Không thiếu người hoài nghi khi Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố thoái nhiệm. Bóng ma hai, ba vị giáo hoàng tranh chấp nhau thuở nào ám ảnh họ. Đến nỗi có người cho rằng không được gọi vị giáo hoàng hưu trí là Đức Thánh Cha (His Holiness); ngài không nên ăn vận thế này thế nọ để đừng tạo cảm tưởng có hai vị giáo hoàng cùng tại thế và cùng hiện diện tại Vatican.
Việc Đức Bênêđíctô XVI “thực sự” sống cuộc sống cầu nguyện và suy tư, không hề lên tiếng về bất cứ biến cố thời sự nào của Giáo Hội, nhất là các biến cố liên hệ tới việc quản trị Giáo Hội, đã dần dần đánh tan các hoài nghi và lo ngại trên. Nhất là việc xuất hiện của Đức Phanxicô với một triết lý sống hoàn toàn phục vụ Giáo Hội và cởi mở với mọi người, càng giúp đánh tan các hoài nghi và lo ngại ấy.
Có chăng, các hoài nghi và lo ngại trên chỉ còn phảng phất đâu đó trong đầu óc một vài nhà báo có não trạng hoài nghi thâm căn cố đế. Sự phảng phất này đã được tờ Il Messagero phát biểu ngày 22 tháng Mười vừa qua, khi phỏng vấn Đức TGM Georg Ganswein, người hiện đứng đầu phủ giáo hoàng và vừa phục vụ đương kim giáo hoàng vừa vẫn phục vụ giáo hoàng hưu trí trong tư cách thư ký riêng cùng một lúc.
Nhiệm vụ kép trên đây quả là một thách thức lớn vì Đức TGM Ganswein cho rằng trước ngài, chưa có ai đảm nhiệm một lúc hai nhiệm vụ như thế cả. Tuy Đức TGM Ganswein không nói tới tình hình tế nhị của việc một lúc có hai vị giáo hoàng trong Giáo Hội, nhưng khi nói tới thách thức lớn của nhiệm vụ kép này, hẳn ngài ngụ ý muốn nhắc ta nhớ tới tình huống ấy.
Chính vì vậy, Il Messagero đã hỏi ngài về khả năng có thể có một giáo hoàng chống đối (anti-pope) và một giáo hoàng trị vì hay không. Đức TGM Ganswein cương quyết cho rằng việc đó sẽ không thể nào có cơ hội xẩy ra được. Ngài nói: “bất cứ ai biết Đức Bênêđíctô XVI đều biết rằng nguy cơ này không hề có. Ngài đã không bao giờ pha mình và hiện cũng không hề pha mình vào việc quản trị Giáo Hội; đó không phải là phong thái của ngài. Hơn nữa, thần học gia Ratzinger biết rằng mọi lời của ngài được công bố ra đều sẽ lôi kéo chú ý, và bất cứ điều gì ngài nói đều sẽ bị hiểu như là ủng hộ hay chống đối người kế vị. Cho nên, ngài sẽ không bao giờ can thiệp một cách công khai. Giữa ngài và Đức Phanxicô, có một mối liên hệ quí mến nhau cách thành thực và một tình âu yếm anh em”.
Tình quí mến và âu yếm anh em này đã khiến hai vị giáo hoàng năng liên lạc với nhau không những bằng điện thoại mà còn bằng gặp gỡ đích thân, thậm chí, cùng xuất hiện trước công chúng nữa. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế: Đức Phanxicô còn coi Đức Bênêđíctô như người cha trong gia đình, mà hễ có việc chi cần vấn kế, như việc xử lý các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, là chạy đến hay trước khi đi đâu xa, như đi chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới, đều đến chào kính.
Và người cha này luôn được “người con” lợi dụng mọi dịp để ca tụng, đề cao, làm rạng danh. Hãng tin Zenit, khi loan tin cuộc phỏng vấn trên cũng loan tin buổi lễ trao giải thưởng Ratzinger cho hai nhà thần học Richard A. Burridge và Christian Schaller. Burridge là một giáo sư, học giả kinh thánh, khoa trưởng King’s College, London và là Mục Sư trong Hiệp Thông Anh Giáo. Schaller là một giáo sư giáo dân, hiện giảng dạy Thần Học Tín Lý và là phó giám đốc Viện Bênêđíctô XVI tại Regensburg. Cả hai được chọn để lãnh giải thưởng Ratzinger năm nay, một giải thưởng hiện được coi như Nobel về thần học. Buổi lễ trao giải thưởng được đặt dưới sự chủ tọa của Đức Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng coi việc này như một dấu chỉ “lòng biết ơn và tình âu yếm lớn lao của chúng ta dành cho Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI”. Nhân cơ hội này, ngài muốn trình bày một vài suy tư về “món quà thực sự độc đáo mà ngài [Đức Bênêđíctô] đã ban cho Giáo Hội với các cuốn sách về Chúa Giêsu Nadarét”.
Đức Phanxicô nói: “tôi còn nhớ lúc cuốn đầu tiên xuất hiện, có người hỏi: chuyện này là chuyện gì đây? Giáo Hoàng đâu có viết sách thần học, ngài chỉ viết thông điệp thôi chứ!... Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô chắc chắn cũng đã tự hỏi ngài như thế, nhưng trong trường hợp này, cũng như từ bao giờ, ngài vẫn luôn vâng theo tiếng Chúa trong ý thức trong sáng của ngài. Qua những cuốn sách này, ngài không đưa ra giáo huấn theo nghĩa đúng của nó, và ngài cũng không nghiên cứu theo khoa bảng. Ngài ban tặng Giáo Hội và mọi người điều quí giá nhất đối với ngài, đó là kiến thức của ngài về Chúa Giêsu, thành quả của nhiều năm nghiên cứu, suy tư thần học và cầu nguyện. Vì Đức Bênêđíctô XVI quì gối khi thực hiện công trình thần học; mọi người chúng ta đều biết thế. Và ngài làm cho công trình ấy đến tay mọi người.
“Không ai có thể đo lường được thiện ích ngài mang lại qua tặng phẩm này; chỉ có Chúa mới biết mà thôi! Tuy nhiên, mọi người chúng ta đều trực cảm điều ấy cách nào đó, vì đã được nghe nhiều người lên tiếng cho biết nhờ các cuốn sách về Chúa Giêsu Nadarét, họ đã nuôi dưỡng được đức tin họ, đã thâm hậu hóa được đức tin ấy hoặc đã thực sự tiếp cận được Chúa Kitô lần đầu tiên theo lối trưởng thành, bằng cách phối hợp nhu cầu lý trí với việc tìm kiếm nhan thánh Thiên Chúa.
“Cùng một lúc, công trình của Đức Bênêđíctô còn kích thích cả một mùa nghiên cứu mới về Tin Mừng giữa lịch sử và Kitô học, những đề tài mà hội nghị chuyên đề của anh chị em cũng tập chú vào...”
Việc Đức Bênêđíctô XVI “thực sự” sống cuộc sống cầu nguyện và suy tư, không hề lên tiếng về bất cứ biến cố thời sự nào của Giáo Hội, nhất là các biến cố liên hệ tới việc quản trị Giáo Hội, đã dần dần đánh tan các hoài nghi và lo ngại trên. Nhất là việc xuất hiện của Đức Phanxicô với một triết lý sống hoàn toàn phục vụ Giáo Hội và cởi mở với mọi người, càng giúp đánh tan các hoài nghi và lo ngại ấy.
Có chăng, các hoài nghi và lo ngại trên chỉ còn phảng phất đâu đó trong đầu óc một vài nhà báo có não trạng hoài nghi thâm căn cố đế. Sự phảng phất này đã được tờ Il Messagero phát biểu ngày 22 tháng Mười vừa qua, khi phỏng vấn Đức TGM Georg Ganswein, người hiện đứng đầu phủ giáo hoàng và vừa phục vụ đương kim giáo hoàng vừa vẫn phục vụ giáo hoàng hưu trí trong tư cách thư ký riêng cùng một lúc.
Nhiệm vụ kép trên đây quả là một thách thức lớn vì Đức TGM Ganswein cho rằng trước ngài, chưa có ai đảm nhiệm một lúc hai nhiệm vụ như thế cả. Tuy Đức TGM Ganswein không nói tới tình hình tế nhị của việc một lúc có hai vị giáo hoàng trong Giáo Hội, nhưng khi nói tới thách thức lớn của nhiệm vụ kép này, hẳn ngài ngụ ý muốn nhắc ta nhớ tới tình huống ấy.
Chính vì vậy, Il Messagero đã hỏi ngài về khả năng có thể có một giáo hoàng chống đối (anti-pope) và một giáo hoàng trị vì hay không. Đức TGM Ganswein cương quyết cho rằng việc đó sẽ không thể nào có cơ hội xẩy ra được. Ngài nói: “bất cứ ai biết Đức Bênêđíctô XVI đều biết rằng nguy cơ này không hề có. Ngài đã không bao giờ pha mình và hiện cũng không hề pha mình vào việc quản trị Giáo Hội; đó không phải là phong thái của ngài. Hơn nữa, thần học gia Ratzinger biết rằng mọi lời của ngài được công bố ra đều sẽ lôi kéo chú ý, và bất cứ điều gì ngài nói đều sẽ bị hiểu như là ủng hộ hay chống đối người kế vị. Cho nên, ngài sẽ không bao giờ can thiệp một cách công khai. Giữa ngài và Đức Phanxicô, có một mối liên hệ quí mến nhau cách thành thực và một tình âu yếm anh em”.
Tình quí mến và âu yếm anh em này đã khiến hai vị giáo hoàng năng liên lạc với nhau không những bằng điện thoại mà còn bằng gặp gỡ đích thân, thậm chí, cùng xuất hiện trước công chúng nữa. Tuy nhiên, không phải chỉ có thế: Đức Phanxicô còn coi Đức Bênêđíctô như người cha trong gia đình, mà hễ có việc chi cần vấn kế, như việc xử lý các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em, là chạy đến hay trước khi đi đâu xa, như đi chủ tọa Ngày Giới Trẻ Thế Giới, đều đến chào kính.
Và người cha này luôn được “người con” lợi dụng mọi dịp để ca tụng, đề cao, làm rạng danh. Hãng tin Zenit, khi loan tin cuộc phỏng vấn trên cũng loan tin buổi lễ trao giải thưởng Ratzinger cho hai nhà thần học Richard A. Burridge và Christian Schaller. Burridge là một giáo sư, học giả kinh thánh, khoa trưởng King’s College, London và là Mục Sư trong Hiệp Thông Anh Giáo. Schaller là một giáo sư giáo dân, hiện giảng dạy Thần Học Tín Lý và là phó giám đốc Viện Bênêđíctô XVI tại Regensburg. Cả hai được chọn để lãnh giải thưởng Ratzinger năm nay, một giải thưởng hiện được coi như Nobel về thần học. Buổi lễ trao giải thưởng được đặt dưới sự chủ tọa của Đức Phanxicô.
Đức Giáo Hoàng coi việc này như một dấu chỉ “lòng biết ơn và tình âu yếm lớn lao của chúng ta dành cho Đức Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI”. Nhân cơ hội này, ngài muốn trình bày một vài suy tư về “món quà thực sự độc đáo mà ngài [Đức Bênêđíctô] đã ban cho Giáo Hội với các cuốn sách về Chúa Giêsu Nadarét”.
Đức Phanxicô nói: “tôi còn nhớ lúc cuốn đầu tiên xuất hiện, có người hỏi: chuyện này là chuyện gì đây? Giáo Hoàng đâu có viết sách thần học, ngài chỉ viết thông điệp thôi chứ!... Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô chắc chắn cũng đã tự hỏi ngài như thế, nhưng trong trường hợp này, cũng như từ bao giờ, ngài vẫn luôn vâng theo tiếng Chúa trong ý thức trong sáng của ngài. Qua những cuốn sách này, ngài không đưa ra giáo huấn theo nghĩa đúng của nó, và ngài cũng không nghiên cứu theo khoa bảng. Ngài ban tặng Giáo Hội và mọi người điều quí giá nhất đối với ngài, đó là kiến thức của ngài về Chúa Giêsu, thành quả của nhiều năm nghiên cứu, suy tư thần học và cầu nguyện. Vì Đức Bênêđíctô XVI quì gối khi thực hiện công trình thần học; mọi người chúng ta đều biết thế. Và ngài làm cho công trình ấy đến tay mọi người.
“Không ai có thể đo lường được thiện ích ngài mang lại qua tặng phẩm này; chỉ có Chúa mới biết mà thôi! Tuy nhiên, mọi người chúng ta đều trực cảm điều ấy cách nào đó, vì đã được nghe nhiều người lên tiếng cho biết nhờ các cuốn sách về Chúa Giêsu Nadarét, họ đã nuôi dưỡng được đức tin họ, đã thâm hậu hóa được đức tin ấy hoặc đã thực sự tiếp cận được Chúa Kitô lần đầu tiên theo lối trưởng thành, bằng cách phối hợp nhu cầu lý trí với việc tìm kiếm nhan thánh Thiên Chúa.
“Cùng một lúc, công trình của Đức Bênêđíctô còn kích thích cả một mùa nghiên cứu mới về Tin Mừng giữa lịch sử và Kitô học, những đề tài mà hội nghị chuyên đề của anh chị em cũng tập chú vào...”