Đại Chủng viện Vinh Thanh: Khóa học về kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills)
Sáng ngày 17.1.2015, tại hội trường Đại Chủng viện Vinh Thanh, dưới sự hướng dẫn nhiệt tâm của thầy Giuse Nguyễn Trung Hiếu, nhiều chủ đề khác nhau về kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills) đã được thuyết trình, thảo luận. Với phong cách làm việc uyển chuyển và dí dỏm của người giảng thuyết, các chủng sinh đã có cơ hội được tiếp cận nhiều bài học sống động và hữu ích cho sứ vụ quản trị giáo xứ của các mục tử trong tương lai.
Kỹ năng làm việc nhóm trong cộng đồng xã hội
Với những ưu điểm vượt trội, Teamwork ngày càng trở nên phổ biến và là kỹ năng làm việc không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, là điều kiện để mỗi cá nhân tồn tại trong một tập thể. Quan trọng nhất, Teamwork đem lại hiệu quả công việc cao. Mỗi người có một khả năng, thế mạnh riêng, khi kết hợp lại sẽ bổ sung cho nhau, phát huy được tối đa sự sáng tạo, tiết kiệm thời gian, chi phí, công việc triển khai khách quan, có kế hoạch. Trong những năm gần đây, hình thức làm việc nhóm được chú trọng và trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong các tổ chức cộng đồng cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tính hiệu quả của Teamwork, cần có những kỹ năng và phương pháp dành cho các thành viên với những vai trò khác nhau trong nhóm.
Để gặt hái được những thành công trong làm việc nhóm, theo Thầy Giuse, cần phải có mục đích tiến tới, hành trình rõ ràng, có nhóm hỗ trợ; vun tưới niềm tin cho nhau, hăng hái trong công việc chung, duy dưỡng liên hệ thân thiện, sẵn lòng cho hơn là chỉ biết nhận. Bên cạnh đó, bốn yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công của tập thể: thân thiện (friendly), kiên quyết (firm), nhìn xa trông rộng (foresight) và công bằng (fair). Ngoài ra, cần tránh những yếu tố có thể gây nguy hại cho quá trình làm việc nhóm: thiếu sự tin tưởng nhau, sợ áp lực và căng thẳng, không giao phó và ủy thác, trốn tránh trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công việc.
Vì thế, khi làm việc cùng một nhóm, các thành viên phải học cách nhìn lại bản thân mình nhiều hơn để hòa đồng cùng mọi người. Không nên luôn cố giữ cái “tôi” (No ‘I’ in Team) và bảo vệ chính kiến của bản thân. Do đó, trong hoạt động của một nhóm, mỗi người có quyền nói lên suy nghĩ và ý kiến riêng của cá nhân, nhưng phải có thái độ cởi mở và tư duy tích cực, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và biết điểm dừng đúng lúc. Điều này có nghĩa, trong một tập thể, cá nhân không phải “ta là một, là riêng, là thứ nhất”; ngay cả trong vai trò của người lãnh đạo. Khi làm việc một nhóm mọi người sẽ trên tinh thần cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, cùng nhau chia sẻ ý kiến, cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong công việc kể cả trong đời sống. Dù ít dù nhiều, vấn đề sẽ được gợi mở, được khai thác theo nhiều góc cạnh hơn để có được những ý tưởng hay, những sáng tạo mới, độc đáo - điều mà làm việc một mình không thể có.
Kỹ năng làm việc nhóm trong cộng đoàn Giáo Hội và sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày nay nhiều người thích định nghĩa: “Giáo Hội là một cộng đoàn trong đó mọi người có phần và phải góp phần” để làm nổi bật tính đồng trách nhiệm trong Cộng đoàn Giáo Hội. Mỗi Kitô hữu đều nhận được từ Thiên Chúa những ơn huệ khác nhau (đoàn sủng) để với tư cách là chi thể của nhau, chúng ta phục vụ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và làm cho Thân Thể Đức Kitô nên giàu có (x.1Cr 12, 1Cr 3,5-8). Mầu nhiệm Thiên Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Ba Ngôi) thông hiệp với nhau trọn vẹn và cùng nhau thực hiện mọi công trình (tạo dựng và cứu độ) là nền tảng vững chắc và sâu sắc nhất của cách làm việc chung hay cùng lãnh đạo trong Cộng đoàn Giáo Hội.
Trong sứ vụ loan báo Tin Mừng gắn liền với chiều kích cộng đoàn, cá nhân chủ nghĩa không có chỗ đứng. Bởi lẽ, Chúa Giêsu không sai các môn đệ đi từng người một, lẻ loi đơn độc, Ngài sai họ đi là sai từng hai người một. Cùng với các Tông đồ khác tạo thành nhóm, thành cộng đoàn. Qua đó, các ông được huấn luyện tinh thần làm việc chung, làm việc với người khác. Tinh thần làm việc chung, việc nhóm mới có khả năng tạo nên sức mạnh kỳ diệu. Hơn nữa, trên phương diện chứng tá, thì chứng của hai người trở lên bao giờ cũng có giá trị. Giá trị còn là vì cộng đoàn tính nói lên tinh thần liên đới và hiệp nhất của người Tông đồ. Cộng đoàn tính còn là lời chứng sống động về tình huynh đệ yêu thương mà họ rao giảng. Bởi thế, ta không ngạc nhiên khi thấy các vị thừa sai thường được phái đi từ 2 hoặc 3 người đến một giáo điểm hay một vùng miền nào đó để làm việc Tông đồ truyền giáo. Chính Chúa Giêsu khi được Chúa Cha sai đến trần gian, Ngài không đi một mình, nhưng có Chúa Thánh thần cùng đồng hành và cùng hoạt động với Ngài.
Kỹ năng lãnh đạo của người mục tử theo lòng Chúa mong ước
Trong khóa học này, thầy Giuse cũng nhấn mạnh về những kỹ năng quản trị giáo xứ và nghệ thuật lãnh đạo các hội đoàn. Theo đó, các linh mục tương lai được mời gọi lãnh đạo làm sao để không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích cho Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đến ở giữa mọi người "không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người" (Mt 20,28). Các mục tử cũng được kêu mời thành thật nhìn nhận và khích lệ phẩm giá, vai trò riêng của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội, sẵn lòng lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại như lời dạy của Thánh Phaolô: “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8).
Với những bài học về kỹ năng làm việc nhóm và nghệ thuật lãnh đạo, các chủng sinh đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quí báu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng, nhất là trong vai trò của người mục tử để gặt hái được nhiều hoa trái ngọt lành trong việc quản trị giáo xứ và cộng đoàn tín hữu.
Minh Quân
Kỹ năng làm việc nhóm trong cộng đồng xã hội
Với những ưu điểm vượt trội, Teamwork ngày càng trở nên phổ biến và là kỹ năng làm việc không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, là điều kiện để mỗi cá nhân tồn tại trong một tập thể. Quan trọng nhất, Teamwork đem lại hiệu quả công việc cao. Mỗi người có một khả năng, thế mạnh riêng, khi kết hợp lại sẽ bổ sung cho nhau, phát huy được tối đa sự sáng tạo, tiết kiệm thời gian, chi phí, công việc triển khai khách quan, có kế hoạch. Trong những năm gần đây, hình thức làm việc nhóm được chú trọng và trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong các tổ chức cộng đồng cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tính hiệu quả của Teamwork, cần có những kỹ năng và phương pháp dành cho các thành viên với những vai trò khác nhau trong nhóm.
Để gặt hái được những thành công trong làm việc nhóm, theo Thầy Giuse, cần phải có mục đích tiến tới, hành trình rõ ràng, có nhóm hỗ trợ; vun tưới niềm tin cho nhau, hăng hái trong công việc chung, duy dưỡng liên hệ thân thiện, sẵn lòng cho hơn là chỉ biết nhận. Bên cạnh đó, bốn yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công của tập thể: thân thiện (friendly), kiên quyết (firm), nhìn xa trông rộng (foresight) và công bằng (fair). Ngoài ra, cần tránh những yếu tố có thể gây nguy hại cho quá trình làm việc nhóm: thiếu sự tin tưởng nhau, sợ áp lực và căng thẳng, không giao phó và ủy thác, trốn tránh trách nhiệm, không quan tâm đến kết quả công việc.
Vì thế, khi làm việc cùng một nhóm, các thành viên phải học cách nhìn lại bản thân mình nhiều hơn để hòa đồng cùng mọi người. Không nên luôn cố giữ cái “tôi” (No ‘I’ in Team) và bảo vệ chính kiến của bản thân. Do đó, trong hoạt động của một nhóm, mỗi người có quyền nói lên suy nghĩ và ý kiến riêng của cá nhân, nhưng phải có thái độ cởi mở và tư duy tích cực, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và biết điểm dừng đúng lúc. Điều này có nghĩa, trong một tập thể, cá nhân không phải “ta là một, là riêng, là thứ nhất”; ngay cả trong vai trò của người lãnh đạo. Khi làm việc một nhóm mọi người sẽ trên tinh thần cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, cùng nhau chia sẻ ý kiến, cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong công việc kể cả trong đời sống. Dù ít dù nhiều, vấn đề sẽ được gợi mở, được khai thác theo nhiều góc cạnh hơn để có được những ý tưởng hay, những sáng tạo mới, độc đáo - điều mà làm việc một mình không thể có.
Kỹ năng làm việc nhóm trong cộng đoàn Giáo Hội và sứ vụ loan báo Tin Mừng
Ngày nay nhiều người thích định nghĩa: “Giáo Hội là một cộng đoàn trong đó mọi người có phần và phải góp phần” để làm nổi bật tính đồng trách nhiệm trong Cộng đoàn Giáo Hội. Mỗi Kitô hữu đều nhận được từ Thiên Chúa những ơn huệ khác nhau (đoàn sủng) để với tư cách là chi thể của nhau, chúng ta phục vụ lẫn nhau, bổ sung cho nhau và làm cho Thân Thể Đức Kitô nên giàu có (x.1Cr 12, 1Cr 3,5-8). Mầu nhiệm Thiên Chúa là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Ba Ngôi) thông hiệp với nhau trọn vẹn và cùng nhau thực hiện mọi công trình (tạo dựng và cứu độ) là nền tảng vững chắc và sâu sắc nhất của cách làm việc chung hay cùng lãnh đạo trong Cộng đoàn Giáo Hội.
Trong sứ vụ loan báo Tin Mừng gắn liền với chiều kích cộng đoàn, cá nhân chủ nghĩa không có chỗ đứng. Bởi lẽ, Chúa Giêsu không sai các môn đệ đi từng người một, lẻ loi đơn độc, Ngài sai họ đi là sai từng hai người một. Cùng với các Tông đồ khác tạo thành nhóm, thành cộng đoàn. Qua đó, các ông được huấn luyện tinh thần làm việc chung, làm việc với người khác. Tinh thần làm việc chung, việc nhóm mới có khả năng tạo nên sức mạnh kỳ diệu. Hơn nữa, trên phương diện chứng tá, thì chứng của hai người trở lên bao giờ cũng có giá trị. Giá trị còn là vì cộng đoàn tính nói lên tinh thần liên đới và hiệp nhất của người Tông đồ. Cộng đoàn tính còn là lời chứng sống động về tình huynh đệ yêu thương mà họ rao giảng. Bởi thế, ta không ngạc nhiên khi thấy các vị thừa sai thường được phái đi từ 2 hoặc 3 người đến một giáo điểm hay một vùng miền nào đó để làm việc Tông đồ truyền giáo. Chính Chúa Giêsu khi được Chúa Cha sai đến trần gian, Ngài không đi một mình, nhưng có Chúa Thánh thần cùng đồng hành và cùng hoạt động với Ngài.
Kỹ năng lãnh đạo của người mục tử theo lòng Chúa mong ước
Trong khóa học này, thầy Giuse cũng nhấn mạnh về những kỹ năng quản trị giáo xứ và nghệ thuật lãnh đạo các hội đoàn. Theo đó, các linh mục tương lai được mời gọi lãnh đạo làm sao để không tìm tư lợi, nhưng tìm lợi ích cho Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đến ở giữa mọi người "không để được phục vụ, nhưng để phục vụ và hiến mạng sống mình thay cho nhiều người" (Mt 20,28). Các mục tử cũng được kêu mời thành thật nhìn nhận và khích lệ phẩm giá, vai trò riêng của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội, sẵn lòng lắng nghe giáo dân, cứu xét các nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại như lời dạy của Thánh Phaolô: “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Pl 4,8).
Với những bài học về kỹ năng làm việc nhóm và nghệ thuật lãnh đạo, các chủng sinh đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quí báu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng, nhất là trong vai trò của người mục tử để gặt hái được nhiều hoa trái ngọt lành trong việc quản trị giáo xứ và cộng đoàn tín hữu.
Minh Quân