AG, n. 6). Đó có thể nói rằng con đường của Phúc Âm hóa không phải là một điều dễ dàng bước đi, và trong thực tế, "... hoàn cảnh đôi khi như vậy đó, trong thời gian này, không có khả năng giảng giải Tin Mừng trực tiếp và ngay lập tức" (AG, n. 6). Chúng ta chắc chắn không được quên rằng Thánh Phaolô kêu gọi việc công bố Lời Chúa cho dù "thuận tiện và bất tiện" (2 Tim 4: 2), nhưng, "trong trường hợp này", Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” Ad Gentes viết "... các nhà truyền giáo có thể và ít nhất phải làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc bác ái và các công tác của lòng thương xót, với tất cả sự kiên nhẫn, sự thận trọng và sự tự tin cao độ. Do đó, họ sẽ dọn đường cho Chúa và làm cho Người bằng cách nào đó có mặt "(n. 6). Người Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một nhân chứng cho hy vọng và mục tử của lòng thương xót của Thiên Chúa, là một mẫu gương ngoại thường thường trong việc loan báo Tin Mừng trong mọi thời điểm, thuận lợi hay không thuận tiện; chưa hết, Ngài cũng chỉ cho chúng ta cách thế như thế nào để thực thi sự kiên nhẫn và thận trọng, đặc biệt là trong đối thoại. Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta thường khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy đối thoại và văn hóa của cuộc gặp gỡ.
Vai trò của Hội Đồng Giám Mục của Anh Em bao gồm chủ yếu trong việc định hướng và điều phối các công việc loan báo Tin Mừng, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực về nhân sự và các dự án, và cũng cùng cách như vậy ở mọi cấp độ - địa phương, dân sự và xã hội - toàn bộ thực tế có thể được tích hợp, đẫn đến sự hiệp thông các nỗ lực của các cá nhân và nhóm, bởi chính đó làm thành Giáo Hội. Có như vậy, nó thể hiện được sự thống nhất trong đa dạng- rằng có sự hiệp nhất mà không phải là đồng nhất.
Trước khi kết thúc bài phát biểu ngắn của tôi, tôi muốn cung cấp cho tất cả anh em Giám Mục thân yêu, một lời đánh giá cao về việc truyền giáo mà Anh Em đã thực hiện thông qua sự rộng lượng và mục vụ của anh em và qua sự hiệp thông rất đáng khen ngợi của Anh Em đối với Đức Thánh Cha.
Tôi phó thác mỗi người trong các anh em, các giáo phận và công tác mục vụ của anh em cho sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang. Nguyện xin Chúa Thánh Thần, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, đổi mới trong anh em niềm mong muốn phục vụ Nước Chúa với tất cả tâm và sức mạnh của anh em, trong tình liên đới với Đức Thánh Cha và với nhau.
Kính thưa Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn,
Thưa Đức TGM Đại diện của Đức Giáo Hoàng,
Thưa Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam,
Thưa Anh Em trong hàng Giám mục:
Cho phép tôi chào đón với những lời chúc nồng nhiệt với Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Hà Nội, mà mới vài hôm trước đây đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt làm Hồng Y, và người sẽ gia nhập vào Hồng Y Đoàn sắp tới vào ngày 14 tháng 2.
Đây là một cử chỉ đẹp nhất đối với Hiền Huynh nhiệt tâm này, và là một vinh dự lớn cho Giáo Hội của Hà Nội và cả nước Việt Nam. Tôi rất hạnh phúc được có mặt ở đây với Hiền Huynh và xin chân thành cảm ơn Hội Đồng Giám Mục mời tôi đến thăm quốc gia của anh em. Tôi sẽ có cả một tuần lễ để gặp gỡ, từ Bắc đến Nam, nhiều thành phần Dân Chúa tại Việt Nam - Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, và giáo dân - và cùng nhau cầu nguyện trong các cử hành phụng vụ khác nhau. Hai Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe và Đức Hồng Y Ivan Dias, cả hai đã đến thăm Việt Nam, các Ngài trở về với một ấn tượng tuyệt vời về một Giáo Hội sống động. Tôi cũng vậy, trong chính dịp này, có thể thấy tận mắt riêng tôi sức sống sinh động của Cộng đồng của Anh Em, Đức tin kiên định của các tín hữu Việt Nam, mà chính Anh Em đã nói cho tôi biết trong các cuộc họp, và từ các báo cáo của Vị đại diện của Đức Giáo Hoàng. Tôi biết rằng việc thực hành giữ đạo là rất cao (80-93%) và sốt sắng - không chỉ cho Thánh Lễ Chúa Nhật, mà còn trong các thánh lễ suốt cả tuần. Tôi cũng biết được là trong tất cả các giáo phận và các giáo xứ thì giáo dân thích tụ hợp lại với nhau tham gia vào các đoàn thể Công Giáo Tiến hành cho các công tác tông đồ giáo dân, và điều này là rất thú vị. Ở khắp mọi nơi giáo dân tỏ ra sự quan tâm đặc biệt với Lời Chúa và học hỏi Giáo lý. Hơn nữa, họ mong muốn đóng góp, sử dụng lao động và tài năng của mình, vào việc xây dựng và phát triển của Giáo Hội, cũng như đất nước.
Anh Em Giám mục thân mến, Tông Huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium [EG] là một tài liệu vô giá, bởi vì nó là văn bản chương trình của Giáo Hội ngày nay và đại diện cho tầm nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra cho những năm tới. Ngài nói rằng niềm vui của Tin Mừng là cơ sở cho việc loan báo Tin Mừng. Nó được sinh ra và tái sinh trong các cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu, từ đó phát sinh nguồn gốc sự thay đổi trong cuộc sống và tinh thần truyền giáo. Trong thực tế, niềm vui, bởi bản chất của nó, luôn luôn tìm cách truyền thông chính mình: "Vì nếu chúng ta đã nhận được tình yêu nó làm khôi phục lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, thì làm sao chúng ta lại không chia sẻ tình yêu với những người khác?" (8 n.). Truyền giáo là hậu quả tự nhiên của niềm vui này, bao gồm việc gặp gỡ với Chúa và được đổi mới bởi Người: "Không phải là do công tác cải đạo mà Giáo Hội phát triển, nhưng chính là do sức ‘thu hút'" (n 15.). Tiếp nối sau, người làm việc truyền giáo phải liên tục, canh tân cá nhân hầu trở thành một nhân chứng xác thực cho Tin Mừng. Đời sống đạo đức của tất cả các thành viên của Dân Chúa biểu lộ được vẻ đẹp quý phái và hấp dẫn của Tin Mừng. Đồng thời, nó là một điều kiện tiên quyết cho việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 50 Hiến chế Công Đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes- [AG], liên quan đến các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Hiến chế nói rằng hoạt động truyền giáo tuôn tràn trực tiếp tự bản chất của Giáo Hội. Thông qua động lực truyền giáo này, những hạt giống đầu tiên của Đức Tin được mang tới Việt Nam nơi đây, thông qua công việc của các tu sĩ Dòng Tên, các Linh mục của Hội Thừa Sai Paris, các Linh mục Dòng Đaminh, dòng Augustinô, Dòng Phanxicô, và rất nhiều người khác. Các hạt giống nhỏ đã bắt rễ trong văn hóa và phong tục, để đến ngày nay Đức Tin đó đã trở thành một phần của cuộc sống của nhiều Kitô hữu Việt Nam. Năm 2010, Giáo Hội tại Việt Nam tổ chức Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm đầu tiên hai giáo phận Tông Tòa, và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Hôm nay, chúng ta phải nhớ rằng nó đã được 400 năm kể từ công cuộc truyền giáo đầu tiên đã bắt đầu ở nơi đây. Việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam ban đầu đánh dấu sự chuyển đổi từ tình trạng "truyền giáo" thành những cấu hình đầu tiên của một Giáo Hội địa phương, với các Giám Mục bắt đầu chịu trách nhiệm trực tiếp. Do đó, mỗi Giám mục phải tiếp tục tự chịu trách nhiệm việc rao giảng Tin Mừng, vì "Lời Truyền của Chúa Kitô là rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật (Mark 16:15) chủ yếu trước tiên và ngay lập tức liên quan đến họ (các giám mục), cùng với thánh Phêrô và và dưới quyền thánh Phêrô" (AG, n. 38).
Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” - Ad Gentes - vẫn còn hiệu lực đối với chúng ta ngày hôm nay. Đức Thánh Cha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tông huấn Niềm Vui tin Mừng Evangelii Gaudium, trích dẫn từ Sứ vụ Đấng Cứu Thế - Redemptoris Missio-, tái khẳng định rằng "... Hoạt động truyền giáo ngày nay vẫn còn là "những thách thức lớn nhất cho Giáo Hội "và" nhiệm vụ truyền giáo vẫn phải là trách nhiệm trước hết'" (n. 15) của Đức Giám Mục. Đức Giám Mục, là người đứng đầu và là trung tâm của các hoạt động tông đồ của Giáo phận, phải phát huy, chỉ đạo, phối hợp hoạt động truyền giáo, và hơn nữa, phải khuyến khích tất cả các thành phần Dân Chúa tham gia vào công việc truyền giáo. Các linh mục, tu sĩ nam và các chị em nữ tu, như là các cộng tác viên sát cánh với các Giám mục trong việc truyền giáo, họ được mời gọi để sống ơn gọi riêng của họ và những đặc sủng hầu trở thành "muối đất và ánh sáng thế gian". Trong một Thân Thể của Đức Kitô là Giáo Hội, mỗi người khi được rửa tội đã nhận được từ Thiên Chúa một ơn gọi cá nhân để thành chứng nhân cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh đời sống hằng ngày của chính mình. Ta phải tránh bất kỳ não trạng nào lấy mình làm trung tâm, chỉ muốn duy trì Đức tin cho phần rỗi cá nhân của mình; thay vào đó, người ta phải góp phần vào việc xây dựng và phát triển của cộng đồng, dấn thân làm việc tông đồ. Phải được nhớ rằng "Mỗi Kitô hữu là một nhà truyền giáo đến mức độ là họ đã đụng chạm vào tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô: chúng ta không còn nói rằng chúng tôi là" đệ tử "và" nhà truyền giáo ", mà đúng hơn phải nói chúng tôi luôn luôn là "môn đệ truyền giáo "(EG, n.120). Người ta không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ truyền giáo này chỉ có thể được thực hiện với sự hợp tác và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội.
Điều đáng chú ý là công việc truyền giáo này "là một và giống nhau ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện, mặc dù nó có thể được thực hiện một cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh" (AG, n. 6). Đó có thể nói rằng con đường của Phúc Âm hóa không phải là một điều dễ dàng bước đi, và trong thực tế, "... hoàn cảnh đôi khi như vậy đó, trong thời gian này, không có khả năng giảng giải Tin Mừng trực tiếp và ngay lập tức" (AG, n. 6). Chúng ta chắc chắn không được quên rằng Thánh Phaolô kêu gọi việc công bố Lời Chúa cho dù "thuận tiện và bất tiện" (2 Tim 4: 2), nhưng, "trong trường hợp này", Hiến chế Công đồng “Đến Muôn Dân” Ad Gentes viết "... các nhà truyền giáo có thể và ít nhất phải làm chứng cho Chúa Kitô bằng việc bác ái và các công tác của lòng thương xót, với tất cả sự kiên nhẫn, sự thận trọng và sự tự tin cao độ. Do đó, họ sẽ dọn đường cho Chúa và làm cho Người bằng cách nào đó có mặt "(n. 6). Người Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một nhân chứng cho hy vọng và mục tử của lòng thương xót của Thiên Chúa, là một mẫu gương ngoại thường thường trong việc loan báo Tin Mừng trong mọi thời điểm, thuận lợi hay không thuận tiện; chưa hết, Ngài cũng chỉ cho chúng ta cách thế như thế nào để thực thi sự kiên nhẫn và thận trọng, đặc biệt là trong đối thoại. Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta thường khẳng định sự cần thiết phải thúc đẩy đối thoại và văn hóa của cuộc gặp gỡ.
Vai trò của Hội Đồng Giám Mục của Anh Em bao gồm chủ yếu trong việc định hướng và điều phối các công việc loan báo Tin Mừng, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực về nhân sự và các dự án, và cũng cùng cách như vậy ở mọi cấp độ - địa phương, dân sự và xã hội - toàn bộ thực tế có thể được tích hợp, đẫn đến sự hiệp thông các nỗ lực của các cá nhân và nhóm, bởi chính đó làm thành Giáo Hội. Có như vậy, nó thể hiện được sự thống nhất trong đa dạng- rằng có sự hiệp nhất mà không phải là đồng nhất.
Trước khi kết thúc bài phát biểu ngắn của tôi, tôi muốn cung cấp cho tất cả anh em Giám Mục thân yêu, một lời đánh giá cao về việc truyền giáo mà Anh Em đã thực hiện thông qua sự rộng lượng và mục vụ của anh em và qua sự hiệp thông rất đáng khen ngợi của Anh Em đối với Đức Thánh Cha.
Tôi phó thác mỗi người trong các anh em, các giáo phận và công tác mục vụ của anh em cho sự phù trợ của Đức Mẹ La Vang. Nguyện xin Chúa Thánh Thần, qua lời cầu bầu của Mẹ Maria, đổi mới trong anh em niềm mong muốn phục vụ Nước Chúa với tất cả tâm và sức mạnh của anh em, trong tình liên đới với Đức Thánh Cha và với nhau.