Mười giờ sáng Chúa Nhật thứ 27 Mùa Thường Niên, Đức Phanxicô đã chủ tọa Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô nhân dịp khai mạc Phiên Nhóm Tòan Thể Đặc Biệt Lần Thứ Ba của THĐ Giám Mục thế giới về chủ đề “Các Thách Đố Mục Vụ Đối Với Gia Đình Trong Bối Cảnh Phúc Âm Hóa”.
Sau phần công bố Tin Mừng, Đức Phanxicô đã giảng lễ với trọng điểm “THĐ không nhằm bàn thảo các ý tưởng đẹp đẽ và khôn khéo, hay để xem ai thông minh hơn. Mà là để nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho của Chúa, giúp thực hiện giấc mơ của Người, kế hoạch yêu thương của Người dành cho dân Người”.
Ngài bảo giấc mơ của Chúa chính là dân của Người, dân mà Người vun trồng, nuôi dưỡng bằng một tình yêu đầy kiên nhẫn và trung thành như người nông phu chăm sóc vườn nho của mình, để họ trở thành một dân thánh, một dân đem lại nhiều hoa trái công lý dồi dào.
Ấy thế nhưng, trong Tin Mừng hôm nay, chính các nông dân đã làm hỏng giấc mơ của Thiên Chúa. Các nông dân này chính là các “thượng phẩm và kỳ lão”, những người Thiên Chúa đặc biệt ưu ái ủy nhiệm “giấc mơ” của Người cho họ chăm dưỡng và “bảo vệ khỏi thú ngoài đồng”. Nhưng họ đã bất cần “ông chủ”, chiếm lấy vườn nho và mặc tình muốn sử dụng nó ra sao tùy ý. Và do đó, họ đã ngăn cản Thiên Chúa không thực hiện được giấc mơ dành cho dân Người đã chọn.
Chẳng qua do lòng tham mà ra cả. Ngài bảo vì “lòng tham tiền bạc và quyền lực… các mục tử xấu xa đã đặt những gánh nặng không thể nào chịu đựng được lên vai người khác, những gánh nặng mà chính họ không hề đụng một ngón tay để di chuyển” (xem Mt 23:4).
“Chúng ta, trong THĐ giám mục, cũng thế”. Lời của Đức Phanxicô, tiếp liền sau nhận định trên, cũng đủ làm các nghị phụ hiểu hết ý hướng của ngài muốn gì ở THĐ đặc biệt lần này.
Lời của ngài tiếp nối cùng một mô thức tư duy như đã thấy hôm trước tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đêm canh thức cầu nguyện cho THĐ. Elizabeth Dias, viết cho tờ Time, nhận định rằng: người ta rất dễ có định kiến cho rằng THĐ Đặc Biệt về Gia Đình chỉ là chuyện hoàn toàn có tính chính trị của Giáo Hội Công Giáo. Thế giới thích chú ý tới những tranh luận mới nhất về ly dị và tái hôn, canh cải thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, và vị Hồng Y nào có lập trường nào về các vấn đề đang tranh cãi về hôn nhân. Nhưng thực ra, một điều gì đó âm thầm hơn, sâu sắc hơn, và ít hiển nhiên một cách tức khắc hơn đang diễn ra: một cuộc canh tân thiêng liêng mà Đức GH Phanxicô hy vọng sẽ phát huy được nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân của các ngài.
Cái dòng thiêng liêng chẩy ngầm bên dưới này, dù âm thầm, vẫn hiện diện một cách mạnh mẽ trong các hành động cuối tuần này của Đức Thánh Cha. Tối Thứ Bẩy, trước khi THĐ chính thức khai mạc và khi mặt trời mầu hồng đang dần khuất phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức GH Phanxicô mời gọi giáo dân tụ họp tại công trường cầu nguyện cho các cuộc thảo luận kéo dài 2 tuần lễ của THĐ. Ca đoàn hát một bài thánh ca khi hàng chục ngàn giáo dân lục tục kéo nhau tới, ai cũng im lặng, phần lớn có gia đình đi theo. Khi hoàng hôn rơi xuống và mặt trăng ló dạng, mọi người thắp nến, và hàng ngàn đốm sáng phủ đầy công trường. Vieni Santo Spirito, vieni, Xin Hãy Đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Hãy Đến, giáo dân cùng hợp ca với ca đoàn, họ hát đi hát lại khúc hát này. Đức Phanxicô thì xin Người “thổi trên việc làm của THĐ, thổi trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại. Xin Người cởi bỏ mọi dây trói đang ngăn cản người ta gặp gỡ nhau, xin Người chữa lành các vết thương đang chẩy máu, xin Người làm rực sáng lại niềm hy vọng”.
Buổi cầu nguyện trên là một bằng chứng nữa cho thấy niềm xác tín này: bất cứ thay đổi thực chất nào trong Giáo Hội cũng phải khởi đầu với cầu nguyện và phải nhớ tới chính con người giáo dân. Họ, những con người này, những gia đình này mới chính là lý do khiến Đức Phanxicô triệu tập THĐ đặc biệt này trước nhất. Đây là lần thứ ba một THĐ đặc biệt như thế được một vị giáo hoàng triệu tập kể từ ngày định chế này được thiết lập năm 1965.
Đám đông đông đến độ Đức Phanxicô chắc chắn không thể thấy hết các chi tiết: con nít nghịch ngợm với các cây nến và nhiễu chất sáp thành hình trên mặt công trường, các bà mẹ nựng con đang khóc, cháu trai đang giúp bà ngồi vào ghế, cặp thiếu niên đang tự chụp hình, nhưng đây mới là những người đang trải nghiệm các vấn đề về gia đình và hôn nhân một cách mà các giáo sĩ, những người độc thân, hiếm khi trải nghiệm. Ngài cho họ hay họ là những người hàng đầu hiện diện trong tâm trí ngài khi THĐ khai mạc.
Đức Phanxicô cũng nhắc để các vị giám mục nhớ rằng giáo dân hiện diện trong tâm trí ngài trước nhất. Phần lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội có mặt trong buổi canh thức trên mới tới Rôma sau khi đã chuẩn bị cho THĐ cả một năm nay bằng cách thăm dò cộng đồng của mình về cuộc sống gia đình hiện đại, để đưa ra thảo luận trong hai tuần tới. Giờ đây, Đức Phanxicô đang đứng trước các ngài, và việc đầu tiên ngài làm là hội họp các ngài lại để gặp gỡ giáo dân và các đốm sáng của họ. Chỉ sau khi buổi lễ hoàn tất, ngài mới chào hỏi các vị Hồng Y, từng vị một. Sứ điệp trong buổi phụng vụ về các ưu tiên của ngài và cũng là ưu tiên của các vị, khó có ai không lưu ý.
Nếu buổi cầu nguyện tối Thứ Bẩy của Đức Thánh Cha nhắm vào giáo dân, thì Thánh Lễ Chúa Nhật của ngài nhắm vào các vị giám mục. Bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, đứng dưới tháp vòm Michelangelo và trên mộ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã giảng một bài giảng xoáy vào vai trò các vị giám mục như ta đã thấy.
Ý hướng của ngài hết sức rõ rệt. Cuộc họp lần này không phải là lúc để các vị giám mục tự nổi đình đám mà là lúc tập chú vào giáo dân và những điều giáo dân cần. Đây là lúc, như chính lời ngài nói, là khai triển “các kế hoạch tương hợp với giấc mơ của Thiên Chúa là đào tạo một dân thánh của riêng Người và sản sinh hoa trái cho nước Thiên Chúa”.
Hai tuần lễ tới sẽ cho ta biết nhiều điều. Đức Phanxicô đang điều khiển một triều đình trung cổ cuối cùng của thế giới, một triều đình đôi lúc xem ra như muốn trở về với bi hài kịch trung học và trò chơi quyền lực. Nhưng các thời khắc thiêng liêng lên khuôn cho buổi khai mạc THĐ là một nhắc nhớ cụ thể rằng Đức Phanxicô mục tử là người ra lệnh. Ngài là người xông hương quanh bàn thờ trong buổi lễ đại trào, ngài là người cử hành Thánh Thể, và ngài là người ấn định phải đặt nhấn mạnh tối hậu ở chỗ nào. Ngài là người ngồi trên tòa Phêrô. Các giám mục tới đây theo yêu cầu của ngài. Cung giọng ngài dóng lên mới là điều quan trọng.
Sau phần công bố Tin Mừng, Đức Phanxicô đã giảng lễ với trọng điểm “THĐ không nhằm bàn thảo các ý tưởng đẹp đẽ và khôn khéo, hay để xem ai thông minh hơn. Mà là để nuôi dưỡng và chăm sóc vườn nho của Chúa, giúp thực hiện giấc mơ của Người, kế hoạch yêu thương của Người dành cho dân Người”.
Ngài bảo giấc mơ của Chúa chính là dân của Người, dân mà Người vun trồng, nuôi dưỡng bằng một tình yêu đầy kiên nhẫn và trung thành như người nông phu chăm sóc vườn nho của mình, để họ trở thành một dân thánh, một dân đem lại nhiều hoa trái công lý dồi dào.
Ấy thế nhưng, trong Tin Mừng hôm nay, chính các nông dân đã làm hỏng giấc mơ của Thiên Chúa. Các nông dân này chính là các “thượng phẩm và kỳ lão”, những người Thiên Chúa đặc biệt ưu ái ủy nhiệm “giấc mơ” của Người cho họ chăm dưỡng và “bảo vệ khỏi thú ngoài đồng”. Nhưng họ đã bất cần “ông chủ”, chiếm lấy vườn nho và mặc tình muốn sử dụng nó ra sao tùy ý. Và do đó, họ đã ngăn cản Thiên Chúa không thực hiện được giấc mơ dành cho dân Người đã chọn.
Chẳng qua do lòng tham mà ra cả. Ngài bảo vì “lòng tham tiền bạc và quyền lực… các mục tử xấu xa đã đặt những gánh nặng không thể nào chịu đựng được lên vai người khác, những gánh nặng mà chính họ không hề đụng một ngón tay để di chuyển” (xem Mt 23:4).
“Chúng ta, trong THĐ giám mục, cũng thế”. Lời của Đức Phanxicô, tiếp liền sau nhận định trên, cũng đủ làm các nghị phụ hiểu hết ý hướng của ngài muốn gì ở THĐ đặc biệt lần này.
Lời của ngài tiếp nối cùng một mô thức tư duy như đã thấy hôm trước tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trong đêm canh thức cầu nguyện cho THĐ. Elizabeth Dias, viết cho tờ Time, nhận định rằng: người ta rất dễ có định kiến cho rằng THĐ Đặc Biệt về Gia Đình chỉ là chuyện hoàn toàn có tính chính trị của Giáo Hội Công Giáo. Thế giới thích chú ý tới những tranh luận mới nhất về ly dị và tái hôn, canh cải thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu, và vị Hồng Y nào có lập trường nào về các vấn đề đang tranh cãi về hôn nhân. Nhưng thực ra, một điều gì đó âm thầm hơn, sâu sắc hơn, và ít hiển nhiên một cách tức khắc hơn đang diễn ra: một cuộc canh tân thiêng liêng mà Đức GH Phanxicô hy vọng sẽ phát huy được nơi các nhà lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân của các ngài.
Cái dòng thiêng liêng chẩy ngầm bên dưới này, dù âm thầm, vẫn hiện diện một cách mạnh mẽ trong các hành động cuối tuần này của Đức Thánh Cha. Tối Thứ Bẩy, trước khi THĐ chính thức khai mạc và khi mặt trời mầu hồng đang dần khuất phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Đức GH Phanxicô mời gọi giáo dân tụ họp tại công trường cầu nguyện cho các cuộc thảo luận kéo dài 2 tuần lễ của THĐ. Ca đoàn hát một bài thánh ca khi hàng chục ngàn giáo dân lục tục kéo nhau tới, ai cũng im lặng, phần lớn có gia đình đi theo. Khi hoàng hôn rơi xuống và mặt trăng ló dạng, mọi người thắp nến, và hàng ngàn đốm sáng phủ đầy công trường. Vieni Santo Spirito, vieni, Xin Hãy Đến, Lạy Chúa Thánh Thần, Xin Hãy Đến, giáo dân cùng hợp ca với ca đoàn, họ hát đi hát lại khúc hát này. Đức Phanxicô thì xin Người “thổi trên việc làm của THĐ, thổi trên Giáo Hội và trên toàn thể nhân loại. Xin Người cởi bỏ mọi dây trói đang ngăn cản người ta gặp gỡ nhau, xin Người chữa lành các vết thương đang chẩy máu, xin Người làm rực sáng lại niềm hy vọng”.
Buổi cầu nguyện trên là một bằng chứng nữa cho thấy niềm xác tín này: bất cứ thay đổi thực chất nào trong Giáo Hội cũng phải khởi đầu với cầu nguyện và phải nhớ tới chính con người giáo dân. Họ, những con người này, những gia đình này mới chính là lý do khiến Đức Phanxicô triệu tập THĐ đặc biệt này trước nhất. Đây là lần thứ ba một THĐ đặc biệt như thế được một vị giáo hoàng triệu tập kể từ ngày định chế này được thiết lập năm 1965.
Đám đông đông đến độ Đức Phanxicô chắc chắn không thể thấy hết các chi tiết: con nít nghịch ngợm với các cây nến và nhiễu chất sáp thành hình trên mặt công trường, các bà mẹ nựng con đang khóc, cháu trai đang giúp bà ngồi vào ghế, cặp thiếu niên đang tự chụp hình, nhưng đây mới là những người đang trải nghiệm các vấn đề về gia đình và hôn nhân một cách mà các giáo sĩ, những người độc thân, hiếm khi trải nghiệm. Ngài cho họ hay họ là những người hàng đầu hiện diện trong tâm trí ngài khi THĐ khai mạc.
Đức Phanxicô cũng nhắc để các vị giám mục nhớ rằng giáo dân hiện diện trong tâm trí ngài trước nhất. Phần lớn các nhà lãnh đạo Giáo Hội có mặt trong buổi canh thức trên mới tới Rôma sau khi đã chuẩn bị cho THĐ cả một năm nay bằng cách thăm dò cộng đồng của mình về cuộc sống gia đình hiện đại, để đưa ra thảo luận trong hai tuần tới. Giờ đây, Đức Phanxicô đang đứng trước các ngài, và việc đầu tiên ngài làm là hội họp các ngài lại để gặp gỡ giáo dân và các đốm sáng của họ. Chỉ sau khi buổi lễ hoàn tất, ngài mới chào hỏi các vị Hồng Y, từng vị một. Sứ điệp trong buổi phụng vụ về các ưu tiên của ngài và cũng là ưu tiên của các vị, khó có ai không lưu ý.
Nếu buổi cầu nguyện tối Thứ Bẩy của Đức Thánh Cha nhắm vào giáo dân, thì Thánh Lễ Chúa Nhật của ngài nhắm vào các vị giám mục. Bên trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, đứng dưới tháp vòm Michelangelo và trên mộ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã giảng một bài giảng xoáy vào vai trò các vị giám mục như ta đã thấy.
Ý hướng của ngài hết sức rõ rệt. Cuộc họp lần này không phải là lúc để các vị giám mục tự nổi đình đám mà là lúc tập chú vào giáo dân và những điều giáo dân cần. Đây là lúc, như chính lời ngài nói, là khai triển “các kế hoạch tương hợp với giấc mơ của Thiên Chúa là đào tạo một dân thánh của riêng Người và sản sinh hoa trái cho nước Thiên Chúa”.
Hai tuần lễ tới sẽ cho ta biết nhiều điều. Đức Phanxicô đang điều khiển một triều đình trung cổ cuối cùng của thế giới, một triều đình đôi lúc xem ra như muốn trở về với bi hài kịch trung học và trò chơi quyền lực. Nhưng các thời khắc thiêng liêng lên khuôn cho buổi khai mạc THĐ là một nhắc nhớ cụ thể rằng Đức Phanxicô mục tử là người ra lệnh. Ngài là người xông hương quanh bàn thờ trong buổi lễ đại trào, ngài là người cử hành Thánh Thể, và ngài là người ấn định phải đặt nhấn mạnh tối hậu ở chỗ nào. Ngài là người ngồi trên tòa Phêrô. Các giám mục tới đây theo yêu cầu của ngài. Cung giọng ngài dóng lên mới là điều quan trọng.