Tại giải Oscar vừa qua, Matthew McConaughey đã lãnh giải nam tài tử hay nhất. Con một người chủ trạm săng, mẹ là cô giáo phụ khuyết, Matthew McConaughey sinh tại Uvalde, Texas. Không thích theo nghề của cha, anh mơ được thay đổi phong cảnh sống và đã qua Úc sống một năm, làm nghề rửa chén bát và dọn phân gà. Trở lại Mỹ, anh theo học tại ĐH Texas ở Austin, để trở thành luật sư, nhưng sau đó đã chuyển qua nghề phim ảnh. Anh bắt đầu nghề diễn viên năm 1991 và bắt đầu đóng nhiều phim tại Texas. Chỉ tới 1996, khi chuyển tới Los Angeles, anh mới bắt đầu thực sự nổi tiếng với phim Lone Star. Sau khi giật khá nhiều giải điện ảnh, mãi tới năm nay, anh mới lãnh giải Oscar lần đầu khi đóng vai Ron Woodroof trong Dallas Buyer’s Club.
Điều đáng lưu ý là trong diễn văn nhận giải, anh nói anh cần ba điều trong đời để sống còn: Thiên Chúa, gia đình và một ai đó để nhìn lên như một anh hùng.
Anh cho hay: lúc 15 tuổi, anh quyết định rằng người anh hùng này phải là chính anh trong 10 năm sau. Mười năm ấy qua đi, anh phải đẩy thời hạn thêm 10 năm nữa. Rồi lại mười năm nữa. Anh bảo: “Người anh hùng của tôi luôn cách tôi 10 năm đằng đẵng. Tôi như chẳng bao giờ đạt được. Điều đó giữ tôi lại với một ai đó để tiếp tục theo đuổi”.
Anh mở lời cám ơn Thiên Chúa đầu tiên. Lời anh: “Trước nhất, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, vì Người là Đấng tôi luôn trông lên, Người đã ban cho đời tôi biết bao cơ may mà tôi biết chắc không do tay tôi hay tay bất cứ con người nhân bản nào khác. Người chỉ cho tôi hay rằng có một sự kiện khoa học là lòng biết ơn cần được đáp trả. Nói theo lời của cố tài tử Anh Charlie Laughton, thì ‘khi bạn có Thiên Chúa, bạn có một người bạn và người bạn đó chính là qúy bạn’”.
Tường trình bài diễn văn này, có ký giả ghi nhận rằng bài diễn văn này “đã tạo ra một sự im lặng hoàn toàn, và sau đó là một huyên náo thú vị”. Họ tự hỏi phải chăng tài tử này theo Kitô Giáo? Đúng như thế, hai năm trước đây, các nhiếp ảnh gia từng săn đuổi McConaughey và vị hôn thê của anh khi họ từ nhà thờ đi ra với hai con trong kỳ Đại Hội Điện Ảnh tại Cannes. Khiến tớ The Daily Mail hồi ấy chạy hàng tít: “Vợ chồng cầu nguyện với nhau, sẽ ở lại với nhau”.
Không phải chỉ ở Cannes, mà hai vợ chồng tài tử này vẫn có thói quen dự thánh lễ tại ngôi thánh đường gần ngôi nhà trị giá 4 triệu dollars của họ tại Austin, Texas. Về hôn nhân, Camila, vợ anh, cho hay: củng cố sợi dây hôn phối trước pháp luật chắc chắn là một điều tốt đối với con cái.
Kathy Schiffer thì lưu ý tới hai tấm hình của hai tài tử lãnh hoặc được đề cử lãnh giải Oscar năm nay. Họ được chụp “đứng chung” với chính họ lúc còn trẻ. Đó là Matthew McConnaughey và Sandra Bullock, người được đề cử lãnh giải Oscar năm nay nhờ đóng một vai trong Gravity. Cả hai đều đeo Thánh Giá một cách hết sức rõ rệt quanh cổ. Điều này chưa chắc có nghĩa: hai tài tử này “thánh thiện” hơn ai khác, vì có lời đồn rằng Bullock là một người vô thần. Nhưng trong môi trường tục hóa ngột ngạt hiện nay, ngột ngạt đến độ đeo thánh giá nơi công cộng là một điều có thể phạm luật, thì cử chỉ của hai tài tử này hẳn nói lên một điều gì đó.
Thực vậy, năm 2012, chính phủ Anh từng lý luận rằng Kitô hữu không có quyền đeo thánh giá hay tượng chịu nạn công khai tại sở làm. Chính phủ này yêu cầu rằng Kitô hữu phải chọn lựa giữa việc tiếp tục làm việc và việc phát biểu đức tin của mình. Rất may, chủ trương của chính phủ sau đó bị đánh bại, nhờ phán quyết của Tòa Nhân Quyền Âu Châu cho rằng bày tỏ tôn giáo là “một quyền căn bản”.
Tại Na Uy, một đài tin tức của chính phủ đã ngăn cản một phóng viên đeo thánh giá lúc đọc tin, vì sợ xúc phạm các khán giả không Kitô Giáo.
Tại Hoa Kỳ, Đại Học Sonoma của Tiểu Bang California cấm một sinh viên đeo thánh giá quanh cổ khi cô làm việc cho một hội chợ hướng dẫn các tân sinh viên.
Do đó, ít nhất việc đeo thánh giá của hai tài tử trên cho người ta thấy: việc phát biểu tôn giáo nơi công cộng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, đó là McConaughey lúc trẻ. Theo William O’Connor, lời tạ ơn đầu tiên dành cho Thiên Chúa của anh tại Đại Hội Oscar năm nay vẫn là điều gây sảng khoái cho người bảo thủ và gây nhức nhối cho giới cấp tiến tại Hollywood.
Khi một lực sĩ điền kinh tạ ơn Thiên Chúa vì một thành tích nào đó của họ trong một cuộc tranh tài, thì ít ai để ý. Trong chính trường, câu “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” chỉ là câu đầu lưỡi của các chính khác thuộc cả hai đảng. Ấy thế nhưng, bất chấp tính khắp nơi của Thiên Chúa trong sinh hoạt công của Hoa Kỳ, nhiều người phải ngạc nhiên khi một tài tử da trắng bỗng dành một khúc trong bài diễn văn của mình cho Thiên Chúa.
Trước McConaughey, Denzel Washington, Jennifer Hudson, và Forest Whitaker cũng đã là các tài tử, trong 12 năm qua, nhắc tới Thiên Chúa trong diễn văn lãnh Oscar của họ. Nhưng không như Washington, Hudson, hay Whitaker, lời tạ ơn Thiên Chúa của McConaughey khiến những hãng tin lớn như CBS News chạy hàng tít đại loại như: “Matthew McConaughey nói về Thiên Chúa, các anh hùng, trong diễn văn nhận giải Oscar”, còn hàng tít của hãng AP thì là “Các linh hứng của McConaughey: Thiên Chúa, Gia Đình, Bản Thân”.
Việc thiếu chú ý khi một tài tử da đen hay một cuốn phim với nhân vật da đen nói về Thiên Chúa phản ảnh sự ngu dốt rộng hơn trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt này, tính ngoan đạo của cộng đồng da đen thường bị tập thể nhún vai, ngoại trừ khi nó có tầm quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị hay các vấn đề xã hội như hôn nhân bình đẳng. Cái nhún vai tập thể này cũng xuất hiện trong chính trị khi các nhà thông thái ghép các cử tri ngoan đạo vào loại “Cộng Hòa bảo thủ” trong khi thực ra người da đen mới ngoan đạo hơn người da trắng nhưng người da đen thường đâu có bỏ phiếu cho Cộng Hòa.
Trong khi việc Whitaker, Washington, và Hudson nhắc tới Thiên Chúa ít được ai chú ý, thì việc McConaughey nhắc đến Người được các người bảo thủ thi đua nhau ca tụng, đồng thời chĩa mũi dùi tấn công phe cấp tiến. Sáng thứ hai, Ricky Perry “hót” (tweet) như sau: “Cậu trai Texas kể các ơn phúc của mình”. Lời hót của ông được nối với một bài của Breibart tựa là “Matthew McConaughey Ca Tụng Thiên Chúa trong Diễn Văn Nhận Giải, Đám Đông Hollywood Câm Họng”. Trên trang mạng của Michelle Malkin có hàng tít: “Matthew McConaughey làm bối rối đám đông tại Oscar, chiếm được lòng người nhờ tạ ơn Thiên Chúa”. Fox News chạy hàng tít: “Matthew McConaughey một trong số ít người tạ ơn Thiên Chúa trong diễn văn nhận giải Oscar”…
Niềm hân hoan của họ quả là chói tai: đối với nhiều người bảo thủ, giới thời trang của Hollywood chỉ là một lũ vô thần đáng chê cười. McConaughey cũng làm cho mình nổi bật vì từ lâu, người ta vẫn cho rằng Hollywood, ngoài cộng đồng da đen ra, đã mất khả năng nói về “tôn giáo”. Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà sản xuất Michael Cieply của Hollywood, người mới đây nói với tờ New York Times rằng “Với một ít ngoại lệ thường nghiêng về hai hước hay kinh dị… Đa số các phòng thu hình đều bất chợt lơ đễnh khi ai đó gợi ý bàn tới các chủ đề có tính nghiêm chỉnh về tôn giáo”.
Cieply cho rằng trong mấy thập niên vừa qua, các nhân vật có tính tôn giáo chỉ xuất hiện trong các phim bỏ túi (niche movies) hay nếu có xuất hiện trong các phim lớn, thì thường là những tên vô lại, giả hình…”. Thí dụ như kỳ phim mới đây của Scandal mô tả vị nữ phó chủ tịch một cộng đồng Tin Lành sát hại người chồng đồng tính rồi cho rằng mình không có tội vì ma qủi buộc bà làm điều đó.
Dù sao, tại Hollywood, các nam nữ tài tử ít khi gán sự thành công của họ cho bất cứ điều gì ở bên ngoài cõi thế. Trong cái thị trấn đầy tính toán ấy, đứng cùng bên với Stephen Spielberg chắc chắn ăn tiền hơn là đọc mấy chục kinh Kính Mừng! Điều này phản ảnh rõ trong cuộc nghiên cứu của Slate, một cuộc nghiên cứu cho thấy trong 12 năm qua, đối tượng để các minh tinh cám ơn phần lớn là chính kỹ nghệ phim ảnh, tiếp theo là các nhà sản xuất, cái đồng tài tử, các đạo diễn, các vai và chuyên viên, và chính The Academy.
Ấy thế nhưng, cùng tuyến đường hãnh diện tuyên xưng đức tin với McConaughey trong năm 2014, xem ra bảng hiệu tôn giáo đang bước trở lại Hollywood và đứng về phía người thắng cuộc. Phim Son of God (Con Thiên Chúa), một phim vốn bị chỉ trích vì một Chúa Giêsu “quá đẹp và da trắng”, đã đứng hàng hai về số vé cuối tuần bán tại quầy (box office) lên tới 26.5 triệu dollars.
Điều đáng lưu ý là trong diễn văn nhận giải, anh nói anh cần ba điều trong đời để sống còn: Thiên Chúa, gia đình và một ai đó để nhìn lên như một anh hùng.
Anh cho hay: lúc 15 tuổi, anh quyết định rằng người anh hùng này phải là chính anh trong 10 năm sau. Mười năm ấy qua đi, anh phải đẩy thời hạn thêm 10 năm nữa. Rồi lại mười năm nữa. Anh bảo: “Người anh hùng của tôi luôn cách tôi 10 năm đằng đẵng. Tôi như chẳng bao giờ đạt được. Điều đó giữ tôi lại với một ai đó để tiếp tục theo đuổi”.
Anh mở lời cám ơn Thiên Chúa đầu tiên. Lời anh: “Trước nhất, tôi muốn tạ ơn Thiên Chúa, vì Người là Đấng tôi luôn trông lên, Người đã ban cho đời tôi biết bao cơ may mà tôi biết chắc không do tay tôi hay tay bất cứ con người nhân bản nào khác. Người chỉ cho tôi hay rằng có một sự kiện khoa học là lòng biết ơn cần được đáp trả. Nói theo lời của cố tài tử Anh Charlie Laughton, thì ‘khi bạn có Thiên Chúa, bạn có một người bạn và người bạn đó chính là qúy bạn’”.
Tường trình bài diễn văn này, có ký giả ghi nhận rằng bài diễn văn này “đã tạo ra một sự im lặng hoàn toàn, và sau đó là một huyên náo thú vị”. Họ tự hỏi phải chăng tài tử này theo Kitô Giáo? Đúng như thế, hai năm trước đây, các nhiếp ảnh gia từng săn đuổi McConaughey và vị hôn thê của anh khi họ từ nhà thờ đi ra với hai con trong kỳ Đại Hội Điện Ảnh tại Cannes. Khiến tớ The Daily Mail hồi ấy chạy hàng tít: “Vợ chồng cầu nguyện với nhau, sẽ ở lại với nhau”.
Không phải chỉ ở Cannes, mà hai vợ chồng tài tử này vẫn có thói quen dự thánh lễ tại ngôi thánh đường gần ngôi nhà trị giá 4 triệu dollars của họ tại Austin, Texas. Về hôn nhân, Camila, vợ anh, cho hay: củng cố sợi dây hôn phối trước pháp luật chắc chắn là một điều tốt đối với con cái.
Kathy Schiffer thì lưu ý tới hai tấm hình của hai tài tử lãnh hoặc được đề cử lãnh giải Oscar năm nay. Họ được chụp “đứng chung” với chính họ lúc còn trẻ. Đó là Matthew McConnaughey và Sandra Bullock, người được đề cử lãnh giải Oscar năm nay nhờ đóng một vai trong Gravity. Cả hai đều đeo Thánh Giá một cách hết sức rõ rệt quanh cổ. Điều này chưa chắc có nghĩa: hai tài tử này “thánh thiện” hơn ai khác, vì có lời đồn rằng Bullock là một người vô thần. Nhưng trong môi trường tục hóa ngột ngạt hiện nay, ngột ngạt đến độ đeo thánh giá nơi công cộng là một điều có thể phạm luật, thì cử chỉ của hai tài tử này hẳn nói lên một điều gì đó.
Thực vậy, năm 2012, chính phủ Anh từng lý luận rằng Kitô hữu không có quyền đeo thánh giá hay tượng chịu nạn công khai tại sở làm. Chính phủ này yêu cầu rằng Kitô hữu phải chọn lựa giữa việc tiếp tục làm việc và việc phát biểu đức tin của mình. Rất may, chủ trương của chính phủ sau đó bị đánh bại, nhờ phán quyết của Tòa Nhân Quyền Âu Châu cho rằng bày tỏ tôn giáo là “một quyền căn bản”.
Tại Na Uy, một đài tin tức của chính phủ đã ngăn cản một phóng viên đeo thánh giá lúc đọc tin, vì sợ xúc phạm các khán giả không Kitô Giáo.
Tại Hoa Kỳ, Đại Học Sonoma của Tiểu Bang California cấm một sinh viên đeo thánh giá quanh cổ khi cô làm việc cho một hội chợ hướng dẫn các tân sinh viên.
Do đó, ít nhất việc đeo thánh giá của hai tài tử trên cho người ta thấy: việc phát biểu tôn giáo nơi công cộng là điều chấp nhận được.
Tuy nhiên, đó là McConaughey lúc trẻ. Theo William O’Connor, lời tạ ơn đầu tiên dành cho Thiên Chúa của anh tại Đại Hội Oscar năm nay vẫn là điều gây sảng khoái cho người bảo thủ và gây nhức nhối cho giới cấp tiến tại Hollywood.
Khi một lực sĩ điền kinh tạ ơn Thiên Chúa vì một thành tích nào đó của họ trong một cuộc tranh tài, thì ít ai để ý. Trong chính trường, câu “Thiên Chúa chúc phúc cho Hoa Kỳ” chỉ là câu đầu lưỡi của các chính khác thuộc cả hai đảng. Ấy thế nhưng, bất chấp tính khắp nơi của Thiên Chúa trong sinh hoạt công của Hoa Kỳ, nhiều người phải ngạc nhiên khi một tài tử da trắng bỗng dành một khúc trong bài diễn văn của mình cho Thiên Chúa.
Trước McConaughey, Denzel Washington, Jennifer Hudson, và Forest Whitaker cũng đã là các tài tử, trong 12 năm qua, nhắc tới Thiên Chúa trong diễn văn lãnh Oscar của họ. Nhưng không như Washington, Hudson, hay Whitaker, lời tạ ơn Thiên Chúa của McConaughey khiến những hãng tin lớn như CBS News chạy hàng tít đại loại như: “Matthew McConaughey nói về Thiên Chúa, các anh hùng, trong diễn văn nhận giải Oscar”, còn hàng tít của hãng AP thì là “Các linh hứng của McConaughey: Thiên Chúa, Gia Đình, Bản Thân”.
Việc thiếu chú ý khi một tài tử da đen hay một cuốn phim với nhân vật da đen nói về Thiên Chúa phản ảnh sự ngu dốt rộng hơn trong sinh hoạt Hoa Kỳ. Trong sinh hoạt này, tính ngoan đạo của cộng đồng da đen thường bị tập thể nhún vai, ngoại trừ khi nó có tầm quan trọng trong các cuộc tranh luận chính trị hay các vấn đề xã hội như hôn nhân bình đẳng. Cái nhún vai tập thể này cũng xuất hiện trong chính trị khi các nhà thông thái ghép các cử tri ngoan đạo vào loại “Cộng Hòa bảo thủ” trong khi thực ra người da đen mới ngoan đạo hơn người da trắng nhưng người da đen thường đâu có bỏ phiếu cho Cộng Hòa.
Trong khi việc Whitaker, Washington, và Hudson nhắc tới Thiên Chúa ít được ai chú ý, thì việc McConaughey nhắc đến Người được các người bảo thủ thi đua nhau ca tụng, đồng thời chĩa mũi dùi tấn công phe cấp tiến. Sáng thứ hai, Ricky Perry “hót” (tweet) như sau: “Cậu trai Texas kể các ơn phúc của mình”. Lời hót của ông được nối với một bài của Breibart tựa là “Matthew McConaughey Ca Tụng Thiên Chúa trong Diễn Văn Nhận Giải, Đám Đông Hollywood Câm Họng”. Trên trang mạng của Michelle Malkin có hàng tít: “Matthew McConaughey làm bối rối đám đông tại Oscar, chiếm được lòng người nhờ tạ ơn Thiên Chúa”. Fox News chạy hàng tít: “Matthew McConaughey một trong số ít người tạ ơn Thiên Chúa trong diễn văn nhận giải Oscar”…
Niềm hân hoan của họ quả là chói tai: đối với nhiều người bảo thủ, giới thời trang của Hollywood chỉ là một lũ vô thần đáng chê cười. McConaughey cũng làm cho mình nổi bật vì từ lâu, người ta vẫn cho rằng Hollywood, ngoài cộng đồng da đen ra, đã mất khả năng nói về “tôn giáo”. Ít nhất đó cũng là nhận định của nhà sản xuất Michael Cieply của Hollywood, người mới đây nói với tờ New York Times rằng “Với một ít ngoại lệ thường nghiêng về hai hước hay kinh dị… Đa số các phòng thu hình đều bất chợt lơ đễnh khi ai đó gợi ý bàn tới các chủ đề có tính nghiêm chỉnh về tôn giáo”.
Cieply cho rằng trong mấy thập niên vừa qua, các nhân vật có tính tôn giáo chỉ xuất hiện trong các phim bỏ túi (niche movies) hay nếu có xuất hiện trong các phim lớn, thì thường là những tên vô lại, giả hình…”. Thí dụ như kỳ phim mới đây của Scandal mô tả vị nữ phó chủ tịch một cộng đồng Tin Lành sát hại người chồng đồng tính rồi cho rằng mình không có tội vì ma qủi buộc bà làm điều đó.
Dù sao, tại Hollywood, các nam nữ tài tử ít khi gán sự thành công của họ cho bất cứ điều gì ở bên ngoài cõi thế. Trong cái thị trấn đầy tính toán ấy, đứng cùng bên với Stephen Spielberg chắc chắn ăn tiền hơn là đọc mấy chục kinh Kính Mừng! Điều này phản ảnh rõ trong cuộc nghiên cứu của Slate, một cuộc nghiên cứu cho thấy trong 12 năm qua, đối tượng để các minh tinh cám ơn phần lớn là chính kỹ nghệ phim ảnh, tiếp theo là các nhà sản xuất, cái đồng tài tử, các đạo diễn, các vai và chuyên viên, và chính The Academy.
Ấy thế nhưng, cùng tuyến đường hãnh diện tuyên xưng đức tin với McConaughey trong năm 2014, xem ra bảng hiệu tôn giáo đang bước trở lại Hollywood và đứng về phía người thắng cuộc. Phim Son of God (Con Thiên Chúa), một phim vốn bị chỉ trích vì một Chúa Giêsu “quá đẹp và da trắng”, đã đứng hàng hai về số vé cuối tuần bán tại quầy (box office) lên tới 26.5 triệu dollars.