Bạn đã bao giờ biết đến một bộ tộc có lối sống thánh thiện, tâm an, thân nhàn như thần tiên? Một bộ tộc còn lạc hậu nhưng có một lối sống khác thường và nhiều quan niệm sống mà rất đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm?
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi.
Họ tự cách biệt khỏi với thế giới con người và các nền văn minh ngày nay đã nhiều thế kỉ. Vì vậy mà các nhà khoa học biết rất ít thông tin về bộ tộc này.
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
Bộ tộc ăn chay
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay- Không tích trữ lương thực, thực phẩm
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác.
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”.
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người.
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực.
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.
Tuổi thọ trên 100
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều.
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước.
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật.
Không theo tôn giáo, đạo luật
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
Họ tự nhân là anh cả của loài người
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường.
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.
Đó chính là bộ tộc thiểu số người da đỏ có tên là Kogi, có nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ. Đó là vùng núi hoang vu, ít người dám bén bảng tới vì họ sợ thần linh quở phạt.
Điều đặc biệt là những người trong bộ tộc này sống biệt lập, không quan hệ, giao tiếp với người bên ngoài, đặc biệt là những người đến từ thế giới hiện đại. Nếu cần thiết lắm, họ chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận, sống cùng trong dãy núi mà thôi.
Một số nhà khoa học đã rất khó khăn để tiếp cận được với bộ tộc Kogi. Theo họ, bộ tộc này có nền văn minh với niên đại 7 – 8 ngàn năm. Thậm chí, bộ tộc này có trước cả thời đại văn minh của Incas và Maya ở Nam Mỹ.
Điều lạ lùng ở bộ tộc này là họ có trang phục giống nhau cho cả đàn ông và đàn bà. Họ có dáng người khá nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên và để dài của cả nam lẫn nữ. Họ sống trong những ngôi nhà nhỏ được làm bằng gỗ, mát mẻ, sạch sẽ.
Bộ tộc ăn chay
Không chỉ riêng một cá nhân hay một gia đình khác biệt nào mà tất cả thành viên trong bộ tộc Kogi đều không ăn thịt, cá hay bất cứ loài động vật, côn trùng nào. Thức ăn của họ không có gì khác ngoài cây, lá, hoa, quả, củ.
Họ ăn uống như vậy một cách tự nguyện, theo thói quen từ xưa, mà không chịu bất cứ sự bắt buộc nào. Theo họ, ăn chay đơn giản là việc bắt nguồn từ sự hiểu biết về quy luật cuộc sống và sự thánh thiện trong tâm hồn họ.
Bất cứ người Kogi nào đều nói rằng: “Quả đất là nơi sinh sống của muôn loài, vậy tại sao loài người lại bắn, giết, ăn thịt các loài khác? Mọi loài vật đều biết đau đớn, tại sao lại ăn “cái đang đau khổ?”.
Bộc tộc Kogi sống an hòa với muôn loài, giúp đỡ, che chở cho tất cả các loài từ bao nghìn đời nay.
Bộ tộc Kogi chỉ ăn chay- Không tích trữ lương thực, thực phẩm
Không thâm canh, tăng vụ, không áp dụng bất cứ biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như hóa chất nào vào việc trồng trọt. Bộ tộc Kogi gieo trồng rất đơn sơ, tự nhiên và đặc biệt là không có sự tích trữ lương thực như bất cứ bộ tộc hay nhóm cư dân nào khác.
Họ sống điềm nhiên, tự tại, vui vẻ đến không ngờ. Họ có quan niệm thế này: “Thiên nhiên như bà mẹ đảm đang, khéo léo, đã tính toán, lo liệu đủ cho mọi loài thì cứ yên tâm mà vui sống. Chim muông, muôn loài nhởn nhơ bay lượn, chúng đâu có khổ nhọc lo cái ăn, chúng đâu cần gieo trồng, chăm bón mà vẫn không bị chết đói. Vậy tại sao chúng ta phải lo? Chúng tôi ai cũng ăn đủ 3 bữa trong ngày và cũng không mấy quan tâm tới chuyện ăn uống”.
Với suy nghĩ như vậy, họ chỉ canh tác giản đơn và hái cây trái trong rừng ăn như tổ tiên xa xưa của loài người.
“Việc tạo ra nhiều cây trái không theo cách tự nhiên dễ làm lệch lạc sự cân bằng của tự nhiên. Chúng tôi tạo thức ăn trong an bình” – các nhà khoa học đều nhận được câu trả lời như thế từ người Kogi khi thắc mắc về chuyện vì sao không canh tác để tích trữ được nhiều lương thực.
“Việc tích trữ lương thực, lo để dành, vô hình tạo ra sự tham lam, muốn chiếm đoạt, đó là khởi nguồn của chiến tranh, tội ác, tàn sát lẫn nhau. Sự dư thừa thường làm rối loạn trật tự thiên nhiên. Khi mình chiếm hữu được nhiều thì có nghĩa là người khác, sinh vật khác sẽ bị thiếu hụt. Như vậy sẽ mất cân bằng, khiến thiên nhiên bất ổn. Do đó, phương châm nuôi dưỡng từ tổ tiên chúng tôi từ xa xưa đến nay vẫn là sống đủ, không có sự dư thừa” – người Kogi cho biết.
Tuổi thọ trên 100
Ngành y khoa, khoa học công nghệ sinh học của thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, song hiện chúng ta mới duy trì tuổi thọ con người từ 70 – 80 tuổi. Điều đáng buồn là tình trạng bệnh tật mỗi ngày thêm nghiêm trọng, những căn bệnh khó điều trị xuất hiện ngày một nhiều.
Thế nhưng, bộ tộc Kogi với lối sống tự nhiên như thời tiền sử, lại gần như không có bệnh tật. Điều đáng kinh ngạc nữa là tuổi thọ trung bình của họ lên tới hơn 100 tuổi. Đó quả là điều mà con người trong xã hội hiện đại chúng ta phải ngưỡng mộ, mơ ước.
Chỉ bằng việc sử dụng cây cỏ thu hái trong thiên nhiên, họ đẩy lùi mọi loại bệnh tật, điều dưỡng cơ thể luôn khỏe mạnh. Đơn giản nhất là vấn đề về răng miệng, không có ai trong số cư dân của bộ tộc Kogi bị sâu răng. Bộ tộc Kogi tự hào rằng, vì họ sống không trái với quy luật thiên nhiên, nên không sinh ra bệnh tật.
Không theo tôn giáo, đạo luật
Trong ngôi nhà của bộ tộc Kogi không có chỗ cho tín ngưỡng, tôn giáo. Họ không thờ cúng bất cứ một vị thần nào, họ cũng không có các sinh hoạt liên quan đến tâm linh như những bộ tộc khác.
Họ cho rằng sự xuất hiện, tồn tại của các tôn giáo chứng minh rằng con người đã quá dã man, độc ác, và sự hiếu thắng, sân si đang hiện hữu. Tất cả người dân trong bộ tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Mọi việc trong làng đều quyết theo ý chung mà không theo bất cứ ý kiến riêng của cá nhân nào. Họ không có tộc trưởng. Tuy nhiên ý kiến, kinh nghiệm của người cao tuổi vẫn được đề cao, xem trọng.
Họ tự nhân là anh cả của loài người
Các nhà khảo cổ học, dân tộc học cũng đã khẳng định rằng, tộc người Kogi có nền văn hóa cách chúng ta rất nhiều thế kỷ. Họ là hậu duệ của một nền văn minh rực rỡ cổ xưa. Trải bao năm sống trong rừng thẳm, họ vẫn giữ gìn những nét văn hóa, lối sống cơ bản, đặc biệt là những quan niệm về cuộc sống, tự nhiên như những triết gia.
Những cư dân của bộ tộc Kogi thường tự hào khẳng định: “Tổ tiên chúng tôi xuất hiện trên trái đất này rất xa xưa, xưa hơn tổ tiên của loài người của thế giới ngoài kia rất nhiều. Chúng tôi biết rõ trong quá khứ và biết chắc những gì sắp xảy ra của trái đất này”.
Thanh niên của tộc người Kogi muốn được xem là trưởng thành, hoàn thiện, có năng lực, thì họ phải trải qua 9 năm tu tập. Họ ngồi quay mặt vào vách đá để khám phá bản thân và suy ngẫm sự liên kết, giao thoa, hợp nhất giữa trời đất, con người và thiên nhiên.
Trong khi nhiệm vụ của người cao tuổi nhất trong làng là truyền cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, sự hiểu biết về những điều được gọi là bí mật của vũ trụ. Họ cũng được giảng giải kỹ lưỡng về tâm thức của chính họ.
Khi bước vào tuổi 30, thanh niên Kogi sẽ trở thành một con người trưởng thành, hoàn thiện, có khả năng “giao cảm với vũ trụ”. Nhờ vậy mà sống ở nơi núi cao, rừng thẳm mà họ vẫn biết rõ được những gì đã và sẽ xảy ra trên thế giới.
Họ thường dùng tay chọc vào một ống gỗ bên trong có chứa vôi, cho đến khi tan thành bột và thỉnh thoảng họ lại chấm vào lưỡi. Việc làm đó nhằm nhắc nhở bản thân luôn trau dồi mài dũa thân và tâm giúp hiểu rõ đời sống đúng đắn, vẹn toàn. Từ đó ý thức được những việc kỳ diệu, phi thường.
Người Kogi không có thói huênh hoang, nhưng họ tự hào nói rằng: “Chúng tôi đại diện cho thế hệ con người đến sớm trên trái đất nên tự cho mình là anh cả, và xin được gọi các vị là em”.