Các nhà bình luận Công Giáo đang gãi tai trước nhận định của vị Hồng Y từng gây thật nhiều tranh cãi trong dư luận Công Giáo trong khi tự cho mình là tiếng nói của Đức Phanxicô, đó là Đức HY Kasper. Trong cuộc phỏng vấn mới đây của hãng tin Zenit, ngài phát biểu hết sức một chiều, phiến diện về quan điểm của các Giáo Hội Công Giáo Phi Châu, trong khi lại dựa các luận điểm của mình vào những Giáo Hội không phải là Công Giáo để bênh vực chủ trương của mình là cho phép người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ (hình như không cần xưng tội!), theo một mô thức mà ngài gọi là “được khoan dung dù không được chấp nhận”.
Trước nhất xin đọc chính lời của ngài trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit:
Hỏi: Người ta nói rằng hôm thứ Sáu, [Đức GH Phanxicô] thêm 5 tường trình viên đặc biệt để giúp đỡ vị tổng tường trình viên là Đức HY Peter Erdo. Đây có phải vì ngài muốn kết thúc sự việc theo ý muốn của ngài không?
Đức HY Kasper: Tôi không thấy điều đó diễn ra trong đầu Đức GH. Nhưng tôi nghĩ đa số trong năm vị này là những người cơỉ mở muốn đi theo chiều hướng này. Vả lại, vấn đề còn là có những vấn đề khác nhau thuộc các lục địa và các nền văn hóa khác nhau. Phi Châu hoàn toàn khác với Tây Phương. Các nước Á Châu và Hồi Giáo cũng vậy, họ rất khác, nhất là về người đồng tính. Bạn không thể nói về điều này với người Phi Châu và người ở các nước Hồi Giáo. Điều ấy bất khả. Nó là một cấm kỵ. Đối với chúng ta (?), chúng ta bảo không nên kỳ thị, chúng ta không muốn kỳ thị về một vài phương diện nào đó.
Hỏi: Nhưng các tham dự viên Phi Châu có được lắng nghe về phương diện này không?
Đức HY Kasper: Không, đa số [những người duy trì quan điểm này không nói về họ]
Hỏi: Như vậy họ không được lắng nghe?
Đức HY Kasper: Ở Phi Châu dĩ nhiên [quan điểm của họ được lắng nghe], nơi vấn đề này là một cấm kỵ.
Hỏi: Đối với ngài, điều gì đã thay đổi liên quan tới phương pháp học tại THĐ này?
Đức HY Kasper: Tôi nghĩ cuối cùng phải có một đường hướng tổng quát trong Giáo Hội, những tiêu chuẩn tổng quát, nhưng còn các vấn đề của Phi Châu ta không thể giải quyết. Cũng phải có chỗ để các hội đồng giám mục giải quyết các vấn đề của họ nhưng tôi dám nói: với Phi Châu đây là điều bất khả [để ta giải quyết]. Nhưng họ không nên nói quá nhiều đến việc ta phải làm gì.
Như thế, rõ ràng Đức HY Kasper muốn nhắn nhe: đừng có nghe các giám mục Phi Châu, trừ khi bạn là người Phi Châu tại Phi Châu… mà cho dù như thế, thì các ngài cũng không đủ hiểu biết như ta!
Nữ ký giả Elizabeth Scalia, khi tường thuật lại chuyện này, nghĩ rằng Đức HY Kasper đang trở thành nạn nhân của cơn cám dỗ nuông chiều cái tôi dễ dãi: cứ tiếp tục nói vào microphones khi thực ra nên im lặng từ lâu rồi.
Có thể nói tầm nhìn của ngài một chiều và thụt lùi. Ngài thuộc thành viên của Giáo Hội Đức mà ngày càng giảm số giáo dân và đang lâm vào tình trạng khó khăn tài chánh vì giáo dân không còn tích cực đóng góp. Đang khi đó nhìn về Giáo Hội Phi Châu, một Giáo Hội mà nhà thờ và chủng viện đang hân hoan vì rất đầy tràn.
Đức HY Kasper là một người Công Giáo công khai cấp tiến và đôi khi có những ý kiến rất lững lờ, giữa giáo huấn chân chính Công Giáo và một điều gì đó chẳng Công Giáo chút nào. Phần lớn những người ái mộ ngài thuộc cùng phe cấp tiến. Và khi thấy những người cấp tiến bênh vực Đức HY Kasper, người ta không khỏi nhìn ra một nghịch lý: chính những người từng vun sới nơi xã hội cái tín điều cho rằng phê phán bất cứ văn hóa nào cũng là một anathema (vạ tuyệt thông), nhưng khi hơi bị chống đối một chút, đã mau chóng quay đủ 180 độ mà phán rằng cái văn hóa bất đồng kia thiếu sáng suốt, không cần lắng nghe nó hay coi trọng nó.
Scalia cho rằng gạt các Giáo Hội Phi Châu và Á Châu qua một bên là điều đáng xấu hổ, họ đang gặp cơn bách hại chưa từng thấy, ấy thế nhưng họ vẫn lớn mạnh, ngay ở Tây Phương. Các Giáo Hội này đang cung cấp cả một đoàn ngũ truyền giáo mới, họ đang được cần tới để phúc âm hóa chính cái “khu rừng hoang của nền văn hóa Tây Phương hiện đại”, một nền văn hóa đang đẩy Chúa Kitô về phía sau lưng. Các Giáo Hội của họ đang lớn mạnh; các linh mục của họ đang phấn khởi; tại sao tư duy của họ lại không đáng kể?
Chúa Giêsu có bao giờ chịu nghe cái luận điệu cho rằng “không cần lắng nghe họ, ngoại trừ bạn ở Phi Châu”!
Linh mục John Zuhlsdorf thì cho rằng luận điệu của Đức HY Kasper khiến cha nghĩ tới một luận điểm ngược lại. Đó là lúc Thánh Augustinô cố gắng thuyết phục ly phái Đônatô rằng Giáo Hội không phải chỉ có ở Phi Châu. Ly phái này cho rằng họ là Giáo Hội duy nhất và bất cứ ai giao tiếp với các giám mục Công Giáo đều ra ô uế cả.
Cha cho rằng: Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu chắc chắn nhiều tuổi hơn Giáo Hội ở Đức. Ngoài ra, Giáo Hội cũng không chỉ tồn hữu dọc Sông Rhine mà thôi.
Cha cho rằng thái độ của Đức HY Kasper cũng từng được người Anh Giáo áp dụng trước đây tại các thượng hội đồng của họ. Họ cần loại người Phi Châu ra vì những người này không đi theo các ý tưởng mới lạ hợp thời trang của họ. Việc loại bỏ ấy đã khiến Anh Giáo rơi vào tình trạng hỗn loạn như thế nào, ai cũng rõ.
Mâu thuẫn
Tóm lại, nghịch lý của Đức HY Kasper cũng là nghịch lý của ly phái Đônatô ở Bắc Phi thế kỷ thứ 4. Ta hãy nghe thêm cuộc phỏng vấn của Zenit:
Hỏi: Hiện nhiều người lo lắng đối với đề xuất của Đức Hồng Y
Đức HY Kasper: Vâng, vâng, nhiều lắm.
Hỏi: Người ta đang nói rằng đề xuất ấy đang gây ra nhiều lẫn lộn nơi tín hữu và họ đang lo lắng vì nó. Đức HY nói gì về việc này?
Đức HY Kasper: Tôi chỉ có thể nói về nước Đức nơi đại đa số muốn có một cởi mở đối với việc ly dị và tái hôn. Cũng như thế ở Đại Anh, ở khắp nơi (?). Khi tôi nói với người giáo dân, cả người già lấy nhau đã 50, 60 năm nay, họ chưa bao giờ nghĩ tới ly dị nhưng họ thấy có vấn đề với nền văn hóa của họ và do đó, ngày nay, gia đình nào cũng có vấn đề. Đức Giáo Hoàng cũng nói với tôi [các vấn đề này cũng hiện diện] trong gia đình của ngài, và ngài đã nhìn vào giáo dân và thấy đại đa số họ muốn có một cởi mở hợp lý, có trách nhiệm.
Khởi đầu, ngài bảo chỉ nói cho nước Đức, rồi thêm Đại Anh, rồi “khắp nơi”… ngoại trừ Phi Châu, Á Châu và các nước Hồi Giáo! Đúng là thứ luận lý mâu thuẫn.
Trước nhất xin đọc chính lời của ngài trả lời phỏng vấn của hãng tin Zenit:
Hỏi: Người ta nói rằng hôm thứ Sáu, [Đức GH Phanxicô] thêm 5 tường trình viên đặc biệt để giúp đỡ vị tổng tường trình viên là Đức HY Peter Erdo. Đây có phải vì ngài muốn kết thúc sự việc theo ý muốn của ngài không?
Đức HY Kasper: Tôi không thấy điều đó diễn ra trong đầu Đức GH. Nhưng tôi nghĩ đa số trong năm vị này là những người cơỉ mở muốn đi theo chiều hướng này. Vả lại, vấn đề còn là có những vấn đề khác nhau thuộc các lục địa và các nền văn hóa khác nhau. Phi Châu hoàn toàn khác với Tây Phương. Các nước Á Châu và Hồi Giáo cũng vậy, họ rất khác, nhất là về người đồng tính. Bạn không thể nói về điều này với người Phi Châu và người ở các nước Hồi Giáo. Điều ấy bất khả. Nó là một cấm kỵ. Đối với chúng ta (?), chúng ta bảo không nên kỳ thị, chúng ta không muốn kỳ thị về một vài phương diện nào đó.
Hỏi: Nhưng các tham dự viên Phi Châu có được lắng nghe về phương diện này không?
Đức HY Kasper: Không, đa số [những người duy trì quan điểm này không nói về họ]
Hỏi: Như vậy họ không được lắng nghe?
Đức HY Kasper: Ở Phi Châu dĩ nhiên [quan điểm của họ được lắng nghe], nơi vấn đề này là một cấm kỵ.
Hỏi: Đối với ngài, điều gì đã thay đổi liên quan tới phương pháp học tại THĐ này?
Đức HY Kasper: Tôi nghĩ cuối cùng phải có một đường hướng tổng quát trong Giáo Hội, những tiêu chuẩn tổng quát, nhưng còn các vấn đề của Phi Châu ta không thể giải quyết. Cũng phải có chỗ để các hội đồng giám mục giải quyết các vấn đề của họ nhưng tôi dám nói: với Phi Châu đây là điều bất khả [để ta giải quyết]. Nhưng họ không nên nói quá nhiều đến việc ta phải làm gì.
Như thế, rõ ràng Đức HY Kasper muốn nhắn nhe: đừng có nghe các giám mục Phi Châu, trừ khi bạn là người Phi Châu tại Phi Châu… mà cho dù như thế, thì các ngài cũng không đủ hiểu biết như ta!
Nữ ký giả Elizabeth Scalia, khi tường thuật lại chuyện này, nghĩ rằng Đức HY Kasper đang trở thành nạn nhân của cơn cám dỗ nuông chiều cái tôi dễ dãi: cứ tiếp tục nói vào microphones khi thực ra nên im lặng từ lâu rồi.
Có thể nói tầm nhìn của ngài một chiều và thụt lùi. Ngài thuộc thành viên của Giáo Hội Đức mà ngày càng giảm số giáo dân và đang lâm vào tình trạng khó khăn tài chánh vì giáo dân không còn tích cực đóng góp. Đang khi đó nhìn về Giáo Hội Phi Châu, một Giáo Hội mà nhà thờ và chủng viện đang hân hoan vì rất đầy tràn.
Đức HY Kasper là một người Công Giáo công khai cấp tiến và đôi khi có những ý kiến rất lững lờ, giữa giáo huấn chân chính Công Giáo và một điều gì đó chẳng Công Giáo chút nào. Phần lớn những người ái mộ ngài thuộc cùng phe cấp tiến. Và khi thấy những người cấp tiến bênh vực Đức HY Kasper, người ta không khỏi nhìn ra một nghịch lý: chính những người từng vun sới nơi xã hội cái tín điều cho rằng phê phán bất cứ văn hóa nào cũng là một anathema (vạ tuyệt thông), nhưng khi hơi bị chống đối một chút, đã mau chóng quay đủ 180 độ mà phán rằng cái văn hóa bất đồng kia thiếu sáng suốt, không cần lắng nghe nó hay coi trọng nó.
Scalia cho rằng gạt các Giáo Hội Phi Châu và Á Châu qua một bên là điều đáng xấu hổ, họ đang gặp cơn bách hại chưa từng thấy, ấy thế nhưng họ vẫn lớn mạnh, ngay ở Tây Phương. Các Giáo Hội này đang cung cấp cả một đoàn ngũ truyền giáo mới, họ đang được cần tới để phúc âm hóa chính cái “khu rừng hoang của nền văn hóa Tây Phương hiện đại”, một nền văn hóa đang đẩy Chúa Kitô về phía sau lưng. Các Giáo Hội của họ đang lớn mạnh; các linh mục của họ đang phấn khởi; tại sao tư duy của họ lại không đáng kể?
Chúa Giêsu có bao giờ chịu nghe cái luận điệu cho rằng “không cần lắng nghe họ, ngoại trừ bạn ở Phi Châu”!
Linh mục John Zuhlsdorf thì cho rằng luận điệu của Đức HY Kasper khiến cha nghĩ tới một luận điểm ngược lại. Đó là lúc Thánh Augustinô cố gắng thuyết phục ly phái Đônatô rằng Giáo Hội không phải chỉ có ở Phi Châu. Ly phái này cho rằng họ là Giáo Hội duy nhất và bất cứ ai giao tiếp với các giám mục Công Giáo đều ra ô uế cả.
Cha cho rằng: Giáo Hội Công Giáo tại Phi Châu chắc chắn nhiều tuổi hơn Giáo Hội ở Đức. Ngoài ra, Giáo Hội cũng không chỉ tồn hữu dọc Sông Rhine mà thôi.
Cha cho rằng thái độ của Đức HY Kasper cũng từng được người Anh Giáo áp dụng trước đây tại các thượng hội đồng của họ. Họ cần loại người Phi Châu ra vì những người này không đi theo các ý tưởng mới lạ hợp thời trang của họ. Việc loại bỏ ấy đã khiến Anh Giáo rơi vào tình trạng hỗn loạn như thế nào, ai cũng rõ.
Mâu thuẫn
Tóm lại, nghịch lý của Đức HY Kasper cũng là nghịch lý của ly phái Đônatô ở Bắc Phi thế kỷ thứ 4. Ta hãy nghe thêm cuộc phỏng vấn của Zenit:
Hỏi: Hiện nhiều người lo lắng đối với đề xuất của Đức Hồng Y
Đức HY Kasper: Vâng, vâng, nhiều lắm.
Hỏi: Người ta đang nói rằng đề xuất ấy đang gây ra nhiều lẫn lộn nơi tín hữu và họ đang lo lắng vì nó. Đức HY nói gì về việc này?
Đức HY Kasper: Tôi chỉ có thể nói về nước Đức nơi đại đa số muốn có một cởi mở đối với việc ly dị và tái hôn. Cũng như thế ở Đại Anh, ở khắp nơi (?). Khi tôi nói với người giáo dân, cả người già lấy nhau đã 50, 60 năm nay, họ chưa bao giờ nghĩ tới ly dị nhưng họ thấy có vấn đề với nền văn hóa của họ và do đó, ngày nay, gia đình nào cũng có vấn đề. Đức Giáo Hoàng cũng nói với tôi [các vấn đề này cũng hiện diện] trong gia đình của ngài, và ngài đã nhìn vào giáo dân và thấy đại đa số họ muốn có một cởi mở hợp lý, có trách nhiệm.
Khởi đầu, ngài bảo chỉ nói cho nước Đức, rồi thêm Đại Anh, rồi “khắp nơi”… ngoại trừ Phi Châu, Á Châu và các nước Hồi Giáo! Đúng là thứ luận lý mâu thuẫn.