Liên hệ ngoại giao giữa Do Thái và Tòa Thánh được chính thức thiết lập năm 1993, nhưng đã tiếp theo gần một thế kỷ liên lạc và hoạt động ngoại giao, chưa kể gần 2 thiên niên kỷ gặp gỡ giữa Công Giáo và Do Thái Giáo dù đôi khi những cuộc gặp gỡ này không thân thiện bao nhiêu. Các dữ kiện sau đây dựa vào tư liệu của Bộ Ngoại Giao Do Thái.
1. Thời kỳ trước khi Do Thái trở thành quốc gia
Năm 1897, khi ý niệm Duy Xion (Zionist) bắt đầu được chú ý tại Âu Châu, và 4 tháng trước Đại Hội Duy Xion Thứ Nhất được tổ chức tại Basle, tờ báo có thế giá của Dòng Tên, tức tờ Civiltà Cattolica, cho mọi người biết rằng một Nhà Nước Do Thái tại Đất Thánh với Giêrusalem làm thủ đô và với việc quản trị các Nơi Thánh là điều không thể tưởng nghĩ được đối với Giáo Hội Công Giáo.
Bẩy năm sau, tức năm 1904, người sáng lập ra Phong Trào Duy Xion là Theodor Herzl yết kiến Đức Piô X với hy vọng được Tòa Thánh ủng hộ công trình của Duy Xion. Đức Piô X khước từ yêu cầu của ông bằng cách tuyên bố rằng Giáo Hội không thể thừa nhận dân tộc Do Thái và hoài mong chiếm Palestine của họ, vì người Do Thái “không thừa nhận Chúa chúng tôi”. Herzl được động viên bởi các lý lẽ chính trị; đáp ứng của Đức Giáo Hoàng xuất phát từ thần học Công Giáo.
Trong suốt 4 thập niên kế tiếp tức thời kỳ có hai cuộc Thế Chiến, các tiếp xúc của Duy Xion với phẩm trật Giáo Hội cũng như các tuyên bố có thẩm quyền của Vatican liên quan tới các hoài bão của Duy Xion khá rời rạc. Tuy nhiên, chúng vẫn đủ để củng cố các yếu tố căn bản, và nhất quán trong chủ trương của Vatican như đã được tờ Civiltà Cattolica và Đức Piô X nói lên. Tòa Thánh chống lại ý niệm một quê hương cho người Do Thái tại Palestine , một ý tưởng vốn đã có trong Bản Tuyên Ngôn Balfour của Anh ngày 2 tháng 11, năm 1917. Các nơi thánh là quyền lợi sinh tử và việc người Do Thái quản lý chúng là điều không thể chấp nhận được. Vấn đề sử dụng chúng và trông coi chúng là những vấn đề phải được xác định giữa Giáo Hội và các cường quốc. Có nhiều nan đề thần học xoay quanh khả thể một chủ quyền Do Thái tại Đất Thánh.
Nghị Quyết 181 ngày 29 tháng 11 năm 1947 của Liên Hiệp Quốc (“Nghị Quyết Phân Chia”) dự trù một “thực thể riêng biệt” (corpus separatum) cho Giêrusalem và vùng phụ cận được Tòa Thánh có thiện cảm. Tuy nhiên, nghị quyết này nhanh chóng bị các nước Ả Rập bác bỏ và sau các thù nghịch trong năm 1948, “thực thể biệt lập” này đã không thành hiện thực.
Tháng Mười năm đó, Đức GH Piô XII, vì hết sức lo âu trước cảnh tranh chấp đầy bạo lực tại Đất Thánh, đã ban hành một thông điệp, tựa là In Multiplicibus Curis, trong đó, ngài kêu gọi các nước mưu tìm hòa bình dành cho Giêrusalem và các vùng ngoại vi của nó “một đặc tính quốc tế” và “với các bảo đảm quốc tế” bảo đảm quyền tự do tới lui và thờ phượng tại các Nơi Thánh rải rác khắp Palestine. Trong một thông điệp thứ hai, tựa là Redemptoris Nostra, tháng Tư năm 1949, Đức Piô XII kêu gọi công bình cho người tị nạn Palestine và nhắc lại lời kêu gọi của ngài về “tư thế quốc tế” như là hình thức bảo vệ tốt nhất đối với các Nơi Thánh. Chủ trương chính thức của Vatican về vấn đề này, cũng như về vấn đề người tị nạn, trong hai thập niên sau đó, chủ yếu đã không được mấy ai lưu ý.
2. Thời kỳ sau khi Do Thái trở thành nhà nước: thừa nhận trên thực tế
Năm 1948, Nhà Nước non trẻ Do Thái hết sức muốn được Tòa Thánh thừa nhận chủ quyền và các lãnh thổ chiếm được, vì vị thế tinh thần và ảnh hưởng quốc tế của Tòa Thánh đối với các chính phủ tại một số nước Công Giáo và hơn phân nửa số Kitô hữu trên khắp thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Do Thái đã cử nhiều đại diện tới Vatican vào tháng Chín năm đó. Dù phái đoàn không thực hiện được mục tiêu hàng đầu của mình, nhưng một số hiểu biết đã đạt được trong việc xử lý các vấn đề được cả hai bên quan tâm, một phần dựa trên căn bản song phương một phần nhờ vị Khâm Sai của Đức GH tại Đất Thánh và vị Đại Diện Thượng Phụ tại Galilê. Mặc nhiên trong các hiểu biết này là việc Vatican thừa nhận Nhà Nước Do Thái trên thực tế, một sự kiện được Tòa Thánh hay nhắc tới trong các thương lượng sau này với Do Thái.
Vatican tiếp tục vận động cho việc quốc tế hóa Giêrusalem và các Nơi Thánh. Năm 1950, Tòa Thánh phối hợp một cố gắng bất thành tại LHQ nhằm thực hiện việc này. Sau đó, Vatican không còn lặp lại các sáng kiến của mình tại LHQ nữa nhưng cũng không từ bỏ khát vọng của mình đối với Giêrusalem và các Nơi Thánh.
Song song với các sự kiện trên, các liên lạc giữa Do Thái và Tòa Thánh vẫn diễn tiến trên nhiều bình diện khác nhau. Đáng lưu ý là cuộc gặp gỡ Đức Piô XII của Ngoại Trưởng Moshe Sharrett trong năm 1952 và việc Ban Đại Hòa Tấu Do Thái trình diễn cho ngài vào năm 1955. Mục tiêu được công bố của Do Thái vẫn là các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh. Các cố gắng liên tục của các nhà ngoại giao Do Thái trong các năm kế tiếp vẫn không đem lại kết quả bao nhiêu.
Cuộc hành hương của Đức GH Phaolô VI tại Đất Thánh vào tháng Giêng năm 1964, được tiến hành một cách khiến cho người ta thấy rõ và một cách đau lòng là Tòa Thánh không thừa nhận Do Thái trên pháp lý.
Năm 1965, Công Đồng Vatican II, khi công bố tuyên ngôn Nostra Aetate, đã thay đổi trong nền tảng mối liên hệ của Giáo Hội với người Do Thái, vì đã chính thức quả quyết rằng “Vì Cha Ông họ, Thiên Chúa rất qúi yêu người Do Thái; Người không ân hận đối với các hồng ân [dành cho họ]”. Hơn nữa, cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu “không thể qui tội một cách không phân biệt cho mọi người Do Thái, sống lúc đó hay sống hiện nay”.
Nếu các luận bác thần học trong phương thức thừa nhận Do Thái về pháp lý đã dịu đi, thì các trở ngại chính về chính trị vẫn còn đó. Ngoài vấn đề chủ quyền Do Thái đối với mọi lãnh thổ, bao gồm các phần tại Giêrusalem, vấn đề thiếu các biên giới được thừa nhận và vấn đề các Nơi Thánh và việc bảo vệ các nơi này, Vatican còn duy trì quan tâm của mình đối với các nhu cầu của người Công Giáo tại địa phương cũng như số phận người tị nạn Palestine. Thêm vào đó, Vatican còn e ngại các phản ứng tiêu cực chống lại các nhóm thiểu số Kitô Giáo tại các nước Ả Rập và cả chính Vaticn nữa, nếu phải thừa nhận Do Thái trên pháp lý. Còn đối với Do Thái, nhiều giới tỏ ra ngần ngại trước việc có liên hệ trọn vẹn với Vatican…
Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 đã thay đổi thế địa chính trị trong vùng. Do Thái nay sở hữu vững vàng toàn bộ Đất Thánh phía tây Sông Giócđăng, bao gồm mọi Nơi Thánh của Kitô Giáo. Việc này khiến Vatican phải thay đổi lập trường của mình một cách thực tiễn. Trong một diễn văn trước các Hồng Y vào tháng 12 năm 1967, Đức GH Phaolô VI kêu gọi “một qui chế đặc biệt, được quốc tế bảo đảm” (chứ không hẳn quốc tế hóa) cho Giêrusalem và các Nơi Thánh. Lập trường này vẫn còn là lập trường chính thức của Vatican cho tới tận nay.
Cùng một lúc, các liên lạc cao cấp giữa hai bên vẫn tiếp diễn. Trong đó, có việc Đức GH Phaolô VI tiếp Ngoại Trưởng Abba Eban năm 1969, Thủ Tướng Golda Meir năm 1973 và Ngoại Trưởng Moshe Dayan năm 1978. Thủ Tướng Yitzhak Shamir được Đức GH Gioan Phaolô II tiếp năm 1982. Vấn đề liên hệ ngoại giao đầy đủ đã được nêu ra trong các lần tiếp xúc này và nhiều lần khác, nhưng Vatican vẫn tiếp tục dè dặt và trong khi Do Thái ngược xuôi, thì Vatican vẫn không cho thấy dấu hiệu hối hả nào.
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể có thay đổi bầu không khí xuất hiện sau cuộc đăng quang của Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1978. Ngài vốn rất khác về hậu cảnh so với các vị tiền nhiệm người Ý. Khi còn trẻ, ngài từng có nhiều bạn hữu Do Thái tại thành phố quê hương Wadowice; ngài từng chứng kiến Nạn Diệt Chủng và chính ngài đã bị buộc phải làm việc tại hầm đá dưới thời Quốc Xã chiếm đóng Ba Lan; ngài có nhiều thiện cảm đối với các khát vọng quốc gia của người Ba Lan và của nhiều dân tộc khác. Năm 1984, ngài viện dẫn sự an toàn và thanh bình cho người Do Thái đang sống tại Nhà Nước Do Thái như là “một đặc quyền của bất cứ quốc gia nào”. Nói chuyện với các nhà lãnh đạo Do Thái tại Miami tháng Chín năm 1987, ngài thừa nhận quyền của dân tộc Do Thái có một quê hương “như bất cứ quốc gia dân sự nào, theo luật quốc tế”.
Dù nhiều vị khác ở Vatican cho thấy: các trở ngại thần học và nay các trở ngại chính trị đối với việc thiết lập các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Do Thái đã bị loại bỏ phần lớn, cũng phải cần tới 5 năm nữa Đức Gioan Phaolô II mới diễn dịch các tình cảm của ngài thành thực tại ngoại giao. Sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh đầu tiên năm 1991, diễn trình hòa bình Ả Rập – Do Thái đã được phục hoạt. PLO thừa nhận Do Thái và một số quốc gia Ả Rập thiết lập bang giao với quốc gia Do Thái. Song song với các hoạt động này, Liên Xô và một số quốc gia quan trọng khác cũng đã nối lại liên hệ ngoại giao với Do Thái (bị gián đoạn sau Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày). Thêm vào đó, một số nước hàng đầu, như Trung Quốc và Ấn Độ, lần đầu tiên cũng đã ký kết liên hệ ngoại giao với Nhà Nước Do Thái, để trở thành thành phần của các cuộc thương thuyết hòa bình đa phương.
Biết rằng việc thừa nhận Do Thái của các nước Ả Rập và của Palestine không gây nên bất cứ phản ứng tệ hại nào tại Trung Đông và có lẽ vì cảm thấy Tòa Thánh sẽ lâm vào tình thế khó xử nếu không cư xử với Do Thái một cách chính thức khi các vấn đề có tính sinh tử với nước này được đem ra thảo luận trong các cuộc thương thuyết hòa bình, nên Đức Gioan Phaolô II đã phê chuẩn một số “thăm dò” ngoại giao đối với Do Thái và sau đó chính ngài đưa ra sáng kiến. Đầu tháng Tư năm 1992, Đại Sứ Do Thái tại Ý, Avi Pazner, và vợ được mời dự buổi yết kiến riêng với Đức Giáo Hoàng. Theo lời yêu cầu của ngài, Đại Sứ đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình Trung Đông, trong đó, ông ám chỉ tới việc một số nước Ả Rập không chịu chấp nhận Do Thái, bất chấp sự thừa nhận của Palestine và diễn trình hòa bình đang tiếp diễn. Việc gián tiếp nhắc tới sự kiện đó rõ ràng đã được Đức Giáo Hoàng thấu hiểu và có lẽ đã làm lệch hẳn bàn cân. Vì 10 ngày sau, “Bộ Trưởng Ngoại Giao” của Vatican, là TGM Jean-Louis Tauran, thông báo cho Đại Sứ Pazner rằng Đức Gioan Phaolô đã chỉ thị cho Giáo Triều mở các cuộc thương thuyết để có thể thiết lập quan hệ ngoại giao trọn vẹn với Do Thái. Sau khi gặp Đức GH vào tháng Mười, Ngoại Trưởng Do Thái, Shimon Peres (nay là Tổng Thống Do Thái) nhận định rằng dù gần đây, Do Thái được rất nhiều quốc gia thừa nhận, nhưng “thêm Vatican vào tất cả các vụ thừa nhận đó quả đã thay đổi tình thế rất nhiều”.
3. 1993 và sau đó: thừa nhận trên pháp lý
Một năm rưỡi thương thảo phức tạp kết thúc bằng việc ký Thỏa Hiệp Căn Bản giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Do Thái vào ngày 30 tháng Mười Hai năm 1993. Rồi, căn cứ vào Nghị Định Thư tiếp theo Thỏa Hiệp Căn Bản, các đại sứ toàn quyền đã được trao đổi vào tháng Năm năm 1994. Thỏa Hiệp Căn Bản cũng mở đường cho việc thiết lập ra các tiểu ban pháp chế và tài chánh để giải quyết hàng loạt vấn đề quan yếu vẫn còn cố ý để ngỏ. Điều đáng lưu ý, là việc Thỏa Hiệp nhìn nhận bản chất độc đáo trong mối liên hệ giữa Giáo Hội và Dân Tộc Do Thái và nhắc lại việc Giáo Hội lên án chủ nghĩa Bài Do Thái dưới mọi hình thức, như đã được nói ra trong Nostra Aetate.
Từ thời điểm trên, Do Thái và Tòa Thánh đã duy trì được mối liên hệ ngoại giao gần gũi, tuy không hẳn không có những giai đoạn căng thẳng, thậm chí khủng hoảng nữa. Các cuộc bàn luận của tiểu ban pháp chế đã mau chóng kết thúc với Thỏa Hiệp Phụ Trội đã được ký ngày 10 tháng Mười Hai năm 1997, trong đó, Do Thái thừa nhận tư cách pháp nhân và thẩm quyền theo giáo luật của Giáo Hội Công Giáo và các định chế của nó, cũng như tư cách pháp nhân và thẩm quyền của Tòa Thượng Phụ La Tinh tại Giêrusalem và các Tòa Thượng Phụ Công Giáo Đông Phương cùng các giáo phận liên hệ của họ trên lãnh thổ Do Thái. Về phần họ, các thực thể Giáo Hội này thừa nhận luật lệ hiện hành của Do Thái trong các vấn đề dân sự và hình phạm. Nhưng mặt khác, công việc của tiểu ban tài chánh thì vẫn chưa hoàn tất, do nhiều khó khăn trầm trọng trong việc khắc phục các lập trường có tính nguyên tắc của đôi bên và do quan điểm của phía Do Thái cho rằng nếu dành cho Giáo Hội Công Giáo bất cứ đặc quyền nào về phương diện vật chất và tài chánh cũng có thể có hệ quả không hay đối với các nhóm Kitô Giáo và không Kitô Giáo khác có mặt trên xứ sở.
Cao điểm của mối liên hệ là lúc Đức GH Gioan Phaolô II hành hương Đất Thánh trong Đại Năm Thánh 2000. Dù bản chất tôn giáo của cuộc viếng thăm hết sức nổi bật, các khía cạnh chính trị cũng không thể bỏ qua, thí dụ lúc Đức Gioan Phaolô tới thăm Tổng Thống Do Thái và lúc ngài gặp Thủ Tướng và các thành viên nội các của ông.
Các hy vọng lớn lao của Do Thái muốn có liên hệ chính trị và ngoại giao gần hơn với Tòa Thánh sau cuộc viếng thăm trên đã bị phá tan bởi việc nổ ra cuộc nổi dậy (intifada) thứ hai của người Palestine vào tháng Chín năm 2000. Chỉ trích việc Do Thái sử dụng vũ khí để đáp ứng cuộc nổi dậy và do đó, làm cho diễn trình hòa bình bị khựng lại, nên Toà Thánh đã giữ một thái độ lạnh nhạt trong mối liên hệ ngoại giao của mình với Do Thái. Tuy nhiên, vì muốn tránh việc gián đoạn hoàn toàn, Tòa Thánh nhấn mạnh hơn tới chiều kích Do Thái Giáo-Công Giáo của mối liên hệ. Một số sáng kiến được khuyến khích, trong đó có việc phát động cuộc đối thoại đáng lưu ý giữa Tòa Thánh và Tòa Trưởng Giáo Chủ của Do Thái vào năm 2003, và cuộc đối thoại này nay vẫn còn đang tiếp diễn một cách có hiệu quả.
Mối liên hệ gặp nhiều căng thẳng vào năm 1998 khi người Hồi Giáo tại Nadarét tìm cách xây dựng một ngôi đền lớn kế cận Nhà Thờ Truyền Tin. Nhiều người cho rằng việc này có sự thoả hiệp ngầm của nhà cầm quyền Do Thái. Vấn đề trực tiếp liên hệ tới các Nơi Thánh Công Giáo này mãi tới tháng Giêng năm 2002 mới được giải quyết khi một ủy ban chính phủ đưa ra kế hoạch chỉnh trang mà thực tế là để kết liễu việc xây dựng ngôi đền Hồi Giáo. Ngược với biến cố này, mối liên hệ ngoại giao tỏ ra mạnh mẽ và có chất lượng khi Tòa Thánh và Do Thái hợp tác chặt chẽ và kín đáo với nhau để tìm ra giải pháp cho tình thế khó khăn hồi tháng Tư năm 2002 khi các người Palestine có vũ trang chiếm giữ một Nơi Thánh khác tức Nhà Thờ Giáng Sinh ở Bêlem và cầm giữ một số giáo sĩ (Công Giáo, Ácmêni và Chính Thống Hy Lạp) cũng như nhiều thường dân Palestine.
Phần lớn, mối liên hệ này diễn tiến một cách êm ả. Các cuộc thăm viếng Tòa Thánh cấp bộ trưởng là việc xẩy ra thường xuyên và nhiều đến đếm không xuể. Vị Tổng Thống Do Thái đầu tiên được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến là TT Moshe Katsav, tháng Mười Hai năm 2002. Trên căn bản hàng ngày, Tòa Đại Sứ Do Thái cạnh Tòa Thánh tìm cách thông tri cho Tòa Thánh mọi chính sách chính thức về đủ vấn đề hiện thời, trong khi đó, Tòa Đại Sứ của Tòa Thánh tại Jaffa lo trông nom các tài sản nhiều mặt và nhiều quyền lợi khác tại Do Thái. Cả hai bên đều tìm cách mở rộng việc hợp tác và hiểu biết nhau về văn hóa, giáo dục, học thuật và liên tôn. Còn các vấn đề trần tục như thị thực nhập cảnh và việc ra vào Do Thái của các giáo sĩ Công Giáo thuộc các lãnh thổ Ả Rập không sống hòa bình với Do Thái cũng đều được thường xuyên giải quyết.
Do Thái và Tòa Thánh rất coi trọng liên hệ ngoại giao này. Xét về nhiều mặt, đây là mối liên hệ độc đáo, thấm nhuần hàng thế kỷ gặp gỡ giữa đôi bên, và liên hệ tới những quyền lợi được đôi bên coi là tối quan trọng. Chính vì thế, người ta có quyền hy vọng nó sẽ mãi mãi vững bền và đầy sức sống, vượt qua mọi căng thẳng đây đó, chắc chắn không tránh khỏi.
1. Thời kỳ trước khi Do Thái trở thành quốc gia
Năm 1897, khi ý niệm Duy Xion (Zionist) bắt đầu được chú ý tại Âu Châu, và 4 tháng trước Đại Hội Duy Xion Thứ Nhất được tổ chức tại Basle, tờ báo có thế giá của Dòng Tên, tức tờ Civiltà Cattolica, cho mọi người biết rằng một Nhà Nước Do Thái tại Đất Thánh với Giêrusalem làm thủ đô và với việc quản trị các Nơi Thánh là điều không thể tưởng nghĩ được đối với Giáo Hội Công Giáo.
Bẩy năm sau, tức năm 1904, người sáng lập ra Phong Trào Duy Xion là Theodor Herzl yết kiến Đức Piô X với hy vọng được Tòa Thánh ủng hộ công trình của Duy Xion. Đức Piô X khước từ yêu cầu của ông bằng cách tuyên bố rằng Giáo Hội không thể thừa nhận dân tộc Do Thái và hoài mong chiếm Palestine của họ, vì người Do Thái “không thừa nhận Chúa chúng tôi”. Herzl được động viên bởi các lý lẽ chính trị; đáp ứng của Đức Giáo Hoàng xuất phát từ thần học Công Giáo.
Trong suốt 4 thập niên kế tiếp tức thời kỳ có hai cuộc Thế Chiến, các tiếp xúc của Duy Xion với phẩm trật Giáo Hội cũng như các tuyên bố có thẩm quyền của Vatican liên quan tới các hoài bão của Duy Xion khá rời rạc. Tuy nhiên, chúng vẫn đủ để củng cố các yếu tố căn bản, và nhất quán trong chủ trương của Vatican như đã được tờ Civiltà Cattolica và Đức Piô X nói lên. Tòa Thánh chống lại ý niệm một quê hương cho người Do Thái tại Palestine , một ý tưởng vốn đã có trong Bản Tuyên Ngôn Balfour của Anh ngày 2 tháng 11, năm 1917. Các nơi thánh là quyền lợi sinh tử và việc người Do Thái quản lý chúng là điều không thể chấp nhận được. Vấn đề sử dụng chúng và trông coi chúng là những vấn đề phải được xác định giữa Giáo Hội và các cường quốc. Có nhiều nan đề thần học xoay quanh khả thể một chủ quyền Do Thái tại Đất Thánh.
Nghị Quyết 181 ngày 29 tháng 11 năm 1947 của Liên Hiệp Quốc (“Nghị Quyết Phân Chia”) dự trù một “thực thể riêng biệt” (corpus separatum) cho Giêrusalem và vùng phụ cận được Tòa Thánh có thiện cảm. Tuy nhiên, nghị quyết này nhanh chóng bị các nước Ả Rập bác bỏ và sau các thù nghịch trong năm 1948, “thực thể biệt lập” này đã không thành hiện thực.
Tháng Mười năm đó, Đức GH Piô XII, vì hết sức lo âu trước cảnh tranh chấp đầy bạo lực tại Đất Thánh, đã ban hành một thông điệp, tựa là In Multiplicibus Curis, trong đó, ngài kêu gọi các nước mưu tìm hòa bình dành cho Giêrusalem và các vùng ngoại vi của nó “một đặc tính quốc tế” và “với các bảo đảm quốc tế” bảo đảm quyền tự do tới lui và thờ phượng tại các Nơi Thánh rải rác khắp Palestine. Trong một thông điệp thứ hai, tựa là Redemptoris Nostra, tháng Tư năm 1949, Đức Piô XII kêu gọi công bình cho người tị nạn Palestine và nhắc lại lời kêu gọi của ngài về “tư thế quốc tế” như là hình thức bảo vệ tốt nhất đối với các Nơi Thánh. Chủ trương chính thức của Vatican về vấn đề này, cũng như về vấn đề người tị nạn, trong hai thập niên sau đó, chủ yếu đã không được mấy ai lưu ý.
2. Thời kỳ sau khi Do Thái trở thành nhà nước: thừa nhận trên thực tế
Năm 1948, Nhà Nước non trẻ Do Thái hết sức muốn được Tòa Thánh thừa nhận chủ quyền và các lãnh thổ chiếm được, vì vị thế tinh thần và ảnh hưởng quốc tế của Tòa Thánh đối với các chính phủ tại một số nước Công Giáo và hơn phân nửa số Kitô hữu trên khắp thế giới. Để đạt được mục tiêu này, Do Thái đã cử nhiều đại diện tới Vatican vào tháng Chín năm đó. Dù phái đoàn không thực hiện được mục tiêu hàng đầu của mình, nhưng một số hiểu biết đã đạt được trong việc xử lý các vấn đề được cả hai bên quan tâm, một phần dựa trên căn bản song phương một phần nhờ vị Khâm Sai của Đức GH tại Đất Thánh và vị Đại Diện Thượng Phụ tại Galilê. Mặc nhiên trong các hiểu biết này là việc Vatican thừa nhận Nhà Nước Do Thái trên thực tế, một sự kiện được Tòa Thánh hay nhắc tới trong các thương lượng sau này với Do Thái.
Vatican tiếp tục vận động cho việc quốc tế hóa Giêrusalem và các Nơi Thánh. Năm 1950, Tòa Thánh phối hợp một cố gắng bất thành tại LHQ nhằm thực hiện việc này. Sau đó, Vatican không còn lặp lại các sáng kiến của mình tại LHQ nữa nhưng cũng không từ bỏ khát vọng của mình đối với Giêrusalem và các Nơi Thánh.
Song song với các sự kiện trên, các liên lạc giữa Do Thái và Tòa Thánh vẫn diễn tiến trên nhiều bình diện khác nhau. Đáng lưu ý là cuộc gặp gỡ Đức Piô XII của Ngoại Trưởng Moshe Sharrett trong năm 1952 và việc Ban Đại Hòa Tấu Do Thái trình diễn cho ngài vào năm 1955. Mục tiêu được công bố của Do Thái vẫn là các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh. Các cố gắng liên tục của các nhà ngoại giao Do Thái trong các năm kế tiếp vẫn không đem lại kết quả bao nhiêu.
Cuộc hành hương của Đức GH Phaolô VI tại Đất Thánh vào tháng Giêng năm 1964, được tiến hành một cách khiến cho người ta thấy rõ và một cách đau lòng là Tòa Thánh không thừa nhận Do Thái trên pháp lý.
Năm 1965, Công Đồng Vatican II, khi công bố tuyên ngôn Nostra Aetate, đã thay đổi trong nền tảng mối liên hệ của Giáo Hội với người Do Thái, vì đã chính thức quả quyết rằng “Vì Cha Ông họ, Thiên Chúa rất qúi yêu người Do Thái; Người không ân hận đối với các hồng ân [dành cho họ]”. Hơn nữa, cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu “không thể qui tội một cách không phân biệt cho mọi người Do Thái, sống lúc đó hay sống hiện nay”.
Nếu các luận bác thần học trong phương thức thừa nhận Do Thái về pháp lý đã dịu đi, thì các trở ngại chính về chính trị vẫn còn đó. Ngoài vấn đề chủ quyền Do Thái đối với mọi lãnh thổ, bao gồm các phần tại Giêrusalem, vấn đề thiếu các biên giới được thừa nhận và vấn đề các Nơi Thánh và việc bảo vệ các nơi này, Vatican còn duy trì quan tâm của mình đối với các nhu cầu của người Công Giáo tại địa phương cũng như số phận người tị nạn Palestine. Thêm vào đó, Vatican còn e ngại các phản ứng tiêu cực chống lại các nhóm thiểu số Kitô Giáo tại các nước Ả Rập và cả chính Vaticn nữa, nếu phải thừa nhận Do Thái trên pháp lý. Còn đối với Do Thái, nhiều giới tỏ ra ngần ngại trước việc có liên hệ trọn vẹn với Vatican…
Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày năm 1967 đã thay đổi thế địa chính trị trong vùng. Do Thái nay sở hữu vững vàng toàn bộ Đất Thánh phía tây Sông Giócđăng, bao gồm mọi Nơi Thánh của Kitô Giáo. Việc này khiến Vatican phải thay đổi lập trường của mình một cách thực tiễn. Trong một diễn văn trước các Hồng Y vào tháng 12 năm 1967, Đức GH Phaolô VI kêu gọi “một qui chế đặc biệt, được quốc tế bảo đảm” (chứ không hẳn quốc tế hóa) cho Giêrusalem và các Nơi Thánh. Lập trường này vẫn còn là lập trường chính thức của Vatican cho tới tận nay.
Cùng một lúc, các liên lạc cao cấp giữa hai bên vẫn tiếp diễn. Trong đó, có việc Đức GH Phaolô VI tiếp Ngoại Trưởng Abba Eban năm 1969, Thủ Tướng Golda Meir năm 1973 và Ngoại Trưởng Moshe Dayan năm 1978. Thủ Tướng Yitzhak Shamir được Đức GH Gioan Phaolô II tiếp năm 1982. Vấn đề liên hệ ngoại giao đầy đủ đã được nêu ra trong các lần tiếp xúc này và nhiều lần khác, nhưng Vatican vẫn tiếp tục dè dặt và trong khi Do Thái ngược xuôi, thì Vatican vẫn không cho thấy dấu hiệu hối hả nào.
Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể có thay đổi bầu không khí xuất hiện sau cuộc đăng quang của Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1978. Ngài vốn rất khác về hậu cảnh so với các vị tiền nhiệm người Ý. Khi còn trẻ, ngài từng có nhiều bạn hữu Do Thái tại thành phố quê hương Wadowice; ngài từng chứng kiến Nạn Diệt Chủng và chính ngài đã bị buộc phải làm việc tại hầm đá dưới thời Quốc Xã chiếm đóng Ba Lan; ngài có nhiều thiện cảm đối với các khát vọng quốc gia của người Ba Lan và của nhiều dân tộc khác. Năm 1984, ngài viện dẫn sự an toàn và thanh bình cho người Do Thái đang sống tại Nhà Nước Do Thái như là “một đặc quyền của bất cứ quốc gia nào”. Nói chuyện với các nhà lãnh đạo Do Thái tại Miami tháng Chín năm 1987, ngài thừa nhận quyền của dân tộc Do Thái có một quê hương “như bất cứ quốc gia dân sự nào, theo luật quốc tế”.
Dù nhiều vị khác ở Vatican cho thấy: các trở ngại thần học và nay các trở ngại chính trị đối với việc thiết lập các liên hệ ngoại giao đầy đủ với Do Thái đã bị loại bỏ phần lớn, cũng phải cần tới 5 năm nữa Đức Gioan Phaolô II mới diễn dịch các tình cảm của ngài thành thực tại ngoại giao. Sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh đầu tiên năm 1991, diễn trình hòa bình Ả Rập – Do Thái đã được phục hoạt. PLO thừa nhận Do Thái và một số quốc gia Ả Rập thiết lập bang giao với quốc gia Do Thái. Song song với các hoạt động này, Liên Xô và một số quốc gia quan trọng khác cũng đã nối lại liên hệ ngoại giao với Do Thái (bị gián đoạn sau Cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày). Thêm vào đó, một số nước hàng đầu, như Trung Quốc và Ấn Độ, lần đầu tiên cũng đã ký kết liên hệ ngoại giao với Nhà Nước Do Thái, để trở thành thành phần của các cuộc thương thuyết hòa bình đa phương.
Biết rằng việc thừa nhận Do Thái của các nước Ả Rập và của Palestine không gây nên bất cứ phản ứng tệ hại nào tại Trung Đông và có lẽ vì cảm thấy Tòa Thánh sẽ lâm vào tình thế khó xử nếu không cư xử với Do Thái một cách chính thức khi các vấn đề có tính sinh tử với nước này được đem ra thảo luận trong các cuộc thương thuyết hòa bình, nên Đức Gioan Phaolô II đã phê chuẩn một số “thăm dò” ngoại giao đối với Do Thái và sau đó chính ngài đưa ra sáng kiến. Đầu tháng Tư năm 1992, Đại Sứ Do Thái tại Ý, Avi Pazner, và vợ được mời dự buổi yết kiến riêng với Đức Giáo Hoàng. Theo lời yêu cầu của ngài, Đại Sứ đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tình hình Trung Đông, trong đó, ông ám chỉ tới việc một số nước Ả Rập không chịu chấp nhận Do Thái, bất chấp sự thừa nhận của Palestine và diễn trình hòa bình đang tiếp diễn. Việc gián tiếp nhắc tới sự kiện đó rõ ràng đã được Đức Giáo Hoàng thấu hiểu và có lẽ đã làm lệch hẳn bàn cân. Vì 10 ngày sau, “Bộ Trưởng Ngoại Giao” của Vatican, là TGM Jean-Louis Tauran, thông báo cho Đại Sứ Pazner rằng Đức Gioan Phaolô đã chỉ thị cho Giáo Triều mở các cuộc thương thuyết để có thể thiết lập quan hệ ngoại giao trọn vẹn với Do Thái. Sau khi gặp Đức GH vào tháng Mười, Ngoại Trưởng Do Thái, Shimon Peres (nay là Tổng Thống Do Thái) nhận định rằng dù gần đây, Do Thái được rất nhiều quốc gia thừa nhận, nhưng “thêm Vatican vào tất cả các vụ thừa nhận đó quả đã thay đổi tình thế rất nhiều”.
3. 1993 và sau đó: thừa nhận trên pháp lý
Một năm rưỡi thương thảo phức tạp kết thúc bằng việc ký Thỏa Hiệp Căn Bản giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Do Thái vào ngày 30 tháng Mười Hai năm 1993. Rồi, căn cứ vào Nghị Định Thư tiếp theo Thỏa Hiệp Căn Bản, các đại sứ toàn quyền đã được trao đổi vào tháng Năm năm 1994. Thỏa Hiệp Căn Bản cũng mở đường cho việc thiết lập ra các tiểu ban pháp chế và tài chánh để giải quyết hàng loạt vấn đề quan yếu vẫn còn cố ý để ngỏ. Điều đáng lưu ý, là việc Thỏa Hiệp nhìn nhận bản chất độc đáo trong mối liên hệ giữa Giáo Hội và Dân Tộc Do Thái và nhắc lại việc Giáo Hội lên án chủ nghĩa Bài Do Thái dưới mọi hình thức, như đã được nói ra trong Nostra Aetate.
Từ thời điểm trên, Do Thái và Tòa Thánh đã duy trì được mối liên hệ ngoại giao gần gũi, tuy không hẳn không có những giai đoạn căng thẳng, thậm chí khủng hoảng nữa. Các cuộc bàn luận của tiểu ban pháp chế đã mau chóng kết thúc với Thỏa Hiệp Phụ Trội đã được ký ngày 10 tháng Mười Hai năm 1997, trong đó, Do Thái thừa nhận tư cách pháp nhân và thẩm quyền theo giáo luật của Giáo Hội Công Giáo và các định chế của nó, cũng như tư cách pháp nhân và thẩm quyền của Tòa Thượng Phụ La Tinh tại Giêrusalem và các Tòa Thượng Phụ Công Giáo Đông Phương cùng các giáo phận liên hệ của họ trên lãnh thổ Do Thái. Về phần họ, các thực thể Giáo Hội này thừa nhận luật lệ hiện hành của Do Thái trong các vấn đề dân sự và hình phạm. Nhưng mặt khác, công việc của tiểu ban tài chánh thì vẫn chưa hoàn tất, do nhiều khó khăn trầm trọng trong việc khắc phục các lập trường có tính nguyên tắc của đôi bên và do quan điểm của phía Do Thái cho rằng nếu dành cho Giáo Hội Công Giáo bất cứ đặc quyền nào về phương diện vật chất và tài chánh cũng có thể có hệ quả không hay đối với các nhóm Kitô Giáo và không Kitô Giáo khác có mặt trên xứ sở.
Cao điểm của mối liên hệ là lúc Đức GH Gioan Phaolô II hành hương Đất Thánh trong Đại Năm Thánh 2000. Dù bản chất tôn giáo của cuộc viếng thăm hết sức nổi bật, các khía cạnh chính trị cũng không thể bỏ qua, thí dụ lúc Đức Gioan Phaolô tới thăm Tổng Thống Do Thái và lúc ngài gặp Thủ Tướng và các thành viên nội các của ông.
Các hy vọng lớn lao của Do Thái muốn có liên hệ chính trị và ngoại giao gần hơn với Tòa Thánh sau cuộc viếng thăm trên đã bị phá tan bởi việc nổ ra cuộc nổi dậy (intifada) thứ hai của người Palestine vào tháng Chín năm 2000. Chỉ trích việc Do Thái sử dụng vũ khí để đáp ứng cuộc nổi dậy và do đó, làm cho diễn trình hòa bình bị khựng lại, nên Toà Thánh đã giữ một thái độ lạnh nhạt trong mối liên hệ ngoại giao của mình với Do Thái. Tuy nhiên, vì muốn tránh việc gián đoạn hoàn toàn, Tòa Thánh nhấn mạnh hơn tới chiều kích Do Thái Giáo-Công Giáo của mối liên hệ. Một số sáng kiến được khuyến khích, trong đó có việc phát động cuộc đối thoại đáng lưu ý giữa Tòa Thánh và Tòa Trưởng Giáo Chủ của Do Thái vào năm 2003, và cuộc đối thoại này nay vẫn còn đang tiếp diễn một cách có hiệu quả.
Mối liên hệ gặp nhiều căng thẳng vào năm 1998 khi người Hồi Giáo tại Nadarét tìm cách xây dựng một ngôi đền lớn kế cận Nhà Thờ Truyền Tin. Nhiều người cho rằng việc này có sự thoả hiệp ngầm của nhà cầm quyền Do Thái. Vấn đề trực tiếp liên hệ tới các Nơi Thánh Công Giáo này mãi tới tháng Giêng năm 2002 mới được giải quyết khi một ủy ban chính phủ đưa ra kế hoạch chỉnh trang mà thực tế là để kết liễu việc xây dựng ngôi đền Hồi Giáo. Ngược với biến cố này, mối liên hệ ngoại giao tỏ ra mạnh mẽ và có chất lượng khi Tòa Thánh và Do Thái hợp tác chặt chẽ và kín đáo với nhau để tìm ra giải pháp cho tình thế khó khăn hồi tháng Tư năm 2002 khi các người Palestine có vũ trang chiếm giữ một Nơi Thánh khác tức Nhà Thờ Giáng Sinh ở Bêlem và cầm giữ một số giáo sĩ (Công Giáo, Ácmêni và Chính Thống Hy Lạp) cũng như nhiều thường dân Palestine.
Phần lớn, mối liên hệ này diễn tiến một cách êm ả. Các cuộc thăm viếng Tòa Thánh cấp bộ trưởng là việc xẩy ra thường xuyên và nhiều đến đếm không xuể. Vị Tổng Thống Do Thái đầu tiên được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến là TT Moshe Katsav, tháng Mười Hai năm 2002. Trên căn bản hàng ngày, Tòa Đại Sứ Do Thái cạnh Tòa Thánh tìm cách thông tri cho Tòa Thánh mọi chính sách chính thức về đủ vấn đề hiện thời, trong khi đó, Tòa Đại Sứ của Tòa Thánh tại Jaffa lo trông nom các tài sản nhiều mặt và nhiều quyền lợi khác tại Do Thái. Cả hai bên đều tìm cách mở rộng việc hợp tác và hiểu biết nhau về văn hóa, giáo dục, học thuật và liên tôn. Còn các vấn đề trần tục như thị thực nhập cảnh và việc ra vào Do Thái của các giáo sĩ Công Giáo thuộc các lãnh thổ Ả Rập không sống hòa bình với Do Thái cũng đều được thường xuyên giải quyết.
Do Thái và Tòa Thánh rất coi trọng liên hệ ngoại giao này. Xét về nhiều mặt, đây là mối liên hệ độc đáo, thấm nhuần hàng thế kỷ gặp gỡ giữa đôi bên, và liên hệ tới những quyền lợi được đôi bên coi là tối quan trọng. Chính vì thế, người ta có quyền hy vọng nó sẽ mãi mãi vững bền và đầy sức sống, vượt qua mọi căng thẳng đây đó, chắc chắn không tránh khỏi.