VATICAN. Sáng Chúa Nhật 28-9-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ 40 ngàn người cao niên và dâng thánh lễ với hơn 80 ngàn tín hữu sau đó.
Từ 8.30 sáng, đã có khoảng 40 ngàn người cao niên đến từ 20 quốc gia, tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô, để tham dự cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tổ chức với chủ đề ”Phúc lành sống lâu”.
Họ sinh hoạt với những bài đọc Kinh Thánh, trong đó có trình thuật về bà Sarah, người vợ son sẻ của tổ phụ Abraham, chuyện bà Ruth được con dâu Noemi săn sóc và tháp tùng, bà Elisabeth và chồng là Zacharia, rồi chứng từ, suy tư, chuyện kể, xen lẫn những bản nhạc.
Sinh hoạt
Lúc 9 giờ 22 phút, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tiến vào quảng trường. Năm nay đã 87 tuổi và nhận lời mời của ĐTC và tham dự phần gặp gỡ. Đây là lần thứ 3 ngài xuất hiện trước công chúng kể từ khi từ nhiệm. Lần đầu tiên ngày 22-2 năm nay tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi lễ tấn phong các Hồng Y mới. Lần thứ hai ngày 27-4 trong lễ tôn phong hiển thánh cho hai ĐGH Gioan 23 và Gioan Phaolô 2.
Gần 9 giờ rưỡi, ĐTC Phanxicô đến và được một số ông bà nội với các cháu đón tiếp. Ngài ngồi trước bàn thờ cạnh Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.
Trong lời chào mừng, Đức TGM gọi Đức Biển Đức 16 là ”ông nội đầu tiên” trong các ông bà nội ngoại hiện diện tại quảng trường, và nhắc đến tuổi già thường bị sống như một cuộc đắm tàu và mong manh, như một án phạt. Nhưng Đức TGM cũng gợi lại lời bà Anna Magnani hãnh diện vì những vết nhăn trên mặt mà bà đạt được từng nét một”.
Chứng từ đầu tiên được trình bày trước ĐTC và mọi người sau lời chào mừng của Đức TGM Paglia là ông bà Mubarak 74 tuổi và Anneesa Hano, người Irak, thành hôn từ 51 năm nay và có 10 người con, 12 người cháu. Họ đến từ thành phố Qaraqosh, gần Mossul ở miền bắc Irak. Họ đại diện cho rất nhiều gia đình Kitô bị trục xuất và tị nạn trước sự tấn công của lực lượng thánh chiến Nhà Nước Hồi giáo. Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình giải thích rằng: ”Chứng từ của đôi vợ chồng già người Irak này nhắc nhớ cho tất cả mọi người rằng chiến tranh thực là điều điên rồ; chúng tôi hy vọng thế giới học bài học này, như ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở”.
Cùng với những lời kể của Ông bà Mubarak và Anneesa Hano, có một băng Video được Elisa Grevo và Federico Fazzuoli thực hiện, kể lại những địa điểm và các tiếng chuông nhà thờ ở thành Alqosh như từ 2 ngàn năm nay ở vùng bình nguyên Ninive. Tiếng chuông này cùng với chuông của tất cả các nhà thờ Kitô khác tại đây đã im bặt từ ngày 6-8 năm nay sau khi bị dân quân của Nhà Nước Hồi giáo chiếm. Thay thế thánh giá trên tháp chuông thánh đường là lá cờ đen.
Một chứng từ khác là của cha Sebastiano, dòng Capuchino, cha gọi mình là một ông nội tinh thần của những người già, 120 người ở trong trung tâm tiếp đón ”Phanxicô và Clara”, cạnh đó có một hang đá Lộ Đức ở trong vườn. Trong số những người già ở trung tâm có những người bị bệnh suy thoái não bộ.
Huấn từ của Đức Thánh Cha
Sau phần chứng từ, ĐTC Phanxicô đã ngỏ lời với mọi người. Ngài đặc biệt cám ơn sự hiện diện của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 và nhắc lại là ngài rất hài lòng vì sự hiện diện của Người ở Vatican, như một ông nội khôn ngoan. ĐTC cám ơn Ông bà Mubarak từ Qarakos đã đến đây với các con cháu, đại diện cho bao nhiêu tín hữu Kitô tại Irak bị bách hại dữ dội. Ngài nói: ”Bạo hành đối với người già là điều vô nhân đạo, cũng như bạo hành đối với trẻ em. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi anh chị em! Ngài ở với anh chị em! Các anh chị em này chứng tỏ cho chúng ta thấy trong những thử thách khó khăn nhất, những người già có đức tin như những cây tiếp tục mang lại hoa trái. Và điều này cũng giá trị đối với những tình trạng bình thương hơn, nhưng trong đó có thể có những cám dỗ khác, và những hình thức kỳ thị, như chúng ta đã nghe trong một số chứng từ.
ĐTC cũng tái khẳng định tuổi già là một thời kỳ hồng ân, trong đó Chúa lập lại lời kêu gọi hãy bảo tồn và thông truyền đức tin, Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện, và nhất là chuyển cầu cho người khác: Chúa mời gọi chúng ta hãy gần gũi những người đang cần. Những người già, những ông bà nội ngoại có khả năng hiểu những hoàn cảnh khó khăn và lời cầu nguyện của họ thật mạnh mẽ.
ĐTC nhắc đến tình trạng những nước bị bách hại tôn giáo, như ở Albani, chính các ông bà đã giúp rửa tội bí mật cho các cháu, mang lại đức tin cho các cháu. Họ can đảm trong cơn bách hại và đã cứu vãn đức tin tại các nước ấy.
Ngài tái lên án nạn gạt bỏ người già, bỏ rơi họ. Đó là hậu quả của nền văn hóa gạt bỏ gây hại lớn cho thế giới chúng ta. Trẻ em bị gạt bỏ, người trẻ cũng vậy, họ không có công ăn việc làm. Người già cũng bị gạt bỏ viện cớ là để duy trì một hệ thống kinh tế quân bình, nơi trung tâm của nền kinh tế ấy không có con người, nhưng chỉ có tiền bạc. Tất cả chúng ta được mời gọi chống lại thứ văn hóa gạt bỏ, bị nhiễm độc như thế.
Cuộc gặp gỡ kết thúc lúc 10 giờ 20. ĐTC Phanxicô tiến đến chào và cám ơn vị tiền nhiệm của ngài, rồi chào thăm một số nhân vật trước khi chuẩn bị bắt đầu thánh lễ cũng tại quảng trường.
Thánh lễ
Đồng tế với ngài có một số GM và 100 LM cao niên. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên. Quảng trường thánh Phêrô tăng thêm số người tham dự, họ đứng tràn ra tới đường Hòa Giải.
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã diễn giải cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà chị họ Elisabeth và rút ra những bài học cho tương quan giữa các thế hệ già trẻ. Ngài nói:
”Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, ngày hôm nay chúng ta đón nhận như Tin Mừng cuộc gặp gỡ giữa người trẻ và ngườ già: một cuộc gặp gỡ đầy vui mừng, đầy đức tin và hy vọng.
Maria là một người trẻ. Elisabeth là một người già, nhưng nơi bà có biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa và từ 6 tháng nay, cùng với chồng là ông Zacaria, bà đang chờ đợi một người con.
Maria, trong hoàn cảnh ấy, tỏ cho chúng ta sự sống: đi gặp một người họ hàng già, ở với bà, chắc chắn là để giúp đỡ bà, nhưng nhất là cũng để học hỏi nơi bà, là người già, một sự khôn ngoan trong cuộc sống.
Bài đọc thứ I, với những kiểu diễn tả khác nhau, vang vọng giới răn thứ tư: ”Hãy thảo kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu tại đất nước mà Chúa là Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12). Không có tương lai đối với dân tộc nào không có cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ, không có những người con với lòng biết ơn đón nhận chứng nhân của cuộc sống từ tay cha mẹ. Và trong sự biết ơn đối với người đã thông truyền cho bạn sự sống, cũng có lòng biết ơn đối với Chúa Cha ở trên trời.
Đôi khi có những thế hệ người trẻ, vì những lý do phức tạp về lịch sử và văn hóa, sống và cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ tự lập với cha mẹ, hầu như thể ”giải thoát mình” khỏi tàn tích của thế hệ trước đó. Thái độ đó như thể là thời kỳ niên thiếu nổi loạn. Nhưng nếu sau đó không phục hồi cuộc gặp gỡ, nếu không tìm lại một sự quân bình mới mẻ, phong phú giữa các thế hệ, thì hậu quả là một sự nghèo nàn đối với dân tộc và tự do thống trị trong xã hội là một thứ tự do giả tạo, hầu như luôn biến thành một chế độ độc đoán.
Cùng sứ điệp ấy cũng được thánh Phaolô gửi đến Timôthê, và qua thánh nhân, gửi đến cộng đoàn Kitô. Chúa Giêsu không bãi bỏ luật gia đình và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, nhưng đã kiện toàn luật ấy. Chúa đã hình thành một gia đình mới, trong đó liên hệ với Chúa và việc thi hành thánh ý Chúa Cha trổi vượt hơn các mối liên hệ máu mủ. Nhưng tình yêu đối với Chúa Giêsu và Chúa Cha đưa tới mức độ viên mãn tình yêu đối với cha mẹ, anh chị em, đối với các ông bà nội ngoại, đổi mới các quan hệ gia đình nhờ nhựa sống của Tin Mừng và Thánh Linh. Và như thánh Phaolô đã nhắn nhủ Timôthê, là một Chủ Chăn và vì thế cũng là cha của cộng đoàn, hãy có lòng kính trọng đối với những ngườ già và các thân nhân, và Ngài khuyên ông thi hành điều đó với thái độ con thảo: các ông cụ già ”như cha của mình”, ”bà cụ già như mẹ của mình” (Xc 1 Tm 5,1). Thủ lãnh cộng đoàn không được chuẩn chước khỏi thánh ý Chúa, trái lại, tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy thủ lãnh thi hành điều ấy với một tình yêu lớn lao hơn nữa. Như Đức Trinh Nữ Maria, tuy là Mẹ của Đấng Messia, nhưng cảm thấy được tình yêu Chúa thúc đẩy, Đấng đang nhập thể trong lòng Mẹ, và chạy đến bà chị họ già.
Và chúng ta hãy trở lại ”hình ảnh' đầy vui mừng và hy vọng, đầy đức tin và đức ái. Chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Trinh Nữ Maria, ở nhà bà Elisabeth, cũng như bà và Zacaria chồng bà cầu nguyện với những lời của thánh vịnh đáp ca hôm nay: ”Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của con, là niềm tín thác của con ngay từ thời trẻ trung của con.. Xin đừng để con lâm vào tuổi già, đừng bỏ rơi con khi sức lực con tàn tạ.. Khi tuổi già đến và tóc bạc, lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con, cho đến khi con loan báo quyền năng Chúa, những công trình của Chúa cho mọi thế hệ” (Tv 71,5.9.18). Mẹ Maria trẻ trung lắng nghe và cẩn giữ mọi sự trong lòng. Sự khôn ngoan của bà Elisabeth và Zacharia đã làm cho tâm hồn trẻ được phong phú; họ không phải là chuyên gia về việc làm cha làm mẹ, vì đối với họ đó cũng là lần mang thai đầu tiên, nhưng là chuyên gia về đức tin, niềm tin nơi Thiên Chúa, về niềm hy vọng đến từ Chúa: đó là điều mà thế giới đang cần, trong mọi thời đại. Mẹ Maria đã biết lắng nghe các cha mẹ già và đầy kinh ngạc, đã cẩn giữ như kho tằng sự khôn ngoan của họ, và đó là điều quí giá đối với Mẹ, trong hành trình như một phụ nữ, một người vợ, người mẹ.
Như thế, Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường: con đường gặp gỡ giữa những người trẻ và người già. Tương lai của một dân tộc nhất thiết đòi phải có cuộc gặp gỡ ấy: những người trẻ mang lại sức mạnh để dân tiến bước và người già củng cố sức mạnh ấy với ký ức và sự khôn ngoan bình dân.
Trong phần lời nguyện phổ quát bằng các ngôn ngữ Anh, Hoa, Đức, Ba Lan và Pháp, cộng đoàn đã cầu cho Giáo Hội, cho những người bị bách hại vì đức tin, xin Chúa ban cho họ sức mạnh trong con thử thách và bách hại, trong những tủi nhục và ngỡ ngàng; cầu cho những người già cô độc và bệnh tật, xin Chúa an ủi tâm hồn họ trong đau khổ và bỏ rơi, trong thử thách và sầu muộn; cầu cho các ông bà nội ngoại, xin Chúa tháp tùng công việc của họ trong quảng đại và khôn ngoan, trong sự mong manh và âm thầm.
Cuối thánh lễ, như thường lệ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu, các cộng đoàn, cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới sẽ khai diễn Chúa Nhật tới 5-10-2014 về việc mục vụ gia đình. Ngài không quên phó thác biến cố quan trọng này cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Phần rỗi của dân Roma và xin Mẹ phù hộ những người già trên toàn thế giới.
ĐTC cũng trao cho một số người cao niên đại diện cho mọi người khác sách Phúc Âm theo thánh Marco, ấn bản chữ to.
Từ 8.30 sáng, đã có khoảng 40 ngàn người cao niên đến từ 20 quốc gia, tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô, để tham dự cuộc gặp gỡ do Hội đồng Tòa Thánh về gia đình tổ chức với chủ đề ”Phúc lành sống lâu”.
Họ sinh hoạt với những bài đọc Kinh Thánh, trong đó có trình thuật về bà Sarah, người vợ son sẻ của tổ phụ Abraham, chuyện bà Ruth được con dâu Noemi săn sóc và tháp tùng, bà Elisabeth và chồng là Zacharia, rồi chứng từ, suy tư, chuyện kể, xen lẫn những bản nhạc.
Sinh hoạt
Lúc 9 giờ 22 phút, Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 tiến vào quảng trường. Năm nay đã 87 tuổi và nhận lời mời của ĐTC và tham dự phần gặp gỡ. Đây là lần thứ 3 ngài xuất hiện trước công chúng kể từ khi từ nhiệm. Lần đầu tiên ngày 22-2 năm nay tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi lễ tấn phong các Hồng Y mới. Lần thứ hai ngày 27-4 trong lễ tôn phong hiển thánh cho hai ĐGH Gioan 23 và Gioan Phaolô 2.
Gần 9 giờ rưỡi, ĐTC Phanxicô đến và được một số ông bà nội với các cháu đón tiếp. Ngài ngồi trước bàn thờ cạnh Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình.
Trong lời chào mừng, Đức TGM gọi Đức Biển Đức 16 là ”ông nội đầu tiên” trong các ông bà nội ngoại hiện diện tại quảng trường, và nhắc đến tuổi già thường bị sống như một cuộc đắm tàu và mong manh, như một án phạt. Nhưng Đức TGM cũng gợi lại lời bà Anna Magnani hãnh diện vì những vết nhăn trên mặt mà bà đạt được từng nét một”.
Chứng từ đầu tiên được trình bày trước ĐTC và mọi người sau lời chào mừng của Đức TGM Paglia là ông bà Mubarak 74 tuổi và Anneesa Hano, người Irak, thành hôn từ 51 năm nay và có 10 người con, 12 người cháu. Họ đến từ thành phố Qaraqosh, gần Mossul ở miền bắc Irak. Họ đại diện cho rất nhiều gia đình Kitô bị trục xuất và tị nạn trước sự tấn công của lực lượng thánh chiến Nhà Nước Hồi giáo. Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình giải thích rằng: ”Chứng từ của đôi vợ chồng già người Irak này nhắc nhớ cho tất cả mọi người rằng chiến tranh thực là điều điên rồ; chúng tôi hy vọng thế giới học bài học này, như ĐGH Phanxicô đã nhắc nhở”.
Cùng với những lời kể của Ông bà Mubarak và Anneesa Hano, có một băng Video được Elisa Grevo và Federico Fazzuoli thực hiện, kể lại những địa điểm và các tiếng chuông nhà thờ ở thành Alqosh như từ 2 ngàn năm nay ở vùng bình nguyên Ninive. Tiếng chuông này cùng với chuông của tất cả các nhà thờ Kitô khác tại đây đã im bặt từ ngày 6-8 năm nay sau khi bị dân quân của Nhà Nước Hồi giáo chiếm. Thay thế thánh giá trên tháp chuông thánh đường là lá cờ đen.
Một chứng từ khác là của cha Sebastiano, dòng Capuchino, cha gọi mình là một ông nội tinh thần của những người già, 120 người ở trong trung tâm tiếp đón ”Phanxicô và Clara”, cạnh đó có một hang đá Lộ Đức ở trong vườn. Trong số những người già ở trung tâm có những người bị bệnh suy thoái não bộ.
Huấn từ của Đức Thánh Cha
Sau phần chứng từ, ĐTC Phanxicô đã ngỏ lời với mọi người. Ngài đặc biệt cám ơn sự hiện diện của Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 và nhắc lại là ngài rất hài lòng vì sự hiện diện của Người ở Vatican, như một ông nội khôn ngoan. ĐTC cám ơn Ông bà Mubarak từ Qarakos đã đến đây với các con cháu, đại diện cho bao nhiêu tín hữu Kitô tại Irak bị bách hại dữ dội. Ngài nói: ”Bạo hành đối với người già là điều vô nhân đạo, cũng như bạo hành đối với trẻ em. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi anh chị em! Ngài ở với anh chị em! Các anh chị em này chứng tỏ cho chúng ta thấy trong những thử thách khó khăn nhất, những người già có đức tin như những cây tiếp tục mang lại hoa trái. Và điều này cũng giá trị đối với những tình trạng bình thương hơn, nhưng trong đó có thể có những cám dỗ khác, và những hình thức kỳ thị, như chúng ta đã nghe trong một số chứng từ.
ĐTC cũng tái khẳng định tuổi già là một thời kỳ hồng ân, trong đó Chúa lập lại lời kêu gọi hãy bảo tồn và thông truyền đức tin, Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện, và nhất là chuyển cầu cho người khác: Chúa mời gọi chúng ta hãy gần gũi những người đang cần. Những người già, những ông bà nội ngoại có khả năng hiểu những hoàn cảnh khó khăn và lời cầu nguyện của họ thật mạnh mẽ.
ĐTC nhắc đến tình trạng những nước bị bách hại tôn giáo, như ở Albani, chính các ông bà đã giúp rửa tội bí mật cho các cháu, mang lại đức tin cho các cháu. Họ can đảm trong cơn bách hại và đã cứu vãn đức tin tại các nước ấy.
Ngài tái lên án nạn gạt bỏ người già, bỏ rơi họ. Đó là hậu quả của nền văn hóa gạt bỏ gây hại lớn cho thế giới chúng ta. Trẻ em bị gạt bỏ, người trẻ cũng vậy, họ không có công ăn việc làm. Người già cũng bị gạt bỏ viện cớ là để duy trì một hệ thống kinh tế quân bình, nơi trung tâm của nền kinh tế ấy không có con người, nhưng chỉ có tiền bạc. Tất cả chúng ta được mời gọi chống lại thứ văn hóa gạt bỏ, bị nhiễm độc như thế.
Cuộc gặp gỡ kết thúc lúc 10 giờ 20. ĐTC Phanxicô tiến đến chào và cám ơn vị tiền nhiệm của ngài, rồi chào thăm một số nhân vật trước khi chuẩn bị bắt đầu thánh lễ cũng tại quảng trường.
Thánh lễ
Đồng tế với ngài có một số GM và 100 LM cao niên. Phần thánh ca, ngoài ca đoàn Sistina của Tòa Thánh còn có ca đoàn Mẹ Giáo Hội gồm 80 ca viên. Quảng trường thánh Phêrô tăng thêm số người tham dự, họ đứng tràn ra tới đường Hòa Giải.
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC đã diễn giải cuộc gặp gỡ giữa Mẹ Maria và bà chị họ Elisabeth và rút ra những bài học cho tương quan giữa các thế hệ già trẻ. Ngài nói:
”Bài Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe, ngày hôm nay chúng ta đón nhận như Tin Mừng cuộc gặp gỡ giữa người trẻ và ngườ già: một cuộc gặp gỡ đầy vui mừng, đầy đức tin và hy vọng.
Maria là một người trẻ. Elisabeth là một người già, nhưng nơi bà có biểu lộ lòng từ bi của Thiên Chúa và từ 6 tháng nay, cùng với chồng là ông Zacaria, bà đang chờ đợi một người con.
Maria, trong hoàn cảnh ấy, tỏ cho chúng ta sự sống: đi gặp một người họ hàng già, ở với bà, chắc chắn là để giúp đỡ bà, nhưng nhất là cũng để học hỏi nơi bà, là người già, một sự khôn ngoan trong cuộc sống.
Bài đọc thứ I, với những kiểu diễn tả khác nhau, vang vọng giới răn thứ tư: ”Hãy thảo kính cha mẹ, để ngươi được sống lâu tại đất nước mà Chúa là Thiên Chúa ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12). Không có tương lai đối với dân tộc nào không có cuộc gặp gỡ giữa các thế hệ, không có những người con với lòng biết ơn đón nhận chứng nhân của cuộc sống từ tay cha mẹ. Và trong sự biết ơn đối với người đã thông truyền cho bạn sự sống, cũng có lòng biết ơn đối với Chúa Cha ở trên trời.
Đôi khi có những thế hệ người trẻ, vì những lý do phức tạp về lịch sử và văn hóa, sống và cảm thấy một nhu cầu mạnh mẽ tự lập với cha mẹ, hầu như thể ”giải thoát mình” khỏi tàn tích của thế hệ trước đó. Thái độ đó như thể là thời kỳ niên thiếu nổi loạn. Nhưng nếu sau đó không phục hồi cuộc gặp gỡ, nếu không tìm lại một sự quân bình mới mẻ, phong phú giữa các thế hệ, thì hậu quả là một sự nghèo nàn đối với dân tộc và tự do thống trị trong xã hội là một thứ tự do giả tạo, hầu như luôn biến thành một chế độ độc đoán.
Cùng sứ điệp ấy cũng được thánh Phaolô gửi đến Timôthê, và qua thánh nhân, gửi đến cộng đoàn Kitô. Chúa Giêsu không bãi bỏ luật gia đình và sự chuyển tiếp giữa các thế hệ, nhưng đã kiện toàn luật ấy. Chúa đã hình thành một gia đình mới, trong đó liên hệ với Chúa và việc thi hành thánh ý Chúa Cha trổi vượt hơn các mối liên hệ máu mủ. Nhưng tình yêu đối với Chúa Giêsu và Chúa Cha đưa tới mức độ viên mãn tình yêu đối với cha mẹ, anh chị em, đối với các ông bà nội ngoại, đổi mới các quan hệ gia đình nhờ nhựa sống của Tin Mừng và Thánh Linh. Và như thánh Phaolô đã nhắn nhủ Timôthê, là một Chủ Chăn và vì thế cũng là cha của cộng đoàn, hãy có lòng kính trọng đối với những ngườ già và các thân nhân, và Ngài khuyên ông thi hành điều đó với thái độ con thảo: các ông cụ già ”như cha của mình”, ”bà cụ già như mẹ của mình” (Xc 1 Tm 5,1). Thủ lãnh cộng đoàn không được chuẩn chước khỏi thánh ý Chúa, trái lại, tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy thủ lãnh thi hành điều ấy với một tình yêu lớn lao hơn nữa. Như Đức Trinh Nữ Maria, tuy là Mẹ của Đấng Messia, nhưng cảm thấy được tình yêu Chúa thúc đẩy, Đấng đang nhập thể trong lòng Mẹ, và chạy đến bà chị họ già.
Và chúng ta hãy trở lại ”hình ảnh' đầy vui mừng và hy vọng, đầy đức tin và đức ái. Chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Trinh Nữ Maria, ở nhà bà Elisabeth, cũng như bà và Zacaria chồng bà cầu nguyện với những lời của thánh vịnh đáp ca hôm nay: ”Lạy Chúa, Chúa là niềm hy vọng của con, là niềm tín thác của con ngay từ thời trẻ trung của con.. Xin đừng để con lâm vào tuổi già, đừng bỏ rơi con khi sức lực con tàn tạ.. Khi tuổi già đến và tóc bạc, lạy Chúa, xin đừng bỏ rơi con, cho đến khi con loan báo quyền năng Chúa, những công trình của Chúa cho mọi thế hệ” (Tv 71,5.9.18). Mẹ Maria trẻ trung lắng nghe và cẩn giữ mọi sự trong lòng. Sự khôn ngoan của bà Elisabeth và Zacharia đã làm cho tâm hồn trẻ được phong phú; họ không phải là chuyên gia về việc làm cha làm mẹ, vì đối với họ đó cũng là lần mang thai đầu tiên, nhưng là chuyên gia về đức tin, niềm tin nơi Thiên Chúa, về niềm hy vọng đến từ Chúa: đó là điều mà thế giới đang cần, trong mọi thời đại. Mẹ Maria đã biết lắng nghe các cha mẹ già và đầy kinh ngạc, đã cẩn giữ như kho tằng sự khôn ngoan của họ, và đó là điều quí giá đối với Mẹ, trong hành trình như một phụ nữ, một người vợ, người mẹ.
Như thế, Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường: con đường gặp gỡ giữa những người trẻ và người già. Tương lai của một dân tộc nhất thiết đòi phải có cuộc gặp gỡ ấy: những người trẻ mang lại sức mạnh để dân tiến bước và người già củng cố sức mạnh ấy với ký ức và sự khôn ngoan bình dân.
Trong phần lời nguyện phổ quát bằng các ngôn ngữ Anh, Hoa, Đức, Ba Lan và Pháp, cộng đoàn đã cầu cho Giáo Hội, cho những người bị bách hại vì đức tin, xin Chúa ban cho họ sức mạnh trong con thử thách và bách hại, trong những tủi nhục và ngỡ ngàng; cầu cho những người già cô độc và bệnh tật, xin Chúa an ủi tâm hồn họ trong đau khổ và bỏ rơi, trong thử thách và sầu muộn; cầu cho các ông bà nội ngoại, xin Chúa tháp tùng công việc của họ trong quảng đại và khôn ngoan, trong sự mong manh và âm thầm.
Cuối thánh lễ, như thường lệ, ĐTC đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài mời gọi các tín hữu, các cộng đoàn, cầu nguyện cho Thượng HĐGM thế giới sẽ khai diễn Chúa Nhật tới 5-10-2014 về việc mục vụ gia đình. Ngài không quên phó thác biến cố quan trọng này cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria là Phần rỗi của dân Roma và xin Mẹ phù hộ những người già trên toàn thế giới.
ĐTC cũng trao cho một số người cao niên đại diện cho mọi người khác sách Phúc Âm theo thánh Marco, ấn bản chữ to.