Mặc dù rất nhiều lời kêu gọi đã được đưa ra nhằm kêu gọi Kitô Hữu Trung Đông ở lại mảnh đất mà tổ tiên họ từng đổ mồ hôi và xương máu ra gầy dựng và bồi đắp từ trước cả thời Chúa Giêsu sinh ra, nhưng càng ngày càng có dấu hiệu “nản lòng” trước sự mỏi mệt của các cường quốc Tây Phương khiến họ muốn rời bỏ mảnh đất ấy để trốn thoát bách hại dã man vô nhân đạo.
Chính vì thế, theo tin Catholic World News ngày 12 tháng Chín, Đức Cha Sarhad Yawsip Jammo, đứng đầu giáo phận Công Giáo Canđê tòng nhân (eparchy) đặt trụ sở tại San Diego, đã quyết định sẽ tới Tòa Bạch Ốc mang theo một danh sách 25,000 người Công Giáo Iraq muốn được tới Hoa Kỳ.
Trang mạng của người Công Giáo Canđê, Kaldaya.net, đặt trụ sở tại California cho hay: “Các lời yêu cầu đã được ngỏ với Tòa Bạch Ốc nhằm gia tăng con số nhập cảnh được cấp phát cho những ai ước mong và ước muốn rời Iraq. Đáp ứng lời yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, Giáo Phận Thánh Phêrô đã thu thập một danh sách các anh chị em của chúng tôi tại Iraq muốn trốn thoát cảnh bách hại”.
Trong khi ấy, 2 tiểu ban của Hạ Viện Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần chung để nghe về việc các Kitô hữu và nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác đang bị bách hại tại Iraq và Syria.
Pascale Warda, chủ tịch Tổ Chức Nhân Quyền Hammurabi, cho hay: “Nỗi thống khổ và hành hạ các nhóm thiểu số Iraq vẫn đang tiếp diễn, và ở đây và vào lúc này tôi xin thưa rằng chúng ta chưa thấy hết những điều tồi tệ nhất trong nỗi đau và nỗi buồn này”. Con số những người bị Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS buộc phải rời cư nay đã vượt quá 1.5 triệu.
Theo AINA News, chủ đề buổi điều trần là “Các vụ tấn công diệt chủng tại Iraq và Syria chống lại các Kitô Hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Syria và Iraq”. Buổi điều trần được Dân Biểu Chris Smith bảo trợ với sự hiện diện của nhiều dân biểu khác.
Dân biểu Smith mô tả số phận bi đát của các nạn nhân trên như sau: “trẻ em buộc phải chứng kiến các cảnh đóng đinh và chặt đầu, phụ nữ bị trao đổi, mua bán và cưỡng hiếp, tù nhân bị quì gối xếp hàng để bị bắn, đó là di sản của ISIS. Ngày nay, các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác như Yazidis, Shabaks, và Shiites Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đương đầu với mùa đông dài không nhà ở. Họ không chỉ đói và khát và lang thang từ làng này qua làng nọ ở vùng Bắc Iraq và Kurdistan. Họ đang đương đầu với một cuộc hủy diệt, một cuộc diệt chủng, dưới bàn tay những tên cuồng tín coi bất cứ ai không theo lối giải thích Hồi Giáo đầy khắc nghiệt và tàn bạo của chúng như là miếng mồi ngon để nô dịch, buộc phải trở lại đạo hay phải chết”.
Cùng tham dự buổi điều trần này, có ông Tom Malinowski, phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động; bà Nancy Lindborg, Phụ Tá Quản Trị Viên, Phòng Dân Chủ, Tranh Chấp và Trợ Giúp Nhân Đạo, thuộc cơ quan Phát Triển Quốc Tế; ông Peter Galbraith, (cựu cố vấn Chính Quyền Địa Phương Kurdistan); bà Pascale Esho Warda, Chủ Tịch Cơ Quan Nhân Quyền Hammurabi (cựu bộ trưởng di dân và tỵ nạn trong chính phủ Iraq); tiến sĩ Thomas Farr, Ph.D., giám đốc Dự Án Tự Do Tôn Giáo, Trung Tâm Tôn Giáo, Hòa Bình và Thế Giới Sự Vụ Berkeley của ĐH Georgetown; ông Johnny Oram, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Canđê Hoa Kỳ tại California đại diện cho Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, giám mục hưu trí của giáo phận Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.
Trong phần trình bày của mình, bà Pascale Warda khuyến cáo phải biến Đồng Bằng Ninivê thành một nơi trú ẩn an toàn và cung cấp một lực lượng bảo vệ quốc tế nhằm ổn định vùng này, bất chấp lực lượng Iraq hay Kurd có ở đó hay không. Đồng bằng này xưa nay vốn bị cả người Kurd lẫn Bagdad làm ngơ. Nơi trú ẩn dài hạn này phải tương tự như nơi trú ẩn đã dành cho người Kurd năm 1991. Ngoài việc khẩn cấp trợ giúp người rời cư, bà còn đòi phải bồi thường tài chánh cho mọi người rời cư vì các mất mát về tài sản và thu nhập của họ.
Về dài hạn, bà yêu cầu lập vùng tự trị riêng cho người Kitô hữu Assyria và người Yazidis, với lực lượng cảnh sát, quân đội và an ninh riêng; đồng thời yêu cầu quốc tế thừa nhận việc diệt chủng người Kitô giáo Assyria từ năm 1915 tới nay.
Nhân danh Thượng Phụ Louis Sako, Johnny Oram cũng trình bày các khuyến cáo tương tự, nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có một lực lượng bảo vệ quốc tế dưới sự giám sát của LHQ.
Peter Galbraith đòi Phương Tây nhìn nhận tội diệt chủng của ISIS chống lại người Kitô Giáo và Yazidis tại Iraq. Thomas Farr nhấn mạnh rằng “chúng ta đang chứng kiến cảnh các Kitô hữu và Kitô Giáo biến mất khỏi Iraq, Syria và nhiều nơi khác tại Trung Đông, một cuộc diệt chủng tôn giáo/văn hóa với những hậu quả khủng khiếp về nhân đạo, tinh thần và chiến lược đối với các Kitô hữu, đối với cả vùng và đối với mọi người chúng ta”.
Anne Richard cho biết một vài con số: “Hiện nay, phần lớn thành viên các nhóm thiểu số tôn giáo đã rời Ninivê. Tại vùng người Kurd, họ nhập đoàn với hàng trăm ngàn những người Iraq rời cư khác, trong đó có khoảng 100,000 Kitô hữu, từng trốn thoát cuộc chiếm đóng Mosul và vùng chung quanh hết sức tàn bạo. Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ước lượng rằng các vùng của người Kurd ở Bắc Iraq nay chứa hơn một triệu người rời cư, trong đó có khoảng 850,000 người rời cư Iraq và 215,000 người tỵ nạn Syria.
Các thượng phụ Đông Phương gặp TT Obama
Lần đầu tiên trong lịch sử, năm thượng phụ Kitô Giáo đại diện cho các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông, ngày thứ năm vừa qua, đã tới Tòa Bạch Ốc để thảo luận việc bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông với TT Obama và cố vấn an ninh Susan Rice.
Toufic Baaklini, Chủ Tịch tổ chức Bảo Vệ Các Kitô Hữu, nhân dịp này phát biểu: “chúng tôi muốn cám ơn TT Obama vào thời điểm có tính quyết định trong lịch sử này vì đã gặp mặt các vị đại diện các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông là các cộng đồng đang gặp thống khổ và cam go vì tuyên xưng các niềm tin tôn giáo của mình”.
Hiện diện trong buổi gặp gỡ trên có Đức Hồng Y Mar Bechara Boutros Raï, TP Maronite của Antôkia và Toàn Phương Đông; Thượng Phụ Gregorius III Laham, thuộc Công Giáo Melkite Hy Lạp của Antôkia và Toàn Phương Đông, Alexandria và Giêrusalem; Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II, thuộc Chính Thống Giáo Syriac của Antôkia; Thượng Phụ Ignatius Youssef III Yonan, thuộc Công Giáo Syriac của Antôkia và Toàn Phương Đông; TP Aram I Keshishian, thuộc Công Giáo Tòa Cicilia của GH Công Giáo Ácmênia; Đức Cha Joseph Al-Zehlaoui, TGM New York và Toàn Bắc Mỹ của GH Chính Thống Kitô Giáo Antôkia; Đức Cha Angaelos, TGM của GH Chính Thống Coptic tại Alexandria; Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, GM Hưu Trí của Toà GM Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.
Theo Catholic News Service, các thượng phụ thảo luận trong 40 phút với TT Obama về tình hình của các Kitô hữu và của các nhóm thiểu số khác tại Trung Đông. Đức HY Rai, người Libăng, sau cuộc gặp gỡ này, cho hay: “chúng tôi thấy tổng thống hết sức xúc động bởi những điều đang xẩy ra cho các Kitô hữu tại đó”.
Đức HY nói rằng mỗi vị thượng phụ đều có dịp nói chuyện riêng với TT Obama. Mặc dù Tòa Bạch Ốc không công bố các chi tiết của cuộc thảo luận, nhưng suốt trong hội nghị thượng đỉnh 3 ngày tại Hoa Thịnh Đốn do In Defence of Christian tổ chức trong các ngày 9-12 tháng Chín, các thượng phụ nói tới các đe dọa của Quốc Gia Hồi Giáo đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác, nhất là tại Iraq và Syria. Một số vị nói rằng các ngài cổ vũ tự do tôn giáo, một quyền cố hữu. Các vị cũng nói tới việc các nhà lãnh đạo địa phương và cộng đồng quốc tế phải dấn thân tìm một giải pháp, vì như một giám mục Chính Thống Giáo nói, “không ai có thể nhất trí với việc chặt đầu”.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, được đọc lên vào cuối hội nghị thượng đỉnh, nói rằng TT Obama đã tăng cường các cam kết của Hoa Kỳ trong việc đánh trả nhóm Quốc Gia Hồi Giáo và các nhóm khác vốn đang đe dọa Trung Đông, nhân viên và quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng.
Tuyên bố có đoạn viết: “Tổng thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh trong vùng, như Lực Lượng Võ Trang Libăng, đang cố gắng phản công Quốc Gia Hồi Giáo và phát huy ổn định trong vùng. Các phái đoàn nhất trí về việc mọi nhà lãnh đạo trong vùng phải bác bỏ bạo lực và thiên kiến và kêu gọi chừng mực và khoan dung đối với các quan điểm và tôn giáo khác, và chấm dứt mọi chia rẽ phe phái.
"Tổng Thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận tầm quan trọng trong vai trò lịch sử của các cộng đồng Kitô Giáo trong vùng và trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác ở khắp Trung Đông”.
Theo iloubnan.info, trong cuộc gặp gỡ này, các thượng phụ Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phải bảo đảm để các di dân Kitô Giáo trở về nguyên quán của họ. Các ngài cũng nhân dịp này, trao cho TT Obama một bản nhận định yêu cầu phải hành động nhanh chóng chống lại các tổ chức khủng bố và giải thích tình thế khó khăn hiện nay của các Kitô hữu trong vùng. Bản nhận định này cũng yêu cầu phải chặn đứng ngay tức khắc các hành vi tài trợ các nhóm khủng bố.
Đề cập tới tình hình ở Iraq, TT Obama thúc giục việc hồi hương nhanh chóng những người đã rời bỏ cửa nhà của họ và giúp họ trong việc này bằng cách gia tăng viện trợ nhân đạo để họ thoả mãn các nhu cầu hằng ngày.
Các thượng phụ đánh giá cao cuộc gặp gỡ: “Obama xác nhận với chúng tôi rằng ông theo sát tình huống các Kitô hữu trong vùng và những điều họ đang phải chịu đựng. Ông cũng tuyên bố sự cam kết của ông trong việc đánh trả chủ nghĩa khủng bố và đánh phá ISIS tại Iraq và Syria”.
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) nhận định về cuộc gặp gỡ trên như sau: “các nhà lãnh đạo các Giáo Hội, từng cãi cọ nhau trong quá khứ về thần học và các thực hành tôn giáo, nay đã thực hiện một cuộc biểu dương tình huynh đệ để làm sáng tỏ tình thế khó khăn của tín hữu họ”.
Chính vì thế, theo tin Catholic World News ngày 12 tháng Chín, Đức Cha Sarhad Yawsip Jammo, đứng đầu giáo phận Công Giáo Canđê tòng nhân (eparchy) đặt trụ sở tại San Diego, đã quyết định sẽ tới Tòa Bạch Ốc mang theo một danh sách 25,000 người Công Giáo Iraq muốn được tới Hoa Kỳ.
Trang mạng của người Công Giáo Canđê, Kaldaya.net, đặt trụ sở tại California cho hay: “Các lời yêu cầu đã được ngỏ với Tòa Bạch Ốc nhằm gia tăng con số nhập cảnh được cấp phát cho những ai ước mong và ước muốn rời Iraq. Đáp ứng lời yêu cầu của Tòa Bạch Ốc, Giáo Phận Thánh Phêrô đã thu thập một danh sách các anh chị em của chúng tôi tại Iraq muốn trốn thoát cảnh bách hại”.
Trong khi ấy, 2 tiểu ban của Hạ Viện Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần chung để nghe về việc các Kitô hữu và nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác đang bị bách hại tại Iraq và Syria.
Pascale Warda, chủ tịch Tổ Chức Nhân Quyền Hammurabi, cho hay: “Nỗi thống khổ và hành hạ các nhóm thiểu số Iraq vẫn đang tiếp diễn, và ở đây và vào lúc này tôi xin thưa rằng chúng ta chưa thấy hết những điều tồi tệ nhất trong nỗi đau và nỗi buồn này”. Con số những người bị Quốc Gia Hồi Giáo Trị ISIS buộc phải rời cư nay đã vượt quá 1.5 triệu.
Theo AINA News, chủ đề buổi điều trần là “Các vụ tấn công diệt chủng tại Iraq và Syria chống lại các Kitô Hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác tại Syria và Iraq”. Buổi điều trần được Dân Biểu Chris Smith bảo trợ với sự hiện diện của nhiều dân biểu khác.
Dân biểu Smith mô tả số phận bi đát của các nạn nhân trên như sau: “trẻ em buộc phải chứng kiến các cảnh đóng đinh và chặt đầu, phụ nữ bị trao đổi, mua bán và cưỡng hiếp, tù nhân bị quì gối xếp hàng để bị bắn, đó là di sản của ISIS. Ngày nay, các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác như Yazidis, Shabaks, và Shiites Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đương đầu với mùa đông dài không nhà ở. Họ không chỉ đói và khát và lang thang từ làng này qua làng nọ ở vùng Bắc Iraq và Kurdistan. Họ đang đương đầu với một cuộc hủy diệt, một cuộc diệt chủng, dưới bàn tay những tên cuồng tín coi bất cứ ai không theo lối giải thích Hồi Giáo đầy khắc nghiệt và tàn bạo của chúng như là miếng mồi ngon để nô dịch, buộc phải trở lại đạo hay phải chết”.
Cùng tham dự buổi điều trần này, có ông Tom Malinowski, phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động; bà Nancy Lindborg, Phụ Tá Quản Trị Viên, Phòng Dân Chủ, Tranh Chấp và Trợ Giúp Nhân Đạo, thuộc cơ quan Phát Triển Quốc Tế; ông Peter Galbraith, (cựu cố vấn Chính Quyền Địa Phương Kurdistan); bà Pascale Esho Warda, Chủ Tịch Cơ Quan Nhân Quyền Hammurabi (cựu bộ trưởng di dân và tỵ nạn trong chính phủ Iraq); tiến sĩ Thomas Farr, Ph.D., giám đốc Dự Án Tự Do Tôn Giáo, Trung Tâm Tôn Giáo, Hòa Bình và Thế Giới Sự Vụ Berkeley của ĐH Georgetown; ông Johnny Oram, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Canđê Hoa Kỳ tại California đại diện cho Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, giám mục hưu trí của giáo phận Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.
Trong phần trình bày của mình, bà Pascale Warda khuyến cáo phải biến Đồng Bằng Ninivê thành một nơi trú ẩn an toàn và cung cấp một lực lượng bảo vệ quốc tế nhằm ổn định vùng này, bất chấp lực lượng Iraq hay Kurd có ở đó hay không. Đồng bằng này xưa nay vốn bị cả người Kurd lẫn Bagdad làm ngơ. Nơi trú ẩn dài hạn này phải tương tự như nơi trú ẩn đã dành cho người Kurd năm 1991. Ngoài việc khẩn cấp trợ giúp người rời cư, bà còn đòi phải bồi thường tài chánh cho mọi người rời cư vì các mất mát về tài sản và thu nhập của họ.
Về dài hạn, bà yêu cầu lập vùng tự trị riêng cho người Kitô hữu Assyria và người Yazidis, với lực lượng cảnh sát, quân đội và an ninh riêng; đồng thời yêu cầu quốc tế thừa nhận việc diệt chủng người Kitô giáo Assyria từ năm 1915 tới nay.
Nhân danh Thượng Phụ Louis Sako, Johnny Oram cũng trình bày các khuyến cáo tương tự, nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có một lực lượng bảo vệ quốc tế dưới sự giám sát của LHQ.
Peter Galbraith đòi Phương Tây nhìn nhận tội diệt chủng của ISIS chống lại người Kitô Giáo và Yazidis tại Iraq. Thomas Farr nhấn mạnh rằng “chúng ta đang chứng kiến cảnh các Kitô hữu và Kitô Giáo biến mất khỏi Iraq, Syria và nhiều nơi khác tại Trung Đông, một cuộc diệt chủng tôn giáo/văn hóa với những hậu quả khủng khiếp về nhân đạo, tinh thần và chiến lược đối với các Kitô hữu, đối với cả vùng và đối với mọi người chúng ta”.
Anne Richard cho biết một vài con số: “Hiện nay, phần lớn thành viên các nhóm thiểu số tôn giáo đã rời Ninivê. Tại vùng người Kurd, họ nhập đoàn với hàng trăm ngàn những người Iraq rời cư khác, trong đó có khoảng 100,000 Kitô hữu, từng trốn thoát cuộc chiếm đóng Mosul và vùng chung quanh hết sức tàn bạo. Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ ước lượng rằng các vùng của người Kurd ở Bắc Iraq nay chứa hơn một triệu người rời cư, trong đó có khoảng 850,000 người rời cư Iraq và 215,000 người tỵ nạn Syria.
Các thượng phụ Đông Phương gặp TT Obama
Lần đầu tiên trong lịch sử, năm thượng phụ Kitô Giáo đại diện cho các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông, ngày thứ năm vừa qua, đã tới Tòa Bạch Ốc để thảo luận việc bảo vệ các Kitô hữu Trung Đông với TT Obama và cố vấn an ninh Susan Rice.
Toufic Baaklini, Chủ Tịch tổ chức Bảo Vệ Các Kitô Hữu, nhân dịp này phát biểu: “chúng tôi muốn cám ơn TT Obama vào thời điểm có tính quyết định trong lịch sử này vì đã gặp mặt các vị đại diện các cộng đồng Kitô Giáo Trung Đông là các cộng đồng đang gặp thống khổ và cam go vì tuyên xưng các niềm tin tôn giáo của mình”.
Hiện diện trong buổi gặp gỡ trên có Đức Hồng Y Mar Bechara Boutros Raï, TP Maronite của Antôkia và Toàn Phương Đông; Thượng Phụ Gregorius III Laham, thuộc Công Giáo Melkite Hy Lạp của Antôkia và Toàn Phương Đông, Alexandria và Giêrusalem; Thượng Phụ Mor Ignatius Aphrem II, thuộc Chính Thống Giáo Syriac của Antôkia; Thượng Phụ Ignatius Youssef III Yonan, thuộc Công Giáo Syriac của Antôkia và Toàn Phương Đông; TP Aram I Keshishian, thuộc Công Giáo Tòa Cicilia của GH Công Giáo Ácmênia; Đức Cha Joseph Al-Zehlaoui, TGM New York và Toàn Bắc Mỹ của GH Chính Thống Kitô Giáo Antôkia; Đức Cha Angaelos, TGM của GH Chính Thống Coptic tại Alexandria; Đức Cha Ibrahim N. Ibrahim, GM Hưu Trí của Toà GM Canđê Thánh Tôma Tông Đồ.
Theo Catholic News Service, các thượng phụ thảo luận trong 40 phút với TT Obama về tình hình của các Kitô hữu và của các nhóm thiểu số khác tại Trung Đông. Đức HY Rai, người Libăng, sau cuộc gặp gỡ này, cho hay: “chúng tôi thấy tổng thống hết sức xúc động bởi những điều đang xẩy ra cho các Kitô hữu tại đó”.
Đức HY nói rằng mỗi vị thượng phụ đều có dịp nói chuyện riêng với TT Obama. Mặc dù Tòa Bạch Ốc không công bố các chi tiết của cuộc thảo luận, nhưng suốt trong hội nghị thượng đỉnh 3 ngày tại Hoa Thịnh Đốn do In Defence of Christian tổ chức trong các ngày 9-12 tháng Chín, các thượng phụ nói tới các đe dọa của Quốc Gia Hồi Giáo đối với các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác, nhất là tại Iraq và Syria. Một số vị nói rằng các ngài cổ vũ tự do tôn giáo, một quyền cố hữu. Các vị cũng nói tới việc các nhà lãnh đạo địa phương và cộng đồng quốc tế phải dấn thân tìm một giải pháp, vì như một giám mục Chính Thống Giáo nói, “không ai có thể nhất trí với việc chặt đầu”.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc, được đọc lên vào cuối hội nghị thượng đỉnh, nói rằng TT Obama đã tăng cường các cam kết của Hoa Kỳ trong việc đánh trả nhóm Quốc Gia Hồi Giáo và các nhóm khác vốn đang đe dọa Trung Đông, nhân viên và quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng.
Tuyên bố có đoạn viết: “Tổng thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh trong vùng, như Lực Lượng Võ Trang Libăng, đang cố gắng phản công Quốc Gia Hồi Giáo và phát huy ổn định trong vùng. Các phái đoàn nhất trí về việc mọi nhà lãnh đạo trong vùng phải bác bỏ bạo lực và thiên kiến và kêu gọi chừng mực và khoan dung đối với các quan điểm và tôn giáo khác, và chấm dứt mọi chia rẽ phe phái.
"Tổng Thống nhấn mạnh rằng Hiệp Chúng Quốc nhìn nhận tầm quan trọng trong vai trò lịch sử của các cộng đồng Kitô Giáo trong vùng và trong việc bảo vệ các Kitô hữu và các nhóm thiểu số tôn giáo khác ở khắp Trung Đông”.
Theo iloubnan.info, trong cuộc gặp gỡ này, các thượng phụ Kitô Giáo nhấn mạnh tới việc phải bảo đảm để các di dân Kitô Giáo trở về nguyên quán của họ. Các ngài cũng nhân dịp này, trao cho TT Obama một bản nhận định yêu cầu phải hành động nhanh chóng chống lại các tổ chức khủng bố và giải thích tình thế khó khăn hiện nay của các Kitô hữu trong vùng. Bản nhận định này cũng yêu cầu phải chặn đứng ngay tức khắc các hành vi tài trợ các nhóm khủng bố.
Đề cập tới tình hình ở Iraq, TT Obama thúc giục việc hồi hương nhanh chóng những người đã rời bỏ cửa nhà của họ và giúp họ trong việc này bằng cách gia tăng viện trợ nhân đạo để họ thoả mãn các nhu cầu hằng ngày.
Các thượng phụ đánh giá cao cuộc gặp gỡ: “Obama xác nhận với chúng tôi rằng ông theo sát tình huống các Kitô hữu trong vùng và những điều họ đang phải chịu đựng. Ông cũng tuyên bố sự cam kết của ông trong việc đánh trả chủ nghĩa khủng bố và đánh phá ISIS tại Iraq và Syria”.
Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) nhận định về cuộc gặp gỡ trên như sau: “các nhà lãnh đạo các Giáo Hội, từng cãi cọ nhau trong quá khứ về thần học và các thực hành tôn giáo, nay đã thực hiện một cuộc biểu dương tình huynh đệ để làm sáng tỏ tình thế khó khăn của tín hữu họ”.