ĐẠO HIẾU TRONG TÂM HỒN NGƯỜI Công Giáo VIỆT NAM
Đạo Hiếu là một trong những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nói đến Đạo Hiếu là nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha mẹ. Hướng về “Ngày của Mẹ” trong tháng 05 và “Ngày của Cha” trong tháng 06, ngày 04/05/2014, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Ban Loan Báo Tin Mừng giáo phận tổ chức buổi trình diễn và giao lưu văn hóa với chủ đề “Đạo Hiếu trong tâm hồn người Công Giáo Việt Nam”.
Xem Hình
9 giờ buổi trình diễn và giao lưu văn hóa bắt dầu khai mạc, hiện diện trong phần khai mạc có Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận; Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng đại diện; Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản hạt Xuân Lộc cùng quý Linh mục, tu sĩ nam nữ, và gần 800 anh chị em giáo dân cũng như lương dân từ các giáo xứ trong giáo phận cùng về tham dự buổi giao lưu.
Những cái nhìn bỡ ngỡ ban đầu như được xua tan khi Cha Giêrônimô Nguyễn Đình Công, Phó ban Loan Báo Tin Mừng, cũng là Trưởng Ban tổ chức nối kết mọi người vào mối tương quan hàng xóm, quốc gia, dân tộc: “…Có cả xóm giềng và những người tri kỷ/ Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn”. Ngoài gia đình thiêng liêng cốt nhục, hàng xóm láng giềng… với riêng người Công Giáo thì còn có gia đình Giáo Hội mà cụ thể là gia đình Giáo phận. Tòa Giám Mục giáo phận được ví là ngôi nhà chung của mọi người, là trái tim của Giáo phận. Những khách mời là lương dân đang hiện diện tại đây hôm nay được trân trọng mời vào trái tim của mình để chia sẻ với nhau như những người tri âm, tri kỷ.
Tiếp nối lời chào đón của Cha Trưởng Ban tổ chức, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã tuyên bố khai mạc chương trình giao lưu. Lúc này, ngài chia sẻ: “Sinh ra làm người ai trong chúng ta cũng có nguồn gốc, nhưng công việc làm đôi lúc làm cho ta sao lãng mối tương quan gia đình. Hôm nay, chúng ta có cơ hội chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn và phát huy tình huynh đệ trong buổi giao lưu này để khi chúng ta tìm thấy ý nghĩa cuộc đời cũng là lúc chúng ta tìm thấy sự sống và tình thân thương sẽ được phát triển mãi”.
Chương trình giao lưu được chia làm hai phần: Phần I “Đạo hiếu trong tâm hồn người Việt Nam”; Phần II “Đạo hiếu trong tâm hồn người Công Giáo Việt Nam”. Những trò chơi, những nhạc phẩm bất hủ hát về Cha mẹ trong phần I đã phá đi cái bầu khí xa lạ và ngại ngần, những khoảng cách giữa con người với nhau. Những ca từ ngọt ngào vang lên làm cho nhiều người ngậm ngùi, luyến tiếc khi nhớ về Cha mẹ của mình: trong vòng tay mẹ, con vui hưởng vị ngọt ngào ấm áp; dưới cánh tay cha, con nếm dấu bình an trước bão táp cuộc đời. Mọi người cùng hồi tưởng lại những giây phút ngọt ngào bên Cha mẹ, những nhọc nhằn mà Cha mẹ đã mang vác để con được lớn lên từng ngày.
Để trao cho nhau những làn gió mới sau những hồi tưởng về công ơn Cha mẹ, Ban tổ chức đã trao cho mỗi người một cái quạt. Với quạt trên tay, mọi người cùng nhau múa, hát và quạt cho nhau, tạo cho nhau bầu khí thoải mái, thân tình. Qua những áng văn thơ, những ca khúc vừa được trình diễn, nội dung của phần I đã làm nổi bật vị trí quan trọng của Đạo Hiếu trong tâm hồn người Việt Nam.
Phải chăng, khi chúng ta tin đạo, tin theo Đức Giêsu thì chúng ta cũng gạt bỏ tình thâm qua một bên, không bao giờ còn nhớ đến tổ tiên, ông bà. Phần II của chương trình đã cho mọi người thấy rằng: người tín hữu Công Giáo cũng được thừa hưởng một nền giáo dục lấy chữ Hiếu làm đầu là sống và thực thi đạo làm con theo lẽ tự nhiên. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận, đã chia sẻ những cảm xức của mình khi nói về Đạo Hiếu qua đoạn video clip. Những chia sẻ của chị Trần Thị Nguyệt Lâm, một tân tòng gia nhập đạo khi lập gia đình, là những cảm nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống đời thường, là niềm vui khi thấy gia đình chồng vẫn đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, là những cảm nghiệm sống động khi thấy mình theo Chúa mà vẫn có thể sống trọn chữ Hiếu trong đạo làm con… Chị nói: “Theo Chúa không phải bỏ cha bỏ mẹ mà còn yêu Cha mẹ nhiều hơn nữa”. trong phần này, Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú cũng chia sẻ niềm hạnh phúc khi được Cha mẹ dẫn dắt trong hành trình đức tin, khi được cha mẹ dạy cho biết về Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành…
Hiếu kính với Mẹ cha trong tâm hồn người Công Giáo không chỉ giới hạn ở nghĩa cử phụng dưỡng, quà cáp vật chất, nhưng còn là những chăm sóc đời sống thiêng liêng của Cha mẹ qua lời cầu nguyện khi các ngài tuổi già sức yếu cũng như khi đã qua đời. Những ca khúc “Cầu cho cha mẹ” luôn là những lời cầu nguyện đơn sơ và luôn đẹp lòng Thiên Chúa.
Sau phần chia sẻ của Đức ông, mỗi người lại cài lên áo cho nhau những cánh hoa tượng trưng cho tấm lòng chân thành và yêu mến mà Ban Tổ chức muốn trao gửi đến mọi người. Xuyên suốt chương trình là thông điệp mà Ban tổ chức muốn gửi đến mọi người: Cây có cội, nước có nguồn, con người ai cũng có tổ tiên. Tổ tiên con người không hẳn chỉ là cha mẹ, ông bà nhưng còn là Đấng Vô Hình mà mọi người vẫn gọi là Ông Trời. Đấng đó chính là cội nguồn của tất cả và cũng là niềm khát vọng của con người.
Kết thúc chương trình, mọi người lại vui vẻ bên nhau, chia sẻ với nhau trong bữa ăn huynh đệ tại sân Tòa Giám mục.
Maria Phương Trâm
Đạo Hiếu là một trong những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nói đến Đạo Hiếu là nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha mẹ. Hướng về “Ngày của Mẹ” trong tháng 05 và “Ngày của Cha” trong tháng 06, ngày 04/05/2014, tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc, Ban Loan Báo Tin Mừng giáo phận tổ chức buổi trình diễn và giao lưu văn hóa với chủ đề “Đạo Hiếu trong tâm hồn người Công Giáo Việt Nam”.
Xem Hình
9 giờ buổi trình diễn và giao lưu văn hóa bắt dầu khai mạc, hiện diện trong phần khai mạc có Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục giáo phận; Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú, Tổng đại diện; Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản hạt Xuân Lộc cùng quý Linh mục, tu sĩ nam nữ, và gần 800 anh chị em giáo dân cũng như lương dân từ các giáo xứ trong giáo phận cùng về tham dự buổi giao lưu.
Những cái nhìn bỡ ngỡ ban đầu như được xua tan khi Cha Giêrônimô Nguyễn Đình Công, Phó ban Loan Báo Tin Mừng, cũng là Trưởng Ban tổ chức nối kết mọi người vào mối tương quan hàng xóm, quốc gia, dân tộc: “…Có cả xóm giềng và những người tri kỷ/ Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn”. Ngoài gia đình thiêng liêng cốt nhục, hàng xóm láng giềng… với riêng người Công Giáo thì còn có gia đình Giáo Hội mà cụ thể là gia đình Giáo phận. Tòa Giám Mục giáo phận được ví là ngôi nhà chung của mọi người, là trái tim của Giáo phận. Những khách mời là lương dân đang hiện diện tại đây hôm nay được trân trọng mời vào trái tim của mình để chia sẻ với nhau như những người tri âm, tri kỷ.
Tiếp nối lời chào đón của Cha Trưởng Ban tổ chức, Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh đã tuyên bố khai mạc chương trình giao lưu. Lúc này, ngài chia sẻ: “Sinh ra làm người ai trong chúng ta cũng có nguồn gốc, nhưng công việc làm đôi lúc làm cho ta sao lãng mối tương quan gia đình. Hôm nay, chúng ta có cơ hội chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn và phát huy tình huynh đệ trong buổi giao lưu này để khi chúng ta tìm thấy ý nghĩa cuộc đời cũng là lúc chúng ta tìm thấy sự sống và tình thân thương sẽ được phát triển mãi”.
Chương trình giao lưu được chia làm hai phần: Phần I “Đạo hiếu trong tâm hồn người Việt Nam”; Phần II “Đạo hiếu trong tâm hồn người Công Giáo Việt Nam”. Những trò chơi, những nhạc phẩm bất hủ hát về Cha mẹ trong phần I đã phá đi cái bầu khí xa lạ và ngại ngần, những khoảng cách giữa con người với nhau. Những ca từ ngọt ngào vang lên làm cho nhiều người ngậm ngùi, luyến tiếc khi nhớ về Cha mẹ của mình: trong vòng tay mẹ, con vui hưởng vị ngọt ngào ấm áp; dưới cánh tay cha, con nếm dấu bình an trước bão táp cuộc đời. Mọi người cùng hồi tưởng lại những giây phút ngọt ngào bên Cha mẹ, những nhọc nhằn mà Cha mẹ đã mang vác để con được lớn lên từng ngày.
Để trao cho nhau những làn gió mới sau những hồi tưởng về công ơn Cha mẹ, Ban tổ chức đã trao cho mỗi người một cái quạt. Với quạt trên tay, mọi người cùng nhau múa, hát và quạt cho nhau, tạo cho nhau bầu khí thoải mái, thân tình. Qua những áng văn thơ, những ca khúc vừa được trình diễn, nội dung của phần I đã làm nổi bật vị trí quan trọng của Đạo Hiếu trong tâm hồn người Việt Nam.
Phải chăng, khi chúng ta tin đạo, tin theo Đức Giêsu thì chúng ta cũng gạt bỏ tình thâm qua một bên, không bao giờ còn nhớ đến tổ tiên, ông bà. Phần II của chương trình đã cho mọi người thấy rằng: người tín hữu Công Giáo cũng được thừa hưởng một nền giáo dục lấy chữ Hiếu làm đầu là sống và thực thi đạo làm con theo lẽ tự nhiên. Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục phụ tá Giáo phận, đã chia sẻ những cảm xức của mình khi nói về Đạo Hiếu qua đoạn video clip. Những chia sẻ của chị Trần Thị Nguyệt Lâm, một tân tòng gia nhập đạo khi lập gia đình, là những cảm nghiệm về Thiên Chúa trong cuộc sống đời thường, là niềm vui khi thấy gia đình chồng vẫn đặt chữ Hiếu lên hàng đầu, là những cảm nghiệm sống động khi thấy mình theo Chúa mà vẫn có thể sống trọn chữ Hiếu trong đạo làm con… Chị nói: “Theo Chúa không phải bỏ cha bỏ mẹ mà còn yêu Cha mẹ nhiều hơn nữa”. trong phần này, Đức ông Vinh sơn Đặng Văn Tú cũng chia sẻ niềm hạnh phúc khi được Cha mẹ dẫn dắt trong hành trình đức tin, khi được cha mẹ dạy cho biết về Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành…
Hiếu kính với Mẹ cha trong tâm hồn người Công Giáo không chỉ giới hạn ở nghĩa cử phụng dưỡng, quà cáp vật chất, nhưng còn là những chăm sóc đời sống thiêng liêng của Cha mẹ qua lời cầu nguyện khi các ngài tuổi già sức yếu cũng như khi đã qua đời. Những ca khúc “Cầu cho cha mẹ” luôn là những lời cầu nguyện đơn sơ và luôn đẹp lòng Thiên Chúa.
Sau phần chia sẻ của Đức ông, mỗi người lại cài lên áo cho nhau những cánh hoa tượng trưng cho tấm lòng chân thành và yêu mến mà Ban Tổ chức muốn trao gửi đến mọi người. Xuyên suốt chương trình là thông điệp mà Ban tổ chức muốn gửi đến mọi người: Cây có cội, nước có nguồn, con người ai cũng có tổ tiên. Tổ tiên con người không hẳn chỉ là cha mẹ, ông bà nhưng còn là Đấng Vô Hình mà mọi người vẫn gọi là Ông Trời. Đấng đó chính là cội nguồn của tất cả và cũng là niềm khát vọng của con người.
Kết thúc chương trình, mọi người lại vui vẻ bên nhau, chia sẻ với nhau trong bữa ăn huynh đệ tại sân Tòa Giám mục.
Maria Phương Trâm