□ Nguyễn Trung Tây
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Sáng nay làng họp bữa chợ phiên, em hí hửng xách giỏ tới chợ tính kiếm miếng thịt heo về nấu nồi thịt đông. Làng hai tháng một lần mới họp chơ, bởi thế người làng nườm nượp kéo nhau về cửa chợ, rộn ràng như trẩy hội. Đông thì đông, nhưng thật bất ngờ, vừa tới cửa chợ em đã gặp bác. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao cứ vòng vòng đi tới đi lui như gà mắc đẻ, mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống mới bị thiến. Thấy bác như người trúng gió độc, em bỏ ngang miếng thịt lợn xuống hàng thịt. Tới trước mặt bác, em cúi đầu,
— Em chào bác! Gớm, lâu quá làng mới họp bữa chợ phiên. Bác cũng xách giỏ đi chợ…
Nhưng thật quái lạ, mặc cho em cất nhời chào hỏi, bác chẳng nói chi, chân vẫn cứ bước tới, mặt vẫn cứ ngơ ngơ như người cám lợn dở hơi. Em hốt hoảng giơ tay chặn bác lại,
— Ơ bác! Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
Bác dừng lại những bước chân. Nhìn quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như nhà có đại tang,
— Chết rồi ông ơi! Khổ! Mất, mất hết cả rồi...
Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,
— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?
Mặt chảy dài trái bí rợ, bác thều thào như người chết đói,
— Mất trộm ông ạ! Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật...
Em trợn mắt như người bị ma đuổi,
— Chết chửa!
Bác thều thào như người hấp hối sinh thì,
— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa nẻo là phải trông nom cho cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa trước ngõ sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại...
Bác dừng lại, giọng ngần ngại,
— ...Mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ...
Bác nói nho nhỏ vào tai quan em,
— Mà khổ một cái, ông biết rồi đó, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng...
Miệng ngão ra như cá trê mắc cạn, bác chép miệng,
— Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi tất tật. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
Bác lại đi tới đi lui như kiến bò trong bát, em nhắc nhở,
— Bác đã trình với quan chửa?
Bác dừng lại bước chân, cáu gắt mắm tôm,
— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
Em nhìn bác,
— Ơ! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
Bác nói nho nhỏ vào tai em, phân tích tỉ mỉ,
— Biết, khổ lắm! Ông quên rồi à? Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, chép miệng nói, nửa an ủi nửa mắng mấy mắng,
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
Bác buồn bún thiu, tần ngần nhận tội như bị cáo đứng trước mặt quan tòa,
— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.
Em giọng hờn mát, nửa đùa nửa thật,
— Khổ! Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...
Bình thường bị quan em ăn nói mát mẻ, quan bác sẽ không bỏ qua; nhưng lần này, biết tội mình, bác chỉ chép miệng,
— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Ai ngờ, chỉ sểnh ra một phút! Rõ khổ. Giờ bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
Em nhìn bác, suy nghĩ, cuối cùng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,
— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Thôi bác cho phép để em mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Bác nhìn em, nước mắt tự nhiên lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
□ Lời Chúa
"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" (Mark 13:33-37).
□ Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Đau tim! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI! Mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của bốn cây nến đốt lên báo hiệu giờ phút linh thiêng Ngôi Hai Thiên Chúa ghé xuống viếng thăm địa cầu. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
□ Nguyễn Trung Tây
www,nguyentrungtay.webs.com
Chuyện Bác Chuyện Em: Nhà Mất Trộm
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Sáng nay làng họp bữa chợ phiên, em hí hửng xách giỏ tới chợ tính kiếm miếng thịt heo về nấu nồi thịt đông. Làng hai tháng một lần mới họp chơ, bởi thế người làng nườm nượp kéo nhau về cửa chợ, rộn ràng như trẩy hội. Đông thì đông, nhưng thật bất ngờ, vừa tới cửa chợ em đã gặp bác. Bác rõ ràng tay xách giỏ đi chợ, nhưng không hiểu sao cứ vòng vòng đi tới đi lui như gà mắc đẻ, mặt mũi bác ngơ ngơ như gà trống mới bị thiến. Thấy bác như người trúng gió độc, em bỏ ngang miếng thịt lợn xuống hàng thịt. Tới trước mặt bác, em cúi đầu,
— Em chào bác! Gớm, lâu quá làng mới họp bữa chợ phiên. Bác cũng xách giỏ đi chợ…
Nhưng thật quái lạ, mặc cho em cất nhời chào hỏi, bác chẳng nói chi, chân vẫn cứ bước tới, mặt vẫn cứ ngơ ngơ như người cám lợn dở hơi. Em hốt hoảng giơ tay chặn bác lại,
— Ơ bác! Bác sao thế? Mặt sao xanh lét như người mới ốm dậy vậy?
Bác dừng lại những bước chân. Nhìn quan em, bác mở miệng, giọng thiểu não như nhà có đại tang,
— Chết rồi ông ơi! Khổ! Mất, mất hết cả rồi...
Thấy bác hốt hoảng, em cố gắng trấn an,
— Bác bình tĩnh lại. Mất, mà mất cái gì?
Mặt chảy dài trái bí rợ, bác thều thào như người chết đói,
— Mất trộm ông ạ! Tối hôm qua. Có mấy chục bạc dành dụm cho cái đám cưới của cháu Hoa dấu kín trong tủ, khóa tới hai lần cửa hẳn hoi, thế mà nó cũng mò ra, lấy đi tất tật...
Em trợn mắt như người bị ma đuổi,
— Chết chửa!
Bác thều thào như người hấp hối sinh thì,
— Chính miệng mình đã dặn dò vợ con cửa nẻo là phải trông nom cho cẩn thận, nhất là vào dịp cuối năm, trộm nó cứ như rươi. Tối nào tôi cũng phải đi một vòng nom nom cửa trước ngõ sau. Rõ là khổ! Chiều hôm qua bu nó lại dẫn mấy cháu về bên ngoại...
Bác dừng lại, giọng ngần ngại,
— ...Mà nhà Hai Thoan họ lại mời ăn đám giỗ...
Bác nói nho nhỏ vào tai quan em,
— Mà khổ một cái, ông biết rồi đó, rượu nếp than với thịt chó cuốn lá mơ tam thể của cái nhà đó thật là nhất vùng, cho nên về được tới nhà là chui thẳng vào trong buồng...
Miệng ngão ra như cá trê mắc cạn, bác chép miệng,
— Sáng dậy, mở banh mắt ra, nhà trước cửa sau là sạch sành sanh. Trộm nó vét tất tật. Đôi lợn nuôi trong chuồng vỗ béo cho cái đám cưới, nó cũng ôm đi tất tật. Chuồng lợn giờ trống trơn. Chết thiệt.
Bác lại đi tới đi lui như kiến bò trong bát, em nhắc nhở,
— Bác đã trình với quan chửa?
Bác dừng lại bước chân, cáu gắt mắm tôm,
— Trình với chả trình… Chả khéo lại mất thêm một mớ bạc nữa đấy.
Em nhìn bác,
— Ơ! Bác này đến là hay! “Đau ốm mang tới thầy lang. Gặp nhà mất trộm cửa quan thì trình” chứ lị.
Bác nói nho nhỏ vào tai em, phân tích tỉ mỉ,
— Biết, khổ lắm! Ông quên rồi à? Tháng trước nhà chị Thìn cũng mất trộm. Lên trình quan, quan phái thầy lý xuống viết biên bản. Nhưng chả lẽ người ở cửa quan tới nhà mà chỉ có được cốc nước vối với vài hơi thuốc lào. Vậy là mất đứt tám hào cho mâm cơm gà trống thiến luộc với một cút rượu để đãi thầy lý với lính huyện. Thế đã xong đâu, lại còn phải dúi vào tay thầy lý một hào, hào kia là biếu hai ông lính. Nhưng rõ là vãi tội, cả tháng rồi có thấy của nó bò về lại nhà đâu. Của thì mất, vốn liếng trong nhà lại thâm mất đúng ba đồng bạc. Này nhé, tám hào mâm cơm, hai hào dúi tay, hai đồng cho biên bản và con triện son của quan. Cộng lại không phải ba đồng thì là mấy. Một đống của. Cái nhà chị Thìn, rõ là khổ!
Em thôi không nói chi, nhưng nghĩ sao, chép miệng nói, nửa an ủi nửa mắng mấy mắng,
— Nói bác đừng giận. Đã biết là cuối năm, trộm cướp như rươi mà bác còn uống…
Bác buồn bún thiu, tần ngần nhận tội như bị cáo đứng trước mặt quan tòa,
— Thì biết. Sáng dậy tỉnh men rượu là biết có chuyện rồi.
Em giọng hờn mát, nửa đùa nửa thật,
— Khổ! Chỉ vì mấy chén rượu của nhà Hai Thoan...
Bình thường bị quan em ăn nói mát mẻ, quan bác sẽ không bỏ qua; nhưng lần này, biết tội mình, bác chỉ chép miệng,
— Mấy đêm trước, nửa đêm về sáng thấy con Đốm con Vàng sủa vang là đã nghi rồi. Cho nên bận chi thì bận, tối nào cũng đánh một vòng xem xét cửa nẻo trước sau. Ai ngờ, chỉ sểnh ra một phút! Rõ khổ. Giờ bu nó đang ngồi khóc thút thít trong buồng như nhà có tang. Tuần tới nhà trai mang trầu cau sang dạm hỏi rồi, mà bây giờ trong nhà không còn một hào. Tôi là đến chết mất…
Em nhìn bác, suy nghĩ, cuối cùng... cúi xuống, móc móc ruột tượng,
— Thôi, bác cho phép để em nói mấy nhời. Bán anh em xa không bằng láng giếng gần. Đây, bác nể mặt em cầm tạm mấy chục đồng này về mà lo cái đám cưới cho cháu... Cái này cũng là quà cưới em tặng cho cháu. Thôi bác cho phép để em mừng trước vậy. Cũng vẫn là tiền mừng. Bác không cầm là em giận cho mà coi.
Bác nhìn em, nước mắt tự nhiên lưng tròng. Trời tháng Mười Hai giá rét cá chết nổi lình bình ngoài sông Cái mà sao trong hồn ấm áp như đang ngồi trong bếp lửa than hồng.
□ Lời Chúa
"Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến. Cũng như người kia trẩy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. Ðiều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" (Mark 13:33-37).
□ Suy Niệm
Chúa phán, “Vào thời ông Noah thế nào, ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy… Anh em hãy tỉnh thức vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. Anh em hãy biết điều này: Nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã canh thức, không để nó khoét vách nhà mình” (Matt 24:37, 42-43).
Noah đóng tàu báo hiệu lụt đại hồng thủy, nhưng thiên hạ thản nhiên ăn uống đám cưới. Mưa trời đổ xuống, nước lụt dâng lên cuốn trôi tất cả.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Ngực đau nhoi nhói báo hiệu bệnh tim, nhưng trần gian có người vẫn thản nhiên uống rượu, hút thuốc, làm việc quần quật, cày ngày hai jobs. Đau tim! Mổ nối ba bốn động mạch. Sinh mạng bấp bênh như ngọn nến trước cơn bão.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Rượu báo hiệu cửa ngỏ tâm hồn lỏng lẻo khóa. Trộm ghé vào. Mất tất cả. Rượu báo hiệu mất khả năng tự chủ. Lái xe, đụng cột đèn. Bể đầu xe và bể đầu mình. Rượu báo hiệu đèn xe cảnh sát chớp chớp phía sau. Cảnh sát thổi rượu. DUI! Mất bằng lái.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Nhức đầu, cáu gắt, tâm thần bất ổn báo hiệu hồn và xác mệt nhoài bởi đời sống vật chất cuồng quay. Mùa Vọng tới, mùa tham dự tĩnh tâm, mùa nhận lãnh bí tích Hòa Giải.
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
Mùa Vọng của bốn cây nến đốt lên báo hiệu giờ phút linh thiêng Ngôi Hai Thiên Chúa ghé xuống viếng thăm địa cầu. Trần gian ơi, máng cỏ nào đã được đan kết để chào đón giây phút diệu huyền Ngôi Hai nhập thể hóa nên người trần!
Tỉnh thức! Chúa đang tới.
□ Nguyễn Trung Tây
www,nguyentrungtay.webs.com