LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài được phổ biến :
1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.
5. Hôm nay, ngày 15.05.2014 xin giới thiệu bài 5 « Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi » của C. Micheline Kim Chi
ĐỂ HÔN NHÂN TRỞ NÊN MỘT ƠN GỌI
"Hôn nhân trở nên như ơn gọi của Kitô hữu với điều kiện phản ảnh được tình yêu của Chúa Kitô hôn phu, yêu thương Giáo Hội hôn thê, và Giáo Hội cố gắng đáp trả tình yêu ấy"
(Gioan Phaolô II, buổi tiếp kiến ngày 18.8.1982)
1. CHO MÌNH HAY CHO NGƯỜI
Đám cưới nào cũng là niềm vui cho gia đình và bạn bè của cô dâu chú rể. Những câu chúc và quà tặng cho đôi uyên ương thật ý nghĩa và tốt đẹp như: trăm năm hạnh phúc, hạnh phúc tới răng long tóc bạc v.v Nhất là niềm vui của cô dâu, như xác nhận một lần nữa với cha mẹ: Đây là người đàn ông con đã chọn, người sẽ mang lại hạnh phúc cho đời con.
Kết hôn là việc tự nhiên của con người, có người muốn có một trạng thái đầy đủ về cảm xúc và tình cảm trong hôn nhân, thường thấy ở phái nữ, hay hy vọng những xoa dịu của tình dục, xảy ra với phái nam. Và cũng không thiếu những đôi kết hôn để tìm được sự an toàn của một vài điều trong cuộc sống: tiền bạc, danh vọng, hay để lấp một khoảng trống cô đơn. Đây là sự thường gặp ở những người tìm mọi cách đi đến hôn nhân, để thoát ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn nào đó. Thái độ này thường làm cho người bạn yêu lẩn tránh dù bạn không thiếu những tính tốt, nhưng người khác phái có cảm nhận là họ bị bạn lợi dụng.
Xã hội hiện đại có xu hướng phá vỡ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống, hôn nhân như chiếc bình thủy tinh mong manh dễ vỡ, vì mỗi hôn nhân là kết hợp giữa hai người khác biệt, có những quan điểm, ý thích không giống nhau, mâu thuẫn về nhiều điều. Khi hai người dự định kết hôn để thành lập một gia đình, cần xem xét kỹ lưỡng về những cá biệt của mình với người bạn đời, để có thể đồng ý phát triển, một tinh thần hôn nhân thích hợp cho cả hai. Đây có thể là một tiến trình rất khó khăn, nếu vội vàng thì sự tìm hiểu sẽ dễ lầm lẫn đưa tới thất vọng khi chung sống vì sự khác biệt của mỗi người.
Nếu coi hôn nhân như động lực để đạt mọi điều ước muốn của mình thì đó là một sự nguy hiểm không nhỏ. Người bạn đời của mình sẽ trở nên một phương tiện để thỏa mãn nguyện vọng mình đã "xây mộng", quên rằng người đó là con người chứ không phải là một dụng cụ. Nhiều khi cả hai người cùng một mục đích tìm ở đối tượng những khả năng để thỏa mãn tự ái cá nhân, họ mong tìm được hạnh phúc với người bạn đời của mình, trong trường hợp này, không có gì là sai trái, Sự tự nguyện cả hai là do tình cảm và lương tâm, khác với ơn gọi của các linh mục, tu sĩ, sự kết hôn của họ là xu hướng tự nhiên của con người, không phải là đáp lại ơn gọi, ngay cả khi họ lãnh nhận Bí tích hôn phối.
Bản tính hôn nhân là phát triển giá trị phục vụ và yêu thương của hai vợ chồng, người ta kết hôn để khám phá ra cách chia sẻ cho nhau tình yêu, ân sủng và tài năng mà Chúa đã ban cho mỗi người, trong hôn nhân không có sự lấn áp, ai hơn ai kém. Kết hôn là cơ hội cho người chồng và người vợ phục vụ lẫn nhau để xây đắp hôn nhân và tạo hạnh phúc gia đình, mà nó sẽ được coi là một đơn vị có giá trị của nước Thiên Chúa ở trần gian.
2. KHẢ NĂNG HAY ƠN GỌI
Dưới khía cạnh Kitô giáo, hôn nhân là một ơn gọi, là một hành động tốt đẹp và thánh thiện, là Bí tích, tình yêu vợ chồng trở nên phương tiện để qua đó mỗi người cảm nhận được tình Chúa yêu thương, nâng đỡ, qua lời kinh nguyện. Điều này giúp cho vợ chồng vượt qua được những cám dỗ, khó khăn đầy rẫy trong đời sống hôn nhân. Chỉ có thể gọi hôn nhân Công Giáo là ơn gọi khi tình yêu của vợ chồng được thể hiện với những đòi hỏi như "Hôn nhân tương đương như ơn gọi của người Kitô hữu với điều kiện phản ảnh được tình yêu của Chúa Kitô hôn phu, yêu thương Giáo Hội hôn thê, và Giáo Hội cố gắng đáp lại tình yêu ấy". Đức Phaolô II đã nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến ngày 18.08.1982. Lời nói này là sự đòi hỏi tuyệt đối làm những người sửa soạn kết hôn e ngại, chúng ta hãy chú ý từng chữ, Ngài nói rất rõ: "Không phải là ơn gọi… Nếu…" Khi vợ chồng cùng hứa yêu thương nhau như yêu thương Thiên Chúa, cả hai đã tạo được một ơn gọi hôn nhân đích thực. Tính cách tuyệt đối và cốt lõi điều Đức Thánh Cha đưa ra làm chúng ta phải suy nghĩ: tình yêu này phải phản ảnh tình yêu tuyệt đối của Chúa Kitô hôn phu, với Giáo Hội hôn thê. Yêu đến độ Ngài đã tận hiến mình chết trên thập giá.
Nếu tình yêu của vợ chồng cũng tương tự như tình yêu của Chúa với Giáo Hội thì vợ chồng cũng phải thương yêu nhau hết lòng và hy sinh cho nhau. Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy tình yêu của bao người đã hiến mình vì ơn gọi yêu thương Giáo Hội (các Thánh tử vì đạo, các Thánh, những nhà truyền giáo) thật không phải dễ! Nhưng chỉ cần, khi kết hôn vợ chồng theo đúng những đòi hỏi của tình yêu thương nhau thì hôn nhân đó đã là một ơn gọi đích thực của người Kitô giáo.
Hôn nhân Công Giáo còn là một tương giao với Thiên Chúa như là một thành phần hợp tác cùng hai vợ chồng, là một quyết định đứng đắn và ngay thẳng để bao gồm Thiên Chúa như một dấu chỉ bảo chứng cho tình yêu hai người. Tin tưởng Thiên Chúa hiện diện trong tình yêu hôn nhân đem lại một kết quả thực tiễn khác: khi có những xung khắc, bất hòa, thử thách, vợ chồng ít muốn đối nghịch với nhau. Họ quay về với Thiên Chúa để tìm sự trợ giúp, cùng cầu nguyện chung, trong những lúc khó khăn nhất, họ luôn tin tưởng và dựa vào sự hiện diện của Ngài trong đời sống lứa đôi để bám chặt, tìm về bên nhau.
3. KẾT HÔN HAY VIỆC LÀM
Nếu hôn nhân trở nên một ơn gọi của Kitô hữu thì đôi vợ chồng cũng phải nghĩ và xây dựng cho nhau trong đời sống hôn nhân và nghề nghiệp. Văn hóa hiện đại thời nay đánh giá tất cả vào sự thành công hay những đòi hỏi của nghề nghiệp, là Kitô hữu chúng ta cần suy nghĩ sâu xa hơn về sự liên hệ giữa những hoạt động nghề nghiệp và ơn gọi hôn nhân. Làm cách nào đặt thứ tự và tầm quan trọng giữa bổn phận gia đình và công ăn việc làm, nhất là khi nghề nghiệp đòi hỏi ta phải dành nhiều thì giờ?
Thật khó tìm được giải pháp toàn vẹn. Nếu đôi vợ chồng cùng xem hôn nhân như một ơn gọi để hiến dâng tình yêu cho nhau như Đức Kitô đã hiến mình cho Giáo Hội thì ơn gọi Kitô hữu phải làm trước tiên là lo cho hôn nhân và gia đình của họ, đó cũng là điều đẹp ý Thiên Chúa. Nhưng tiếc thay, cũng có những cặp vợ chồng quá lo toan cho nghề nghiệp mà quên hẳn bổn phận gia đình.
Khi anh Đông, luật sư, và chị Xuân, kỹ sư nông lâm, quyết định xin chịu Bí tích hôn phối sau một năm rưỡi yêu nhau, gia đình, bạn bè đều vui mừng và cho rằng họ là cặp vợ chồng lý tưởng, rất xứng đôi. Cả hai đều đã nỗ lực để thăng tiến trong nghề nghiệp, với những hy sinh, để đạt được thành công như hiện tại, họ nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục cố gắng hơn để xây dựng sự nghiệp, tạo một gia đình hạnh phúc. Sáu tháng sau, Đông được lên chức nhưng phải đi làm việc ở bên Arabie Saoudite, Xuân không muốn chồng đi làm xa, nhưng Đông đã thuyết phục vợ với những lý lẽ chắc nịch và rất thực tế như: thời buổi kinh tế khủng hoảng, đây là cơ hội để Đông sẽ tiến xa hơn, lương tăng gấp ba, vợ chồng phải hy sinh để củng cố ngân quỹ gia đình lo cho con cái sau này, không lâu anh sẽ trở lại Pháp làm việc... Xuân đành đồng ý để chồng đi làm xa dù chị hơi e ngại, vợ chồng chị sẽ cô đơn, trống trải lắm đây vì "anh ở đầu sông, em cuối sông". Hai, ba tháng một lần, Đông và vợ đi thăm nhau, làm chuyến khứ hồi đã mất hai ngày, thời gian gần nhau chẳng được bao nhiêu, chưa kể có những khi Đông bận rộn vì việc làm, họp ở sở bất kể ngày giờ, làm Xuân xót xa vì thương chồng. Đông cũng bỏ không dự lễ như khi ở Pháp vì là xứ Hồi giáo, nhà thờ Công Giáo hầu như không có, trừ một vài nơi dành cho nhân viên ngoại giao của các sứ quán. Đông chờ qua năm, hy vọng được chuyển đi nơi khác, Xuân cũng sốt ruột không kém chồng, nhưng Đông nói cứ chờ chứ không muốn làm đơn xin đổi ngay, anh vẫn có ý mong được thăng thưởng thêm lần nữa trước khi đi. Hai năm trôi qua, cả hai vợ chồng đều mệt mỏi, nhất là Xuân, những lần gặp chồng nàng luôn thúc dục Đông xin đổi việc làm về Pháp, vợ chồng được gần nhau, Đông ậm ừ cho qua chuyện… rồi những ngày tháng chờ đợi trôi qua… Khi hai người có cơ hội ở gần nhau, họ không muốn nói với nhau một lời nào, không khí ngày càng trở nên nặng nề. Tám tháng qua, cả hai đều mệt mỏi, không giải quyết được vấn đề, cùng đồng ý lập đơn ly dị. Họ không biết phải chọn nghề nghiệp hay hôn nhân? Đời sống lứa đôi của họ thọ được ba mươi tháng, chưa đầy ba năm!
Maurice Shumann, một người Công Giáo, đã cho chúng ta thấy ông không kết hôn để dành hết cuộc đời làm chính trị, hoặc như nhạc sĩ nổi tiếng Camille Saint-Saens, kết hôn trễ, ở tuổi 40, có đời sống nội tâm và một đức tin vững vàng, nhưng vẫn không thể dung hòa những đòi hỏi trong đời sống nghệ thuật với đời sống gia đình.
Mỗi hoàn cảnh đều có những khác biệt, không phải chúng ta phải tránh làm một số nghề, nhưng khi lập gia đình, chúng ta cần đề cao cảnh giác là dành phần ưu tiên cho đời sống gia đình. "Công việc trước hết là để dành cho con người chứ không phải con người dành cho công việc" đức Gioan Phaolô II đã nhắc lại trong thông điệp nói về công việc của con người. Người nói tiếp "Chúng ta nên nhớ và xác tín rằng: gia đình là trọng tâm, để từ đó luật lệ xã hội và đạo đức được tạo thành"
Chúng ta có thể dung hòa để đưa đến một thỏa thuận nào đó, nhưng về phương diện trên, khi kết hôn, người Kitô hữu phải dành ưu tiên cho ơn gọi gia đình, mọi thứ khác chỉ là phần phụ thuộc. Ta sẽ nghĩ sao khi một linh mục bỏ thì giờ cầu nguyện để lo việc khác trong cộng đoàn? Người ta kể rằng các nữ tu ở dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa, dù kiệt sức trong công việc phục vụ những bệnh nhân đang hấp hối trong thành phố Calcutta, Mẹ Têrêsa Calcutta đã không bớt thời giờ cầu nguyện mà mỗi ngày lại tăng thêm một giờ chầu Thánh Thể. Cũng như một kỹ nghệ gia Gia nã Đại đã hỏi người "Tôi có phải hiến tất cả của cải như trong Thánh Kinh dạy không? Mẹ Têrêsa trả lời: Ông không thể cho, những của này không thuộc về ông, ông chỉ là người quản lý chỉ để cai quản. Nhưng ông có thể cai quản theo cách của Chúa Giêsu, là làm theo thứ bậc tình yêu của ông: vì ông có gia đình, trên hết là vợ, rồi đến các con của ông, tiếp theo mới đến những nhân viên trong xí nghiệp" Lúc đó, vị kỹ nghệ gia mới ý thức là ông đã đảo ngược những bậc thang ưu tiên của đời sống. Ông đã đặt xí nghiệp lên trên hết, sau đó rất xa, mới đến vợ con.
Về phương diện này, vợ chồng Kitô hữu sống trong ơn gọi hôn nhân có thể sẽ gặp những điều đối nghịch trong một xã hội mà con người phải phụ thuộc nhiều vào đời sống nghề nghiệp, đôi khi họ phải hy sinh can đảm, bỏ qua những cơ hội thăng tiến trong việc làm. Nhất là cần ý thức rằng không gì tốt đẹp và cao cả bằng công việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong thư gửi các gia đình năm 1994 đức Gioan Phaolô II không ngần ngại nói rằng "Trong gia đình, chúng ta phải nhấn mạnh đến giá trị, tầm quan trọng những công việc phụ nữ làm trong gia đình, công việc này phải được nhìn nhận và đánh giá cách tối đa. Trách nhiệm của người đàn bà, sau khi sinh con, nuôi nấng, trông con rồi dậy dỗ đứa trẻ, nhất là khi chúng còn nhỏ, rất lớn và quan trọng không kém gì một công việc chuyên môn". Vì thế, để tìm ra ơn gọi hôn nhân, cả hai cũng phải khôn ngoan cân nhắc và nhất là chung lời cầu nguyện.
Có nhiều mặt phải giải quyết trong cuộc sống, thiết tưởng, nếu đôi lứa coi hôn nhân như sự đáp trả một ơn gọi thì cần cân nhắc lấy quyết định chọn đời sống gia đình.
Chúc Anh Chị trung thành với ơn Chúa và trọn đời hạnh phúc
LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.
Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.
Bài được phổ biến :
1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014
2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014
3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014
4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.
5. Hôm nay, ngày 15.05.2014 xin giới thiệu bài 5 « Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi » của C. Micheline Kim Chi
ĐỂ HÔN NHÂN TRỞ NÊN MỘT ƠN GỌI
"Hôn nhân trở nên như ơn gọi của Kitô hữu với điều kiện phản ảnh được tình yêu của Chúa Kitô hôn phu, yêu thương Giáo Hội hôn thê, và Giáo Hội cố gắng đáp trả tình yêu ấy"
(Gioan Phaolô II, buổi tiếp kiến ngày 18.8.1982)
1. CHO MÌNH HAY CHO NGƯỜI
Đám cưới nào cũng là niềm vui cho gia đình và bạn bè của cô dâu chú rể. Những câu chúc và quà tặng cho đôi uyên ương thật ý nghĩa và tốt đẹp như: trăm năm hạnh phúc, hạnh phúc tới răng long tóc bạc v.v Nhất là niềm vui của cô dâu, như xác nhận một lần nữa với cha mẹ: Đây là người đàn ông con đã chọn, người sẽ mang lại hạnh phúc cho đời con.
Kết hôn là việc tự nhiên của con người, có người muốn có một trạng thái đầy đủ về cảm xúc và tình cảm trong hôn nhân, thường thấy ở phái nữ, hay hy vọng những xoa dịu của tình dục, xảy ra với phái nam. Và cũng không thiếu những đôi kết hôn để tìm được sự an toàn của một vài điều trong cuộc sống: tiền bạc, danh vọng, hay để lấp một khoảng trống cô đơn. Đây là sự thường gặp ở những người tìm mọi cách đi đến hôn nhân, để thoát ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn nào đó. Thái độ này thường làm cho người bạn yêu lẩn tránh dù bạn không thiếu những tính tốt, nhưng người khác phái có cảm nhận là họ bị bạn lợi dụng.
Xã hội hiện đại có xu hướng phá vỡ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống, hôn nhân như chiếc bình thủy tinh mong manh dễ vỡ, vì mỗi hôn nhân là kết hợp giữa hai người khác biệt, có những quan điểm, ý thích không giống nhau, mâu thuẫn về nhiều điều. Khi hai người dự định kết hôn để thành lập một gia đình, cần xem xét kỹ lưỡng về những cá biệt của mình với người bạn đời, để có thể đồng ý phát triển, một tinh thần hôn nhân thích hợp cho cả hai. Đây có thể là một tiến trình rất khó khăn, nếu vội vàng thì sự tìm hiểu sẽ dễ lầm lẫn đưa tới thất vọng khi chung sống vì sự khác biệt của mỗi người.
Nếu coi hôn nhân như động lực để đạt mọi điều ước muốn của mình thì đó là một sự nguy hiểm không nhỏ. Người bạn đời của mình sẽ trở nên một phương tiện để thỏa mãn nguyện vọng mình đã "xây mộng", quên rằng người đó là con người chứ không phải là một dụng cụ. Nhiều khi cả hai người cùng một mục đích tìm ở đối tượng những khả năng để thỏa mãn tự ái cá nhân, họ mong tìm được hạnh phúc với người bạn đời của mình, trong trường hợp này, không có gì là sai trái, Sự tự nguyện cả hai là do tình cảm và lương tâm, khác với ơn gọi của các linh mục, tu sĩ, sự kết hôn của họ là xu hướng tự nhiên của con người, không phải là đáp lại ơn gọi, ngay cả khi họ lãnh nhận Bí tích hôn phối.
Bản tính hôn nhân là phát triển giá trị phục vụ và yêu thương của hai vợ chồng, người ta kết hôn để khám phá ra cách chia sẻ cho nhau tình yêu, ân sủng và tài năng mà Chúa đã ban cho mỗi người, trong hôn nhân không có sự lấn áp, ai hơn ai kém. Kết hôn là cơ hội cho người chồng và người vợ phục vụ lẫn nhau để xây đắp hôn nhân và tạo hạnh phúc gia đình, mà nó sẽ được coi là một đơn vị có giá trị của nước Thiên Chúa ở trần gian.
2. KHẢ NĂNG HAY ƠN GỌI
Dưới khía cạnh Kitô giáo, hôn nhân là một ơn gọi, là một hành động tốt đẹp và thánh thiện, là Bí tích, tình yêu vợ chồng trở nên phương tiện để qua đó mỗi người cảm nhận được tình Chúa yêu thương, nâng đỡ, qua lời kinh nguyện. Điều này giúp cho vợ chồng vượt qua được những cám dỗ, khó khăn đầy rẫy trong đời sống hôn nhân. Chỉ có thể gọi hôn nhân Công Giáo là ơn gọi khi tình yêu của vợ chồng được thể hiện với những đòi hỏi như "Hôn nhân tương đương như ơn gọi của người Kitô hữu với điều kiện phản ảnh được tình yêu của Chúa Kitô hôn phu, yêu thương Giáo Hội hôn thê, và Giáo Hội cố gắng đáp lại tình yêu ấy". Đức Phaolô II đã nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến ngày 18.08.1982. Lời nói này là sự đòi hỏi tuyệt đối làm những người sửa soạn kết hôn e ngại, chúng ta hãy chú ý từng chữ, Ngài nói rất rõ: "Không phải là ơn gọi… Nếu…" Khi vợ chồng cùng hứa yêu thương nhau như yêu thương Thiên Chúa, cả hai đã tạo được một ơn gọi hôn nhân đích thực. Tính cách tuyệt đối và cốt lõi điều Đức Thánh Cha đưa ra làm chúng ta phải suy nghĩ: tình yêu này phải phản ảnh tình yêu tuyệt đối của Chúa Kitô hôn phu, với Giáo Hội hôn thê. Yêu đến độ Ngài đã tận hiến mình chết trên thập giá.
Nếu tình yêu của vợ chồng cũng tương tự như tình yêu của Chúa với Giáo Hội thì vợ chồng cũng phải thương yêu nhau hết lòng và hy sinh cho nhau. Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy tình yêu của bao người đã hiến mình vì ơn gọi yêu thương Giáo Hội (các Thánh tử vì đạo, các Thánh, những nhà truyền giáo) thật không phải dễ! Nhưng chỉ cần, khi kết hôn vợ chồng theo đúng những đòi hỏi của tình yêu thương nhau thì hôn nhân đó đã là một ơn gọi đích thực của người Kitô giáo.
Hôn nhân Công Giáo còn là một tương giao với Thiên Chúa như là một thành phần hợp tác cùng hai vợ chồng, là một quyết định đứng đắn và ngay thẳng để bao gồm Thiên Chúa như một dấu chỉ bảo chứng cho tình yêu hai người. Tin tưởng Thiên Chúa hiện diện trong tình yêu hôn nhân đem lại một kết quả thực tiễn khác: khi có những xung khắc, bất hòa, thử thách, vợ chồng ít muốn đối nghịch với nhau. Họ quay về với Thiên Chúa để tìm sự trợ giúp, cùng cầu nguyện chung, trong những lúc khó khăn nhất, họ luôn tin tưởng và dựa vào sự hiện diện của Ngài trong đời sống lứa đôi để bám chặt, tìm về bên nhau.
3. KẾT HÔN HAY VIỆC LÀM
Nếu hôn nhân trở nên một ơn gọi của Kitô hữu thì đôi vợ chồng cũng phải nghĩ và xây dựng cho nhau trong đời sống hôn nhân và nghề nghiệp. Văn hóa hiện đại thời nay đánh giá tất cả vào sự thành công hay những đòi hỏi của nghề nghiệp, là Kitô hữu chúng ta cần suy nghĩ sâu xa hơn về sự liên hệ giữa những hoạt động nghề nghiệp và ơn gọi hôn nhân. Làm cách nào đặt thứ tự và tầm quan trọng giữa bổn phận gia đình và công ăn việc làm, nhất là khi nghề nghiệp đòi hỏi ta phải dành nhiều thì giờ?
Thật khó tìm được giải pháp toàn vẹn. Nếu đôi vợ chồng cùng xem hôn nhân như một ơn gọi để hiến dâng tình yêu cho nhau như Đức Kitô đã hiến mình cho Giáo Hội thì ơn gọi Kitô hữu phải làm trước tiên là lo cho hôn nhân và gia đình của họ, đó cũng là điều đẹp ý Thiên Chúa. Nhưng tiếc thay, cũng có những cặp vợ chồng quá lo toan cho nghề nghiệp mà quên hẳn bổn phận gia đình.
Khi anh Đông, luật sư, và chị Xuân, kỹ sư nông lâm, quyết định xin chịu Bí tích hôn phối sau một năm rưỡi yêu nhau, gia đình, bạn bè đều vui mừng và cho rằng họ là cặp vợ chồng lý tưởng, rất xứng đôi. Cả hai đều đã nỗ lực để thăng tiến trong nghề nghiệp, với những hy sinh, để đạt được thành công như hiện tại, họ nghĩ rằng họ sẽ tiếp tục cố gắng hơn để xây dựng sự nghiệp, tạo một gia đình hạnh phúc. Sáu tháng sau, Đông được lên chức nhưng phải đi làm việc ở bên Arabie Saoudite, Xuân không muốn chồng đi làm xa, nhưng Đông đã thuyết phục vợ với những lý lẽ chắc nịch và rất thực tế như: thời buổi kinh tế khủng hoảng, đây là cơ hội để Đông sẽ tiến xa hơn, lương tăng gấp ba, vợ chồng phải hy sinh để củng cố ngân quỹ gia đình lo cho con cái sau này, không lâu anh sẽ trở lại Pháp làm việc... Xuân đành đồng ý để chồng đi làm xa dù chị hơi e ngại, vợ chồng chị sẽ cô đơn, trống trải lắm đây vì "anh ở đầu sông, em cuối sông". Hai, ba tháng một lần, Đông và vợ đi thăm nhau, làm chuyến khứ hồi đã mất hai ngày, thời gian gần nhau chẳng được bao nhiêu, chưa kể có những khi Đông bận rộn vì việc làm, họp ở sở bất kể ngày giờ, làm Xuân xót xa vì thương chồng. Đông cũng bỏ không dự lễ như khi ở Pháp vì là xứ Hồi giáo, nhà thờ Công Giáo hầu như không có, trừ một vài nơi dành cho nhân viên ngoại giao của các sứ quán. Đông chờ qua năm, hy vọng được chuyển đi nơi khác, Xuân cũng sốt ruột không kém chồng, nhưng Đông nói cứ chờ chứ không muốn làm đơn xin đổi ngay, anh vẫn có ý mong được thăng thưởng thêm lần nữa trước khi đi. Hai năm trôi qua, cả hai vợ chồng đều mệt mỏi, nhất là Xuân, những lần gặp chồng nàng luôn thúc dục Đông xin đổi việc làm về Pháp, vợ chồng được gần nhau, Đông ậm ừ cho qua chuyện… rồi những ngày tháng chờ đợi trôi qua… Khi hai người có cơ hội ở gần nhau, họ không muốn nói với nhau một lời nào, không khí ngày càng trở nên nặng nề. Tám tháng qua, cả hai đều mệt mỏi, không giải quyết được vấn đề, cùng đồng ý lập đơn ly dị. Họ không biết phải chọn nghề nghiệp hay hôn nhân? Đời sống lứa đôi của họ thọ được ba mươi tháng, chưa đầy ba năm!
Maurice Shumann, một người Công Giáo, đã cho chúng ta thấy ông không kết hôn để dành hết cuộc đời làm chính trị, hoặc như nhạc sĩ nổi tiếng Camille Saint-Saens, kết hôn trễ, ở tuổi 40, có đời sống nội tâm và một đức tin vững vàng, nhưng vẫn không thể dung hòa những đòi hỏi trong đời sống nghệ thuật với đời sống gia đình.
Mỗi hoàn cảnh đều có những khác biệt, không phải chúng ta phải tránh làm một số nghề, nhưng khi lập gia đình, chúng ta cần đề cao cảnh giác là dành phần ưu tiên cho đời sống gia đình. "Công việc trước hết là để dành cho con người chứ không phải con người dành cho công việc" đức Gioan Phaolô II đã nhắc lại trong thông điệp nói về công việc của con người. Người nói tiếp "Chúng ta nên nhớ và xác tín rằng: gia đình là trọng tâm, để từ đó luật lệ xã hội và đạo đức được tạo thành"
Chúng ta có thể dung hòa để đưa đến một thỏa thuận nào đó, nhưng về phương diện trên, khi kết hôn, người Kitô hữu phải dành ưu tiên cho ơn gọi gia đình, mọi thứ khác chỉ là phần phụ thuộc. Ta sẽ nghĩ sao khi một linh mục bỏ thì giờ cầu nguyện để lo việc khác trong cộng đoàn? Người ta kể rằng các nữ tu ở dòng Thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa, dù kiệt sức trong công việc phục vụ những bệnh nhân đang hấp hối trong thành phố Calcutta, Mẹ Têrêsa Calcutta đã không bớt thời giờ cầu nguyện mà mỗi ngày lại tăng thêm một giờ chầu Thánh Thể. Cũng như một kỹ nghệ gia Gia nã Đại đã hỏi người "Tôi có phải hiến tất cả của cải như trong Thánh Kinh dạy không? Mẹ Têrêsa trả lời: Ông không thể cho, những của này không thuộc về ông, ông chỉ là người quản lý chỉ để cai quản. Nhưng ông có thể cai quản theo cách của Chúa Giêsu, là làm theo thứ bậc tình yêu của ông: vì ông có gia đình, trên hết là vợ, rồi đến các con của ông, tiếp theo mới đến những nhân viên trong xí nghiệp" Lúc đó, vị kỹ nghệ gia mới ý thức là ông đã đảo ngược những bậc thang ưu tiên của đời sống. Ông đã đặt xí nghiệp lên trên hết, sau đó rất xa, mới đến vợ con.
Về phương diện này, vợ chồng Kitô hữu sống trong ơn gọi hôn nhân có thể sẽ gặp những điều đối nghịch trong một xã hội mà con người phải phụ thuộc nhiều vào đời sống nghề nghiệp, đôi khi họ phải hy sinh can đảm, bỏ qua những cơ hội thăng tiến trong việc làm. Nhất là cần ý thức rằng không gì tốt đẹp và cao cả bằng công việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Trong thư gửi các gia đình năm 1994 đức Gioan Phaolô II không ngần ngại nói rằng "Trong gia đình, chúng ta phải nhấn mạnh đến giá trị, tầm quan trọng những công việc phụ nữ làm trong gia đình, công việc này phải được nhìn nhận và đánh giá cách tối đa. Trách nhiệm của người đàn bà, sau khi sinh con, nuôi nấng, trông con rồi dậy dỗ đứa trẻ, nhất là khi chúng còn nhỏ, rất lớn và quan trọng không kém gì một công việc chuyên môn". Vì thế, để tìm ra ơn gọi hôn nhân, cả hai cũng phải khôn ngoan cân nhắc và nhất là chung lời cầu nguyện.
Có nhiều mặt phải giải quyết trong cuộc sống, thiết tưởng, nếu đôi lứa coi hôn nhân như sự đáp trả một ơn gọi thì cần cân nhắc lấy quyết định chọn đời sống gia đình.
Chúc Anh Chị trung thành với ơn Chúa và trọn đời hạnh phúc