MỪNG 70 NĂM TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH PHILIPPHÊ MINH VĨNH LONG
Chủng viện là nơi ươm mầm ơn gọi linh mục (Semen, seminis là hạt giống, seminarium là chủng viện, vườn ươm hạt giống ơn gọi). Do đó khi một giáo phận được thành lập, một trong những công việc cấp bách mà Đức Giám Mục tiên khởi thường thực hiện là cho xây dựng chủng viện.
Xem Hình
Trước năm 1938 thì Vĩnh Long và các vùng phụ cận thuộc giáo phận Sàigòn. Năm 1938, Tòa Thánh quyết định thành lập địa phận Vĩnh Long tách khỏi Sàigòn, gồm các tỉnh hiện nay là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp.
Vị linh mục nổi tiếng “tam khôi nguyên tiến sĩ” (có ba bằng tiến sĩ châu Âu) là Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục tiên khởi của giáo phận Vĩnh Long.
Ngày 23-06-1938 Đức Cha Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận với khẩu hiệu "Chiến sĩ Chúa Kitô". Ngài là con thứ ba trong chín người con của cụ Micae Ngô Đình Khả, một đại thần dưới triều Thành Thái và Duy Tân. Đây là một gia đình danh giá, học thức cao và rất đạo đức cũng như đầy tinh thần yêu nước. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm là em trai của Đức Cha.
Năm 1943 Đức Cha cho xây dựng Tiểu Chủng Viện Thánh Philipphê Phan Văn Minh Vĩnh Long. Tiểu Chủng Viện hoàn thành năm 1944. Và ngày Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/1944, Tiểu chủng viện Á Thánh Philipphê Phan Văn Minh khai giảng khóa đầu tiên gồm 3 lớp: Đệ Bát, Đệ Thất và Đệ Lục với 75 chủng sinh.
Từ ngày mở lớp đầu tiên đến nay Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long đã góp phần đào tạo Linh mục và đã mang lại kết quả đáng khích lệ với con số 130 Linh mục và một Giám mục xuất thân từ Tiểu Chủng Viện nầy: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân.
Ngày Đại Lễ Mẹ Lên Trời năm nay 2014, Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long tròn 70 tuổi, là một trong những Tiểu Chủng Viện cổ kính nhất của Việt Nam.
Mặc dù Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long bị đóng cửa từ năm 1975, chung số phận với các chủng viện, tu viện khác trên toàn miền Nam, nhưng từ năm 1991, hằng năm Tiểu Chủng viện có mở khoá mới vào tháng 9 để đào tạo dự tu. Các em dự tu sống ở Chủng Viện và học hỏi những môn học cần thiết từ hai năm trở lên, để chuẩn bị lên Đại Chủng Viện tại Cần Thơ.
Trước ngày kỷ niệm một tháng, vào ngày 12 tháng 7, anh em cựu chủng sinh Vĩnh Long đã về Tiểu Chủng Viện để mừng ngày vui của cái nôi nơi mình được nuôi dưỡng và được giáo dục, có người 1 năm, có người 7 năm, 8 năm, nhưng tâm tình tất cả con cái Thánh Philipphê Minh đều giống nhau: cảm động và biết ơn.
Trong ngày mừng trước ấy, anh em tham dự Thánh Lễ do Cha Giám Quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh chủ tế cùng các cha giáo và các cha xuất thân từ Tiểu Chủng Viện.
Trong Thánh Lễ, Cha Giám Quản nhắc đến công lao Đức Giám Mục tiên khởi, mà điều cụ thể nhất trước mắt là bàn thờ cẩm thạch do Đức Cha mua về từ Pháp để tặng cho Tiểu Chủng Viện. Cha Giám Quản cũng nhắc đến tượng Chúa Giêsu linh mục, một bức tượng đặc biệt của Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long. Và ngài cũng đề cập đến thánh tích của Cha Thánh Philipphê Minh trong nhà nguyện Tiểu Chủng Viện.
Những điều nhắc nhở ấy gợi lên rất nhiều điều trong lòng những người tham dự Thánh Lễ hôm ấy và những ai đã từng hưởng nhờ ơn ích từ giáo phận Vĩnh Long. Hội Thánh tại địa phương, các vị chủ chăn và các đấng bề trên trực tiếp luôn mong mỏi cho con cái mình trung thành với Chúa Giêsu, với đức tin tông truyền và với Hội Thánh.
Hôm ấy cha Giám quản có một ý tưởng độc đáo: “Anh em có người tu một năm, có người tu chín mười năm, nhưng chắc chắn đã tu xong rồi. Còn các cha, các dì tu chưa xong nên phải tu tiếp! Vì tu xong rồi, anh em có thể tề gia, có vợ có con, còn các cha tu chưa xong nên không tề gia được, không có vợ con”. Với ý tưởng mới mẻ và khôi hài đó, ngài muốn nhắc anh em sống đời tông đồ tại gia xứng đáng là những người con cái của Chúa, của Hội Thánh, của Tiểu Chủng Viện Thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Trong bài nói chuyện của Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Cần Thơ, ngài cũng nhắc nhở anh em trung thành với Hội Thánh trong tư tưởng, trong lời cầu nguyện, trong lời nói và trong đời sống của mình.
Người giáo dân dù không xuất thân từ Chủng Viện hay chưa bao giờ đặt chân đến Chủng Viện, thì chắc chắn cũng chịu ơn Chủng Viện, vì từ nơi đó các vị mục tử được đào tạo để ngày nay ban phát hồng ân Chúa cho họ. Do đó trong những dịp kỷ niệm của Chủng Viện giáo phận, mong rằng tất cả dân Chúa cùng hiệp ý tạ ơn Chúa, nhớ ơn các vị tiền nhân và cầu nguyện cho các mục tử của mình.
Trong dịp Lễ Mẹ Lên Trời, kỷ niệm ngày thành lập Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long, chúng ta cùng với Mẹ và nhờ Mẹ dâng lên Chúa lời nguyện trong Thánh Lễ cầu cho các linh mục:
“Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa đến trần gian làm tư tế của giao ước mới để thánh hóa loài người và làm cho danh Chúa được vinh quang rực rỡ. Xin cho các linh mục là những người mà Con Chúa đã chọn để phục vụ và phân phát các mầu nhiệm thánh, được trọn đời trung tín với nhiệm vụ của mình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen”
Gioan Lê Quang Vinh
Chủng viện là nơi ươm mầm ơn gọi linh mục (Semen, seminis là hạt giống, seminarium là chủng viện, vườn ươm hạt giống ơn gọi). Do đó khi một giáo phận được thành lập, một trong những công việc cấp bách mà Đức Giám Mục tiên khởi thường thực hiện là cho xây dựng chủng viện.
Xem Hình
Trước năm 1938 thì Vĩnh Long và các vùng phụ cận thuộc giáo phận Sàigòn. Năm 1938, Tòa Thánh quyết định thành lập địa phận Vĩnh Long tách khỏi Sàigòn, gồm các tỉnh hiện nay là Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp.
Vị linh mục nổi tiếng “tam khôi nguyên tiến sĩ” (có ba bằng tiến sĩ châu Âu) là Cha Phêrô Martinô Ngô Đình Thục được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục tiên khởi của giáo phận Vĩnh Long.
Ngày 23-06-1938 Đức Cha Ngô Đình Thục chính thức nhận giáo phận với khẩu hiệu "Chiến sĩ Chúa Kitô". Ngài là con thứ ba trong chín người con của cụ Micae Ngô Đình Khả, một đại thần dưới triều Thành Thái và Duy Tân. Đây là một gia đình danh giá, học thức cao và rất đạo đức cũng như đầy tinh thần yêu nước. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm là em trai của Đức Cha.
Năm 1943 Đức Cha cho xây dựng Tiểu Chủng Viện Thánh Philipphê Phan Văn Minh Vĩnh Long. Tiểu Chủng Viện hoàn thành năm 1944. Và ngày Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15/8/1944, Tiểu chủng viện Á Thánh Philipphê Phan Văn Minh khai giảng khóa đầu tiên gồm 3 lớp: Đệ Bát, Đệ Thất và Đệ Lục với 75 chủng sinh.
Từ ngày mở lớp đầu tiên đến nay Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long đã góp phần đào tạo Linh mục và đã mang lại kết quả đáng khích lệ với con số 130 Linh mục và một Giám mục xuất thân từ Tiểu Chủng Viện nầy: Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân.
Ngày Đại Lễ Mẹ Lên Trời năm nay 2014, Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long tròn 70 tuổi, là một trong những Tiểu Chủng Viện cổ kính nhất của Việt Nam.
Mặc dù Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long bị đóng cửa từ năm 1975, chung số phận với các chủng viện, tu viện khác trên toàn miền Nam, nhưng từ năm 1991, hằng năm Tiểu Chủng viện có mở khoá mới vào tháng 9 để đào tạo dự tu. Các em dự tu sống ở Chủng Viện và học hỏi những môn học cần thiết từ hai năm trở lên, để chuẩn bị lên Đại Chủng Viện tại Cần Thơ.
Trước ngày kỷ niệm một tháng, vào ngày 12 tháng 7, anh em cựu chủng sinh Vĩnh Long đã về Tiểu Chủng Viện để mừng ngày vui của cái nôi nơi mình được nuôi dưỡng và được giáo dục, có người 1 năm, có người 7 năm, 8 năm, nhưng tâm tình tất cả con cái Thánh Philipphê Minh đều giống nhau: cảm động và biết ơn.
Trong ngày mừng trước ấy, anh em tham dự Thánh Lễ do Cha Giám Quản giáo phận Phêrô Dương Văn Thạnh chủ tế cùng các cha giáo và các cha xuất thân từ Tiểu Chủng Viện.
Trong Thánh Lễ, Cha Giám Quản nhắc đến công lao Đức Giám Mục tiên khởi, mà điều cụ thể nhất trước mắt là bàn thờ cẩm thạch do Đức Cha mua về từ Pháp để tặng cho Tiểu Chủng Viện. Cha Giám Quản cũng nhắc đến tượng Chúa Giêsu linh mục, một bức tượng đặc biệt của Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long. Và ngài cũng đề cập đến thánh tích của Cha Thánh Philipphê Minh trong nhà nguyện Tiểu Chủng Viện.
Những điều nhắc nhở ấy gợi lên rất nhiều điều trong lòng những người tham dự Thánh Lễ hôm ấy và những ai đã từng hưởng nhờ ơn ích từ giáo phận Vĩnh Long. Hội Thánh tại địa phương, các vị chủ chăn và các đấng bề trên trực tiếp luôn mong mỏi cho con cái mình trung thành với Chúa Giêsu, với đức tin tông truyền và với Hội Thánh.
Hôm ấy cha Giám quản có một ý tưởng độc đáo: “Anh em có người tu một năm, có người tu chín mười năm, nhưng chắc chắn đã tu xong rồi. Còn các cha, các dì tu chưa xong nên phải tu tiếp! Vì tu xong rồi, anh em có thể tề gia, có vợ có con, còn các cha tu chưa xong nên không tề gia được, không có vợ con”. Với ý tưởng mới mẻ và khôi hài đó, ngài muốn nhắc anh em sống đời tông đồ tại gia xứng đáng là những người con cái của Chúa, của Hội Thánh, của Tiểu Chủng Viện Thánh Philipphê Phan Văn Minh.
Trong bài nói chuyện của Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Phó Giám Đốc Đại Chủng Viện Cần Thơ, ngài cũng nhắc nhở anh em trung thành với Hội Thánh trong tư tưởng, trong lời cầu nguyện, trong lời nói và trong đời sống của mình.
Người giáo dân dù không xuất thân từ Chủng Viện hay chưa bao giờ đặt chân đến Chủng Viện, thì chắc chắn cũng chịu ơn Chủng Viện, vì từ nơi đó các vị mục tử được đào tạo để ngày nay ban phát hồng ân Chúa cho họ. Do đó trong những dịp kỷ niệm của Chủng Viện giáo phận, mong rằng tất cả dân Chúa cùng hiệp ý tạ ơn Chúa, nhớ ơn các vị tiền nhân và cầu nguyện cho các mục tử của mình.
Trong dịp Lễ Mẹ Lên Trời, kỷ niệm ngày thành lập Tiểu Chủng Viện Vĩnh Long, chúng ta cùng với Mẹ và nhờ Mẹ dâng lên Chúa lời nguyện trong Thánh Lễ cầu cho các linh mục:
“Lạy Chúa, Chúa đã sai Con Chúa đến trần gian làm tư tế của giao ước mới để thánh hóa loài người và làm cho danh Chúa được vinh quang rực rỡ. Xin cho các linh mục là những người mà Con Chúa đã chọn để phục vụ và phân phát các mầu nhiệm thánh, được trọn đời trung tín với nhiệm vụ của mình. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen”
Gioan Lê Quang Vinh