Hôm nay, Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI đã tôn vinh Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II lên hàng hiển thánh. Các khách hành hương Ba Lan mang cờ đỏ trắng của quê hương Đức Gioan Phaolô II là những người đầu tiên tới Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Phần lớn những người đến đầu tiên đã cắm trại qua đêm dọc theo những con phố dẫn tới Công Trường. Những người khác thì thức trắng đêm để dự canh thức tại hàng chục nhà thờ tại Rôma.
Hình ảnh
Đó là tường trình của Mark Duell của Mail Online.
Hôm nay, 27 tháng 4 năm 2014, hàng trăm ngàn người đã đứng chật Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô để tham dự ngày lịch sử có liên hệ tới 4 vị giáo hoàng. Với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI, Đức Phanxicô đã công bố Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là hiển thánh, trong một buổi lễ phong hiển thánh đầu tiên có sự cử hành của hai vị giáo hoàng.
Đức Bênêđíctô, nay đã 87 tuổi, ngồi xa xa, cạnh các vị Hồng Y tại Công Trường trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Theo sự ước tính của cảnh sát Ý, khoảng một triệu người đã tham dự Thánh Lễ phong hiển thánh tại Công Trường, trên các đường phố chung quanh và các công trường gần đó với các màn ảnh TV lớn được đặt tại những nơi này.
Đức Phanxicô đọc công thức phong thánh bằng tiếng La Tinh rằng sau khi bàn tính, tham khảo và cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa, “ta tuyên bố và xác định rằng các Chân Phúc |Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là các hiển thánh và ta sẽ ghi danh các ngài vào số các thánh và truyền rằng các ngài được tôn kính như thế bởi toàn thể Giáo Hội”.
Các khách hành hương Ba Lan mang cờ đỏ trắng của quê hương thân yêu Đức Gioan Phaolô là những người đầu tiên kéo nhau vào Công Trường trước lúc hừng đông. Họ bị chận lại bởi hàng rào người gồm các nhân viên bảo vệ dân sự mặc áo vét có lân tinh đứng giữ trật tự.
Phần lớn những người đến đầu tiên đã phải cắm trại ngoài trời qua đêm dọc theo các con phố dẫn và Công Trường. Những người khác thức suốt đêm tham dự các buổi canh thức do hàng chục nhà thờ ở trung tâm Rôma tổ chức.
Davit Halfer, một người Ba Lan, phát biểu: “bốn vị giáo hoàng trong một buổi lễ, quả là tuyệt vời để thấy và hiện diện với, đây là lịch sử đang được viết ra dưới mắt chúng tôi”. Ngày hôm qua, Tòa Thánh đã chấm dứt một tuần lễ suy đoán bằng cách xác nhận rằng: Đức GH hưu trí sẽ thực sự tham dự lễ phong hiển thánh.
Đức Bênêđíctô vốn hứa sẽ “ẩn dật khỏi thế gian” sau khi từ nhiệm vào năm ngoái, nhưng Đức Phanxicô đã thuyết phục ngài ra khỏi cảnh hưu trí và mời ngài tham dự sinh hoạt công cộng của Giáo Hội. Từ trước đến nay, Giáo Hội Công Giáo không hề được thấy vị giáo hoàng đang trị vì và vị giáo hoàng hưu trí cùng cử hành một Thánh Lễ công cộng chung với nhau.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, có lễ phong hiển thánh cho hai vị giáo hoàng cùng một lúc. Quyết định của Đức Phanxicô phong hiển thánh cho hai nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là một hành vi cân bằng khá tế nhị, đem lại cho cả bên bảo thủ lẫn bên cấp tiến trong Giáo Hội mỗi bên một vị thánh mới.
Đức Gioan XXIII trị vì từ năm 1958 tới năm 1963, trong khi Đức Gioan Phaolô II có một triều đại kéo dài một phần tư thế kỷ, từ năm 1978 tới năm 2005. Ngôi vị giáo hoàng chu du khắp thế giới và từng phát động Ngày Giới Trẻ Thế Giới của vị sau đã lên sinh lực cho cả một thế hệ Công Giáo mới. Và việc ngài bênh vực các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội đã làm ấm lòng phe bảo thủ sau thập niên 1960 đầy sóng gió.
Therese Andjoua, một y tá 49 tuổi từ Librevill, Gabon tới đây với khoảng 300 khách hành hương, cho hay “Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng của chúng tôi”. Bà mặc chiếc áo dài Châu Phi cổ truyền có hình hai vị thánh mới. Bà kể lại: “Năm 1982, khi tới Gabon, ngài hôn đất và nói chúng tôi ‘hãy chỗi dậy, tiến bước và đừng sợ hãi’”. Vừa nghỉ tựa vào đống chai nước, bà vừa bảo “Khi nghe tin ngài được phong hiển thánh, chúng tôi đã chỗi dậy”.
Các vị vua và hoàng hậu, các tổng thống và thủ tướng của hơn 90 quốc gia đã tham dự lễ phong hiển thánh. Trong số các vị vọng, người ta thấy TT Ý Giorgio Napolitano và vợ là Clio; TT Zimbabwe Robert Mugabe và vợ là Grace Mugabe, TT Ba Lan Bronislaw Komorowski và vơ5 là Anna Komorowski, và cựu TT Ba Lan Aleksander Kwasniewski…
Khoảng 20 nhà lãnh đạo Do Thái Giáo từ Hoa Kỳ, Israel,Ý và quê hương Argentina của Đức Phanxicô và Ba Lan cũng đã tham dự.
Đây là dấu chỉ việc họ đánh giá cao các tiến bộ thực hiện được trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái dưới thời hai Đức Gioan và Gioan Phaolô cũng như các vị kế nhiệm các ngài đang cử hành Thánh Lễ hôm nay.
Sơ lược tiều sử Đức Gioan Phaolô II:
1920: Sinh ra với tên Karol Wojtyla tại Poland
• 1946: Chịu chức linh mục
• 1964: Trở thành TGM Krakow
• 1978: Được bầu làm giáo hoàng lúc 58 tuổi
• 1981: Bị bắn trọng thương.
• 2001: Chẩn đoán mắc chứng Parkinson
• 2003: Cử hành Lễ Bạc tại Vatican
• 2004: Trở thành triều giáo hoàng dài thứ ba xưa nay
• 2005: Qua đời vì nhồi máu cơ tim
Đức Gioan Phaolô giúp phá sập chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan qua việc ngài ủng hộ Phong Trào Đoàn Kết. Ngôi vị giáo hoàng chu du khắp thế giới và từng phát động Ngày Giới Trẻ Thế Giới của ngài đã lên sinh lực cho cả một thế hệ Công Giáo mới. Và việc ngài bênh vực các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội đã làm ấm lòng phe bảo thủ sau thập niên 1960 đầy sóng gió.
Sơ lược tiều sử Đức Gioan XXIII:
1881: Sinh tại Ý với tên Angelo Roncalli
• 1904: Chịu chức linh mục
• 1953: Được cử làm Thượng Phụ Venice.
• 1958: Kế nhiệm Đức Piô XII lúc 77 tuổi.
• 1962: Triệu tập Công Đồng Vatican II.
• 1962: Được Time nêu danh là Người Của Năm.
• 1963: Qua đời vì bệnh dạ dầy.
• 2000: Dưới danh nghĩa “Giáo Hoàng Tốt Lành”, được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc.
Đức Gioan là người anh hùng của người Công Giáo cấp tiến vì đã triệu tập Công Đồng Vatican II. Công đồng này đem Giáo Hội vào thời hiện đại bằng cách cho phép Thánh Lễ được cử hành bằng ngôn ngự địa phương và bằng việc khích lệ đối thoại nhiều hơn với người thuộc các tín ngưỡng khác, nhất là người Do Thái Giáo.
Hai vị giáo hoàng hiện còn sống tôn vinh hai vị giáo hoàng quá cố: điều bạn cần biết về lễ nghi tại Vatican hôm nay
Trong một nghi lễ có tính lịch sử xưa nay, Đức GH Phanxicô và Đức GH hưu trí Bênêđíctô đã tôn vinh hai Đức GH Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II lên hàng hiển thánh trong một buổi lễ phong thánh đầu tiên có hai vị giáo hoàng hiện diện.
Với một dịp trọng đại như thế, nghi thức lại khá vắn vỏi và rất dễ hiểu, ơn một ơn phúc phụ là di hài của hai vị thánh mới đã được trưng bày cho toàn thể Giáo Hội tôn kính lần đầu tiên.
Sau đây là 4 điều đáng lưu ý.
1. Nghi lễ
• Phần sơ khởi bắt đầu với các lời cầu nguyện, thánh ca, và đỉnh cao là hát Kinh Cầu Các Thánh với câu đáp “Ora pro nobis” (cầu cho chúng con).
• Sau khi Đức GH Phanxicô và các vị đồng tế tiến lênbàn thờ, nghi thức phong thánh bắt đầu ngay sau đó.
• Vị đứng đầu bộ phong thánh, tức Đức HY Angelo Amato yêu cầu Đức GH ba lần ghi danh Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vào số các thánh.
2. Tuyên bố
• Sau đó, Đức GH Phanxicô tuyên bố “Để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa, để hiển dương đức tin Công Giáo và gia tăng đời sống Kitô Giáo, do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, và của các Thánh Ti6ng Đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền của ta, sau khi đã suy tính cẩn thận và liên lỉ cầu xin Chúa phù giúp, và sau khi đã tham khảo nhiều anh em trong hàng giám mục, ta tuyên bố và xác định rằng chân phúc Gioan XXIII và chân phúc Gioan Phaolô II là các hiển thánh và ta ghi danh các ngài vào số các thánh, đồng thời ra chỉ sắc rằng các ngài được tòan thể Giáo Hội tôn kính như thế. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”
3. Các di hài
• Di hài của hai vị thánh mới sau đó được rước lên bàn thờ. Trường hợp Đức Gioan Phaolô, cùng một di hài là hộp đựng máu của ngài, từng được dùng trong nghi thức phong chân phúc, đã được rước lên.
• Đối với Đức Gioan XXIII, một mảnh da nhỏ lấy từ thi thể ngài từng được khai quật cho lễ phong chân phúc cho ngài năm 2000 đã được rước lên.
• Đức HY Amato sau đó cám ơn Đức GH Phanxicô và xin ngài công bố văn kiện chính thức làm chứng cho lễ phong hiển thánh.
• Đức GH Phanxicô thưa: ‘Ta ra sắc chỉ như thế’ và nghi thức kết thúc với việc hát Kih Sáng Danh.
• Sau đó là Thánh Lễ Đại Trào.
4. Con số
• Toàn thánh cho hay: Đức Phanxicô chủ tọa Thánh Lễ với Đức Bênêđíctô đồng tế cùng với 150 Hồng Y và gần 1 ngàn giám mục. Đây là lần đầu tiên Đức Bênêđíctô tham gia với Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ công khai từ ngày ngài từ nhiệm vào năm 2013. Hồi tháng Hai, Đức Bênêđíctô tham dự nghi thức phong Hồng Y cho 19 vị tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhưng trong vai trò “quan sát viên”.
• Khoảng 600 linh mục đã cho rước lễ tại Công Trường và khoảng 250 phó tế cho rước lễ tại cá ckhu vực chung quanh.
• 93 phái đoàn chính thức đã tham dự trong đó có khoảng 24 vị đứng đầu quốc gia. Ba Lan gửi phái đoàn đông đảo nhất với đương kim tổng thống và hai cựu tổng thống, trong đó có Lech Walesa, người sáng lập của Phong Trào Đoàn kết từng được Đức Gioan Phaolô II hỗ trợ. Các vua và hoàng hậu của Tây Ban Nha và của Bỉ, cũng như các thành viên hoàng gia của Andorra, của Anh, và Lục Xâm Bảo cũng đã tham dự. Sau nghi lễ, Đức Phanxicô đã gặp tất cả các vị vọng này.
Hình ảnh
Đó là tường trình của Mark Duell của Mail Online.
Đức Bênêđíctô, nay đã 87 tuổi, ngồi xa xa, cạnh các vị Hồng Y tại Công Trường trong Thánh Lễ Chúa Nhật. Theo sự ước tính của cảnh sát Ý, khoảng một triệu người đã tham dự Thánh Lễ phong hiển thánh tại Công Trường, trên các đường phố chung quanh và các công trường gần đó với các màn ảnh TV lớn được đặt tại những nơi này.
Đức Phanxicô đọc công thức phong thánh bằng tiếng La Tinh rằng sau khi bàn tính, tham khảo và cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa, “ta tuyên bố và xác định rằng các Chân Phúc |Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là các hiển thánh và ta sẽ ghi danh các ngài vào số các thánh và truyền rằng các ngài được tôn kính như thế bởi toàn thể Giáo Hội”.
Các khách hành hương Ba Lan mang cờ đỏ trắng của quê hương thân yêu Đức Gioan Phaolô là những người đầu tiên kéo nhau vào Công Trường trước lúc hừng đông. Họ bị chận lại bởi hàng rào người gồm các nhân viên bảo vệ dân sự mặc áo vét có lân tinh đứng giữ trật tự.
Phần lớn những người đến đầu tiên đã phải cắm trại ngoài trời qua đêm dọc theo các con phố dẫn và Công Trường. Những người khác thức suốt đêm tham dự các buổi canh thức do hàng chục nhà thờ ở trung tâm Rôma tổ chức.
Davit Halfer, một người Ba Lan, phát biểu: “bốn vị giáo hoàng trong một buổi lễ, quả là tuyệt vời để thấy và hiện diện với, đây là lịch sử đang được viết ra dưới mắt chúng tôi”. Ngày hôm qua, Tòa Thánh đã chấm dứt một tuần lễ suy đoán bằng cách xác nhận rằng: Đức GH hưu trí sẽ thực sự tham dự lễ phong hiển thánh.
Đức Bênêđíctô vốn hứa sẽ “ẩn dật khỏi thế gian” sau khi từ nhiệm vào năm ngoái, nhưng Đức Phanxicô đã thuyết phục ngài ra khỏi cảnh hưu trí và mời ngài tham dự sinh hoạt công cộng của Giáo Hội. Từ trước đến nay, Giáo Hội Công Giáo không hề được thấy vị giáo hoàng đang trị vì và vị giáo hoàng hưu trí cùng cử hành một Thánh Lễ công cộng chung với nhau.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, có lễ phong hiển thánh cho hai vị giáo hoàng cùng một lúc. Quyết định của Đức Phanxicô phong hiển thánh cho hai nhà lãnh đạo tinh thần vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là một hành vi cân bằng khá tế nhị, đem lại cho cả bên bảo thủ lẫn bên cấp tiến trong Giáo Hội mỗi bên một vị thánh mới.
Đức Gioan XXIII trị vì từ năm 1958 tới năm 1963, trong khi Đức Gioan Phaolô II có một triều đại kéo dài một phần tư thế kỷ, từ năm 1978 tới năm 2005. Ngôi vị giáo hoàng chu du khắp thế giới và từng phát động Ngày Giới Trẻ Thế Giới của vị sau đã lên sinh lực cho cả một thế hệ Công Giáo mới. Và việc ngài bênh vực các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội đã làm ấm lòng phe bảo thủ sau thập niên 1960 đầy sóng gió.
Therese Andjoua, một y tá 49 tuổi từ Librevill, Gabon tới đây với khoảng 300 khách hành hương, cho hay “Đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng của chúng tôi”. Bà mặc chiếc áo dài Châu Phi cổ truyền có hình hai vị thánh mới. Bà kể lại: “Năm 1982, khi tới Gabon, ngài hôn đất và nói chúng tôi ‘hãy chỗi dậy, tiến bước và đừng sợ hãi’”. Vừa nghỉ tựa vào đống chai nước, bà vừa bảo “Khi nghe tin ngài được phong hiển thánh, chúng tôi đã chỗi dậy”.
Các vị vua và hoàng hậu, các tổng thống và thủ tướng của hơn 90 quốc gia đã tham dự lễ phong hiển thánh. Trong số các vị vọng, người ta thấy TT Ý Giorgio Napolitano và vợ là Clio; TT Zimbabwe Robert Mugabe và vợ là Grace Mugabe, TT Ba Lan Bronislaw Komorowski và vơ5 là Anna Komorowski, và cựu TT Ba Lan Aleksander Kwasniewski…
Khoảng 20 nhà lãnh đạo Do Thái Giáo từ Hoa Kỳ, Israel,Ý và quê hương Argentina của Đức Phanxicô và Ba Lan cũng đã tham dự.
Đây là dấu chỉ việc họ đánh giá cao các tiến bộ thực hiện được trong các liên hệ Công Giáo – Do Thái dưới thời hai Đức Gioan và Gioan Phaolô cũng như các vị kế nhiệm các ngài đang cử hành Thánh Lễ hôm nay.
Sơ lược tiều sử Đức Gioan Phaolô II:
1920: Sinh ra với tên Karol Wojtyla tại Poland
• 1946: Chịu chức linh mục
• 1964: Trở thành TGM Krakow
• 1978: Được bầu làm giáo hoàng lúc 58 tuổi
• 1981: Bị bắn trọng thương.
• 2001: Chẩn đoán mắc chứng Parkinson
• 2003: Cử hành Lễ Bạc tại Vatican
• 2004: Trở thành triều giáo hoàng dài thứ ba xưa nay
• 2005: Qua đời vì nhồi máu cơ tim
Đức Gioan Phaolô giúp phá sập chủ nghĩa cộng sản tại Ba Lan qua việc ngài ủng hộ Phong Trào Đoàn Kết. Ngôi vị giáo hoàng chu du khắp thế giới và từng phát động Ngày Giới Trẻ Thế Giới của ngài đã lên sinh lực cho cả một thế hệ Công Giáo mới. Và việc ngài bênh vực các giáo huấn nòng cốt của Giáo Hội đã làm ấm lòng phe bảo thủ sau thập niên 1960 đầy sóng gió.
Sơ lược tiều sử Đức Gioan XXIII:
1881: Sinh tại Ý với tên Angelo Roncalli
• 1904: Chịu chức linh mục
• 1953: Được cử làm Thượng Phụ Venice.
• 1958: Kế nhiệm Đức Piô XII lúc 77 tuổi.
• 1962: Triệu tập Công Đồng Vatican II.
• 1962: Được Time nêu danh là Người Của Năm.
• 1963: Qua đời vì bệnh dạ dầy.
• 2000: Dưới danh nghĩa “Giáo Hoàng Tốt Lành”, được Đức Gioan Phaolô II phong chân phúc.
Đức Gioan là người anh hùng của người Công Giáo cấp tiến vì đã triệu tập Công Đồng Vatican II. Công đồng này đem Giáo Hội vào thời hiện đại bằng cách cho phép Thánh Lễ được cử hành bằng ngôn ngự địa phương và bằng việc khích lệ đối thoại nhiều hơn với người thuộc các tín ngưỡng khác, nhất là người Do Thái Giáo.
Hai vị giáo hoàng hiện còn sống tôn vinh hai vị giáo hoàng quá cố: điều bạn cần biết về lễ nghi tại Vatican hôm nay
Trong một nghi lễ có tính lịch sử xưa nay, Đức GH Phanxicô và Đức GH hưu trí Bênêđíctô đã tôn vinh hai Đức GH Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II lên hàng hiển thánh trong một buổi lễ phong thánh đầu tiên có hai vị giáo hoàng hiện diện.
Với một dịp trọng đại như thế, nghi thức lại khá vắn vỏi và rất dễ hiểu, ơn một ơn phúc phụ là di hài của hai vị thánh mới đã được trưng bày cho toàn thể Giáo Hội tôn kính lần đầu tiên.
Sau đây là 4 điều đáng lưu ý.
1. Nghi lễ
• Phần sơ khởi bắt đầu với các lời cầu nguyện, thánh ca, và đỉnh cao là hát Kinh Cầu Các Thánh với câu đáp “Ora pro nobis” (cầu cho chúng con).
• Sau khi Đức GH Phanxicô và các vị đồng tế tiến lênbàn thờ, nghi thức phong thánh bắt đầu ngay sau đó.
• Vị đứng đầu bộ phong thánh, tức Đức HY Angelo Amato yêu cầu Đức GH ba lần ghi danh Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vào số các thánh.
2. Tuyên bố
• Sau đó, Đức GH Phanxicô tuyên bố “Để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa, để hiển dương đức tin Công Giáo và gia tăng đời sống Kitô Giáo, do thẩm quyền của Chúa chúng ta là Chúa Giêsu Kitô, và của các Thánh Ti6ng Đồ Phêrô và Phaolô, và do thẩm quyền của ta, sau khi đã suy tính cẩn thận và liên lỉ cầu xin Chúa phù giúp, và sau khi đã tham khảo nhiều anh em trong hàng giám mục, ta tuyên bố và xác định rằng chân phúc Gioan XXIII và chân phúc Gioan Phaolô II là các hiển thánh và ta ghi danh các ngài vào số các thánh, đồng thời ra chỉ sắc rằng các ngài được tòan thể Giáo Hội tôn kính như thế. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”
3. Các di hài
• Di hài của hai vị thánh mới sau đó được rước lên bàn thờ. Trường hợp Đức Gioan Phaolô, cùng một di hài là hộp đựng máu của ngài, từng được dùng trong nghi thức phong chân phúc, đã được rước lên.
• Đối với Đức Gioan XXIII, một mảnh da nhỏ lấy từ thi thể ngài từng được khai quật cho lễ phong chân phúc cho ngài năm 2000 đã được rước lên.
• Đức HY Amato sau đó cám ơn Đức GH Phanxicô và xin ngài công bố văn kiện chính thức làm chứng cho lễ phong hiển thánh.
• Đức GH Phanxicô thưa: ‘Ta ra sắc chỉ như thế’ và nghi thức kết thúc với việc hát Kih Sáng Danh.
• Sau đó là Thánh Lễ Đại Trào.
4. Con số
• Toàn thánh cho hay: Đức Phanxicô chủ tọa Thánh Lễ với Đức Bênêđíctô đồng tế cùng với 150 Hồng Y và gần 1 ngàn giám mục. Đây là lần đầu tiên Đức Bênêđíctô tham gia với Đức Phanxicô cử hành Thánh Lễ công khai từ ngày ngài từ nhiệm vào năm 2013. Hồi tháng Hai, Đức Bênêđíctô tham dự nghi thức phong Hồng Y cho 19 vị tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhưng trong vai trò “quan sát viên”.
• Khoảng 600 linh mục đã cho rước lễ tại Công Trường và khoảng 250 phó tế cho rước lễ tại cá ckhu vực chung quanh.
• 93 phái đoàn chính thức đã tham dự trong đó có khoảng 24 vị đứng đầu quốc gia. Ba Lan gửi phái đoàn đông đảo nhất với đương kim tổng thống và hai cựu tổng thống, trong đó có Lech Walesa, người sáng lập của Phong Trào Đoàn kết từng được Đức Gioan Phaolô II hỗ trợ. Các vua và hoàng hậu của Tây Ban Nha và của Bỉ, cũng như các thành viên hoàng gia của Andorra, của Anh, và Lục Xâm Bảo cũng đã tham dự. Sau nghi lễ, Đức Phanxicô đã gặp tất cả các vị vọng này.