Phỏng vấn Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban
Cách đây 20 năm ngày 27 tháng 4 năm 1994 nhân dân Nam Phi đã hân hoan tham dự cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên trong lịch sử của mình, chấm dứt chế độ kỳ thị phân biệt chủng tộc bất công và hổ nhục kéo dài nửa thế kỷ. Ông Nelson Mandla, người tù của các chính quyền kỳ thị chủng tộc, đã được bầu làm tổng thống dân cử đầu tiên của một Nam Phi mới.
Cộng hòa Nam Phi rộng gần 1 triệu 220 ngàn cây số vuông, có hơn 50 triệu dân, bao gồm nhiều nhóm chủng tộc khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm: Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và Tàu 0,5%. Nhóm lai giống chiếm 9% tổng số dân. Người Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%.
Trên bình diện tôn giáo 35% người dân Nam Phi theo Tin lành. Số tín hữu Công Giáo được 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%. Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn giáo chiếm 1,2%, Do thái 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh 12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Về ngôn ngữ người dân Nam Phi nói 11 thứ tiếng khác nhau.
Trên bình diện nhân chủng Nam Phi, nhất là vùng Transvaal, chắc hẳn là chiếc nôi của nhân loại, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của người Australopitechi, Homo habilis, Homo erectus, và Homo sapiens.
Cách đây 10.000 năm Nam Phi có hai nhóm dân du mục là người Boscimani và Khoikhoi hay Ottentotti sinh sống về nghề săn bắn và hái trái. Tiếp đến giữa thế kỷ thứ III-V có thêm các nhóm Bantu.
Năm 1487 một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vượt ”Mũi hy vọng” mở đường biển sang Ấn Độ. Nhưng chính các thương gia Hòa Lan đã thành lập cứ điểm thương mại sau này là thành phố Cap. Và cũng từ đó phong trào thuộc địa gồm người của vài nước Âu châu bắt đầu, rồi trở thành một cộng đoàn tự trị phát triển một nền văn hóa và một thứ tiếng nói riêng là Afrikaans. Họ cũng được gọi là người Boeri trong tiếng Hòa Lan có nghĩa là ”nông dân”.
Vào thế kỷ XVIII người Anh chiếm thành phố Cap. Vào giữa thế kỷ XIX người Boeri bị người Anh áp bức đi cư về mạn bắc và thành lập các cộng hòa Boeri nhỏ. Cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX đã xảy ra một loạt các trận đụng độ đẫm máu giữa người Boeri được chủng tộc Zulu hộ thuẫn và người Anh được hai nhóm Xhosa và Swasi yểm trợ. Phe Anh chiến thắng, và năm 1902 họ hiệp nhất mọi miền Nam Phi, rồi năm 1910 trở thành Liên Hiệp Nam Phi.
Sau Đệ Nhi Thế Chiến đảng Quốc Gia thắng cử lên cầm quyền và bắt đầu thi hành chế độ Apartheid kỳ thị phân biệt chủng tộc, cấm người da đen không được theo học các trường dành cho người da trắng, cũng như lui tới tất cả mọi nơi dành cho các sinh hoat của người da trắng. Chính quyền da trắng kỳ thị Nam Phi thành lập các vùng gọi là Bantustan, để cô lập hóa người da đen. Các vùng này chiếm 13% tổng số diện tích Nam Phi. Những người da đen tiếp tục sống trong các vùng của người da trắng, khoảng 50% tất cả, từ từ mất các quyền dân sự. Chính sách Apartheid kỳ thị này khiến cho Liên Hiệp Quốc năm 1973 đã phải tuyên bố nó là tội phạm chống lại nhân loại. Nhưng các nghị quyết cấm vận kinh tế từ năm 1962 chống lại Nam Phi đã không có kết qủa, vì luôn luôn bị Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Lý do vì Nam Phi cung cấp Uranium và nhiều quặng mỏ khác cho Hoa Kỳ. Chế độ kỳ thị chủng tộc kèo dài mãi cho đến năm 1991, khi chính phủ của tổng thống Frederik de Klerk bắt đầu chương trình cải tổ quốc gia, hủy bỏ chế độ kỳ thị, trả tự do cho ông Nelson Mandela thuộc đảng Quốc Đại, và mời ông tham gia trong chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1994 trong cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ đầu tiên ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.
Tuy Nam Phi rất giầu tài nguyên nhưng đa số dân, đặc biệt người da đen, vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng, không có điện nước, và cũng chưa được hưởng các săn sóc y tế giáo dục đúng mức phải có. Dân nghèo sống trong các vùng ngoại ô vẫn chưa là các công dân với mọi quyền của họ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban, về biến cố đáng ghi nhớ này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về biến cố kỷ niệm lịch sử này?
Đáp: Đó đã là một thời điểm đặc biệt đối với chúng tôi. ”Phi châu tốt đẹp hơn” đã là kiểu chuyển tiếp xảy ra tại Nam Phi. Cách thế duy nhất trong đó tôi có thể nghĩ tới chúng tôi đó là ”Phi châu tốt đẹp hơn”. Nam Phi là quốc gia duy nhất, nơi người ta chờ đợi sự thay đổi từ một chế độ sang một chế độ khác xảy ra trong vất vả mệt nhọc, nhưng lại là nơi việc chuyển tiếp xảy ra một cách nhẹ nhàng nhất. Và chúng tôi biết ơn Thiên Chúa, bởi vì tôi biết rằng có rất nhiều người dân thường đã cầu nguyện, cách riêng trong ngày thứ năm. Các phụ nữ đã chọn ngày thứ năm như ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Nam Phi. Và tôi cho rằng chính nhờ các lời cầu nguyện ấy mà sự thay đổi đã xảy ra một cách êm thắm như vậy.
Hỏi: Ngày nay 20 năm sau các thay đổi ấy, đâu là các niềm hy vọng Đức Hồng Y có đối với các cuộc bầu cử tới đây?
Đáp: Tôi hy vọng rằng người dân, trong một cách thức nào đó, đã trưởng thành khá để biết rằng lá phiếu của họ là lá phiếu bầu kín. Nó qúy báu và tùy họ muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ. Họ không được để cho mình bị đe dọa bởi những người nói: ”Một cách nào đó thế nào chúng tôi sẽ biết qúy vị bỏ phiếu cho ai”. Hy vọng thứ hai của tôi là những người phải bỏ phiếu làm điều đó không phải vì những lý do truyền thống - ”Tôi đã luôn luôn bỏ phiếu cho đảng này” - nhưng phải tự hỏi ”Cái gì sẽ duy trì được công ích nhất và một cách hữu hiệu nhất?” Đây phải là tiêu chuẩn mà người đi bầu phải theo, khi họ bỏ phiều.
Hỏi: Đức Hồng Y đã về Roma để viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolo và thăm Tòa Thánh cách đây ít ngày. Đức Hồng Y đem theo những gì trong các lời của Đức Thánh Cha, sau khi gặp gỡ ngài?
Đáp: Tôi nghĩ là chúng tôi phải sao chụp toàn văn bản và phân phát cho tất cả mọi người để tất cả mọi người đều biết những gì Đức Thánh Cha đã nói. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi cũng phải thêm cái gì đó của chính mình: đâu đã là các kinh nghiệm của chúng tôi trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, được ngồi gần ngài, nói chuyện với ngài, trao đổi vài ý kiến với ngài và có cảm tưởng sâu đậm rằng Đức Giáo Hoàng không coi mình như là người ở ngoài hay ở bên trên các Giám Mục, nhưng là một trong các Giám Mục. Ý thức của ngài về tính cách giám mục đoàn là một thực tại sống động. Ngài đã gây kinh ngạc, khi nói với chúng tôi: “Chúng ta là anh em và tôi cần anh em biết điều này và điều này”, các vấn đề rất nghiêm trọng. Và đó đã là một khích lệ biết bao! Vì thế ngài là Giáo Hoàng, ngài có vấn đề này và biết rằng cả chúng tôi cũng có vấn đề đó và muốn chia sẻ nó với chúng tôi. Trong sự chia sẻ ngài rất cởi mở, bởi vì chúng tôi trả lời ngài về kiểu phải đương đầu với vấn đề như thế nào.
Hỏi: Xem ra Đức Thánh Cha Phanxicô chú ý tới mọi tình hình mà ngài tiếp cận. Trong diễn văn ngài đã đề cập tới biết bao nhiêu vấn đề: ngài đã nói tới nạn gian tham hối lộ, tới trẻ mồ côi vì bệnh liệt kháng AIDS vv... có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Đức Thánh Cha đã đề cập tới tất cả các vấn đề đó. Tôi có cảm tưởng - bởi vì tôi đã đọc và lắng nghe diễn văn - tôi có cảm tưởng ngài đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề trong mọi trường hợp. ”Đây là chính xác nơi chúng ta đang đứng”, ngài biết nó là chuyện gì. Tôi biết rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi, và nếu chúng tôi có cần một lời khuyên, thì ngài sẽ cho chúng tôi một lời khuyên...
Hỏi: Đức Hồng Y đã nhắc tới Ngày cầu nguyện cho hòa bình Nam Phi trước các cuộc bầu cử hồi năm 1994. Năm nay có xảy ra điều tương tự như cách đây 20 năm không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Có. Chúa Nhật 27 tháng 4 vừa qua là Ngày cầu nguyện cho Nam Phi, để tái trao ban sức mạnh cho điều đã xảy ra cách đây 20 năm, khi chúng tôi đang ở trong cuộc khủng hoảng và khám phá ra rằng cách thế duy nhất giúp ra khỏi cuộc khủng hoảng đó đối với chúng tôi đó là Thiên Chúa, bằng mọi cách và phải có Người hiện diện giữa chúng tôi. Ngày cầu nguyện hồi đó đã là ngày 27 tháng 4, ngày kỷ niệm sự thay đổi. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sống cùng điều đó. Và tôi tin rằng Thiên Chúa lắng nghe các lời cầu ấy, bởi vì Ngài biết là chúng đến từ con tim, từ những người nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì chúng ta cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta”, chứ không phải để được một phép lạ. Chúng tôi cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng tôi. (RG 29-4-2014)
Cách đây 20 năm ngày 27 tháng 4 năm 1994 nhân dân Nam Phi đã hân hoan tham dự cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên trong lịch sử của mình, chấm dứt chế độ kỳ thị phân biệt chủng tộc bất công và hổ nhục kéo dài nửa thế kỷ. Ông Nelson Mandla, người tù của các chính quyền kỳ thị chủng tộc, đã được bầu làm tổng thống dân cử đầu tiên của một Nam Phi mới.
Cộng hòa Nam Phi rộng gần 1 triệu 220 ngàn cây số vuông, có hơn 50 triệu dân, bao gồm nhiều nhóm chủng tộc khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm: Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và Tàu 0,5%. Nhóm lai giống chiếm 9% tổng số dân. Người Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%.
Trên bình diện tôn giáo 35% người dân Nam Phi theo Tin lành. Số tín hữu Công Giáo được 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%. Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn giáo chiếm 1,2%, Do thái 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh 12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Về ngôn ngữ người dân Nam Phi nói 11 thứ tiếng khác nhau.
Trên bình diện nhân chủng Nam Phi, nhất là vùng Transvaal, chắc hẳn là chiếc nôi của nhân loại, vì các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết của người Australopitechi, Homo habilis, Homo erectus, và Homo sapiens.
Cách đây 10.000 năm Nam Phi có hai nhóm dân du mục là người Boscimani và Khoikhoi hay Ottentotti sinh sống về nghề săn bắn và hái trái. Tiếp đến giữa thế kỷ thứ III-V có thêm các nhóm Bantu.
Năm 1487 một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha vượt ”Mũi hy vọng” mở đường biển sang Ấn Độ. Nhưng chính các thương gia Hòa Lan đã thành lập cứ điểm thương mại sau này là thành phố Cap. Và cũng từ đó phong trào thuộc địa gồm người của vài nước Âu châu bắt đầu, rồi trở thành một cộng đoàn tự trị phát triển một nền văn hóa và một thứ tiếng nói riêng là Afrikaans. Họ cũng được gọi là người Boeri trong tiếng Hòa Lan có nghĩa là ”nông dân”.
Vào thế kỷ XVIII người Anh chiếm thành phố Cap. Vào giữa thế kỷ XIX người Boeri bị người Anh áp bức đi cư về mạn bắc và thành lập các cộng hòa Boeri nhỏ. Cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX đã xảy ra một loạt các trận đụng độ đẫm máu giữa người Boeri được chủng tộc Zulu hộ thuẫn và người Anh được hai nhóm Xhosa và Swasi yểm trợ. Phe Anh chiến thắng, và năm 1902 họ hiệp nhất mọi miền Nam Phi, rồi năm 1910 trở thành Liên Hiệp Nam Phi.
Sau Đệ Nhi Thế Chiến đảng Quốc Gia thắng cử lên cầm quyền và bắt đầu thi hành chế độ Apartheid kỳ thị phân biệt chủng tộc, cấm người da đen không được theo học các trường dành cho người da trắng, cũng như lui tới tất cả mọi nơi dành cho các sinh hoat của người da trắng. Chính quyền da trắng kỳ thị Nam Phi thành lập các vùng gọi là Bantustan, để cô lập hóa người da đen. Các vùng này chiếm 13% tổng số diện tích Nam Phi. Những người da đen tiếp tục sống trong các vùng của người da trắng, khoảng 50% tất cả, từ từ mất các quyền dân sự. Chính sách Apartheid kỳ thị này khiến cho Liên Hiệp Quốc năm 1973 đã phải tuyên bố nó là tội phạm chống lại nhân loại. Nhưng các nghị quyết cấm vận kinh tế từ năm 1962 chống lại Nam Phi đã không có kết qủa, vì luôn luôn bị Hoa Kỳ bỏ phiếu chống. Lý do vì Nam Phi cung cấp Uranium và nhiều quặng mỏ khác cho Hoa Kỳ. Chế độ kỳ thị chủng tộc kèo dài mãi cho đến năm 1991, khi chính phủ của tổng thống Frederik de Klerk bắt đầu chương trình cải tổ quốc gia, hủy bỏ chế độ kỳ thị, trả tự do cho ông Nelson Mandela thuộc đảng Quốc Đại, và mời ông tham gia trong chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1994 trong cuộc tổng tuyển cử tự do dân chủ đầu tiên ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống Nam Phi.
Tuy Nam Phi rất giầu tài nguyên nhưng đa số dân, đặc biệt người da đen, vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng, không có điện nước, và cũng chưa được hưởng các săn sóc y tế giáo dục đúng mức phải có. Dân nghèo sống trong các vùng ngoại ô vẫn chưa là các công dân với mọi quyền của họ.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, Tổng Giám Mục Durban, về biến cố đáng ghi nhớ này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y nghĩ gì về biến cố kỷ niệm lịch sử này?
Đáp: Đó đã là một thời điểm đặc biệt đối với chúng tôi. ”Phi châu tốt đẹp hơn” đã là kiểu chuyển tiếp xảy ra tại Nam Phi. Cách thế duy nhất trong đó tôi có thể nghĩ tới chúng tôi đó là ”Phi châu tốt đẹp hơn”. Nam Phi là quốc gia duy nhất, nơi người ta chờ đợi sự thay đổi từ một chế độ sang một chế độ khác xảy ra trong vất vả mệt nhọc, nhưng lại là nơi việc chuyển tiếp xảy ra một cách nhẹ nhàng nhất. Và chúng tôi biết ơn Thiên Chúa, bởi vì tôi biết rằng có rất nhiều người dân thường đã cầu nguyện, cách riêng trong ngày thứ năm. Các phụ nữ đã chọn ngày thứ năm như ngày cầu nguyện cho hòa bình tại Nam Phi. Và tôi cho rằng chính nhờ các lời cầu nguyện ấy mà sự thay đổi đã xảy ra một cách êm thắm như vậy.
Hỏi: Ngày nay 20 năm sau các thay đổi ấy, đâu là các niềm hy vọng Đức Hồng Y có đối với các cuộc bầu cử tới đây?
Đáp: Tôi hy vọng rằng người dân, trong một cách thức nào đó, đã trưởng thành khá để biết rằng lá phiếu của họ là lá phiếu bầu kín. Nó qúy báu và tùy họ muốn bỏ phiếu cho ai thì bỏ. Họ không được để cho mình bị đe dọa bởi những người nói: ”Một cách nào đó thế nào chúng tôi sẽ biết qúy vị bỏ phiếu cho ai”. Hy vọng thứ hai của tôi là những người phải bỏ phiếu làm điều đó không phải vì những lý do truyền thống - ”Tôi đã luôn luôn bỏ phiếu cho đảng này” - nhưng phải tự hỏi ”Cái gì sẽ duy trì được công ích nhất và một cách hữu hiệu nhất?” Đây phải là tiêu chuẩn mà người đi bầu phải theo, khi họ bỏ phiều.
Hỏi: Đức Hồng Y đã về Roma để viếng mộ hai thánh Phêrô Phaolo và thăm Tòa Thánh cách đây ít ngày. Đức Hồng Y đem theo những gì trong các lời của Đức Thánh Cha, sau khi gặp gỡ ngài?
Đáp: Tôi nghĩ là chúng tôi phải sao chụp toàn văn bản và phân phát cho tất cả mọi người để tất cả mọi người đều biết những gì Đức Thánh Cha đã nói. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi cũng phải thêm cái gì đó của chính mình: đâu đã là các kinh nghiệm của chúng tôi trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô, được ngồi gần ngài, nói chuyện với ngài, trao đổi vài ý kiến với ngài và có cảm tưởng sâu đậm rằng Đức Giáo Hoàng không coi mình như là người ở ngoài hay ở bên trên các Giám Mục, nhưng là một trong các Giám Mục. Ý thức của ngài về tính cách giám mục đoàn là một thực tại sống động. Ngài đã gây kinh ngạc, khi nói với chúng tôi: “Chúng ta là anh em và tôi cần anh em biết điều này và điều này”, các vấn đề rất nghiêm trọng. Và đó đã là một khích lệ biết bao! Vì thế ngài là Giáo Hoàng, ngài có vấn đề này và biết rằng cả chúng tôi cũng có vấn đề đó và muốn chia sẻ nó với chúng tôi. Trong sự chia sẻ ngài rất cởi mở, bởi vì chúng tôi trả lời ngài về kiểu phải đương đầu với vấn đề như thế nào.
Hỏi: Xem ra Đức Thánh Cha Phanxicô chú ý tới mọi tình hình mà ngài tiếp cận. Trong diễn văn ngài đã đề cập tới biết bao nhiêu vấn đề: ngài đã nói tới nạn gian tham hối lộ, tới trẻ mồ côi vì bệnh liệt kháng AIDS vv... có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Vâng, đúng vậy. Đức Thánh Cha đã đề cập tới tất cả các vấn đề đó. Tôi có cảm tưởng - bởi vì tôi đã đọc và lắng nghe diễn văn - tôi có cảm tưởng ngài đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề trong mọi trường hợp. ”Đây là chính xác nơi chúng ta đang đứng”, ngài biết nó là chuyện gì. Tôi biết rằng ngài sẽ cầu nguyện cho chúng tôi, sẽ giúp chúng tôi, và nếu chúng tôi có cần một lời khuyên, thì ngài sẽ cho chúng tôi một lời khuyên...
Hỏi: Đức Hồng Y đã nhắc tới Ngày cầu nguyện cho hòa bình Nam Phi trước các cuộc bầu cử hồi năm 1994. Năm nay có xảy ra điều tương tự như cách đây 20 năm không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Có. Chúa Nhật 27 tháng 4 vừa qua là Ngày cầu nguyện cho Nam Phi, để tái trao ban sức mạnh cho điều đã xảy ra cách đây 20 năm, khi chúng tôi đang ở trong cuộc khủng hoảng và khám phá ra rằng cách thế duy nhất giúp ra khỏi cuộc khủng hoảng đó đối với chúng tôi đó là Thiên Chúa, bằng mọi cách và phải có Người hiện diện giữa chúng tôi. Ngày cầu nguyện hồi đó đã là ngày 27 tháng 4, ngày kỷ niệm sự thay đổi. Tôi chắc chắn rằng chúng tôi cũng sống cùng điều đó. Và tôi tin rằng Thiên Chúa lắng nghe các lời cầu ấy, bởi vì Ngài biết là chúng đến từ con tim, từ những người nói: ”Chúng ta hãy cầu nguyện, bởi vì chúng ta cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta”, chứ không phải để được một phép lạ. Chúng tôi cần có Thiên Chúa trong cuộc sống chúng tôi. (RG 29-4-2014)