VATICAN. ĐTC Phanxicô kêu gọi thăng tiến đối thoại liên tôn trong tinh thần xây dựng, tôn trọng xác tín và căn tính tôn giáo của nhau.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-11-2013, dành cho 50 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, nhóm tại Vatican từ ngày 25 đến 28-11-2013 về đề tài ”Các thành phần của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong xã hội dân sự”. Trong số các thành viên của hội đồng Tòa Thánh tham dự khóa họp này có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên GM Phú Cường.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc lại điều ngài đã viết trong Tông Huấn ”Niềm Vui Phúc Âm” (Evangelii gaudium) mới công bố, theo đó ”một thái độ cởi mở trong sự thật và yêu thương phải là đặc tính của cuộc đối thoại với các tín đồ các tôn giáo không Kitô, tuy có những chướng ngại và khó khăn, đặc biệt là những trào lưu cực đoan trong cả hai phía” (250).
ĐTC minh xác rằng ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ căn tính của mình khi đi gặp người khác, và cũng không phải là chiều theo những thỏa hiệp về đức tin và luân lý Kitô. Trái lại ”sự cởi mở chân thực bao hàm sự giữ vững những xác tín sâu xa nhất của mình, với một căn tính rõ ràng và vui tươi” (ibid. 251), nhờ đó, biết cởi mở tìm hiểu những lý do của tha nhân, có khả năng có được những quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với xác tín rằng cuộc gặp gỡ người khác biệt chúng ta có thể là cơ hội để tăng trưởng trong tình huynh đệ, được phong phú hơn và là dịp để làm chứng tá”.
ĐTC cũng khẳng định rằng ”đối thoại liên tôn và loan báo Tin Mừng là hai điều không loại trừ nhau nhưng nuôi dưỡng nhau. Chúng ta không áp đặt điều gì cả, chúng ta không sử dụng chiến lược tinh quái để thu hút tín đồ, nhưng chúng ta làm chứng trong niềm vui, với tinh thần đơn sơ, về những gì chúng ta tin và về thực tính của mình.”
ĐTC phê bình những cuộc gặp gỡ trong đó mỗi bên gạt qua một bên điều mình tin, giả vờ từ bỏ những gì là quý giá của mình. Một cuộc gặp gỡ như thế chắc chắn là không chân chính, và chỉ là một thứ tình huynh đệ giả dối.
Ngài nhấn mạnh rằng ”Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải nỗ lực khắc phục sợ hãi, sẵn sàng đi bước đầu, không để cho mình nạn chí trước những khó khăn và hiểu lầm”.
Sau cùng ĐTC nói: ”Cuộc đối thoại xây dựng giữa những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau cũng giúp vượt thắng một thứ sợ hãi khác mà chúng ta thấy đang gia tăng trong những xã hội ngày càng bị tục hóa nặng nề hơn: đó là sự sợ hãi đối với các truyền thống tôn giáo khác và chính chiều kích tôn giáo nói chung. Tôn giáo bị coi như một cái gì vô ích, và thậm chí là nguy hiểm. Nhiều khi người ta đòi các tín hữu Kitô phải từ bỏ các xác tín tôn giáo và luân lý của họ trong khi thi hành nghề nghiệp. Nhiều người ngày nay nghĩ rằng chỉ có thể sống chung trong xã hội nếu mỗi người che đậy tôn giáo củamình, bước vào một không gian gọi là trung lập, không có tham chiếu nào đề siêu việt.”
ĐTC đặt câu hỏi: ”Cả trong trường hợp này, làm sao có thể kiến tạo những tương quan chân thực, xây dựng một xã hội thực sự là căn nhà chung, khi người ta bị buộc phải gạt bỏ điều mà mỗi người coi là phần thâm sâu nhất trong con người của họ? Không thể nghĩ tới một thứ tình huynh đệ ”trong phòng thí nghiệm” (SD 28-11-2013)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 28-11-2013, dành cho 50 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, nhóm tại Vatican từ ngày 25 đến 28-11-2013 về đề tài ”Các thành phần của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong xã hội dân sự”. Trong số các thành viên của hội đồng Tòa Thánh tham dự khóa họp này có Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên GM Phú Cường.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc lại điều ngài đã viết trong Tông Huấn ”Niềm Vui Phúc Âm” (Evangelii gaudium) mới công bố, theo đó ”một thái độ cởi mở trong sự thật và yêu thương phải là đặc tính của cuộc đối thoại với các tín đồ các tôn giáo không Kitô, tuy có những chướng ngại và khó khăn, đặc biệt là những trào lưu cực đoan trong cả hai phía” (250).
ĐTC minh xác rằng ”Đối thoại không có nghĩa là từ bỏ căn tính của mình khi đi gặp người khác, và cũng không phải là chiều theo những thỏa hiệp về đức tin và luân lý Kitô. Trái lại ”sự cởi mở chân thực bao hàm sự giữ vững những xác tín sâu xa nhất của mình, với một căn tính rõ ràng và vui tươi” (ibid. 251), nhờ đó, biết cởi mở tìm hiểu những lý do của tha nhân, có khả năng có được những quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với xác tín rằng cuộc gặp gỡ người khác biệt chúng ta có thể là cơ hội để tăng trưởng trong tình huynh đệ, được phong phú hơn và là dịp để làm chứng tá”.
ĐTC cũng khẳng định rằng ”đối thoại liên tôn và loan báo Tin Mừng là hai điều không loại trừ nhau nhưng nuôi dưỡng nhau. Chúng ta không áp đặt điều gì cả, chúng ta không sử dụng chiến lược tinh quái để thu hút tín đồ, nhưng chúng ta làm chứng trong niềm vui, với tinh thần đơn sơ, về những gì chúng ta tin và về thực tính của mình.”
ĐTC phê bình những cuộc gặp gỡ trong đó mỗi bên gạt qua một bên điều mình tin, giả vờ từ bỏ những gì là quý giá của mình. Một cuộc gặp gỡ như thế chắc chắn là không chân chính, và chỉ là một thứ tình huynh đệ giả dối.
Ngài nhấn mạnh rằng ”Trong tư cách là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải nỗ lực khắc phục sợ hãi, sẵn sàng đi bước đầu, không để cho mình nạn chí trước những khó khăn và hiểu lầm”.
Sau cùng ĐTC nói: ”Cuộc đối thoại xây dựng giữa những người thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau cũng giúp vượt thắng một thứ sợ hãi khác mà chúng ta thấy đang gia tăng trong những xã hội ngày càng bị tục hóa nặng nề hơn: đó là sự sợ hãi đối với các truyền thống tôn giáo khác và chính chiều kích tôn giáo nói chung. Tôn giáo bị coi như một cái gì vô ích, và thậm chí là nguy hiểm. Nhiều khi người ta đòi các tín hữu Kitô phải từ bỏ các xác tín tôn giáo và luân lý của họ trong khi thi hành nghề nghiệp. Nhiều người ngày nay nghĩ rằng chỉ có thể sống chung trong xã hội nếu mỗi người che đậy tôn giáo củamình, bước vào một không gian gọi là trung lập, không có tham chiếu nào đề siêu việt.”
ĐTC đặt câu hỏi: ”Cả trong trường hợp này, làm sao có thể kiến tạo những tương quan chân thực, xây dựng một xã hội thực sự là căn nhà chung, khi người ta bị buộc phải gạt bỏ điều mà mỗi người coi là phần thâm sâu nhất trong con người của họ? Không thể nghĩ tới một thứ tình huynh đệ ”trong phòng thí nghiệm” (SD 28-11-2013)