Tôi mới nhận được một giấy mời tham dự Lễ Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11. Tôi không một chút suy nghĩ và đã nhận lời. Lần đầu tiên nhận một giấy mời như thế kể từ khi ông chết. Cám ơn ban tổ chức. Tôi nhìn thấy tên người tổ chức: ông Lê Châu Lộc. Người đã có thời hãnh diện vì đã được sống bên cạnh vị Tổng Thống ấy.
Từ Lê Châu Lộc, tôi liên tưởng đến những người từng có cơ hội gần gũi với Tổng Thống Ngô Đình Diệm như Đỗ Thọ, Nguyễn Hữu Duệ, Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Thiện, Cụ Quách Tòng Đức, Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến, Lâm Lễ Trinh, cụ Đoàn Thêm, Võ Văn Hải, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Cửu Đắc, Nguyễn Văn Minh và v.v... Ít ai có lời phỉ báng, nặng nhẹ, nếu không nói là một lòng, một dạ. Hình như ít có vị lãnh đạo nào, dù đạo hay đời mà khi chết đi để lại thương nhớ và niềm kính trọng nơi những kẻ dưới quyền đến như ông? Hồ Chí Minh chăng? Không. Nào ai khác không có.
Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi lọ khi viết về khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi đây lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.
Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản, bởi vì tôi:
- Đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà.
- Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai.
- Đến đó không phải vì ngu muội, vì thiếu hiểu biết lịch sử, như người ta chửi.
- Đến đó cũng chẳng một chút mưu cầu gì, bất cứ mưu cầu gì.
Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.
Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo, mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình rằng đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.
Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ của các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương, hãy nói lên đi: đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo?
Do ai và người nào, bầy tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và đến nay được nửa thế kỷ, đã trãi qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?
Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau: “Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền. .., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực… Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần… (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207).
Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh, tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán. Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả !
Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam.
Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, hỏi cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo !
Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ. Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn. Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam ? Hãy cố nhớ lại xem, hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành.
Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.” Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”.
Nay thì thời gian đã gấp mấy lần từ ngày 01/11/1963 ? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không ? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.
Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu.
Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu. Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.
Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Với đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi, thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội.
Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu.
Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào! Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.
Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm. Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.
Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không ? Xin được nhắc lại một lần cuối rằng trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau: Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?
Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp: Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi. Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác. Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo là đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.
Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thầy cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thầy của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy.
Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.” Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu.
Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng. Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt.
Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại. Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được? Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.
Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời. Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”
Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không. Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ, thái độ của mấy ông này. Ông không phải là loại người của đám đông.
Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng. Không! Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống. Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy?
Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào: “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn. Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh. .. Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.” Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm: “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).”
Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.
Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào rồi ! Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào ? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn. Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm ?
Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?
Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục. Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng.
Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.
Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào. Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu. Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm. Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà.
Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v… Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý. Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.
Bà Nhu là một phụ nữ đạo đức
Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà? Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm 1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó. Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà, lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào chịu được ! Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.
Theo cụ Đoàn Thêm:
– Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
- Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
– Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
– Người đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, dù trái hay phải, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
– Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt. Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu. Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu.
Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu. Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết. Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân? Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào ? Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ. Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Kể như bà đã chết cùng với hai ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận. Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… thì chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.
Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà. Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài, ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống. Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình. Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà? Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy. Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy. Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông Nhu khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt, ông nuông chiều cậu Út. Đó là một gia đình êm ấm.
Ông đã chết từ 02/11/1963. Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.
Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
(2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu)
Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi lọ khi viết về khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi đây lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.
Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản, bởi vì tôi:
- Đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà.
- Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai.
- Đến đó không phải vì ngu muội, vì thiếu hiểu biết lịch sử, như người ta chửi.
- Đến đó cũng chẳng một chút mưu cầu gì, bất cứ mưu cầu gì.
Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.
Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo, mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình rằng đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi. Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.
Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ của các trường Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương, hãy nói lên đi: đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo?
Do ai và người nào, bầy tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và đến nay được nửa thế kỷ, đã trãi qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?
Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau: “Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền. .., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực… Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần… (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207).
Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh, tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán. Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả !
Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu. Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam.
Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, hỏi cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo !
Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ. Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn. Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế. Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam ? Hãy cố nhớ lại xem, hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành.
Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo: “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.” Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông. Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học. Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử. Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”.
Nay thì thời gian đã gấp mấy lần từ ngày 01/11/1963 ? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không ? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.
Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội. Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu.
Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu. Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu. Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.
Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó. Với đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi, thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung, Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội.
Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học. Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu.
Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào! Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.
Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt. Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm. Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc. Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.
Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không ? Xin được nhắc lại một lần cuối rằng trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63”Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau: Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?
Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp: Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi. Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác. Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo là đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.
Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thầy cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thầy của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy.
Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.” Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu.
Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng. Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt.
Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho. Nghe sao thì nói lại. Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư. Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được? Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.
Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời. Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”
Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không. Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ, thái độ của mấy ông này. Ông không phải là loại người của đám đông.
Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng. Không! Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống. Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy?
Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào: “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn. Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh. .. Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.” Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm: “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).”
Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.
Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào rồi ! Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào ? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn. Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm ?
Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?
Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục. Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng.
Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.
Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào. Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu. Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh. Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm. Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà.
Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v… Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý. Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.
Bà Nhu là một phụ nữ đạo đức
Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà? Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm 1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó. Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà, lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào chịu được ! Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.
Theo cụ Đoàn Thêm:
– Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
- Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
– Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoe và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
– Người đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, dù trái hay phải, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
– Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt. Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu. Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu.
Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu. Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết. Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân? Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào ? Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này? Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ. Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà. Kể như bà đã chết cùng với hai ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận. Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… thì chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.
Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà. Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài, ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống. Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình. Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà? Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy. Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy. Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông Nhu khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt, ông nuông chiều cậu Út. Đó là một gia đình êm ấm.
Ông đã chết từ 02/11/1963. Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.
Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công. Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.
(2 tháng 11, 1963 – Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu)