Nghệ An ngày 25-09-2014. Hôm nay sẽ là ngày mà con dân giáo xứ Lộc Mỹ không thể nào quên. Sau gần nửa thế kỷ đợi chờ, những tâm hồn thao thức nơi đây đã được chào đón một vị Tân Linh mục quê hương, Cha Phê-rô Nguyễn Đình Thái.
Hình ảnh
Chính xác hơn là 42 năm qua, từ năm 1972 đến nay, giáo xứ chưa có thêm một ơn gọi Linh mục nào. Đây là điều đáng xót xa cho một giáo xứ vẫn được coi là một nơi mà các nhà truyền giáo dòng Tên và các nhà thừa sai đặtt chân lên đầu tiên khi bước vào mảnh đất Nghệ An, đã có bề dày truyền thống đạo đức. Suốt ngần ấy năm, những người yêu mến Giáo Hội, thương mến cộng đoàn vẫn trông ngóng một tin vui, đó là những nhà thừa sai nối tiếp trên cánh đồng truyền giáo mênh mông này. Hôm nay toàn giáo xứ đã rạo rực lên sức sống mới.
2. Sơ Lược về Giáo Xứ Lộc Mỹ
Vào tháng 3-1629, cha Đắc Lộ cùng thừa sai Marques từ kinh thành Kẻ Chợ tiến vào vùng đất Cửa Chúa (Cua Lò) thuộc Nghệ An để rao giảng Tin Mừng. Với lòng nhiệt thành của dân chúng thuyền chài ở đây, đức tin Ki-tô giáo đã phát triển nhanh chóng.
Địa danh huyện Nghi Lộc từ thời Tây Sơn (1778 – 1802) được gọi là Chân Lộc. Khi thành lập giáo xứ ở vùng này bề trên đã gọi xứ này là giáo xứ Chân Lộc. Lãnh địa giáo xứ có nhóm giáo dân miền Cửa Lò gồm các làng từ cửa Sông Cấm ngược theo dòng sông lên phía Tây, và nhóm giáo dân miền Đá Dựng gồm các làng từ Cửa Hội (Cửa Rum) ngược theo dòng sông Lam đi lên. Trong bản phúc trình của Đức Cha Retord Liêu gởi cho Bộ Truyền Giáo ngày 23-7-1839, đã đề cập đến giáo xứ Chân Lộc có 4046 giáo dân. Đây là một trong 18 giáo xứ nằm trong danh sách xin Tòa Thánh thiết lập Địa Phận Nam Đàng Ngoài. Ngày 27-3-1846, địa phận Nam Đàng Ngoài được thành lập, (sau năm 1945 đặt tên là địa phận Vinh). Trong tờ phúc trình của Đức Cha Ngô Gia Hậu ngày 13-2-1853, Chân Lộc có tên trong danh sách 21 giáo hạt của Địa Phận.
Vào năm 1853, Đức Cha tiên khởi của địa phận Gauthier Ngô Gia Hậu đã chia giáo xứ Chân Lộc làm hai. Miền Đá Dựng giữ nguyên danh từ giáo xứ Chân Lộc với số giáo dân 4055. Miền đất Cửa Lò được gọi là xứ Cửa Lò với số giáo dân là 2693, bao gồm Kẻ Bong, Kẻ Rộng, Kẻ Lò, La Nham. Vào thời đó vì những cơn bách đạo, để dễ lánh nạn, các vị thừa sai đã chọn làng Kẻ Bong làm trụ sở của giáo xứ. Đến năm 1902, bề trên giáo Phận chia giáo xứ Cửa Lò làm hai. Phần Làng Kẻ Bong và phần còn lại là làng Kẻ Rộng và làng La Nham. Miền Kẻ Lò (gồm Mai Hương, Yên Trạch, Kẻ Lò) thành một giáo xứ lấy tên là Giáo Xứ Tân Lộc. Từ giáo xứ mẹ Chân Lộc ban đầu đã cho ra mười một “người con”.
Năm 1853, giáo xứ mẹ Chân Lộc đã trở thành giáo xứ Lộc Mỹ, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy giáo xứ,
Tuy nhiên, bao thế hệ đã qua, bao mảnh đời đã trải, giáo xứ đã có những đóng góp nhiều linh mục từ mảnh đất này ra đi, như cha Hùng ở Đài Loan, cha Lừng ở Phan thiết và nhiều Linh mục nữa không nhớ tên nhưng ngay tai quê hương thì có cha Phê-ro Ái chị chức năm 1896 qua đời tại xứ Cẩm Trường năm 1933, Cha Giuse Chất chịu chức năm 1917 qua đời tại xứ Lập Thạch, Cha Phao-Lô Thạch linh mục năm 1991 qua đời tại xứ Quèn Đông năm 2003. Mãi cho tới nay ngày 13/09/2014. Cha Phê-rô Nguyễn Đình Thái chịu chức tại giáo phận Phú Cường thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI)
Bởi thế, Thánh lễ mừng Tân Linh mục đã diễn ra không thể long trọng và trang nghiêm hơn. Giáo xứ vinh hạnh khi được Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, quý cha trong ngoài giáo hạt cùng quí cha của dòng Hiến Sĩ cùng hiệp dâng thánh lễ. Trong bàn tiệc Lời Chúa, Cha bề trên dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ (OMI) đã nhấn mạnh đến đức khiêm nhường như một lời nhắn nhủ đến các Tân Linh mục. Đến Bàn tiệc Thánh Thể, Đức Giám Mục Phaolô Maria đã trao vinh dự cử hành Bí Tích Tình yêu cho Tân Linh mục Phêrô.
Thánh lễ kết thúc bằng những giọt nước mắt lăn trên gò má của vị Tân Linh mục, không nói hết được những lời cảm ơn khi nhắc đến thân phụ đã sớm ra đi, để lại một mẹ góa con côi từ tấm bé.... không nghẹn ngào sao được, vì niềm hi vọng, sự đợi chờ và lời cầu nguyện của cả giáo xứ ngần ấy năm mong đợi. Tân Linh mục Phê-rô sẽ là người tiền đạo, là nguồn động lực cho những tâm hồn tuổi trẻ đang khao khát lên đường phục vụ cho Chúa. Qua vị Tân Linh mục, lịch sử Giáo xứ đi vào một trang mới.
Hình ảnh
Chính xác hơn là 42 năm qua, từ năm 1972 đến nay, giáo xứ chưa có thêm một ơn gọi Linh mục nào. Đây là điều đáng xót xa cho một giáo xứ vẫn được coi là một nơi mà các nhà truyền giáo dòng Tên và các nhà thừa sai đặtt chân lên đầu tiên khi bước vào mảnh đất Nghệ An, đã có bề dày truyền thống đạo đức. Suốt ngần ấy năm, những người yêu mến Giáo Hội, thương mến cộng đoàn vẫn trông ngóng một tin vui, đó là những nhà thừa sai nối tiếp trên cánh đồng truyền giáo mênh mông này. Hôm nay toàn giáo xứ đã rạo rực lên sức sống mới.
2. Sơ Lược về Giáo Xứ Lộc Mỹ
Vào tháng 3-1629, cha Đắc Lộ cùng thừa sai Marques từ kinh thành Kẻ Chợ tiến vào vùng đất Cửa Chúa (Cua Lò) thuộc Nghệ An để rao giảng Tin Mừng. Với lòng nhiệt thành của dân chúng thuyền chài ở đây, đức tin Ki-tô giáo đã phát triển nhanh chóng.
Địa danh huyện Nghi Lộc từ thời Tây Sơn (1778 – 1802) được gọi là Chân Lộc. Khi thành lập giáo xứ ở vùng này bề trên đã gọi xứ này là giáo xứ Chân Lộc. Lãnh địa giáo xứ có nhóm giáo dân miền Cửa Lò gồm các làng từ cửa Sông Cấm ngược theo dòng sông lên phía Tây, và nhóm giáo dân miền Đá Dựng gồm các làng từ Cửa Hội (Cửa Rum) ngược theo dòng sông Lam đi lên. Trong bản phúc trình của Đức Cha Retord Liêu gởi cho Bộ Truyền Giáo ngày 23-7-1839, đã đề cập đến giáo xứ Chân Lộc có 4046 giáo dân. Đây là một trong 18 giáo xứ nằm trong danh sách xin Tòa Thánh thiết lập Địa Phận Nam Đàng Ngoài. Ngày 27-3-1846, địa phận Nam Đàng Ngoài được thành lập, (sau năm 1945 đặt tên là địa phận Vinh). Trong tờ phúc trình của Đức Cha Ngô Gia Hậu ngày 13-2-1853, Chân Lộc có tên trong danh sách 21 giáo hạt của Địa Phận.
Vào năm 1853, Đức Cha tiên khởi của địa phận Gauthier Ngô Gia Hậu đã chia giáo xứ Chân Lộc làm hai. Miền Đá Dựng giữ nguyên danh từ giáo xứ Chân Lộc với số giáo dân 4055. Miền đất Cửa Lò được gọi là xứ Cửa Lò với số giáo dân là 2693, bao gồm Kẻ Bong, Kẻ Rộng, Kẻ Lò, La Nham. Vào thời đó vì những cơn bách đạo, để dễ lánh nạn, các vị thừa sai đã chọn làng Kẻ Bong làm trụ sở của giáo xứ. Đến năm 1902, bề trên giáo Phận chia giáo xứ Cửa Lò làm hai. Phần Làng Kẻ Bong và phần còn lại là làng Kẻ Rộng và làng La Nham. Miền Kẻ Lò (gồm Mai Hương, Yên Trạch, Kẻ Lò) thành một giáo xứ lấy tên là Giáo Xứ Tân Lộc. Từ giáo xứ mẹ Chân Lộc ban đầu đã cho ra mười một “người con”.
Năm 1853, giáo xứ mẹ Chân Lộc đã trở thành giáo xứ Lộc Mỹ, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy giáo xứ,
Tuy nhiên, bao thế hệ đã qua, bao mảnh đời đã trải, giáo xứ đã có những đóng góp nhiều linh mục từ mảnh đất này ra đi, như cha Hùng ở Đài Loan, cha Lừng ở Phan thiết và nhiều Linh mục nữa không nhớ tên nhưng ngay tai quê hương thì có cha Phê-ro Ái chị chức năm 1896 qua đời tại xứ Cẩm Trường năm 1933, Cha Giuse Chất chịu chức năm 1917 qua đời tại xứ Lập Thạch, Cha Phao-Lô Thạch linh mục năm 1991 qua đời tại xứ Quèn Đông năm 2003. Mãi cho tới nay ngày 13/09/2014. Cha Phê-rô Nguyễn Đình Thái chịu chức tại giáo phận Phú Cường thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI)
Bởi thế, Thánh lễ mừng Tân Linh mục đã diễn ra không thể long trọng và trang nghiêm hơn. Giáo xứ vinh hạnh khi được Đức Giám Mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, quý cha trong ngoài giáo hạt cùng quí cha của dòng Hiến Sĩ cùng hiệp dâng thánh lễ. Trong bàn tiệc Lời Chúa, Cha bề trên dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ (OMI) đã nhấn mạnh đến đức khiêm nhường như một lời nhắn nhủ đến các Tân Linh mục. Đến Bàn tiệc Thánh Thể, Đức Giám Mục Phaolô Maria đã trao vinh dự cử hành Bí Tích Tình yêu cho Tân Linh mục Phêrô.
Thánh lễ kết thúc bằng những giọt nước mắt lăn trên gò má của vị Tân Linh mục, không nói hết được những lời cảm ơn khi nhắc đến thân phụ đã sớm ra đi, để lại một mẹ góa con côi từ tấm bé.... không nghẹn ngào sao được, vì niềm hi vọng, sự đợi chờ và lời cầu nguyện của cả giáo xứ ngần ấy năm mong đợi. Tân Linh mục Phê-rô sẽ là người tiền đạo, là nguồn động lực cho những tâm hồn tuổi trẻ đang khao khát lên đường phục vụ cho Chúa. Qua vị Tân Linh mục, lịch sử Giáo xứ đi vào một trang mới.