Sứ Điệp của Đức Thánh Phanxicô gửi Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh được tổ chức từ ngày 4 đến 9 tháng 8 năm 2014 ở Panama City
Vatican, ngày 8 Tháng 5 năm 2014
Anh chị em thân mến
Tôi hết lòng kết hợp với tất cả những người tham dự Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh, được Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) tổ chức, và chúc mừng anh chị em về sáng kiến này nhằm cổ võ một giá trị rất quý báu và quan trọng trong các dân tộc chúng ta ngày nay.
Gia đình là gì? Ngoài vấn đề khẩn cấp hơn của họ và nhu cầu trước mắt của họ, gia đình là một “trung tâm tình yêu”, ở đó luật tôn trọng lẫn nhau và hiệp thông cai trị, có thể chịu được sự tấn công của sự thao túng và thống trị của “các trung tâm quyền lực” của thế gian. Trong gia đình, con người hợp nhất một cách tự nhiên và hài hòa thành một nhóm người, thắng vượt sự đối nghịch sai lầm giữa cá nhân và xã hội. Trong gia đình, không ai bị loại trừ: cả người già và trẻ em đều được đón chào. Nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, mở ra cho tình đoàn kết và sự siêu việt đã có sẵn trong nôi của nó.
Vì vậy, gia đình là một “tài sản của xã hội” (x Benedictô XVI, Thông Điệp Caritas in Veritate, 44). Theo nghĩa này, tôi muốn nhấn mạnh đên hai đóng góp chính: sự ổn định và khả năng sinh sản.
Trong gia đình, chúng ta học và sống những mối liên hệ được xây dựng trên tình yêu chung thuỷ cho đến chết, như hôn nhân, làm cha mẹ, làm con cái hoặc anh chị em. Những mối liên hệ này hình thành cơ cấu căn bản của xã hội loài người khi chúng có sự gắn bó và kiên định. Vì anh chị em không thể là một phần của một dân, là dân mở long ra cho người khác, cảm thấy gần gũi nhau, chăm lo cho những người nghèo túng và bất hạnh nhất, nếu quả tim con người đang cắt đứt những mối liên hệ cơ bản này, là những điều cung cấp sự tin cậy căn bản cho họ trong việc mở lòng ra cho những người khác.
Ngoài ra, tình yêu gia đình là điều sinh hoa kết quả, không chỉ vì nó tạo ra sự sống mới, nhưng bởi vì nó mở rộng chân trời của cuộc đời, tạo ra một thế giới mới; làm cho chúng ta tin rằng, bất chấp mọi tuyệt vọng và thất bại, một cuộc chung sống dựa trên lòng tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có thể xảy ra. Đối diện với một thế giới quan duy vật, gia đình không biến con người thành những kẻ vị lợi khô cằn, nhưng giúp họ thực hiện được những ước muốn thầm kín nhất của họ.
Cuối cùng, tôi mốn nói cùng anh chị em rằng, nhờ nền tảng tình yêu gia đình, con người cũng phát triển việc mở lòng ra cho Thiên Chúa là Cha. Vì vậy, văn kiện Aparecida vạch ra rằng không nên chỉ coi gia đình như đối tượng của việc Phúc Âm hoá, mà còn như tác nhân của việc Phúc Âm hoá (x. cc. 432, 435). Gia đình phản ánh hình ảnh Thiên Chúa, trong mầu nhiệm sâu thẳm nhất của Ngài là một gia đình và, do đó cho phép chúng ta nhìn tình yêu của con người như một dấu chỉ của sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa (Thông điệp Lumen Fidei, 52). Trong gia đình đức tin được trộn với sữa mẹ. Chẳng hạn như, cử chỉ đơn giản và tự nhiên của việc xin được chúc lành, là điều được duy trì trong nhiều dân tộc của chúng ta, hoàn toàn phản ánh xác tín theo Thánh Kinh rằng phúc lành của Thiên Chúa được truyền từ cha mẹ sang con cái.
Ý thức rằng tình yêu gia đình biến tất cả mọi việc con người làm nên cao quý, làm tăng giá trị của chúng, nên điều quan trọng là khuyến khích các gia đình nuôi dưỡng những mối liên hệ lành mạnh giữa các phần tử, để họ có thể nói với nhau những lời “xin lỗi”, “cảm ơn” “làm ơn “, và hướng về Thiên Chúa với danh hiệu nhân lành là Cha.
Nguyện xin Đức Mẹ Guadalupe nhận được muôn ơn lành từ Thiên Chúa cho các gia đình Châu Mỹ và làm cho hạt giống sự sống, sự hòa hợp và một đức tin mạnh mẽ, được nuôi dưỡng bởi Tin Mừng và các việc lành.
Tôi hỏi xin anh chị em làm ơn cầu nguyện cho tôi vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em.
Thân ái,
PHANXICÔ
http://giaoly.org/vn
nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/messages/pont-messages/2014/documents/papa-francesco_20140508_messaggio-i-congresso-celam-pastorale-familiare.html
Vatican, ngày 8 Tháng 5 năm 2014
Anh chị em thân mến
Tôi hết lòng kết hợp với tất cả những người tham dự Đại Hội về Chăm Sóc Mục Vụ Gia Đình của Châu Mỹ La Tinh, được Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh (CELAM) tổ chức, và chúc mừng anh chị em về sáng kiến này nhằm cổ võ một giá trị rất quý báu và quan trọng trong các dân tộc chúng ta ngày nay.
Gia đình là gì? Ngoài vấn đề khẩn cấp hơn của họ và nhu cầu trước mắt của họ, gia đình là một “trung tâm tình yêu”, ở đó luật tôn trọng lẫn nhau và hiệp thông cai trị, có thể chịu được sự tấn công của sự thao túng và thống trị của “các trung tâm quyền lực” của thế gian. Trong gia đình, con người hợp nhất một cách tự nhiên và hài hòa thành một nhóm người, thắng vượt sự đối nghịch sai lầm giữa cá nhân và xã hội. Trong gia đình, không ai bị loại trừ: cả người già và trẻ em đều được đón chào. Nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, mở ra cho tình đoàn kết và sự siêu việt đã có sẵn trong nôi của nó.
Vì vậy, gia đình là một “tài sản của xã hội” (x Benedictô XVI, Thông Điệp Caritas in Veritate, 44). Theo nghĩa này, tôi muốn nhấn mạnh đên hai đóng góp chính: sự ổn định và khả năng sinh sản.
Trong gia đình, chúng ta học và sống những mối liên hệ được xây dựng trên tình yêu chung thuỷ cho đến chết, như hôn nhân, làm cha mẹ, làm con cái hoặc anh chị em. Những mối liên hệ này hình thành cơ cấu căn bản của xã hội loài người khi chúng có sự gắn bó và kiên định. Vì anh chị em không thể là một phần của một dân, là dân mở long ra cho người khác, cảm thấy gần gũi nhau, chăm lo cho những người nghèo túng và bất hạnh nhất, nếu quả tim con người đang cắt đứt những mối liên hệ cơ bản này, là những điều cung cấp sự tin cậy căn bản cho họ trong việc mở lòng ra cho những người khác.
Ngoài ra, tình yêu gia đình là điều sinh hoa kết quả, không chỉ vì nó tạo ra sự sống mới, nhưng bởi vì nó mở rộng chân trời của cuộc đời, tạo ra một thế giới mới; làm cho chúng ta tin rằng, bất chấp mọi tuyệt vọng và thất bại, một cuộc chung sống dựa trên lòng tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau có thể xảy ra. Đối diện với một thế giới quan duy vật, gia đình không biến con người thành những kẻ vị lợi khô cằn, nhưng giúp họ thực hiện được những ước muốn thầm kín nhất của họ.
Cuối cùng, tôi mốn nói cùng anh chị em rằng, nhờ nền tảng tình yêu gia đình, con người cũng phát triển việc mở lòng ra cho Thiên Chúa là Cha. Vì vậy, văn kiện Aparecida vạch ra rằng không nên chỉ coi gia đình như đối tượng của việc Phúc Âm hoá, mà còn như tác nhân của việc Phúc Âm hoá (x. cc. 432, 435). Gia đình phản ánh hình ảnh Thiên Chúa, trong mầu nhiệm sâu thẳm nhất của Ngài là một gia đình và, do đó cho phép chúng ta nhìn tình yêu của con người như một dấu chỉ của sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa (Thông điệp Lumen Fidei, 52). Trong gia đình đức tin được trộn với sữa mẹ. Chẳng hạn như, cử chỉ đơn giản và tự nhiên của việc xin được chúc lành, là điều được duy trì trong nhiều dân tộc của chúng ta, hoàn toàn phản ánh xác tín theo Thánh Kinh rằng phúc lành của Thiên Chúa được truyền từ cha mẹ sang con cái.
Ý thức rằng tình yêu gia đình biến tất cả mọi việc con người làm nên cao quý, làm tăng giá trị của chúng, nên điều quan trọng là khuyến khích các gia đình nuôi dưỡng những mối liên hệ lành mạnh giữa các phần tử, để họ có thể nói với nhau những lời “xin lỗi”, “cảm ơn” “làm ơn “, và hướng về Thiên Chúa với danh hiệu nhân lành là Cha.
Nguyện xin Đức Mẹ Guadalupe nhận được muôn ơn lành từ Thiên Chúa cho các gia đình Châu Mỹ và làm cho hạt giống sự sống, sự hòa hợp và một đức tin mạnh mẽ, được nuôi dưỡng bởi Tin Mừng và các việc lành.
Tôi hỏi xin anh chị em làm ơn cầu nguyện cho tôi vì tôi cần lời cầu nguyện của anh chị em.
Thân ái,
PHANXICÔ
http://giaoly.org/vn
nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/messages/pont-messages/2014/documents/papa-francesco_20140508_messaggio-i-congresso-celam-pastorale-familiare.html