Mùa Giáng Sinh là mùa của hân hoan. Giáo Hội dùng Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng hôm qua để nhắc ta đừng quên điều ấy. Nhưng khi cử hành việc Chúa sinh ra, Giáo Hội lại thường chỉ nhắc tới những khía canh hết sức nghiêm chỉnh như ý nghĩa của nhập thể, gương khó nghèo và hạ mình của Ngôi Lời Thiên Chúa…
Liên hệ giữa Đức Mẹ và Chúa Giêsu Hài Đồng cũng thế: thường được mô tả đủ để nói lên tình mẫu tử nhưng vẫn nặng về phân cách hóa công tạo vật, và do đó, thường mang tính nghiêm chỉnh. Cuộc triển lãm tựa là “Vẽ Tranh Đức Maria: Người Đàn Bà, Người Mẹ, Ý Niệm” tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong khoảng thời gian từ 5 tháng 12 năm 2014 tới 12 tháng 4 năm 2015 đã đảo ngược lối nhìn này.
Theo Catholic News Services, cuộc triển lãm này trưng bày hơn 60 bức danh họa về Đức Maria của các thiên tài thế kỷ 14 tới thế kỷ 17, tức Thời Phục Hưng và Thời Barốc, như Botticelli, Michelangelo, Durer, Titian, Rembrandt và Caravaggio, và của các nữ danh họa như Sofonisba Anguissola, Artemisia Gentileschi, Orsola Maddalena Caccia và Elisabetta Sirani.
Đức Ông Timothy Verdon, một sử gia về nghệ thuật, sinh tại New Jersey, Mỹ, nhưng hiện đang làm việc tại Florence, Ý, nơi ngài làm giám đốc Văn Phòng Nghệ Thuật Thánh và Di Sản Văn Hóa của Giáo Hội, và là người trông coi cuộc triển lãm này cho hay “các khách viếng thăm có tôn giáo chắc chắn sẽ xúc động sâu sắc” vì cuộc triển lãm này. Nhưng nó cũng nhằm “nói với người không tin”.
Thực vậy, cuộc triển lãm này nhằm thăm dò ý niệm làm đàn bà nơi Đức Maria cũng như các chức năng xã hội và thánh thiêng mà hình ảnh của ngài đã tạo ra trong lịch sử. Các bức họa vì thế được trưng bày dưới các chủ đề chính sau đây: Đức Maria như con gái trong nhà, như người chị em họ và như một người vợ; như một người mẹ của hài nhi; như người mẹ tang chế; như người chủ đạo trong câu truyện sống phong phú triển khai suốt trong các thế kỷ qua; như dây nối kết giữa trời và đất; và như người tích cực tham dự vào cuộc sống của những người tôn kính ngài.
Khi hướng dẫn phái đoàn báo chí tới thăm cuộc triển lãm, Đức Ông Verdon không ngần ngại nhấn mạnh tới các họa phẩm làm nổi bật nhân tính của Đức Maria trong những nét hết sức bình dị và tự nhiên, tầm thường. Trong đó, Chúa Giêsu nghịch ngợm với bàn tay của Đức Mẹ hay khăn choàng của ngài. Còn Đức Mẹ thì được vẽ chân trần, đang nằm ngủ hay đang cho con bú.
Cuộc triển lãm này được chuẩn bị trong bốn năm qua và là một hợp tác giữa Tòa Đại Sứ Ý và Đại Học Công Giáo America. Nora Heimann, đứng đầu khoa nghệ thuật của ĐH này và là giáo sư về lịch sử nghệ thuật, cho rằng việc hợp tác này hết sức độc đáo. Bà rất thích bức khắc của Rembrandt tựa là “Đức Trinh Nữ Qua Đời” vẽ Đức Maria trọng tuổi đang nằm trên giường với rất nhiều người bao quanh; có người cầu nguyện, có người bắt mạch ngài; trẻ em thì chơi dỡn ngay cạnh giường, các thiên thần bay lượn bên trên. Bà thích tranh của nhà danh họa này vì chúng toát ra cả một phong thái khiêm nhường và nhậy cảm.
Thầy Gabriel Torretta, tu dòng Đa Minh từ năm 2008, học môn Văn Chương Nhật Bản trước thời cận đại tại ĐH Columbia, thì rất thích các bức tranh vẽ Đức Mẹ cù lét Chúa Hài Đồng. Thầy hỏi: “Khi hình dung cảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng, bạn thường tưởng tượng ngài hay làm gì? Nhìn vào mắt Con? Nựng Con? Ôm chặt lấy Con? Nhờ cuộc triển lãm mới về Vẽ Tranh Đức Mẹ tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia của Phụ Nữ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, bạn có thể thêm một hoạt cảnh đáng yêu khác giữa mẹ và con trai: cù lét!
Thực thế, giữa tất cả những bức tranh vĩ đại, các nhà trông coi khu triển lãm đã trưng bày ẩn khuất hai tuyệt phẩm nho nhỏ: bức phù điêu Đức Bà Và Chúa Hài Nhi năm 1340 của Andrea Pisano và bức sơn keo (tempera) năm 1450, cùng chủ đề, của nhà danh họa chỉ được biết dưới danh Bậc Thầy Của Nháy Mắt. Điều làm hai bức tranh này gây chú ý, ngoài những đôi mắt nháy ra, xét theo thế ngồi, cách biểu lộ trên gương mặt, thế đặt tay, còn là việc xem ra Chúa Giêsu đang thua trận trước cuộc tấn công cù lét của Mẹ.
Thầy Torretta hỏi rằng vì được nuôi dưỡng giữa hàng đống núi các hình ảnh trang trọng và trong tư thế cầu nguyện của Đức Maria nhằm trình Chúa Giêsu Hài Đồng cho ta thờ lạy, liệu ta có chấp nhận để các nhà danh họa này tự do mô tả Đức Mẹ và Chúa Giêsu một cách quá phăngtedi như thế chăng? Há Cảnh Sát Chính Thống không nên lôi cổ họ vào nhà tù vì cái táo bạo đến quá trớn dám vẽ Chúa làm người lúc hài nhi cười sặc sụa vì vui thích hay sao? Đúng, ta biết Con Thiên Chúa đã làm người, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, chịu đóng đinh, chịu chết, tất cả những chuyện nhân bản ta gặp trong các Tin Mừng. Thành thử việc các họa sĩ vẽ những chuyện này là điều thích đáng. Nhưng mà bị bắt gặp cười khúc khích thì hơi quá! Điều này xem ra không hợp với phẩm vị Thiên Chúa!
Đáng mừng thay, Pisano và Bậc Thầy (tranh) Nháy Mắt đã khám phá ra và chia sẻ với ta niềm say sưa thần thánh trong nhân tính Chúa Giêsu Kitô, một niềm say sưa hoàn toàn triệt để và hoàn toàn xuề xoà bình dị. Khi Ngôi Lời trở thành xác phàm, Người thực sự trở nên giống ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi;và cả lúc đó nữa, Người đã mang lấy bản tính tội lệ của ta tuy không chịu tính đồi bại luân lý của nó ngõ hầu thanh tẩy nó, chữa lành nó và nâng nó lên cao, để, qua cuộc sống của Người, qua cái chết và sự sống lại của Người, mọi điều nhân bản tốt lành đều trở thành nơi để ta gặp gỡ Người. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu cũng nhân bản như bất cứ con người nào: Người cũng mệt nhoài, cũng chợp mắt (dù không có chỗ gối đầu), cũng tắm rửa, cạo râu, tập đi tập nói, và, giống như bất cứ trẻ thơ nào, cũng dỡn cũng đùa với Mẹ.
Theo Thầy Torretta, hai bức tranh trên giúp người thưởng ngoạn cảm nghiệm được một cách mờ ảo nhưng rất thực vẻ sáng lạn của niềm vui trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, một niềm vui thường lẩn khuất trong các Sách Tin Mừng. Ta có thể cười với Chúa Hài Đồng khúc khích, cười đến lăn lộn vì ta biết rằng thân xác bị cù lét này cũng chính là thân xác sẽ, vì yêu thương ta, mà lên đường chịu đói chịu khát, rong ruổi khắp Israel, giảng dạy Tin Vui, chữa người bệnh người mù, chịu bất công, chị đánh đập, chịu đóng đinh, chịu chết. Cũng một thân xác sẽ bị treo lên Thánh Giá đã được họa lại trong hai bức tranh đáng yêu này. Cũng một nhân tính đã làm cả hai thứ vừa kể trở thành khả hữu. Và khi sống lại, cũng một thân xác này, cũng một nhân tính này, đã trỗi dậy từ cõi chết và trở thành đường cho nhân loại tiến về nước trời.
Liên hệ giữa Đức Mẹ và Chúa Giêsu Hài Đồng cũng thế: thường được mô tả đủ để nói lên tình mẫu tử nhưng vẫn nặng về phân cách hóa công tạo vật, và do đó, thường mang tính nghiêm chỉnh. Cuộc triển lãm tựa là “Vẽ Tranh Đức Maria: Người Đàn Bà, Người Mẹ, Ý Niệm” tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn trong khoảng thời gian từ 5 tháng 12 năm 2014 tới 12 tháng 4 năm 2015 đã đảo ngược lối nhìn này.
Theo Catholic News Services, cuộc triển lãm này trưng bày hơn 60 bức danh họa về Đức Maria của các thiên tài thế kỷ 14 tới thế kỷ 17, tức Thời Phục Hưng và Thời Barốc, như Botticelli, Michelangelo, Durer, Titian, Rembrandt và Caravaggio, và của các nữ danh họa như Sofonisba Anguissola, Artemisia Gentileschi, Orsola Maddalena Caccia và Elisabetta Sirani.
Đức Ông Timothy Verdon, một sử gia về nghệ thuật, sinh tại New Jersey, Mỹ, nhưng hiện đang làm việc tại Florence, Ý, nơi ngài làm giám đốc Văn Phòng Nghệ Thuật Thánh và Di Sản Văn Hóa của Giáo Hội, và là người trông coi cuộc triển lãm này cho hay “các khách viếng thăm có tôn giáo chắc chắn sẽ xúc động sâu sắc” vì cuộc triển lãm này. Nhưng nó cũng nhằm “nói với người không tin”.
Thực vậy, cuộc triển lãm này nhằm thăm dò ý niệm làm đàn bà nơi Đức Maria cũng như các chức năng xã hội và thánh thiêng mà hình ảnh của ngài đã tạo ra trong lịch sử. Các bức họa vì thế được trưng bày dưới các chủ đề chính sau đây: Đức Maria như con gái trong nhà, như người chị em họ và như một người vợ; như một người mẹ của hài nhi; như người mẹ tang chế; như người chủ đạo trong câu truyện sống phong phú triển khai suốt trong các thế kỷ qua; như dây nối kết giữa trời và đất; và như người tích cực tham dự vào cuộc sống của những người tôn kính ngài.
Khi hướng dẫn phái đoàn báo chí tới thăm cuộc triển lãm, Đức Ông Verdon không ngần ngại nhấn mạnh tới các họa phẩm làm nổi bật nhân tính của Đức Maria trong những nét hết sức bình dị và tự nhiên, tầm thường. Trong đó, Chúa Giêsu nghịch ngợm với bàn tay của Đức Mẹ hay khăn choàng của ngài. Còn Đức Mẹ thì được vẽ chân trần, đang nằm ngủ hay đang cho con bú.
Cuộc triển lãm này được chuẩn bị trong bốn năm qua và là một hợp tác giữa Tòa Đại Sứ Ý và Đại Học Công Giáo America. Nora Heimann, đứng đầu khoa nghệ thuật của ĐH này và là giáo sư về lịch sử nghệ thuật, cho rằng việc hợp tác này hết sức độc đáo. Bà rất thích bức khắc của Rembrandt tựa là “Đức Trinh Nữ Qua Đời” vẽ Đức Maria trọng tuổi đang nằm trên giường với rất nhiều người bao quanh; có người cầu nguyện, có người bắt mạch ngài; trẻ em thì chơi dỡn ngay cạnh giường, các thiên thần bay lượn bên trên. Bà thích tranh của nhà danh họa này vì chúng toát ra cả một phong thái khiêm nhường và nhậy cảm.
Thầy Gabriel Torretta, tu dòng Đa Minh từ năm 2008, học môn Văn Chương Nhật Bản trước thời cận đại tại ĐH Columbia, thì rất thích các bức tranh vẽ Đức Mẹ cù lét Chúa Hài Đồng. Thầy hỏi: “Khi hình dung cảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng, bạn thường tưởng tượng ngài hay làm gì? Nhìn vào mắt Con? Nựng Con? Ôm chặt lấy Con? Nhờ cuộc triển lãm mới về Vẽ Tranh Đức Mẹ tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia của Phụ Nữ tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, bạn có thể thêm một hoạt cảnh đáng yêu khác giữa mẹ và con trai: cù lét!
Thực thế, giữa tất cả những bức tranh vĩ đại, các nhà trông coi khu triển lãm đã trưng bày ẩn khuất hai tuyệt phẩm nho nhỏ: bức phù điêu Đức Bà Và Chúa Hài Nhi năm 1340 của Andrea Pisano và bức sơn keo (tempera) năm 1450, cùng chủ đề, của nhà danh họa chỉ được biết dưới danh Bậc Thầy Của Nháy Mắt. Điều làm hai bức tranh này gây chú ý, ngoài những đôi mắt nháy ra, xét theo thế ngồi, cách biểu lộ trên gương mặt, thế đặt tay, còn là việc xem ra Chúa Giêsu đang thua trận trước cuộc tấn công cù lét của Mẹ.
Thầy Torretta hỏi rằng vì được nuôi dưỡng giữa hàng đống núi các hình ảnh trang trọng và trong tư thế cầu nguyện của Đức Maria nhằm trình Chúa Giêsu Hài Đồng cho ta thờ lạy, liệu ta có chấp nhận để các nhà danh họa này tự do mô tả Đức Mẹ và Chúa Giêsu một cách quá phăngtedi như thế chăng? Há Cảnh Sát Chính Thống không nên lôi cổ họ vào nhà tù vì cái táo bạo đến quá trớn dám vẽ Chúa làm người lúc hài nhi cười sặc sụa vì vui thích hay sao? Đúng, ta biết Con Thiên Chúa đã làm người, ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, chịu đóng đinh, chịu chết, tất cả những chuyện nhân bản ta gặp trong các Tin Mừng. Thành thử việc các họa sĩ vẽ những chuyện này là điều thích đáng. Nhưng mà bị bắt gặp cười khúc khích thì hơi quá! Điều này xem ra không hợp với phẩm vị Thiên Chúa!
Đáng mừng thay, Pisano và Bậc Thầy (tranh) Nháy Mắt đã khám phá ra và chia sẻ với ta niềm say sưa thần thánh trong nhân tính Chúa Giêsu Kitô, một niềm say sưa hoàn toàn triệt để và hoàn toàn xuề xoà bình dị. Khi Ngôi Lời trở thành xác phàm, Người thực sự trở nên giống ta mọi sự, ngoại trừ tội lỗi;và cả lúc đó nữa, Người đã mang lấy bản tính tội lệ của ta tuy không chịu tính đồi bại luân lý của nó ngõ hầu thanh tẩy nó, chữa lành nó và nâng nó lên cao, để, qua cuộc sống của Người, qua cái chết và sự sống lại của Người, mọi điều nhân bản tốt lành đều trở thành nơi để ta gặp gỡ Người. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu cũng nhân bản như bất cứ con người nào: Người cũng mệt nhoài, cũng chợp mắt (dù không có chỗ gối đầu), cũng tắm rửa, cạo râu, tập đi tập nói, và, giống như bất cứ trẻ thơ nào, cũng dỡn cũng đùa với Mẹ.
Theo Thầy Torretta, hai bức tranh trên giúp người thưởng ngoạn cảm nghiệm được một cách mờ ảo nhưng rất thực vẻ sáng lạn của niềm vui trọn vẹn nơi Chúa Giêsu, một niềm vui thường lẩn khuất trong các Sách Tin Mừng. Ta có thể cười với Chúa Hài Đồng khúc khích, cười đến lăn lộn vì ta biết rằng thân xác bị cù lét này cũng chính là thân xác sẽ, vì yêu thương ta, mà lên đường chịu đói chịu khát, rong ruổi khắp Israel, giảng dạy Tin Vui, chữa người bệnh người mù, chịu bất công, chị đánh đập, chịu đóng đinh, chịu chết. Cũng một thân xác sẽ bị treo lên Thánh Giá đã được họa lại trong hai bức tranh đáng yêu này. Cũng một nhân tính đã làm cả hai thứ vừa kể trở thành khả hữu. Và khi sống lại, cũng một thân xác này, cũng một nhân tính này, đã trỗi dậy từ cõi chết và trở thành đường cho nhân loại tiến về nước trời.