BẦU CỬ DÂN BIỂU NGHỊ VIỆN ÂU CHÂU 2014
Theo nghị quyết do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 22.11.2012, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2014-2019 sẽ được tổ chức trong thời gian từ ngày 22 đến 25.05.2014.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan:
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên hiệp Âu châu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên hiệp Âu châu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu. Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
a/ Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Uũy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Uũy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2014.
1.- Tổng số Dân biểu:
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa: 96; tối thiểu: 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2014. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
2. Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau: Đức (96); Pháp (74); Ý đại lợi và Anh quốc (73); Tây ban nha (54); Ba lan (51); Lỗ ma ni (32); Hòa lan (26); Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21); Thụy điển (20); Áo quốc (18); Bảo gia lợi (17); Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13); Lituanie và Aùi nhỉ lan (11); Lettonie và Slovénie (8); Chypre, Lục
xâm bảo và Estonie và Malte (6).
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80 000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500 000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha, số dân cư này tăng đến 800 000.
3. Quyền bầu cử và ứng cử.
a - Mọi công dân Liên hiệp Âu châu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, những được xem như một ‘bổn phận công dân’.
b - Mọi công dân Liên hiệp Âu châu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước:
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie và Malte;
- 19 tuổi tại Áo-quốc;
- 21 tuổi tại Bỉ, Aùi nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi;
- 23 tuổi tại Pháp và Lỗ ma ni;
- 23 tuổi tại Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
4. Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười sáu nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia.
Bỉ chia quốc gia thành 4 Đơn vị bầu cử; Ba lan 13; Aùi nhỉ lan 4; Anh quốc 11; Ý đại lợi 5 và Hy lạp 56. Pháp 8. Tại Đức, các chính đảng có thể giới thiệu ứng cử viên theo cấp Land, hoặc nhiều Lảnder hay cấp quốc gia.
5. Thể thức Bầu cử và Chia Ghế.
Tất cả các quốc gia đều áp dụng thể thức bầu cử kín, trực tiếp và theo tỉ lệ tại Nghị viện Âu châu. Có những quốc gia cho phép thay đổi vị trí các ứng cử viên trong liên danh, nhưng cũng có những quốc gia khác như Đức, Tây ban nha, Pháp, Hy lạp… thì cấm ghi gì vào lá phiếu để không bị coi là bất hợp lệ. Nhiệm kỳ Dân biểu: 5 năm
III. BẦU CỬ DÂN BIỂU ĐẠI DIỆN NƯỚC PHÁP.
Khoảng 44,4 triệu cử tri Pháp được mời tham gia tuyển cử dân biểu Âu châu vào ngày 25.05.2014. Nhưng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélemy, Guadeloupe, Martinique, Guyane và Polynésie Pháp) cùng các phòng đầu phiếu thiết lập tại các sứ quán và lãnh sự quán ở Mỹ châu, cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 04.05.2014 để có thể cùng dự đoán kết quả toàn quốc vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 25.05.2014. Kết quả chính thức được công bố lúc 12 giờ ngày 26.05.2014.
A. Điều kiện tham gia.
1/ Qui định về cử tri và ứng cử viên.
Luật bầu cử Pháp quốc qui định để trở thành cử tri, người công dân phải trọn 18 tuổi và làm thủ tục ghi danh pháp định.
Muốn trở thành ứng cử viên, công dân phải trọn 23 tuổi và không bị tước quyền ứng cử bởi các cơ quan Tư pháp.
Ngoài ra, các liên danh ứng cử tại Pháp phải được thiết lập xen kẻ một nam ứng cử viên với một nữ ứng cử viên (Luật 06.06.2000).
2/ Số dân biểu Pháp quốc gởi đến Nghị viện Âu châu.
Số dân biểu Pháp tại Nghị viện Âu châu xuất nhiệm 2004-2009 là 72. Trong cuộc tuyển cử 2014, nước Pháp sẽ gởi 74 dân biểu tham gia nhiệm kỳ ngũ niên 2014-2019. Đó là theo qui định của Thỏa hiệp Lisbonne được 27 quốc gia Liên hiệp Âu châu phê chuẩn, có hiệu lực ngày 01.12.2009.
3/ Đơn vị bầu cử.
a. Một dơn vị duy nhất. Chỉ từ năm 1979, các dân biểu Âu châu mới được trực tiếp bầu bởi những công dân Liên hiệp và trong 5 lần bầu cử Nghị viện Âu châu đầu tiên từ năm 1979 tới 1999, toàn Pháp quốc chỉ là một đơn vị tuyển cử duy nhất. Trong lần bầu đầu tiên năm 1979, cử tri Pháp đã gởi đến Nghị viện Âu châu 81 dân biểu thuộc 4 đảng lớn chiếm ngự Quốc hội Pháp: Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie Francaise, 25 dân biểu), Xã hội (PS, Parti Socialiste, 22), Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Franẫais, 19) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement Pour la République, 15). 61% cử tri ghi danh đã đặt lá thăm vào thùng phiếu trong lần tuyển cử Nghị viện đầu tiên này.
Nhưng, trong 2 lần bầu cử năm 1994 và 1999, những liên danh chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia như Phong trào vì Pháp quốc (MPF, Mouvement pour la France) hay Măt trận Quốc gia (FN, Front National) dành nhiều thắng lợi theo lối đầu phiếu tỷ lệ cấp toàn quốc. Do đó, bốn đảng lớn tại Quốc hội Pháp hợp ý để thay đổi thể thức bầu: chia nước Pháp thành đa vùng bầu cử.
b. Tám đơn vị bầu cử. Viện dẫn lý do ‘thật chính đáng’ là để dân biểu ở gần với cử tri hơn, nhưng bao nhiêu cử tri biết hay đã gặp vị này sau ngày bầu cử, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004. Do đó, so sánh kết quả hai kỳ bầu năm 1999 và 2004, đảng ‘Phong trào vì Pháp quốc’ mất rất nhiều ghế tại Nghị viện Âu châu (từ 13 dân biểu năm 1999 giảm xuống còn 3 trong cuộc bầu năm 2004.
Toàn lãnh thổ Pháp quốc được chia thành 8 đơn vị bầu cử (7 trong nội địa và 1 ở hải ngoại: Bắc-Tây (10 dân biểu); Tây (9); Đông (9); Nam-Tây (10); Nam-Đông (13), Vùng trung tâm (5); Vùng Paris (15) và Hải ngoại (3).
IV. THỂ THỨC PHÂN CHIA GHẾ.
Việc phân chia này được thực hiện theo thể thức liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).
Kể tử ngày 01.04.2014, theo điều L.65 Luật Bầu cử, được điều chỉnh bởi luật số 2014-172 ngày 21.02.2014, cho phép công nhận các phiếu trắng (vote blanc) trong các cuộc đầu phiếu khác với phiếu bất hợp lệ và vẫn được tính riêng với số phiếu hợp lệ (có ý nghĩa, suffrages exprimés). Cuộc bầu cử Nghị viện Âu châu này là lần bỏ phiếu đầu tiên mà điều luật này được áp dụng.
A. Một thí dụ.
Trong một đơn vị bầu cử được tổ chức để chọn 10 dân biểu Âu châu và có 5 liên danh ứng cử: Mít, Xoài, Thơm, Nhãn và Mận. Mỗi liên danh có 10 ứng cử viên.
Cuộc kiểm phiếu có kết quả 600 000 phiếu hợp lệ được chia như sau:
- liên danh Mít thu được 200 000 phiếu;
- liên danh Xoài thu được 180 000 phiếu;
- liên danh Thơm thu được 175 000 phiếu;
- liên danh Nhãn thu được 25 000 phiếu, tức 4,17% số phiếu hợp lệ;
- liên danh Mận thu được 20 000 phiếu, tức 3,33% số phiếu hợp lệ.
Hai liên danh Nhãn và Mận không đạt được 5% số phiếu hợp lệ không được chia ghế (tức không có ứng cử viên đắc cử).
Sau đó, để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải trừ ra số phiếu thu được bởi 2 liên danh Nhãn và Mận [(600 000 – (25 000 + 20 000)] = 555 000 phiếu. Từ đó, tính thương số bầu cử (quotient électoral) bằng chia tổng số phiếu 3 liên danh về đầu cho số ghế cần chia: 555 000/10 = 55 500, tức mỗi ghế tương đương với 55 500 phiếu. Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:
- liên danh Mít được chia: 200 000/55 500 = 3,6036 hay 3 ghế và dư 0,6036 tương đương 33 500 phiếu;
- liên danh Xoài được chia: 180 000/55 500 = 3,2432 hay 3 ghế và dư 0,2432 tương đương 13 500 phiếu;
- liên danh Thơm được chia: 175 000/55 500 = 3,1531 hay 3 ghế và dư 0,1531 tương đương 8 500 phiếu.
Như thế, chúng ta đã chia được 9 ghế đầu. Chiếc ghế thứ 10 được chia bằng so sánh các số đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất hay, giản dị, so các số phiếu dư. Ở đây, liên danh Mít với 33 500 phiếu cao hơn 13 500 và 8 500 của hai liên danh Xoài và Thơm và được chia thêm chiếc ghế thứ 10.
Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 4 ghế, liên danh Xoài được 3 ghế và liên danh Thơm cũng được 3 ghế.
B. Số liên danh ghi danh ứng cử.
Số liên danh tham gia bầu cử lần này tăng rất nhiều: 193 (169 liên danh năm 2004, 161 năm 2009). Tại đơn vị Vùng Paris có đến 31 liên danh. Lý do số liên danh tăng cao vì chỉ cần đạt 3% số phiếu hợp lệ, các liên danh được bồi hoàn chi phí tranh cử, khác với các cuộc bầu cử khác phải cần đến 5%.
C. Mặt trận quốc gia FN về đầu trong cuộc bầu cử Nghị viện năm nay ?
Theo dự đoán, thì số cử tri vắng mặt sẽ rất cao, có thể lên đến 62 hay 63% so với năm 2009 đã là 60% số người ghi danh. Ngay cuộc bầu cử Nghị viên Thành phố vòng 2 ngày 30.03.2014, cuộc bầu được cử tri ưa chuộng nhất, cũng đã lập kỷ lục về số người vắng mặt đến 37,87%. Do đó, có thể nói: Số người thất nghiệp tăng đã kéo theo số cử tri từ chối quyền (và cũng là bổn phận) đầu phiếu của mình.
Trong thời khủng hoảng, các đảng ở hai cực tả và hữu có khả năng thu được phiếu hơn thời kinh tế phát triển điều hòa. Trước kia, đảng cộng sản Pháp (PCF) đã thu đến trên 20% số phiếu bầu khi họ đưa cao ngọn cờ ‘chống tư bản bóc lột công nhân’ và được cộng đảng Liên xô tài trợ. Ngày nay, chủ không còn bóc lột mà họ chỉ sa thải và số thất nghiệp ngày càng tăng, cộng đảng Pháp mất số phiếu bầu và cũng không còn tiền để ra ứng cử dành phải đứng chung với Mặt trận tả phái (Front de gauche) trong cuộc tuyển cử này. Tổng công đoàn CGT (Confédération générale du travail, thời cộng sản phồn thịnh, được lãnh đạo bởi một thành viên Bộ Chính trị PCF), trong cuộc Tuyển cử Tổng thống năm 2012, đã kêu gọi ủng hộ ông François Hollande, và hiện nay, kinh tế Pháp không có tăng trưởng và thuế thì gia tăng. Do đó, nhiều thành viên CGT đặt hy vọng nơi Mặt trận quốc gia.
Qua nhiều cuộc điều tra dân ý liên tiếp, khuynh hướng đầu phiếu giống nhau từ nhiều tuần qua cho thấy hình như tiến trình tranh cử trong những ngày qua vẫn không làm thay đổi, do đó, cuộc khảo sát do viện BVA thực hiện, được báo ‘La Dépêche ngày 19.05.2014 công bố, xác nhận: FN về đầu bởi 23% số người được hỏi, kế đến UMP được 21%, rồi mới đến PS (đảng cầm quyền) chỉ được 17%, trước liên đảng trung phái Modem-UDI 9,5%, đảng Xanh 9%, Mặt trận Tả phái 8%... Trước đó, ngày 15.05.2014, cuộc thăm dò dân ý do viện CSA cho truyền hình BFMTV và báo Nice–Matin loan báo kết quả: FN 25% ý định đầu phiếu, UMP 21%, PS 18%, UDI-MoDem 9%, đảng Xanh 8% thật thấp so với 16% đạt được năm 2009,… Do đó, FN, với chỉ 3 dân biểu Âu châu xuất nhiệm, hy vọng sẽ gởi đến Nghị viện Âu châu từ 15 đến 20 đại diện cho Pháp tại Nghị viện này trong nhiệm kỳ 2014-2019.
Phiếu bầu theo chủ nghĩa dân túy (populiste, thu phục nhân tâm) luôn gia tăng trong các cuộc tuyển cử dân biểu Âu châu không phải là điều mới. Năm 1979, các đảng dân túy chỉ thu được 4,4% số phiếu hợp lệ; 1984: 7,5%; 1989: 8,7%; 1994: 9,8%; 1999: 11,8%; 2004: 14,4; 2009: 12,7%. Các đảng này đề cao chủ quyền quốc gia, bênh vực quyền của người dân chính xứ, chống lại đồng euro có hối suất cao so với mỹ kim… Hai cha con Jean Marie và Marine Le Pen theo đặt mục tiêu sẽ thành lập nhóm (groupe) cho nhiệm kỳ 2014-2019 này.
V. NGHỊ VIỆN BẦU CHỦ TỊCH ỦY BAN ÂU CHÂU.
Để thuyết phục cử tri đi đầu phiếu trong các ngày từ 22 đến 25.05.2014, giới phụ trách tuyển cử Ngị viện Âu châu ‘quảng cáo’ việc chưa từng có là chúng ta bỏ phiếu bầu không những cho các dân biểu mà còn, nhờ đó, chúng ta sẽ có dịp gián tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban Âu châu (Président de la Commission Européenne) đầy quyền lực.
Thật vậy, Điều 9 Hiệp ước Lisbonne: « Chiếu kết quả tuyển cử Nghị viện Âu châu, và sau khi thực hiện các cuộc tham vấn rộng rãi, Hội đồng Âu châu, hiện diện với đa số đặc biệt, đề nghị với Nghị viện Âu châu một ứng viên vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Âu châu. Vị này được bầu bởi Nghị viện với đa số thành viên. Nếu vị này không đạt được đa số, Hội đồng Âu châu, trong thời hạn một tháng sau, đề cử một ứng viên khác sẽ được Nghị viện chuẩn nhận theo thể thức trên ».
Các ứng cử viên sau đây đã tuyên bố và đang vận động vào chức Chủ tịch Ủy ban Âu châu trong nhiệm kỳ 5 năm tới:
- Ông Jean-Claude Juncker, người Lục xâm bảo, được các dân biểu hữu phái ủng hộ;
- Ông Martin Schulz, người Đức, được ủng hộ bởi các dân biểu xã hội và thân cận;
- Ông Guy Verhofstadt, người Bỉ, trung phái;
- Ông Alexis Tsipras, người Hy lạp, đảng tả phái Âu châu;
- Bà Franziska Keller, người Đức, đảng Xanh;
- Ông José Bové, người Pháp, đảng Xanh Pháp.
Theo nghị quyết do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 22.11.2012, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2014-2019 sẽ được tổ chức trong thời gian từ ngày 22 đến 25.05.2014.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan:
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên hiệp Âu châu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên hiệp Âu châu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên hiệp Âu châu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu. Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
a/ Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Uũy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Uũy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2014.
1.- Tổng số Dân biểu:
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa: 96; tối thiểu: 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2014. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
2. Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau: Đức (96); Pháp (74); Ý đại lợi và Anh quốc (73); Tây ban nha (54); Ba lan (51); Lỗ ma ni (32); Hòa lan (26); Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21); Thụy điển (20); Áo quốc (18); Bảo gia lợi (17); Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13); Lituanie và Aùi nhỉ lan (11); Lettonie và Slovénie (8); Chypre, Lục
xâm bảo và Estonie và Malte (6).
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80 000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500 000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha, số dân cư này tăng đến 800 000.
3. Quyền bầu cử và ứng cử.
a - Mọi công dân Liên hiệp Âu châu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, những được xem như một ‘bổn phận công dân’.
b - Mọi công dân Liên hiệp Âu châu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước:
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie và Malte;
- 19 tuổi tại Áo-quốc;
- 21 tuổi tại Bỉ, Aùi nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi;
- 23 tuổi tại Pháp và Lỗ ma ni;
- 23 tuổi tại Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
4. Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười sáu nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia.
Bỉ chia quốc gia thành 4 Đơn vị bầu cử; Ba lan 13; Aùi nhỉ lan 4; Anh quốc 11; Ý đại lợi 5 và Hy lạp 56. Pháp 8. Tại Đức, các chính đảng có thể giới thiệu ứng cử viên theo cấp Land, hoặc nhiều Lảnder hay cấp quốc gia.
5. Thể thức Bầu cử và Chia Ghế.
Tất cả các quốc gia đều áp dụng thể thức bầu cử kín, trực tiếp và theo tỉ lệ tại Nghị viện Âu châu. Có những quốc gia cho phép thay đổi vị trí các ứng cử viên trong liên danh, nhưng cũng có những quốc gia khác như Đức, Tây ban nha, Pháp, Hy lạp… thì cấm ghi gì vào lá phiếu để không bị coi là bất hợp lệ. Nhiệm kỳ Dân biểu: 5 năm
III. BẦU CỬ DÂN BIỂU ĐẠI DIỆN NƯỚC PHÁP.
Khoảng 44,4 triệu cử tri Pháp được mời tham gia tuyển cử dân biểu Âu châu vào ngày 25.05.2014. Nhưng tại các lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Saint-Pierre-et-Miquelon, Saint-Martin, Saint-Barthélemy, Guadeloupe, Martinique, Guyane và Polynésie Pháp) cùng các phòng đầu phiếu thiết lập tại các sứ quán và lãnh sự quán ở Mỹ châu, cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 04.05.2014 để có thể cùng dự đoán kết quả toàn quốc vào lúc 20 giờ (giờ Paris) ngày 25.05.2014. Kết quả chính thức được công bố lúc 12 giờ ngày 26.05.2014.
A. Điều kiện tham gia.
1/ Qui định về cử tri và ứng cử viên.
Luật bầu cử Pháp quốc qui định để trở thành cử tri, người công dân phải trọn 18 tuổi và làm thủ tục ghi danh pháp định.
Muốn trở thành ứng cử viên, công dân phải trọn 23 tuổi và không bị tước quyền ứng cử bởi các cơ quan Tư pháp.
Ngoài ra, các liên danh ứng cử tại Pháp phải được thiết lập xen kẻ một nam ứng cử viên với một nữ ứng cử viên (Luật 06.06.2000).
2/ Số dân biểu Pháp quốc gởi đến Nghị viện Âu châu.
Số dân biểu Pháp tại Nghị viện Âu châu xuất nhiệm 2004-2009 là 72. Trong cuộc tuyển cử 2014, nước Pháp sẽ gởi 74 dân biểu tham gia nhiệm kỳ ngũ niên 2014-2019. Đó là theo qui định của Thỏa hiệp Lisbonne được 27 quốc gia Liên hiệp Âu châu phê chuẩn, có hiệu lực ngày 01.12.2009.
3/ Đơn vị bầu cử.
a. Một dơn vị duy nhất. Chỉ từ năm 1979, các dân biểu Âu châu mới được trực tiếp bầu bởi những công dân Liên hiệp và trong 5 lần bầu cử Nghị viện Âu châu đầu tiên từ năm 1979 tới 1999, toàn Pháp quốc chỉ là một đơn vị tuyển cử duy nhất. Trong lần bầu đầu tiên năm 1979, cử tri Pháp đã gởi đến Nghị viện Âu châu 81 dân biểu thuộc 4 đảng lớn chiếm ngự Quốc hội Pháp: Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie Francaise, 25 dân biểu), Xã hội (PS, Parti Socialiste, 22), Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Franẫais, 19) và Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement Pour la République, 15). 61% cử tri ghi danh đã đặt lá thăm vào thùng phiếu trong lần tuyển cử Nghị viện đầu tiên này.
Nhưng, trong 2 lần bầu cử năm 1994 và 1999, những liên danh chủ trương bảo vệ chủ quyền quốc gia như Phong trào vì Pháp quốc (MPF, Mouvement pour la France) hay Măt trận Quốc gia (FN, Front National) dành nhiều thắng lợi theo lối đầu phiếu tỷ lệ cấp toàn quốc. Do đó, bốn đảng lớn tại Quốc hội Pháp hợp ý để thay đổi thể thức bầu: chia nước Pháp thành đa vùng bầu cử.
b. Tám đơn vị bầu cử. Viện dẫn lý do ‘thật chính đáng’ là để dân biểu ở gần với cử tri hơn, nhưng bao nhiêu cử tri biết hay đã gặp vị này sau ngày bầu cử, như PS (Thủ tướng Lionel Jospin) và UMP (Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, muốn thay đổi luật chơi bằng chia nước Pháp với một đơn vị duy nhất thành 8 đơn vị nhỏ từ cuộc tuyển cử năm 2004. Do đó, so sánh kết quả hai kỳ bầu năm 1999 và 2004, đảng ‘Phong trào vì Pháp quốc’ mất rất nhiều ghế tại Nghị viện Âu châu (từ 13 dân biểu năm 1999 giảm xuống còn 3 trong cuộc bầu năm 2004.
Toàn lãnh thổ Pháp quốc được chia thành 8 đơn vị bầu cử (7 trong nội địa và 1 ở hải ngoại: Bắc-Tây (10 dân biểu); Tây (9); Đông (9); Nam-Tây (10); Nam-Đông (13), Vùng trung tâm (5); Vùng Paris (15) và Hải ngoại (3).
IV. THỂ THỨC PHÂN CHIA GHẾ.
Việc phân chia này được thực hiện theo thể thức liên danh với đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất (représentation proportionnelle à la plus forte moyenne).
Kể tử ngày 01.04.2014, theo điều L.65 Luật Bầu cử, được điều chỉnh bởi luật số 2014-172 ngày 21.02.2014, cho phép công nhận các phiếu trắng (vote blanc) trong các cuộc đầu phiếu khác với phiếu bất hợp lệ và vẫn được tính riêng với số phiếu hợp lệ (có ý nghĩa, suffrages exprimés). Cuộc bầu cử Nghị viện Âu châu này là lần bỏ phiếu đầu tiên mà điều luật này được áp dụng.
A. Một thí dụ.
Trong một đơn vị bầu cử được tổ chức để chọn 10 dân biểu Âu châu và có 5 liên danh ứng cử: Mít, Xoài, Thơm, Nhãn và Mận. Mỗi liên danh có 10 ứng cử viên.
Cuộc kiểm phiếu có kết quả 600 000 phiếu hợp lệ được chia như sau:
- liên danh Mít thu được 200 000 phiếu;
- liên danh Xoài thu được 180 000 phiếu;
- liên danh Thơm thu được 175 000 phiếu;
- liên danh Nhãn thu được 25 000 phiếu, tức 4,17% số phiếu hợp lệ;
- liên danh Mận thu được 20 000 phiếu, tức 3,33% số phiếu hợp lệ.
Hai liên danh Nhãn và Mận không đạt được 5% số phiếu hợp lệ không được chia ghế (tức không có ứng cử viên đắc cử).
Sau đó, để tiến hành việc phân chia phiếu, chúng ta phải trừ ra số phiếu thu được bởi 2 liên danh Nhãn và Mận [(600 000 – (25 000 + 20 000)] = 555 000 phiếu. Từ đó, tính thương số bầu cử (quotient électoral) bằng chia tổng số phiếu 3 liên danh về đầu cho số ghế cần chia: 555 000/10 = 55 500, tức mỗi ghế tương đương với 55 500 phiếu. Như vậy, lần lượt các liên danh được chia ghế theo số phiếu của mình để có ghế như sau:
- liên danh Mít được chia: 200 000/55 500 = 3,6036 hay 3 ghế và dư 0,6036 tương đương 33 500 phiếu;
- liên danh Xoài được chia: 180 000/55 500 = 3,2432 hay 3 ghế và dư 0,2432 tương đương 13 500 phiếu;
- liên danh Thơm được chia: 175 000/55 500 = 3,1531 hay 3 ghế và dư 0,1531 tương đương 8 500 phiếu.
Như thế, chúng ta đã chia được 9 ghế đầu. Chiếc ghế thứ 10 được chia bằng so sánh các số đại diện tỉ lệ theo trung bình cao nhất hay, giản dị, so các số phiếu dư. Ở đây, liên danh Mít với 33 500 phiếu cao hơn 13 500 và 8 500 của hai liên danh Xoài và Thơm và được chia thêm chiếc ghế thứ 10.
Kết quả chung cuộc: liên danh Mít chiếm 4 ghế, liên danh Xoài được 3 ghế và liên danh Thơm cũng được 3 ghế.
B. Số liên danh ghi danh ứng cử.
Số liên danh tham gia bầu cử lần này tăng rất nhiều: 193 (169 liên danh năm 2004, 161 năm 2009). Tại đơn vị Vùng Paris có đến 31 liên danh. Lý do số liên danh tăng cao vì chỉ cần đạt 3% số phiếu hợp lệ, các liên danh được bồi hoàn chi phí tranh cử, khác với các cuộc bầu cử khác phải cần đến 5%.
C. Mặt trận quốc gia FN về đầu trong cuộc bầu cử Nghị viện năm nay ?
Theo dự đoán, thì số cử tri vắng mặt sẽ rất cao, có thể lên đến 62 hay 63% so với năm 2009 đã là 60% số người ghi danh. Ngay cuộc bầu cử Nghị viên Thành phố vòng 2 ngày 30.03.2014, cuộc bầu được cử tri ưa chuộng nhất, cũng đã lập kỷ lục về số người vắng mặt đến 37,87%. Do đó, có thể nói: Số người thất nghiệp tăng đã kéo theo số cử tri từ chối quyền (và cũng là bổn phận) đầu phiếu của mình.
Trong thời khủng hoảng, các đảng ở hai cực tả và hữu có khả năng thu được phiếu hơn thời kinh tế phát triển điều hòa. Trước kia, đảng cộng sản Pháp (PCF) đã thu đến trên 20% số phiếu bầu khi họ đưa cao ngọn cờ ‘chống tư bản bóc lột công nhân’ và được cộng đảng Liên xô tài trợ. Ngày nay, chủ không còn bóc lột mà họ chỉ sa thải và số thất nghiệp ngày càng tăng, cộng đảng Pháp mất số phiếu bầu và cũng không còn tiền để ra ứng cử dành phải đứng chung với Mặt trận tả phái (Front de gauche) trong cuộc tuyển cử này. Tổng công đoàn CGT (Confédération générale du travail, thời cộng sản phồn thịnh, được lãnh đạo bởi một thành viên Bộ Chính trị PCF), trong cuộc Tuyển cử Tổng thống năm 2012, đã kêu gọi ủng hộ ông François Hollande, và hiện nay, kinh tế Pháp không có tăng trưởng và thuế thì gia tăng. Do đó, nhiều thành viên CGT đặt hy vọng nơi Mặt trận quốc gia.
Qua nhiều cuộc điều tra dân ý liên tiếp, khuynh hướng đầu phiếu giống nhau từ nhiều tuần qua cho thấy hình như tiến trình tranh cử trong những ngày qua vẫn không làm thay đổi, do đó, cuộc khảo sát do viện BVA thực hiện, được báo ‘La Dépêche ngày 19.05.2014 công bố, xác nhận: FN về đầu bởi 23% số người được hỏi, kế đến UMP được 21%, rồi mới đến PS (đảng cầm quyền) chỉ được 17%, trước liên đảng trung phái Modem-UDI 9,5%, đảng Xanh 9%, Mặt trận Tả phái 8%... Trước đó, ngày 15.05.2014, cuộc thăm dò dân ý do viện CSA cho truyền hình BFMTV và báo Nice–Matin loan báo kết quả: FN 25% ý định đầu phiếu, UMP 21%, PS 18%, UDI-MoDem 9%, đảng Xanh 8% thật thấp so với 16% đạt được năm 2009,… Do đó, FN, với chỉ 3 dân biểu Âu châu xuất nhiệm, hy vọng sẽ gởi đến Nghị viện Âu châu từ 15 đến 20 đại diện cho Pháp tại Nghị viện này trong nhiệm kỳ 2014-2019.
Phiếu bầu theo chủ nghĩa dân túy (populiste, thu phục nhân tâm) luôn gia tăng trong các cuộc tuyển cử dân biểu Âu châu không phải là điều mới. Năm 1979, các đảng dân túy chỉ thu được 4,4% số phiếu hợp lệ; 1984: 7,5%; 1989: 8,7%; 1994: 9,8%; 1999: 11,8%; 2004: 14,4; 2009: 12,7%. Các đảng này đề cao chủ quyền quốc gia, bênh vực quyền của người dân chính xứ, chống lại đồng euro có hối suất cao so với mỹ kim… Hai cha con Jean Marie và Marine Le Pen theo đặt mục tiêu sẽ thành lập nhóm (groupe) cho nhiệm kỳ 2014-2019 này.
V. NGHỊ VIỆN BẦU CHỦ TỊCH ỦY BAN ÂU CHÂU.
Để thuyết phục cử tri đi đầu phiếu trong các ngày từ 22 đến 25.05.2014, giới phụ trách tuyển cử Ngị viện Âu châu ‘quảng cáo’ việc chưa từng có là chúng ta bỏ phiếu bầu không những cho các dân biểu mà còn, nhờ đó, chúng ta sẽ có dịp gián tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban Âu châu (Président de la Commission Européenne) đầy quyền lực.
Thật vậy, Điều 9 Hiệp ước Lisbonne: « Chiếu kết quả tuyển cử Nghị viện Âu châu, và sau khi thực hiện các cuộc tham vấn rộng rãi, Hội đồng Âu châu, hiện diện với đa số đặc biệt, đề nghị với Nghị viện Âu châu một ứng viên vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Âu châu. Vị này được bầu bởi Nghị viện với đa số thành viên. Nếu vị này không đạt được đa số, Hội đồng Âu châu, trong thời hạn một tháng sau, đề cử một ứng viên khác sẽ được Nghị viện chuẩn nhận theo thể thức trên ».
Các ứng cử viên sau đây đã tuyên bố và đang vận động vào chức Chủ tịch Ủy ban Âu châu trong nhiệm kỳ 5 năm tới:
- Ông Jean-Claude Juncker, người Lục xâm bảo, được các dân biểu hữu phái ủng hộ;
- Ông Martin Schulz, người Đức, được ủng hộ bởi các dân biểu xã hội và thân cận;
- Ông Guy Verhofstadt, người Bỉ, trung phái;
- Ông Alexis Tsipras, người Hy lạp, đảng tả phái Âu châu;
- Bà Franziska Keller, người Đức, đảng Xanh;
- Ông José Bové, người Pháp, đảng Xanh Pháp.